Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

NGƯỜI VIỆT: CHẾT TRƯỚC KHI GIÀU.

NGƯỜI VIỆT: CHẾT TRƯỚC KHI GIÀU.
FB Dương Hoài Linh - Đa số người Việt ở Mỹ mỗi năm có dịp về thăm Việt Nam đều tỏ ra ngưỡng mộ trước việc phát triển cơ sở hạ tầng,đường sá, sân bay, trước mức độ ăn chơi tiêu tiền,em út gái gú hay trước mức độ khoe giàu của giới có chức quyền, trọc phú mới nỗi, nghệ sĩ hay các nông dân trúng đất... Họ tấm tắc "Việt Nam bây giờ phát triển không như ngày xưa. Dân Việt bây giờ cho Việt Kiều ngửi khói", lại thêm vừa rồi dân Việt bị ảnh hưởng chết vì đại dịch Covid-19 ít hơn các nước dân chủ như Mỹ, châu Âu hay Brazil, Ấn Độ nên họ càng củng cố tư tưởng rằng : người Việt thích hợp với các chế độ độc tài hơn nền dân chủ.

Trước hết tại sao chúng ta phải thấy các nước châu Á như Nhật, Hàn, Singapore không mở cửa cho tư bản nước ngoài tràn vào tàn phá như Việt Nam? Nền kinh tế của họ đi lên từ nội lực bằng các khẩu hiệu như " Người Hàn dùng hàng hóa Hàn, người Nhật dùng hàng Nhật". Tại sao họ lại tìm đến Việt Nam để đặt Samsung, để mở nhà máy chứ không phát triển ở nước họ ?

Và người Việt nghĩ rằng với hạ tầng cơ sở mà giới doanh nhân Việt cấu kết với chính quyền mở ra để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tư bản nước ngoài là một sự phát triển của đất nước.

Thực ra họ đã lầm.

Các nguồn vốn doanh nghiệp nước ngoài rót vào Việt Nam đều qua một cửa ải là tham nhũng của thể chế độc đảng. Do đó các dự án đều không làm đúng như tiêu chuẩn trong đồ án. Ví dụ kinh phí làm một cây cầu 100 đồng thì nó đã mất 50 đồng cho tham nhũng, bôi trơn, thực tế nó chỉ làm có 50 đồng. Và cũng giống như Ba Lan, sau khi chế độ độc tài sụp đổ các công trình hạ tầng ở các nước này đều phải bị đập ra làm lại hết. Chưa kể chúng đều được làm theo yêu cầu của nhà đầu tư bất kể quy hoạch về sinh thái, môi trường, khí hậu.

Chẳng hạn thành phố Sài Gòn các kỷ sư thời VNCH đã đưa ra khuyến cáo là không thể bê tông hóa về phía Nam vì sẽ ngăn dòng chảy của hệ thống sông ngòi. Nhưng do yêu cầu của tiền, của quy hoạch tùy tiện nên dòng chảy của kênh rạch, sông ngòi đều bị ngăn lại dẫn đến việc chỉ cần một trận mưa to là cả thành phố ngập sâu trong nước. Tương lai thành phố này sẽ chìm sâu dưới mực nước biển.

Tất nhiên Việt Kiều về nước mà thấy cảnh quan đô thị của Đà Nẵng với những cây cầu mang hình rồng lượn, những bãi biển với những resort đón khách nước ngoài đẳng cấp 5 sao , những khu du lịch như của Vinpearl Luxury ở Nha Trang, Phú Quốc là mắt tròn mắt dẹt, thấy các khu đô thị của Nhật , Hàn, Singapore ở Thành phố mới Bình Dương hay vào tham quan Lạc Cảnh Đại Nam là sẽ thấy Mỹ giờ xưa rồi, Việt Nam hiện đại hơn nhiều.

Nhưng nếu họ chỉ cần nhìn sang thành phố Sihanouk của Campuchia thì sẽ khóc ròng. Chính phủ Campuchia đã cấp phép một cách bất thường cho các khoản đầu tư từ Trung Quốc. 30 sòng bạc đã được xây dựng tại đây và 70 công trình khác được tiến hành.Số lượng du khách Trung Quốc đến Sihanoukville, thành phố 90.000 dân, đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016-2017 lên 120.000 người. Các nhà hàng, ngân hàng, siêu thị và khách sạn ở vùng này đều có gắn biển hiệu chữ Trung Quốc.

Trước sự xâm nhập ồ ạt đó của Trung Quốc, ngoại trừ những người Campuchia làm việc trong các khách sạn và sòng bạc, phần lớn người dân (có thu nhập trung bình là 1.100 đô la một năm) ít được hưởng lợi từ những khoản đầu tư này. Và sự oán giận đang ngày một gia tăng.

Thành phố nhỏ bé này không thể đáp ứng nhu cầu về điện nước, hệ thống thoát nước và thu gom chất thải. Một cơn mưa lớn mới đây đã nhấn chìm Sihanoukville trong biển nước. Tình trạng xây dựng trái phép và mất an toàn diễn ra tràn lan. Vụ sập tòa nhà 7 tầng đang xây dựng làm thiệt mạng 28 lao động Campuchia hồi tháng 6-2019 đã dẫn đến cuộc điều tra sâu rộng khắp thành phố và phát hiện ra rằng có 22 công trình xây dựng không phép, tức khoảng 10% dự án tại đây mà phần lớn thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc.

Như vậy đừng thấy việc bán đất nước cho doanh nghiệp nước ngoài tràn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng quỹ đất ồ ạt tạo ra ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và không khí là một sự phát triển.

Có thể bề ngoài thì rất hào nhoáng nhưng hãy đến các trung tâm ung bướu thì sẽ thấy sự thật. Sông ngòi bị ô nhiễm bởi hóa chất từ 180 khu đô thị và hàng ngàn nhà máy thải ra, hệ thống mạch nước ngầm trong lòng đất bị nhiễm độc, không khí ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng nề. Và dân nghèo là tầng lớp gánh chịu hậu quả của nó nhiều nhất. Tất nhiên nhưng người càng có tiền càng có cơ hội để thoát khỏi sự ô nhiễm đó. Nhưng không phải ai cũng giàu.

Và để giàu để ngoi lên trong một xã hội không có luật pháp người Việt sẽ làm những điều sau đây :

- rải đinh trên đường cao tốc,
- bán đủ các loại rau quả vừa phun thuốc trừ sâu,
- đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ,
- chặt phá rừng vô tội vạ,
- mua bán bằng cấp và chức sắc,
- kê đơn cho bệnh nhân toàn những thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng,
- đưa ma tuý vào trường học rủ rê con nhà lành vào con đường nghiện ngập cốt bán được ít hàng quốc cấm...

Tất nhiên những người chỉ nhìn thấy một lát cắt của cuộc sống sẽ vô cùng thán phục các chế độ độc tài rất giỏi trong việc "ăn xổi ở thì", làm hàng mã, hàng nhái. Nhưng hàng mã những công trình xi măng cốt tre ấy tồn tại được bao lâu? Nền kinh tế Việt Nam khi khối FDI rút về nước họ hết thì còn lại những gì? Những cánh rừng bị chặt phá khai thác, những mỏ dầu được Tổng công ty dầu khí bán trộm, những quỹ đất bị biến thành khu công nghiệp, những thành phố ngập nước sau cơn mưa, những sòng bạc, khu vui chơi mọc lên như nấm sẽ tốn tại được trong bao nhiêu thập kỷ? Không lẻ người Việt cứ phải làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Không. Chỉ bọn có chức có quyền sau khi bán rẻ đất nước mới giàu thôi còn nhân dân, những người chủ thực sự của đất nước sẽ chết trước khi giàu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét