Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Việt Nam cần phải tỉnh táo lại – Con hổ châu Á này đang khốn khổ vì lạm phát và tham nhũng.

 Việt Nam cần phải tỉnh táo lại – Con hổ châu Á này đang khốn khổ vì lạm phát và tham nhũng.

Geoffrey CainGlobal Post
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
-
(HỒ CHÍ MINH, Việt Nam) – Bốn năm trước, tương lai Việt Nam sáng sủa hơn. Các chủ đầu tư và các nhà kinh tế tuyên bố rằng thị trường mới nổi của 86 triệu người sẽ phát triển thành một “con hổ châu Á”, sẽ là quốc gia kế tiếp đạt được mức thu nhập trung bình bằng cách thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Các công ty từng tìm kiếm lao động từ Trung Quốc đã đa dạng hóa vào Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chú ý đến lực lượng lao động trẻ và rẻ tiền.
Và các công ty đa quốc gia như Intel và Samsung dẫn đầu cuộc cá cược khi họ xây dựng các nhà máy trị giá 1 tỷ Mỹ Kim và 670 triệu Mỹ kim ở trong nước.
Bây giờ, nền kinh tế đang quá nóng. Vẫn còn một khoảng cách xa đến sự sụp đổ thực sự. Tuy nhiên, nền kinh tế đá Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu của các loại khó khăn từng gây nên phong trào Chiếm giữ (Occuppy) hiện nay trên toàn thế giới. Liệu sắp tới, mọi người sẽ chiếm lấy các đường phố của Hà Nội không ?
Các quan chức chính phủ đang tiến hành các biện pháp nhỏ mang tính thẩm mỹ để cắt giảm lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Vào tháng Chín, lạm phát đạt mức 22% trong năm năm, mài mòn sức hút về lao động giá rẻ của Việt Nam đối với các nước Đông Nam Á như Malaysia và Campuchia.

Ronaldo, khi "ngựa hoang" dừng bước

Nếu chuyện này có thật thì xin chúc mừng hạnh phúc của gia đình CR7. Và hy vọng cùng với cuộc sống gia đình, hậu phương vững chắc, anh sẽ cùng Mourinho giúp Real Madrid lật đổ được các ngai vàng của Barca.
  
Ronaldo, khi "ngựa hoang" dừng bước

Sau hàng loạt cuộc tình, Ronaldo đã trưởng thành hơn rất nhiều từ lúc được làm cha. Giờ đây, phía trước CR7 sẽ là một mái ấm gia đình thực sự, khi anh chuẩn bị rước người đẹp Irina Shayk về dinh.

Trưởng thành hơn khi làm cha

Trong giai đoạn cuối chơi bóng ở Manchester và thời gian đầu khoác áo Real Madrid, Ronaldo còn trải qua hàng loạt cuộc tình khác, và tất cả chỉ kéo dài vài tuần lễ.

Nào là siêu mẫu Letizia Filippi (Italia), rồi Raica Oliveira (bồ cũ của "Ro béo"), hay những vũ công bốc lửa như Olivia Saunders, Gabriela Endringer, Luana Belletti, Raffaella Fico.

Ronaldo trưởng thành hơn sau khi có con trai

Thậm chí, Maria Sharapova và những cô nàng hư hỏng của Hollywood như Paris Hilton, Kim Kardashian cũng có tin đồn từng cặp kè với Ronaldo trong một thời gian nhất định.

Đầu tháng 7/2010, sự kiện quan trọng đã thay đổi Ronaldo. Sau khi cùng Bồ Đào Nha bị loại ở vòng 1/8 World Cup 2010, anh bất ngờ tuyên bố có một cậu con trai. Dư luận đã xôn xao trong một thời gian dài khi biết tin Ronaldo có con - cũng được đặt tên là Cristiano. Người ta đặt câu hỏi ai là mẹ của đứa bé.

Làm việc căng thẳng giúp bạn sống lâu hơn

Chán làm việc lắm rồi, nhưng đọc
tin dưới đây thì lại cố thêm vậy:

Làm việc căng thẳng giúp bạn sống lâu hơn

Làm việc về phương diện y học chính là để duy trì sức khoẻ. Làm việc căng thẳng có thể kéo dài được tuổi thọ, tính trung bình khoảng 4 năm. Đó là kết luận của một cuộc nghiên cứu có sự tham gia của 9 nghìn người trên toàn thế giới.


Các chuyên gia cho rằng làm việc căng thẳng giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Ảnh minh họa.
 
Lao động và cuộc sống liên quan đến nhau một cách mật thiết, đó là điều ai cũng biết, nhưng làm việc căng thẳng thì lợi hay hại, nó có tác dụng như thế nào? Đó là mục tiêu của một đề tài nghiên cứu xã hội học được công bố trên tạp chí Psychology. Qua sự theo dõi trong thời gian dài trên các số liệu của hơn 9.000 người, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đặc trưng của sự làm việc để kiếm sống luôn luôn kèm theo nhiều phẩm chất mà một người lao động cần phải có như tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tham vọng cá nhân, sự phấn đấu không ngừng để tăng thu nhập và sự thăng tiến nghề nghiệp, cách ứng xử khôn ngoan, chín chắn, khắc phục các thói quen có hại… Tất cả những cái đó làm cho cuộc sống rất căng thẳng, nhiều khi làm ta bị stress, nhưng chính chúng lại là điều kiện để kéo dài tuổi thọ. 

Quá lạc quan?

Đọc phát biểu của bà Mai mà chết cười ("Nhân dân ở đâu trong kế hoạch này? Phải để họ cũng phải sôi sục, sốt ruột để cùng làm với Nhà nước"). Dân thì suốt ngày sôi sục lo sinh tồn, chỉ có bộ máy nhà nước là đủng đỉnh; thế mà bà này lại nói ngược lại. Đúng là nói theo ý bác Nghị: Dân ta càng ngày càng ỷ vào nhà nước.

Quá lạc quan?

Thảo luận về kinh tế xã hội tại các tổ chiều nay (21/10), các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhiều lo ngại về tình hình đời sống khó khăn, đầu tư dàn trải và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm tới quá cao.

Đầu tư dàn trải


Tại tổ Bình Định, đại biểu Đặng Công Lý phản ánh cử tri kêu ca nhiều về tình hình đầu tư quá dàn trải. "Miền Trung chỉ cần 2 - 3 tỉnh một sân bay thôi. Nhưng bây giờ tỉnh nào cũng có sân bay. Có chuyến bay chỉ vẻn vẹn 8 người. Đầu tư một sân bay vô cùng tốn kém. Chúng ta nên đầu tư một số sân bay cho tốt thay vì dàn đều. Ngay cả tỉnh Kon Tum cũng đòi có sân bay", ông Lý nói.


Ngoài sân bay lại còn tình trạng bùng nổ cảng biển. Do các tỉnh đua nhau làm nên nhiều cảng không có tàu vào neo đậu và không có hàng để phục vụ. Ông Lý đề xuất nên chọn lọc, chỉ làm một số cảng trọng tâm ở một số đầu mối nhất định.



Nhiều thành viên khác tại tổ Bình Định cũng cho rằng hiện rất ít sân bay có lãi. Nếu bàn chuyện tái cấu trúc thì ngay năm tới phải xem lại ngay vấn đề này, nếu không, tất cả mục tiêu như nước công nghiệp theo hướng hiện đại khó đạt.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Minh Thông phân tích thêm, tổng kết việc thực hiện nghị quyết về kiềm chế lạm phát song lại chưa đánh giá kết quả thực hiện xem tiến độ làm tới đâu, bao nhiêu dự án xong, cái nào dang dở. "Trách nhiệm để xảy ra đầu tư công tràn lan cũng không rõ thuộc về ai. Không thấy ai chịu trách nhiệm cụ thể", ông Thông nói.

Những chuyện “kỳ lạ” chỉ có ở Cù Lao Chàm

Khâm phục bác Sự và người dân Cù Lao Chàm. Mong khách đến đây đừng phá vỡ cuộc sống tốt đẹp của họ.

Những chuyện “kỳ lạ” chỉ có ở Cù Lao Chàm

- Cù Lao Chàm – quần thể đảo cách đất liền chừng hơn một hải lý là nơi tính đến thời điểm bây giờ, đang giữ trong mình những câu chuyện “kỳ lạ”, nhưng hoàn toàn có thật.

Chuyện một: gian nan cái… cầu tiêu
Xã đảo Tân Hiệp nằm trong quần thể Cù Lao Chàm (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) gồm bốn thôn với 900 hộ dân (tương đương gần 3.000 khẩu). Cuộc sống của người dân xã đảo Tân Hiệp có lẽ còn giữ nhiều nét hoang sơn và… nguyên thủy nhất.
Hơn chục năm trở về trước, chuyện “đầu ra” của hầu hết bà con nơi đây đều… hướng về thiên nhiên. Những nhà dân men theo các bãi đất bằng phẳng ở rìa đảo Dài đều tìm về với biển, mọi chuyện “đầu ra” đều hoang dã. 



Gần 3.000 người dân Cù Lao Chàm dù cuộc sống còn nghèo nhưng đã ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường biển Cù lao.

Bí thư Thành ủy Hội An, ông Nguyễn Sự chia sẻ câu chuyện hoàn toàn có thật ở xã đảo Tân Hiệp: khoảng chừng năm 1996 (khi đó ông Sự còn giữ chức chủ tịch thị xã Hội An), trong một chuyến công tác ra đảo, các cán bộ xã báo cáo cả đảo duy nhất có… 4 cái cầu tiêu. Người dân xã đảo không có thói quen sử dụng toa-lét.
Một cán bộ địa phương cũng kể chuyện: đó là sự thật ở Cù Lao Chàm khoảng những nằm 90 về trước. Xã có duy nhất… bốn cái cầu tiêu và đặt ở những nơi công cộng như cảng cá, UBND xã. Tất thảy người dân từ già trẻ lớn bé đều ra biển. Thói quen sinh hoạt ấy vẫn được duy trì từ trước đến nay, nhất là khi Cù Lao Chàm là một địa danh biệt lập, muốn ra ngoài đảo phải mất vài giờ đồng hồ chạy tàu.

Giải bài toán ùn tắc giao thông: Không đẩy cái khó cho dân

Hoan hô tinh thần dám làm, dám nói không làm được sẽ nghỉ của BT Thăng. Tuy nhiên, làm gì cũng cần nghiên cứu trước một cách có hệ thống, giải pháp đồng bộ, có bước đi hợp lý... thì mới thành công, chứ cứ nóng vội, nghĩ được gì làm nấy thì sợ hỏng việc. Như TT NTD đầu nhiệm kỳ trước đã rất hăng hái, song cuối cùng thất bại (nhìn kết quá 5 năm 2006-2010 thì rõ), không biết nhiệm kỳ tới đây thế nào vì TT không còn hăng hái như trước nữa.

Giải bài toán ùn tắc giao thông: Không đẩy cái khó cho dân 
 
ĐĐK: Liên tục đòi hỏi giải pháp đột phá để giải quyết các vấn nạn giao thông tại những thành phố lớn, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tạo được sự đồng cảm của dư luận về sự bức xúc, quyết tâm và tư duy "dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” của người đứng đầu ngành giao thông vận tải quốc gia trước các vấn nạn tưởng chừng như đang làm "bó tay” các nhà chức trách trong lĩnh vực này từ nhiều năm qua.
 
 
 
Ai cũng biết giao thông nói chung mà đặc biệt là tại các thành phố lớn ở Việt Nam ngày nay có thể được coi là một "thảm họa”. "Thảm họa giao thông” không chỉ cho từng cá nhân bởi sự nguy hiểm luôn chực chờ từng người vì mỗi ngày trung bình ở nước ta có trên 70 người chết và bị thương do tai nạn giao thông gây ra. Tai nạn, ùn tắc giao thông ở nước ta không chỉ làm chết và bị thương nhiều người, phá hoại nhiều tài sản, làm lãng phí vô kể thời gian mà còn đang gây tâm lý bất an, nỗi sợ hãi cho rất nhiều người. "Thảm họa giao thông” còn ảnh hưởng rất tiêu cực ở tầm quốc gia vì tổn thất về con người (một nguồn vốn quý giá của xã hội) là quá lớn, tổn thất về kinh tế cũng rất nghiêm trọng. Mỗi ngày có hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông, hàng chục ngàn người không thể đến nơi làm việc đúng giờ, sự tiêu tốn nhiên liệu, khấu hao xe cộ và nhất là thời gian làm việc quý giá của cả xã hội do tai nạn và ùn tắc giao thông gây ra là khó có thể đo lường hết được. Có thể nói, cả guồng máy xã hội và cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực mỗi ngày, liên tục từ năm này qua năm khác bởi các vấn nạn giao thông đang có chiều hướng ngày càng gia tăng một cách đáng sợ.

BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ” CÓ TỪ BAO GIỜ?

BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ” CÓ TỪ BAO GIỜ?


“Nam Quốc Sơn Hà” (1) là một bài thơ với nội dung khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta với nhà Tống phương bắc. Đây là bài thơ mà nhiều người đã từng nghe qua, nhưng có vài điều liên quan đến bài thơ mà hậu thế chúng ta đến nay vẫn chưa biết. Những nghi vấn như: bài thơ trên do ai sáng tác? Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào? Bối cảnh lịch sử liên quan đến nội dung của bài thơ ra sao?
Nghi vấn về thời điểm xuất hiện của bài thơ
Nhiều người cho rằng bài thơ trên xuất hiện lần đầu tiên vào thời vua Lý Nhân Tông (2)
trong trận đánh Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076-1077 (3). Lý Thường Kiệt đã cho
người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát (4) đọc lên vào lúc nửa đêm, nhằm mục đích
làm giảm tinh thần chiến đấu của quân Tống và cũng nhân đó làm tăng thêm tinh thần
đánh giặc của quân ta.

Thế nhưng, trong quyển sách “
Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn
do nhóm tác giả thuộc Hội Sử học Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng bài
thơ này ra đời vào thời Tiền Lê và đã được Lê Hoàn sử dụng trong trận đánh Tống năm
981. Ngoài ra, trong Tạp chí Hán Nôm số 5, năm 2005, bài “
Nam Quốc Sơn Hà và Quốc Tộ
- Hai kiệt tác văn chương chữ Hán ngang qua triều đại Lê Hoàn
”, phó Giáo Sư Bùi Duy
Tân cũng đã khẳng định rằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” có từ thời Tiền Lê.

Hơn nữa, trong bài
“Lịch sử, sự thật và sử học” được đăng trong báo Tổ Quốc, số 401
tháng 1-1988, Giáo Sư Hà Văn Tấn có viết rằng: “Không một nhà sử học nào có thể chứng
minh được rằng bài thơ
Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu
nào cho biết điều đó cả”. Không những thế, trong bài “
Pháp Thuận và bài thơ thần nước
Nam sông núi
”, một lần nữa thiền sư Lê Mạnh Thát cũng đã khẳng định bài thơ này xuất
hiện dưới thời vua Lê Đại Hành (5) đánh Tống.Vậy đâu là sự thật?

BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ KHÔNG PHẢI CỦA LÍ THƯỜNG KIỆT
và vấn đề nói dối nói thật của người Việt ta

Trong không khí linh thiêng của nhà Thái Miếu, có đốt hương trầm khi hội thảo khai mạc, giáo sư Bùi Duy Tân đã chính thức báo cáo rằng, bài thơ ấy khuyết danh, giáo sư là người đầu tiên gán cho Lí Thường Kiệt và sau đó, ông cùng những cộng sự của ông và những học trò của ông nữa, đã viết vào tất cả các loại sách giáo khoa, từ cấp tiểu học đến trên đại học. Và bây giờ, trong hương khói linh thiêng của Thái Miếu - Quốc Tử giám Thăng Long - Hà Nội 1000 năm văn hiến, ông chính thức xin lỗi các thế hệ thày giáo và các thế hệ học trò…
“Nghĩ cũng tiếc, bởi bài thơ mấy chục năm nay, đã được coi là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc do Lí Thường Kiệt soạn thảo. Và tên ông, Lí Thường Kiệt, sánh ngang với Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Bây giờ không phải của Lí Thường Kiệt thì ứng xử ra sao…” (Nhà thơ Trần Nhuận Minh).

Nhà thơ Trần Nhuận Minh và nhà văn Phạm Viết Đào
 
Quả thật chúng ta đã nói dối quá nhiều, viết dối quá nhiều. Bản thân tôi cũng đã từng nói dối, đã từng viết dối. Cứ nhớ đến là lại xấu hổ. Đã đến lúc phải nói thật, viết thật. Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, là khẩu hiệu của đại hội VI đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là phương châm hành động của những người Cộng sản chân chính Việt Nam.

Chính tôi đã trực tiếp nghe từ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu khuyến khích các nhà văn nói thật, viết thật, và yêu cầu các nhà văn lấy đó làm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của mình.

Có một thời kì khá dài, chúng ta nghĩ rằng: cái gì có lợi cho cách mạng, dù cái đó không diễn ra, vẫn là sự thật. Còn cái gì không có lợi cho cách mạng, dù cái đó có diễn ra ngay trước mắt, cũng không phải là sự thật. Quan niệm này, theo tôi, xuất phát từ câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông: “Cái gì có lợi cho cách mạng thì cái đó là chân lí”, mà Nguyễn Đình Thi thuật lại, trong ghi chép của Hà Minh Đức. Cũng theo Nguyễn Đình Thi, trong bài nói chuyện về văn nghệ ở Diên An năm 1942, “Mao Trạch Đông phủ nhận tính người, đề cao tính giai cấp và thực dụng của văn học”. (Nguyễn Đình Thi – Chim phượng bay từ núi, của Hà Minh Đức, nhà xuất bản Văn học, 2010).

Sàng lọc ngân hàng: 'Cá nhỏ' chưa chắc đã chết

Sàng lọc ngân hàng: 'Cá nhỏ' chưa chắc đã chết

(VEF.VN) - Bài học của khủng hoảng cho thấy, khi có dông bão, những con cá nhỏ chưa chắc đã chết. Con to xác nhất là cá voi lại là thứ dễ chết nhất. Có những ngân hàng nhỏ nhưng chất lượng tín dụng tốt, chất lượng dịch vụ tốt, sức cạnh tranh tốt vẫn là thứ đáng được tồn tại, đáng được tôn vinh.
Ngày cuối tuần, gọi điện cho ông bạn nghiền chơi golf đang là tổng giám đốc của một ngân hàng, tính hẹn lên Tam Đảo. Tôi nhận được câu trả lời từ đầu dây bên kia: "Không được rồi, tôi đang bù đầu vào chuyện tái cơ cấu"! Tưởng mỗi ngành giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng mới có chuyện cấm chơi golf, té ra, có khi các ngân hàng cũng đang tính noi gương học tập. Chuyện các sếp lên sân vào ngày cuối tuần đang thưa dần đi.
Chưa bao giờ câu chuyện tái cơ cấu lại nóng như ở thời điểm này. Trên diễn đàn Quốc hội đang họp ở Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ coi tái cơ cấu là chuyện trọng điểm trong bước chuyển của nền kinh tế hiện nay. Trong các diễn đàn của các doanh nhân, các bạn trẻ, chuyện tái cơ cấu cũng được đưa ra mổ xẻ. Vậy, tái cơ cấu là gì mà nóng ran như chảo mỡ đang sôi?
Thực ra thì tái cơ cấu là câu chuyện thường ngày của người quản lý. Một tổ chức hay pháp nhân có thể ví như một con tàu, trong lúc vận hành, thuyền trưởng phải thường xuyên theo dõi hệ thống cơ cấu, từ máy móc, động lực, các thiết bị ra đa, định vị đến việc vận hành nó ra sao. Cái gì bất hợp lý, phải chỉnh sửa, xử lý kịp thời, nếu không, từ bé có thể xé ra to. Cơn bão tài chính như là một phép thử về hệ thống cấu trúc đó.
Sự đổ bể của Vinashin như là lời cảnh tỉnh thật thà nhất cho hệ thống cấu trúc của các doanh nghiệp. Khi trời yên biển lặng, con tàu nào cũng thích màu mè hoành tráng, cũng muốn lướt với tốc độ ánh sáng. Công ty nhỏ muốn to lên. Công ty to muốn chia năm sẻ bảy thành tổng nọ tổng kia. Rồi khi đã là tổng rồi thì muốn thành tập đoàn, vươn xa vươn dài vô hạn định các vòi bạch tuộc vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống thương trường. Bất kể rằng, đó có phải là thế mạnh của mình hay không.

Nobel kinh tế năm 2011 cho Sargent và Sims

Trong các nghiên cứu kinh tế lượng của tôi, tôi thường sử dụng phương pháp phân tích quan hệ nhân quả Granger-Sims để kiểm định chiều tác động nhân quả giữa các chỉ tiêu kinh tế... Thực tế việc kiểm định quan hệ nhân quả rất phức tạp, phương pháp của Sims chưa tốt lắm, song có ưu điểm là rất dễ sử dụng. Rất mừng cho các nhà toán kinh tế được trao giải thưởng Nobel.

Nobel kinh tế năm 2011 cho Sargent và Sims


trở thành đồng chủ nhân của giải Nobel kinh tế năm 2011
 Hình: AFP PHOTO / NEW YORK UNIVERSITY / PRINCETON UNIVERSITY


Ngày 10 tháng 10 vừa qua, Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển vừa công bố tên người được chọn để trao giải Nobel kinh tế năm 2011. Hai giáo sư người Mỹ là Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims trở thành đồng chủ nhân của giải năm nay vì “các nghiên cứu thực nghiệm của hai ông về quan hệ nhân quả trong kinh tế vĩ mô”.


Giáo sư Sargent sinh năm 1943 tại thành phố Pasadena, bang California, Mỹ. Ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học Harvard năm 1968, tức là khi ông mới 25 tuổi. Ông từng giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều nơi, và hiện là giáo sư tại Đại học New York (NYU) ở trung tâm của thành phố New York, Mỹ.

Giáo sư Sims sinh trước giáo sư Sargent đúng một năm tại thủ đô Washington DC của Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ cùng một khóa với giáo sư Sargent. Hiện nay ông đang giảng dạy tại Đại học Princeton của bang New Jersey, Hoa Kỳ.

Hai bạn đồng khóa cùng tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế từ Harvard 43 năm trước giờ đây lại có dịp hội ngộ. Không phải trên giảng đường của trường Harvard mà là trên bục nhận giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực khoa học kinh tế của nhân loại. Cùng với các giá trị về tinh thần, hai ông còn được nhận một khoản tiền thưởng 10 triệu SEK, tương đương khoảng 1,5 triệu USD.

Cơ sở để Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển xét trao giải cho Giáo sư Sargent và Giáo sư Sims là chuỗi các nghiên cứu thực nghiệm của hai ông trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Sự tiến hóa của kinh tế vĩ mô

Trước thập kỷ 70, kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai mảng tách biệt. Kinh tế học vi mô nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp dựa trên các giả định về thị hiếu (preferences), kỳ vọng, và các khuynh hướng tự có của mỗi người (như phản ứng của họ trước rủi ro). Thí dụ một nhà kinh tế học vi mô sẽ nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa có khả năng thay thế nhau dưới dạng một hàm số lợi ích – theo đó lợi ích của một cá nhân được thể hiện dưới dạng phương trình toán học gắn với các yếu tố riêng của tất cả các sản phẩm như giá cả và chất lượng. Nhà kinh tế học vi mô sẽ tính toán được một người tiêu dùng cụ thể trong trường hợp đó sẽ lựa chọn như thế nào. Và khi kết hợp các lựa chọn của nhiều cá nhân lại thì hàm số cầu cho mỗi mặt hàng sẽ ra sao. Trên cơ sở đó, nhà kinh tế học vi mô sẽ tính toán tiếp được các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình sẽ phải thực hiện các chiến lược về sản phẩm và về giá như thế nào cho hợp lý.

DN phá sản tăng mạnh: Bình thường hay bất thường?

DN phá sản tăng mạnh: Bình thường hay bất thường?

(VEF.VN) - Con số 49.000 DN phá sản trong 9 tháng đầu 2011 có thể gây sốc với nhiều người. Nhưng trên thế giới, sau 10 năm tồn tại, chỉ còn 30% DN tiếp tục phát triển theo đúng con đường của mình. Sự phá sản có thể là nhát cắt đau trong quá trình tái cấu trúc kinh tế và DN.
Quá trình "phá hủy sáng tạo"
Con số gần 49.000 DN phá sản có thể gây "sốc" cho nhiều người nhưng lý giải cụ thể hơn từ VCCI cho biết, con số đó đã bao gồm  doanh nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa. Trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp. So với năm ngoái, số doanh nghiệp khó khăn, phải đắp chiếu này đã tăng lên 11.000 doanh nghiệp. Theo VCCI dự kiến, trước đây, mỗi năm có khoảng 5000-7000 doanh nghiệp phá sản, giải thể. Năm nay, ước khả năng con số này sẽ gấp rưỡi đến gấp đôi so với năm ngoái.
Trong một báo cáo về 10 năm thi hành luật DN, các con số về đăng ký và thực tế hoạt động kinh doanh của DN cũng có một khoảng cách rất xa. Cụ thể, nếu theo đăng ký kinh doanh đến 31/12/2008 là gần 380.000 doanh nghiệp, cộng dồn đến tháng 12/2009 có 460.000 doanh nghiệp đã được khai sinh.
Tuy nhiên, số liệu từ Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2009 thì đến 31/12/2008 có gần 179.000 doanh nghiệp dân doanh (trong tổng số hơn 200.000 doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên cả nước).  Đây có thể coi là những doanh nghiệp đã đăng ký và vẫn còn tồn tại và đang hoạt động. Trong khi đó, dữ liệu từ Tổng cục Thuế, đến hết tháng 3 năm 2009, số DN dân doanh lên tới hơn 270.000.
Như vậy, có nhiều con số khác nhau giữa số DN đăng ký và thực tế tồn tại phát triển kinh doanh. Nhưng cho thấy, giữ đăng ký và thực tế hoạt động luôn có một khoảng cách lớn. Như vậy, số DN phá sản, đắp chiều ngừng hoạt động sau khi đăng ký khá nhiều và đây không còn là một tình trạng mới. Qua các con số trên thì dù số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lớn nhưng số doanh nghiệp tồn tại được trên thực tế được ước tính xấp xỉ 50%.
Cập nhật số liệu từ VCCI cho thấy, đến nay cả nước đã có trên 600.000 doanh nghiệp đăng ký, số doanh nghiệp có nộp thuế là 450.000. Có trên 70% doanh nghiệp vẫn tồn tại hoạt động sau đăng ký.
Theo đánh giá của các chuyên gia từng tham gia tổ thi hành luật DN cho biết, so với mức trung bình trên thế giới, tỉ lệ đó là hoàn toàn bình thường và không thể được coi là một chỉ số phản ánh chất lượng thấp của các doanh nghiệp được đăng ký.
Nhiều DN thép phá sản hoặc có nguy cơ phá sản vì sự đóng băng của thị trường BĐS. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

LƯƠNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA

Xem lương của các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới mới thấy tội nghiệp cho họ quá. Trừ ông Lý Hiển Long có lương kha khá, còn lại các vị khác làm sao có đủ tiền để đi đánh gôn như quan chức Bộ GTVT nước ta nhỉ. Nói đùa, cứ đưa lương các quan chức Bộ GTVT nước ta về bằng lương Thủ tướng Đức hay Thủ tướng Nhật thì Bộ trưởng Thăng không cần ra văn bản cấm, các quan chức Bộ cũng tự động nghỉ đánh gôn.

LƯƠNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA 

Mặc dù Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới nhưng lương của Tổng thống Nỹ lại không phải là cao nhất thế giới…

Theo Yahoo! Finance, tốp những nguyên thủ có mức lương cao, số tiền lương này tính cả năm, được xếp thứ tự như sau:
1.Lý Hiển Long ( Thủ tướng Singapore): 2.183.516 USD
2. Donald Tsang ( Đứng đầu chính quyền Hong Kong): 513.245 USD
3. Raila Odinga ( Thủ tướng Kenya): 427.886 USD
4. Barack Obama ( Tổng thống SUA): 400.000 USD
5. Nicolas Sarkozy (Tổng thống Pháp): 302.435 USD

6. Stephen Harper ( Thủ tướng Canada): 296.400 USD
7. Mary McAleese ( Tổng thống Irlanda): 287.900 USD
8. Julia Gillard ( Thủ tướng Australia): 286.752 USD
9. Angela Merkel ( Thủ tướng Đức): 283.608 USD
10. Yoshihiko Noda ( Thủ tướng Nhật bản): 273.676

Đối với Singapo Thủ tướng có mức lương cap gấp 38 lần đối với người thu nhập bình thường; Đối với Thủ tướng Kenia thì lương cao hơn người bình thường 255 lần; Tổng thống Romania Traian Basescu có mức lương 22.000 USD/năm; trong đó mức lương trung bình của người Romania là 5500 USD/năm…

Một bước tiến để làm phá sản tuyên truyền của Trung Quốc về đường lưỡi bò

Một bước tiến để làm phá sản tuyên truyền
của Trung Quốc về đường lưỡi bò

Tập san khoa học “Nature” khẳng định lập trường:
Ban biên tập sẽ dành quyền đặt vấn đề đối với đường lưởi bò,
không cho phép đem tuyên truyền chính trị vào báo cáo khoa học.
Nguyễn Đăng Hưng

 

Ngày 19/10/2011 tờ báo khoa học danh giá vào bật nhất thế giới “Nature” trong một bài xã luận chính thức đã khẳn định lập trường : Về các tranh chấp các quốc tế khác, lập trường của tập san Nature là các nhà khoa học nên dựa vào khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa những bài báo cànhnhiều càng tốt, bằng cách tránh những nhận xét mang tích kích động, những phát biểu gây hấn, và những bản đồ còn trong vòng tranh cãi. Trong trường hợp không loại bỏ được những điều đó (chẳng hạn như một nghiên cứu về tài nguyên quốc gia cần xem xét đến một hải đảo nào đó) thì bản đồ đó nên được ghi chú rằng “còn trong vòng tranh cãi” hoặc ghi rõ một ý nghĩa như vậy. Trong các bài báo trên tập san Nature, nếu tác giả không tự ý làm, ban biên tập dành cái quyền chèn vào những ghi chú như thế. Tránh tranh cãi, các nhà nghiên cứu có thể giữ cho khoa học khỏi bị lây nhiễm bởi chính trị, giữ cánh cửa hợp tác khoa học rộng mở, có lợi cho những nghiên cứu của họ”.
Sau đây là nguyên văn tiếng Anh
“With regard to this and other international disputes, Nature takes the position that scientists should stick to the science. Authors should try to depoliticize their articles as much as possible by avoiding inflammatory remarks, contentious statements and controversial map designations. If such things can’t be avoided, for example if a study of a country’s resources requires taking account of whether a certain island belongs to it, the map should be marked as ‘under dispute’ or something to that effect. In papers in Nature, editors reserve the right to insert such a label if authors fail to do so. By avoiding controversy, researchers who keep politics from contaminating their science will keep the doors of collaboration open, and their studies will benefit”.
Bài xã luận còn thẳng thừng chỉ trích chính quyền Trung Quốc như sau:

'200 tỷ USD bí mật' của Gadhafi

Tội tham nhũng của gia tộc Gadhafi. Đọc con số mà thấy sự kinh khủng của chế độ độc tài. Dù người giỏi tới đâu, làm bao nhiêu việc có lợi cho đất nước mà tham nhũng để có số tài sản đến thế này thì cũng đáng bị trừng trị ở mức nghiêm khắc nhất, tuy nhiên không phải cách như đã xảy ra.

'200 tỷ USD bí mật' của Gadhafi

Đại tá Moammar Gadhafi được cho là đã bí mật tẩu tán hơn 200 tỷ USD trong các tài khoản ngân hàng, địa ốc và các khoản đầu tư khắp thế giới trước khi ông ta chết.

Moammar Gadhafi bị cho là tẩu tán 200 tỷ USD khắp thế giới. Ảnh: AP.
Moammar Gadhafi bị cho là tẩu tán 200 tỷ USD khắp thế giới. Ảnh: AP.
LA Times dẫn thông tin trên từ lời các quan chức cao cấp của chính quyền mới ở Libya, đang điều tra tài sản của Gadhafi. Nếu con số trên được khẳng định là sự thật, Gadhafi được cho là giữ 30.000 USD của mỗi công dân Libya. Nó cũng gấp đôi ước tính của phương Tây về tài sản của cựu lãnh đạo quốc gia Bắc Phi.
Thông tin này có thể gây phẫn nộ ở Libya, quốc gia mà một phần ba dân số vẫn sống trong nghèo đói. Nó cũng càng thúc đẩy nỗ lực của chính quyền mới nhằm đòi lại tiền của Gadhafi trong thời điểm họ quyết tâm hiện đại hóa Libya sau gần 42 dưới chế độ độc tài. Trong 42 năm cầm quyền, Gadhafi được cho là đã biển thủ các nguồn tài trợ nhằm thu lợi cho gia đình và bộ tộc của ông ta.
Trước đó, chính quyền Obama sững sờ khi phát hiện 37 tỷ USD trong tài khoản của chính quyền Libya và các khoản đầu tư ở Mỹ. Họ nhanh chóng đóng băng tài sản này trước khi Gadhafi và trợ lý có thể lấy lại chúng.
Chính phủ Pháp, Italy, Anh và Đức cũng kiểm soát khoảng 30 tỷ USD từ Gadhafi. Các nhà điều tra tin rằng Gadhafi có lẽ đã giấu khoảng 30 tỷ USD nữa ở những nơi khác trên thế giới. Theo các nguồn phương Tây, tổng cộng tài sản của Gadhafi ở nước ngoài ước tính là 100 tỷ USD.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

GS HÀ MINH ĐỨC SẮP ẴM CÚ ĐÚP GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Nhớ lại thời đi học phổ thông, phải đọc thêm bao nhiêu tài liệu tham khảo về thơ văn Hồ Chí Minh, Tố Hữu..., trong đó nhiều bài viết của các GS Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (hồi đó nước mình chưa có chức danh GS)... Đọc mà thấy sao các ông ấy tán giỏi thế, chả bù cho thầy giáo dạy văn của mình, chẳng biết cách ca tụng như mấy GS trên nên thầy phải vung chân vung tay diễn giải hoặc nói kiểu "cả vú lấp miệng em" để làm cho học trò tin. (tất nhiên, tôi cũng thích thơ văn Hồ Chí Minh, Tố Hữu nhưng...). Rồi 1 hôm tình cờ nói chuyện với một nhà toán học, ông cười bảo toàn đám "đại đại bồi bút ấy mà". Nhà toán học này còn liệt kê một danh sách các "đại đại bồi bút đương đại"; chẳng biết đúng hay sai nhưng cũng thú. Sau này mỗi khi đọc một bài báo, bài văn ca ngợi nhân vật nào đó, mình tự nhiên nghĩ ngay đến tác giả báo báo, bài văn đó thuộc dạng gì: Bồi bút hay đại đại bồi bút.
GS HÀ MINH ĐỨC SẮP ẴM CÚ ĐÚP GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
GS. Hà Minh Đức sắp được hai giải thưởng Hồ Chí Minh
 về một công trình không phải khoa học, cũng không phải văn học
Trần Mạnh Hảo

Trong danh sách các tác giả được giải thưởng văn học Hồ Chí Minh năm 2011 (HCM), do http://lethieunhon.com đưa, thấy giới thiệu về GS. Hà Minh Đức như sau: “Cụm tác phẩm thơ văn báo chí Hà Minh Đức, cụm tác phẩm văn hóa nghệ thuật”. Như vậy, G.S. Hà Minh Đức sẽ được giải thưởng văn học Hồ Chí Minh toàn bộ tác phẩm của mình.
Nếu thơ của GS. Hà Minh Đức được giải thưởng văn học HCM thì đấy là một cách tốt nhất để hạ bệ các nhà thơ từng được giải này như: Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính… Vả, nếu thơ của GS. Hà Minh Đức được giải văn học HCM, chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho thơ của các ông Hồng Vinh, Trần Gia Thái giật giải văn học HCM đợt sau (vì thơ hai ông Vinh và Thái đều đã được ông Hữu Thỉnh bốc thơm).

Làm đường Việt Nam đắt gấp 3 lần Mỹ

Chuyện này rất nhiều nhà kinh tế, nhà quản lý
đã biết từ lâu song chẳng mấy ai lên tiếng cảnh báo:

Làm đường Việt Nam đắt gấp 3 lần Mỹ

Trục đường TP HCM - Long Thành - Dầu Giây lẽ ra là dự án cao tốc hiệu quả nhất TP HCM, nhưng cuối cùng lại trở thành mối nguy cơ làm tăng gánh nặng nợ công cả nước vì suất đầu tư quá cao.
'Đến 2015, nợ công chiếm 60-65% GDP' / Thận trọng với nợ công

Đây là một trong hai ví dụ được thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright - đưa ra để cảnh báo về cách thức giám sát nợ công, khi mà tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể chạm ngưỡng 60-65% vào năm 2015 như công bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/10.
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Nhật Minh
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Nhật Minh
Đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép được ông Thành coi là hai dự án điển hình của lĩnh vực giao thông, một lĩnh vực nặng gánh nợ công và vẫn có nhu cầu rất lớn về đầu tư công.
Trong đó, dự án thứ nhất đóng vai trò đường giao thông cửa ngõ của TP HCM. Rất nhiều yếu tố khiến dự án cao tốc có hiệu quả tài chính kinh tế cao như kết nối với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, kết nối với cảng biển nước sâu và kết nối với hệ thống đường cao tốc bắc nam. Lưu lượng dự kiến của đường cao tốc này là 100.000 lượt đơn vị xe con mỗi ngày, cao hơn tất cả các trục đường cao tốc khác trong cả nước, nhờ vậy mà cơ hội thu phí cao.
Nhưng dự án này rất khó hút vốn tư nhân, 99,4% tổng mức đầu tư vẫn phải tài trợ bằng nợ công, khả năng chi trả rất khó khăn khi mà suất đầu tư quá cao. Tổng vốn lên tới hơn 930 triệu USD cho 55 km với 4 làn đường, suất đầu tư của dự án này là 18 triệu USD mỗi km, cao hơn hẳn các nước khác. Nếu loại trừ các chi phí xây cầu dẫn, đền bù giải phóng mặt bằng, suất đầu tư riêng cho việc xây đường đã là 12,7 triệu USD một km. Trong khi đó, chi phí bình quân để xây một km đường cao tốc ở Mỹ chỉ là 1,4 triệu USD, tức 5,6 triệu USD cho 4 làn. Còn ở Trung Quốc hay Nigeria chỉ là 1 triệu USD.

Nâng giá trị đồng tiền Việt Nam

Giấc mơ đẹp cho những năm tới:

Nâng giá trị đồng tiền Việt Nam


(Tamnhin.net) - Nâng giá trị đồng tiền Việt Nam, kiên quyết khắc phục tình trạng đô la hóa, thiết lập trật tự kỷ cương trong việc sử dụng ngoại tệ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh quyết sách này trong báo cáo trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, sáng 20/10.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ phấn đấu quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng và ngoại hối. Từng bước giảm tỷ lệ cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tỷ trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.
 
Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ có nhiều cơ chế chính sách để những ngân hàng có điều kiện phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, đảm bảo thanh khoản và an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại.

Thủ tướng nhấn mạnh, về chỉ tiêu lạm phát, Chính phủ phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10% trong năm 2012, các năm sau thấp hơn và đến năm 2015 lạm phát chỉ còn khoảng 5 -7%.

Đối với chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), Chính phủ phấn đấu năm 2012 tăng 6 - 6,5%. Trong đó, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình và tập trung cho nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đề nghị điều hành theo phương án tăng trưởng khoảng 6%, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt 6,5%.

Trong giai đoạn 5 năm 2011 – 2015, tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5 - 7%. Thủ tướng nhấn mạnh: phấn đấu đạt 7%.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

“Muốn giảm nợ nước ngoài, phải tăng vay trong nước”

Chết thật, khu vực tư đã kiệt quệ vì thuế cao và tình trạng nhũng nhiễu của khu vực công, nay lại còn phải oằn lưng đưa tiền cho khu vực công đầu tư hộ... Mà ai cũng biết CP đang ráo riết xiết chặt đầu tư công vì quá tràn lan, không hiệu quả.

“Muốn giảm nợ nước ngoài, phải tăng vay trong nước”

 ANH QUÂN

picture 
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính
đối ngoại Nguyễn Thành Đô - Ảnh: Anh Quân.
Về kinh nghiệm cơ cấu lại nợ công của nhiều nước châu Á theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài bằng cách tăng phát hành trái phiếu trong nước, theo nhìn nhận của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Nguyễn Thành Đô, đó không phải chuyện “ngày một, ngày hai”.

Ông Nguyễn Thành Đô nói:

- Đấy là xu hướng, không phải việc mang tính ngày mai, ngày kia phải làm. Bởi khi chúng ta phát triển hơn, có tích lũy trong nước, thì trách nhiệm đương nhiên của chúng ta là phải huy động nhiều vốn trong nước, giảm dần huy động nước ngoài.

Nhưng mới đây, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội kế hoạch huy động trái phiếu Chính phủ 5 năm tới, theo đó mỗi năm sẽ huy động khoảng 45 nghìn tỷ đồng, thưa ông?

Hai việc ấy khác nhau. Bởi vì, việc huy động vốn phải cân đối với chính sách tài khóa. Một khi chúng ta muốn giảm nợ nước ngoài, thì phải tăng vay nợ trong nước mới đảm bảo nhu cầu đầu tư.

Ngoài ra, huy động trong nước, trái phiếu Chính phủ chỉ là một kênh. Còn huy động qua ngân hàng, các doanh nghiệp tự phát hành, rồi huy động vốn tư nhân tham gia vào công trình theo hình thức PPP… Tức là huy động rất nhiều nguồn.

Thái Lan tặng Việt Nam 100,000 đô la để giúp đỡ nạn nhân lũ lụt

Tấm lòng của người Thái: Trong khi bản thân Thái Lan đang bị lụt nghiêm trọng thì họ cũng sẵn sàng giúp đỡ VN 100.000 USD. Còn nhớ khi Nhật Bản bị động đất và sóng thần hồi đầu năm, riêng CP Thái đã ủng hộ Nhật 100 triệu USD và 100.000 tấn gạo. Còn VN đã giúp bạn như thế nào ? CP VN đã giúp Nhật Bản 200.000 USD. Đã thế Đại sứ VN cách đây 4 hôm còn nói rất oách:VN sẵn sàng giúp tỉnh Iwate khắc phục hậu quả động đất. Thật đáng xấu hổ.

Thái Lan tặng Việt Nam 100,000 đô la để giúp đỡ nạn nhân lũ lụt


Lũ lụt đã gây tử vong cho hơn 50 người ở Việt Nam và làm hơn 70,000 căn nhà bị ngập nước

Hình AFP: Lũ lụt đã gây tử vong cho hơn 50 người ở Việt Nam
và làm hơn 70,000 căn nhà bị ngập nước
 
Chính phủ Thái Lan đã tặng cho Việt Nam và Campuchia mỗi nước 100,000 đô la để giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt.

Tin của Tân Hoa Xã cho biết ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul chiều thứ Ba đã chuyển khoản tiền quyên tặng này cho các vị Đại sứ của Việt Nam và Campuchia ở Thái Lan là ông Ngô Đức Thắng và ông You Aye.

Trận lụt hiện nay đã gây tử vong cho 247 người và ảnh hưởng tới 1 triệu 200 ngàn người ở Campuchia, đồng thời cũng gây ra cái chết của hơn 50 người ở Việt Nam và làm hơn 70,000 căn nhà bị ngập nước.

Trong khi đó, Thái Lan đang ra sức ứng phó với trận lụt dữ dội nhất trong vòng 50 năm.

Tính đến nay, lũ lụt ở vương quốc này gây tử vong cho hơn 315 người, hơn 700,000 ngôi nhà bị phá hủy và thiệt hại kinh tế chừng 5 tỉ đô la.

Quan hệ Myanma – Trung quốc: Đồng tiền khiến cả khỉ cũng nhảy múa

Quan hệ Myanma – Trung quốc:
Đồng tiền khiến cả khỉ cũng nhảy múa

Kanbawza Win
 
Sự kiện trùm khủng bố Osama Bin-Laden bị bắn hạ hồi tháng 5 vừa qua đã đẩy quan hệ giữa Hoa kỳ và Pakistan chuyển hướng và dĩ nhiên là Pakistan , khi còn đang phụ thuộc vào hàng tỷ đô la viện trợ cả quân sự lẫn dân sự từ Washington chỉ còn trông chờ vào Bắc kinh , giờ đây với vị thế như một giải pháp thay thế nhằm phục vụ mục tiêu đối trọng chiến lược với Ấn độ.
Điều này được khẳng định lại khi Thủ tướng Pakistan, ông Yousuf Raza Gilani, gặp ông Meng Jianzhu, Bộ trưởng Bộ công an Trung Quốc để cảm ơn khoản viện trợ 1,2 tỷ đô la trang bị cho các lực lượng thực thi pháp luật, trong lúc  Hoa Kỳ lại tố cáo cơ quan tình báo Pakistan ISI đã có những liên hệ với quân khủng bố. Tuy nhiên, khác với những gì phô diễn bên ngoài, thái độ của Trung Quốc thực ra lại có phần thờ ơ. Một công ty khai thác khoáng sản Trung Quốc – China Kingho Group đã rút ra khỏi dự án lớn nhất của Trung Quốc  ở Pakistan trị giá hơn 19 tỷ đô la ở tỉnh miền Nam Sindh, viện cớ vì lý do an ninh. Sự vụ này không thể không so sánh với việc Trung Quốc bị buộc phải rút ra khỏi dự án đập Myitsone ở bang Kachin của Myanma (Miến điện) trị giá 36 tỷ đô la. Vậy ý nghĩa của tất cả những diễn biến đó nằm ở đâu?
NHỮNG CÁI ÔM KIỂU TRUNG QUỐC
Khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo của chính quyền quân sự là Thống soái Than Shwe với Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào vào tháng 4 năm 2005 tại Jakarta nhân hội nghị Á- Phi, lúc đó ông Than Shwe đưa ra ý tưởng về dự án cung cấp điện từ thủy điện Myitsone sang Trung Quốc.  Thế nhưng giới sĩ quan cao cấp trong quân đội ngay từ giai đoạn khảo sát, thăm dò đã biết rõ rằng những hậu quả tiêu cực của dự án sẽ lớn hơn những lợi ích thu về và rất nhiều tướng lĩnh cao cấp không hài lòng với việc xây đập nhưng vì hèn nhát mà không dám lên tiếng.

Lào trở thành nước có thu nhập trung bình

Lào trở thành nước có thu nhập trung bình

SGTT.VN - Tháng 7 năm nay, CHDCND Lào đã được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa vào mức phân loại nước có thu nhập trung bình thấp, vì tổng thu nhập quốc gia (GNI) trên đầu người của Lào trong năm 2010 là 1.010 USD.

Vây quanh cuộc sống người dân Lào tại thị trấn Boten, gần biên giới với Trung Quốc, là những cửa hàng và bảng tên đường bằng tiếng Trung. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã thuê toàn bộ thị trấn này trong 60 năm. Ảnh: Getty Images

















"GDP của Lào đã tăng trưởng nhanh chóng do các nước láng giềng của Lào đầu tư vào đây", chuyên gia kinh tế cao cấp Lào, bà Geneviève Boyreau nói. Theo báo Vientiane Times tháng 6.2011, Việt Nam là nước đầu tư lớn nhất ở Lào, theo sau là Trung Quốc và Thái Lan.
Trong thập kỉ qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 252 dự án, chủ yếu là những công trình khai thác mỏ và thủy điện với tổng số vốn 2,77 tỉ USD. Phần lớn hàng xuất khẩu của Lào qua Việt Nam là sản phẩm gỗ và nguyên liệu khai khoáng, điện. Trong khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là máy móc và hàng tiêu dùng.
Đầu năm 2010, Việt Nam được WB công nhận trở thành nước thu nhập trung bình thấp. GNI đầu người năm 2009 của Việt Nam là 1.000 USD, so với Lào là 890 USD. Trong năm 2010, GNI đầu người của VN là 1.100 USD, còn Lào là 1.010 USD. Như vậy, trong hai năm qua, GNI đầu người của Lào được cải thiện rõ rệt so với Việt Nam.

Lào: căng thẳng dưới bóng người khổng lồ

Lào: căng thẳng dưới bóng người khổng lồ

SGTT.VN - Chính phủ Lào từ chối các điều kiện “cho thợ Trung Quốc vào định cư luôn tại chỗ” do Bắc Kinh đưa ra về dự án xây một cây cầu trên tuyến đường cao tốc nối Lào và Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Xứ sở Triệu Voi đang nỗ lực để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, tăng cường tìm kiếm đầu tư từ Hàn Quốc và các nước khác.

Boten – đất Lào nhưng tràn ngập các bảng hiệu và tên đường viết bằng tiếng Hoa. Ảnh: Asia Sentinel














Con đường không dẫn tới đâu
Giữa tháng 9.2011, con đường hai làn xe nối thành phố Nan (Thái Lan) với tỉnh Oudomxay (Tây Bắc Lào) được khánh thành. Đáng nói là con đường này không dẫn tới đâu cả. Vì chiếc cầu nối con đường này vào quốc lộ của Lào vẫn chưa được xây, do Lào và Trung Quốc vẫn chưa dàn xếp được bất đồng nêu trên.
Tại khu vực lẽ ra là một cây cầu bề thế do Trung Quốc đầu tư xây dựng, người ta chỉ thấy dòng sông vắng lặng và người dân địa phương đang lưới cá. Không thấy máy móc hay nhân công xây cầu.
Đổi lại dự án xây cầu trị giá 35 triệu USD từ nguồn vốn vay ưu đãi, tổng công ty Cầu đường Trung Quốc đã yêu cầu Lào cho định cư lao động Trung Quốc với số lượng lớn. Đề xuất này gây căng thẳng cho mối quan hệ Trung Quốc – Lào. Đó là chưa kể một điều kiện khác: Trung Quốc được phép xây dựng một khu casino ở Oudomxay nhắm đến du khách và cộng đồng người Hoa đến định cư tại đây.
Từ mấy năm nay, Lào chủ trương tự do hoá nền kinh tế, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đất và nguồn lao động, để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy giao thương. Nhưng Lào cương quyết dừng cấp phép các dự án đầu tư casino vì quan ngại chúng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Mua vàng bình ổn phải gửi lại ngân hàng

Bán vàng bình ổn đã là chuyện lạ, giờ lại thêm
một chuyện lạ nữa, có lẽ là chỉ có ở VN:

Mua vàng bình ổn phải gửi lại ngân hàng

Nhiều khách hàng cho biết khi mua từ 5 lượng vàng trở lên tại một số ngân hàng trong nhóm bình ổn, thì được yêu cầu gửi lại nhằm tránh đầu cơ. Lãnh đạo các ngân hàng này lý giải đó chỉ là sự vận động chứ không bắt buộc.
5 ngân hàng cùng SJC bán vàng bình ổn
Thị trường vàng vẫn cần thêm 'thuốc'

Chị Thanh Lan, Bình Tân, TP HCM cho biết, sáng nay chị đến Eximbank để mua 10 lượng vàng. Tuy nhiên, đến điểm giao dịch nào cũng được khẳng định nếu mua với số lượng từ 5 cây trở lên, chị phải gửi lại ngân hàng. Nếu chị không đồng ý thì nhà băng không thể thực hiện giao dịch.

Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Một anh nhân viên tại nhà băng này giải thích: "Với những người mua số lượng lớn, khả năng đầu cơ là rất cao. Do đó, với những trường hợp này, chúng tôi phải yêu cầu gửi lại ngân hàng".

Đổi mới Hiến pháp, nghĩ về một thiên cổ hùng văn cho đời sau

Giữa thời quan trí hiện nay, đọc bài này như đang mơ hay lạc
vào cõi thần tiên. Nhưng mà dăm chục năm nữa, biết đâu...

Đổi mới Hiến pháp, nghĩ về một thiên cổ hùng văn cho đời sau

TS Lê Vinh Triển

Tổng thống Obama kể rằng mẹ ông là người
đã rèn cho ông niềm tin là mọi người Mỹ,
với các màu da khác nhau đều bình đẳng
theo Hiến pháp.

Có thể chúng ta chưa có những công trình vật chất để lại ngàn năm, tuy nhiên, với năng lực tinh thần, chúng ta có thể nghĩ đến việc tạo lập ra những giá trị để lưu dấu lâu dài, mà một ví dụ cụ thể là đổi mới Hiến pháp nhằm thể hiện tầm nhìn mới, tầm nhìn lâu dài của lãnh đạo, làm cho Hiến pháp trở thành tài sản của mọi người dân Việt Nam – hôm nay và cả mai sau.
Huyền sử Nghiêu Thuấn và khát vọng dân chủ của dân tộc Trung Hoa
Đọc văn học cổ Trung Quốc, biết đến hai vị vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn (khoảng ba trăm năm đầu thuộc thiên niên kỷ thứ ba TCN) như hai vị vua anh minh, thường được nhắc đến như hai tấm gương cho các vua đời sau noi theo để trị nước. Dưới thời Nghiêu Thuấn, thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa. Trong văn học sử và cả văn hóa dân gian, Nghiêu Thuấn như hai triều đại mang tính biểu tượng của thái bình thịnh trị ‘ngoài đường của rơi không nhặt, nhà cửa thường bỏ ngỏ không sợ trộm cắp”.
Các vua chúa đời sau thường lấy đức thời Nghiêu Thuấn để răn dạy mình. Tuy vậy, có một điều mà tất cả các triều đại Trung Hoa về sau không bao giờ học được từ hai vị vua này, đó là việc cả hai vua Nghiêu và Thuấn đều không nhường ngôi cho con trai mình mà nhường ngôi cho người có tài đức trong thiên hạ. Vua Nghiêu không nhường ngôi cho con mình mà nhường ngôi cho Thuấn vì Thuấn là người giỏi trong nước. Đến lượt mình, vua Thuấn cũng không nhường ngôi cho con mà nhường ngôi cho vua Vũ lập nên triều nhà Hạ. Việc chọn người tài đức, tốt nhất trong dân để truyền ngôi từ đó về sau vẫn còn là tấm gương nhưng chưa triều đại nào theo kịp. Câu chuyện này đi vào văn học sử như còn đó, một giấc mơ.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Ăn sáng thế nào để khoẻ lâu?

Ăn sáng thế nào để khoẻ lâu?
Mặc dù số đông đã có thói quen không bỏ bữa sáng, nhưng không phải ai cũng biết vì sao bữa điểm tâm lại quan trọng và ăn thế nào là có lợi nhất cho sức khoẻ.

Chỉ cần 1 đĩa cơm sườn là đã có 1 bữa sáng đầy đủ

Tầm quan trọng của bữa sáng
Bữa ăn sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất trong ngày vì nhiều lý do: đây là bữa ăn đầu tiên sau một khoảng thời gian dài ngưng ăn 10 - 12 tiếng đồng hồ, từ bữa ăn tối hôm trước nên cơ thể rất cần được nạp năng lượng. Thông thường, chúng ta hoạt động nhiều vào buổi sáng, nên để bắt đầu một ngày mới đầy sức sống, cơ thể rất cần được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất.
Bỏ qua bữa ăn sáng dễ dẫn đến hạ đường huyết, giảm khả năng tập trung làm việc và học tập, khả năng sáng tạo cũng giảm, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tai nạn lao động như té ngã khi đang làm việc trên cao do thao tác kém chính xác vì cơ thể thiếu năng lượng, hạ đường huyết.
Dù là người đang trong chế độ ăn giảm cân hay không muốn tăng cân cũng cần phải có bữa ăn sáng vì năng lượng từ bữa ăn sáng thường sẽ được sử dụng hết chứ không tích luỹ trong cơ thể như năng lượng từ những bữa ăn chiều tối.
Một điều quan trọng nữa là thức ăn vào dạ dày buổi sáng có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị cả ngày làm cho cơ thể tiêu hoá tốt hơn, duy trì khả năng tiêu hoá và sự thèm ăn. Nên cách ăn hợp lý nhất là ăn đầy đủ vào buổi sáng, buổi trưa, ăn ít trong bữa tối.

Gợi ý thực đơn bữa sáng

Nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn

Nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn

(NLĐ) - Nợ công của nước ta đã lên tới 57,3% GDP. Đại diện cho Bộ Tài chính, ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, cho biết như vậy tại hội thảo quốc tế về quản lý nợ công và nợ nước ngoài quốc gia được tổ chức ngày 17-10 ở Hà Nội.

Nhiều ý kiến lo ngại khủng hoảng nợ công tại châu Âu và Mỹ sẽ tác động không thuận lợi đến nước ta, trong đó có nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, ông Đô cho rằng nợ công của nước ta vẫn trong ngưỡng an toàn, trong tầm kiểm soát và chưa gặp khó khăn nhiều lắm về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ bởi nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ chỉ chiếm 3,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong khi phải trên 20% thì mới có thể gặp khó khăn. Nhiều ý kiến cũng lo ngại tới đây nước ta sẽ gặp khó khăn hơn vì đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên phải vay những khoản vay kém ưu đãi hơn, thậm chí vay thương mại khi đầu tư những dự án lớn như đường cao tốc, tuyến đường sắt cao tốc…
Việt Nam không tính nợ của các DNNN vào nợ công vì muốn cho các doanh nghiệp này phải bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã khẳng định như vậy tại Hội thảo quốc tế về quản lý nợ công và nợ nước ngoài quốc gia do Bộ Tài chính, UNCTAD và Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức sáng 17-10 tại Hà Nội. Hội thảo sẽ kết thúc vào ngày 18-10.
Tại hội thảo, đại diện WB và một số tổ chức quốc tế khác cho rằng, nợ của DNNN cần được tính vào nợ công, như thông lệ quốc tế. Nhưng, ông Đô lý giải rằng DNNN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và do vậy doanh nghiệp này cũng phải bình đẳng và phải tự chịu trách nhiệm vốn vay.

Nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng ngại

Tình hình này và xu thế này mà vẫn cho là "trong mức an toàn" và “vẫn trong tầm kiểm soát”? Nợ công chỉ được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ các DN phát triển. Khi các nước có tỷ lệ nợ công cao thì họ cũng đã cơ bản làm xong hệ thống cơ sở hạ tầng đường xá, điện nước, bến cảng... Còn ta chưa làm được gì ra hồn mà nợ công đã thế này và còn tiếp tục tăng nhanh. Thật là nguy hiểm và tội nghiệp cho thế hệ con cháu sau này.

Nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng ngại 

Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.

Đối với chính phủ Hà Nội, nợ công Việt Nam hiện vẫn ở trong mức an toàn, bởi vì chưa vượt qua mức 60% GDP, vốn được một số nhà kinh tế xem là mức giới hạn an toàn.
Vào đầu tháng 8/2011, hãng định mức tín nhiệm Fitch đã loan báo giữ nguyên mức tín nhiệm nợ công dài hạn của Việt Nam ở hạng B+, nhưng cảnh báo là mức hạng này có thể hạ xuống nếu chính phủ Việt Nam không tiếp tục kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ, kềm chế lạm phát và tái lập sự tín nhiệm vào tiền đồng. Nhất là theo hãng Fitch, những vấn đề trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng là một nguồn rủi ro so với mức hạng tín nhiệm nợ công của Việt Nam.
Hiện giờ, tuy nợ công của Việt Nam đúng là vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nhìn lại những năm gần đây, món nợ công này đã tăng nhanh một cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức là trung bình tăng 5% mỗi năm. ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007:33,8% GDP, 2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con.
Ấy là chưa kể, do Việt Nam nay được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, cho nên điều kiện vay nợ nước ngoài kể từ nay khó khăn hơn, tức là chính phủ phải vay với lãi suất cao hơn, chứ không còn được hưởng những lãi suất ưu đãi như trước đây.
Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “