Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Nâng mức phạt vi phạm luật GT là chính sách sai lầm

Nâng mức phạt vi phạm luật giao thông là một chính sách sai lầm
fb Duc Trung Nguyen - Mức phạt vi phạm giao thông quá cao là một chính sách vô cùng sai lầm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tạm thời có thể đưa ra một số giải thích sau.

Một là, dân trí nói chung và dân trí giao thông của người dân VN còn quá thấp nên mức phạt quá cao chỉ có tác dụng không đáng kể tới các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Mức phạt đặt ra cao ngất ngưởng nhưng khi người VN đã vào bàn tiệc với tâm lý "không say không về", "vui phải hết cỡ",... thì họ sẽ quên sạch mức phạt khủng khiếp trên.

Thêm nữa, cưới xin, ma chay hoành tráng, liên hoan, tiệc tùng tràn lan... đã trở thành thứ không thế thiếu trong nền văn hóa bẩn thỉu thời xã hội chủ nghĩa. Do đó, khi chưa chống được tình trạng này thì việc áp đặt các mức phạt rất cao và quy định quá nghiêm ngặt cứ có hơi men là phạt sẽ dẫn tới những hậu quả xã hội rất khó lường, nhất là mâu thuẫn giữa người dân và công an cũng như các quan chức có quyền phạt sẽ tăng mạnh.

Ở các nước văn minh, người ta quy định nồng độ cồn phải ở một mức nào đó trở lên thì mới bị phạt. Tôi sống ở Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Nga, Đức và một số nước Tây Âu gần 20 năm, thấy người dân ở đó đi ăn với nhau bao giờ cũng uống chút rượu, bản thân tôi cũng vậy, sau đó vẫn lái xe, nhưng chưa từng thấy ai bị phạt. Thậm chí ra đường cũng hiếm khi nhìn thấy công an và không bao giờ thấy công an chặn xe giữa đường như chuyện hàng ngày ở VN. Từ hôm nay VN bắt đầu chính thức trở thành nước công nghiệp phát triển như họ, chẳng nhẽ trong việc này, VN lại có cách làm hoàn toàn khác họ ?

Hai là thu nhập của người VN quá thấp; đa phần người dân đi làm không đủ ăn; cuộc sống quá vất vả. Họ đang buộc phải sống lay lắt vì đã lỡ bị sinh ra trên đất nước thời XHCN bẩn thỉu này. Những người khá giả phần đông bản thân là quan chức nhà nước hoặc có nguồn thu nhập từ nước ngoài, hoặc có người thân làm quan chức nhà nước hoặc có thu nhập từ người thân làm việc ở nước ngoài hỗ trợ, chứ làm gì có họ. Hàng ngày ra đường, lỡ họ vui với bạn bè hay muốn lấy lòng cấp trên hoặc đối tác, chỉ nhấp ly rượu nhỏ (ví dụ rượu vang rất tốt cho sức khỏe), cũng bị phạt ít nhất 6-8 triệu đồng, cao hơn thu nhập cả tháng của họ, chưa kể các chi phí phát sinh khác, thì thử hỏi trong cả tháng đó, gia đình họ, con cái họ, bố mẹ già của họ sẽ sống bằng gì ?

Rõ ràng đây là một chính sách quá phi nhân văn, là cơ hội để khi người dân mắc sai sót thì nhà nước có quyền cướp đoạt số tiền lớn của họ một cách hợp pháp.



Trên thế giới, khi đề ra các mức phạt, người ta đều phải tính đến thu nhập của đông đảo người dân. Mức phạt chỉ từ 1% đến tối đa 10-15% thu nhập hàng tháng của họ chứ không phải cướp sạch 100% hay cao hơn cả số thu nhập hàng tháng của họ.

Ba là nguyên tắc chia đôi, thậm chí biếu luôn 100% số tiền phạt cho quan chức chính quyền để việc mình được giải quyết đã trở thành văn hóa quá phổ biến ở VN, nhất là trong lĩnh vực giao thông. Hầu như 100% người vi phạm sẵn sàng trả tiền cho công an để được đi ngay và đi luôn vì họ biết đằng nào cũng mất tiền, trong khi nếu bị ghi giấy phạt, họ sẽ vừa mất tiền, vừa mất thời gian đi nộp, vừa bị thu bằng lái xe và nhiều thứ lôi thôi khác.

Điều này dễ hiểu vì đa phần người dân đã biết bản chất của chính quyền này như thế nào từ khi nó được lập ra bằng việc "cướp" chính quyền năm 1945. Vì vậy, nâng mức phạt lên quá cao sẽ có một đối tượng được hưởng lợi khổng lồ trong khi ngân sách chỉ được một phần không đáng kể. Hậu quả là tình trạng nhũng nhiễu, tha hóa của bộ máy chính quyền càng tăng; sự căm ghét của người dân đối với chính quyền cũng tăng theo.

Có thể nói người dân đang mất lòng tin với chính quyền trong hầu khắp các lĩnh vực; nay thêm việc nâng mức phạt vi phạm giao thông, có nguy cơ nó sẽ như giọt nước làm tràn ly. Khi lòng dân mất sạch thì liệu chính quyền này có thể tồn tại được không ? Hãy tỉnh lại đi, đừng lú lẫn mãi thế, chính quyền ơi.

Giải pháp phải là gì ?


Không thể giải quyết vấn đề văn hóa giao thông chỉ trong lĩnh vực giao thông, nhất là chỉ bằng việc tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm. Phải đặt văn hóa giao thông trong tổng thể các lĩnh vực của cả nước, tức là phải có giải pháp chung để xã hội phát triển theo các quy luật của nhân loại cho cả đất nước.

Riêng với văn hóa giao thông (và mọi lĩnh vực khác), đồng ý là phải nghiêm khắc với các đối tượng vi phạm, song tôi đề nghị hãy học cách làm của các nước văn minh. Cụ thể:

(i) Giữ mức phạt vừa phải, để người dân còn có tiền sống, đừng đẩy họ vào chỗ chết; họ chết thì chính quyền cũng chết.

(ii) Thu bằng lái xe có thời hạn.

(iii) Bắt giam, cải tạo bằng lao động công ích thay vì phạt nặng;

(iv) Giám sát chặt chẽ, phạt nặng hoặc xử tù thật nặng những công an nhận hối lộ của người vi phạm luật giao thông.

Tôi không hiểu tại sao ở VN không áp dụng hình thức bắt giam, cải tạo bằng lao động công ích đối với những người vi phạm luật giao thông ? Hiện nay họ chỉ bị bắt giam khi gây hậu quả rất nghiêm trọng, phần lớn là gây chết người. Để răn đe, cần phải bắt giam cả những người phạm lỗi nặng trong bảng trên, hoặc cả những người phạm lỗi nhẹ nhưng tái phạm nhiều lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét