Khán giả dễ tính đã tạo ra lớp nghệ sĩ hư thân mất nết
FB Nguyễn Gia Việt - Thực tế có một thế hệ nghệ sĩ Miền Nam gần đây rất hư. Nói thế hệ thì có khi quơ một nắm, nhưng nếu nói có một số người và trong thế hệ sau 1975 thì là chính xác. Người ta nói "một triều vua một triều thần" ,"rau nào sâu nấy" ngẫm cũng đúng
Cùng văn hóa Á Đông,tại các nền giải trí hàng xóm Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, nghệ sĩ và các công ty quản lý họ luôn trong tư thế đối diện với sự "thịnh nộ" của khán giả, công chúng.
Ông bà ta nói "nhân vô thập toàn" , sống làm sao mà trơn tru và hoàn chỉnh hết được, những người như bác sĩ, kỹ sư, thầy cô giáo còn có lỗi huống hồ nghệ sĩ trong cái chợ giải trí bát nháo hơn người đời, nghệ sĩ cũng có lỗi
Nhưng nghệ sĩ bên Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản khác xa nghệ sĩ bên Việt Nam , nghệ sĩ những nước này mắc lỗi luôn đối diện với khán giả và chân thành xin lỗi, họ cùng công ty quản lý, nguyên bộ sậu họp báo cúi đầu xin lỗi.
Nhưng ở showbiz Việt, nghệ sĩ mắc lỗi thì làm lì, giả lả coi như không có gì, im lặng là xong, coi như không có chuyện gì xảy ra, để lâu cứt trâu hóa bùn, vài tháng khán giả quên thì chường mặt ra diễn tiếp.
Có một số nghệ sĩ xin lỗi kiểu rất dị dạng
Nhớ năm 2007, Hoàng Thùy L đang hot với vai trinh nữ Vàng Anh vướng scandal "chem chép và khúc bánh mì" với một thiếu gia.
Ấy vậy mà chương trình tối ngày 15/10/2007 trên VTV3 chia tay Vàng Anh lại làm khán giả phản ứng dữ dội.
Trong khung hình, Hoàng Thùy L khóc nấc, khóc tức tưởi, khóc ào ào như là một "nạn nhân" của cuộc đời, rồi nguyên ê kíp ôm ấp, dỗ dành, nói những câu "dạy đời" khán giả.
Hoàng Thùy L nói: “Em chỉ xin các nhà báo, các cô bác các anh các chị cho em được tĩnh tâm lại, được sống đúng với tuổi của em, được đến trường. Bởi vì em có lỗi với gia đình em, bố mẹ em với các bạn. Em chỉ muốn bộ phim Nhật ký Vàng Anh này được tiếp tục thôi”
Chỉ có lỗi với gia đình, bố mẹ và các bạn thôi, nên khán giả là con muỗi, không cần xin lỗi ai hết
Thanh minh, ép khán giả phải coi chuyện đó là chuyện như không có gì hết
Sau màn "xin lỗi" trên truyền hình, ngày hôm sau, một clip “nhem nhép” của Hoàng Thùy L tiếp tục được đưa lên mạng, dài tới 17 phút.
Sau này trên báo chí, Đạo diễn Khải H vẫn cho rằng Hoàng Thùy L không có lỗi trong vụ clip “nóng”, mà lỗi là ở người đưa clip lên mạng (???)
Lỗi gì hả? Lỗi là làm tình mà cho quay clip. Phải ý thức mình đang là nghệ sĩ, người ta cầm cái máy quay chỉa vô mà em cười mãn nguyện kia kìa là em đồng tình. Em phải ý thức là clip có thể bị đưa ra công chúng. Còn chuyện em làm tình thì không ai cấm, cái quyền sướng là bất khả xâm phạm
Nhiều người từng hỏi "Vì sao?"
Lấy vụ Vàng Anh ra để minh chứng cho thói "không có lỗi" của nghệ sĩ ngày nay. Nó từa tựa như chánh quyền ít khi nào xin lỗi dân, từ đó lan qua sân khấu. Hình như làm "nghệ sĩ" là có một đặc quyền, có miễn tử kim bài, có thượng phương bảo kiếm và không bao giờ xin lỗi khán giả.
Nghệ sĩ có xin lỗi, nhưng sau khi bị dư luận làm áp lực um sùm và có nguy cơ đối diện pháp luật, tôn giáo.
Đàm Vĩnh H là ca sĩ "xin lỗi" nhiều nhứt làng văn nghệ, nhưng những lần xin lỗi đó toàn sau khi có "sóng thần" pháp luật đe dọa anh ta, anh ta xin lỗi vì sợ "chánh quyền" chứ không sợ khán giả.
Ngày 17 và 18/10/2020 trên trang cá nhân và fanpage, Đàm Vĩnh H đăng trạng thái đầy mùi kêu gọi bạo lực đối với một người cha lộ clip bạo hành con ở Chợ Gạo, Tiền Giang, treo thưởng 20 triệu đồng cho ai "tát liên tiếp vào mặt" đối với người cha này.
Dư luận phản ứng, báo chí chánh thống lên án một ca sĩ dám giỡn mặt pháp luật, nhiều luật sư lên tiếng, công an Tiền Giang cũng lên tiếng trước sự vụ có hơi hám "vi phạm pháp luật" này.
Tối 24.10, trang Facebook Đàm Vĩnh H ... xin lỗi: "Tôi, ca sĩ Đàm Vĩnh H, công dân Việt Nam, kính xin lỗi luật pháp và nhà nước Việt Nam. Tôi là người có sự ảnh hưởng với công chúng nhưng lại chọn cách sai pháp luật, làm xáo động dư luận trong mấy ngày qua cũng chỉ vì lòng trắc ẩn của tôi dành cho đứa trẻ. Và tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận sự khiển trách của luật pháp một cách nghiêm túc".
Đọc cho kỹ, xin lỗi "pháp luật" và nhà nước VN, khán giả và nghề hát vẫn chỉ là con muỗi.
Năm 2012 Đàm bị Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch TP.HCM phạt 5 triệu vì "hun môi" ông thầy chùa ham vui , xử lý theo Điều 16, Nghị định 75 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa với hành vi “lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi thiếu văn hóa, hoặc phát ngôn thô tục"
Và Đàm viết thư ... xin lỗi.
Cùng văn hóa Á Đông,tại các nền giải trí hàng xóm Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, nghệ sĩ và các công ty quản lý họ luôn trong tư thế đối diện với sự "thịnh nộ" của khán giả, công chúng.
Ông bà ta nói "nhân vô thập toàn" , sống làm sao mà trơn tru và hoàn chỉnh hết được, những người như bác sĩ, kỹ sư, thầy cô giáo còn có lỗi huống hồ nghệ sĩ trong cái chợ giải trí bát nháo hơn người đời, nghệ sĩ cũng có lỗi
Nhưng nghệ sĩ bên Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản khác xa nghệ sĩ bên Việt Nam , nghệ sĩ những nước này mắc lỗi luôn đối diện với khán giả và chân thành xin lỗi, họ cùng công ty quản lý, nguyên bộ sậu họp báo cúi đầu xin lỗi.
Nhưng ở showbiz Việt, nghệ sĩ mắc lỗi thì làm lì, giả lả coi như không có gì, im lặng là xong, coi như không có chuyện gì xảy ra, để lâu cứt trâu hóa bùn, vài tháng khán giả quên thì chường mặt ra diễn tiếp.
Có một số nghệ sĩ xin lỗi kiểu rất dị dạng
Nhớ năm 2007, Hoàng Thùy L đang hot với vai trinh nữ Vàng Anh vướng scandal "chem chép và khúc bánh mì" với một thiếu gia.
Ấy vậy mà chương trình tối ngày 15/10/2007 trên VTV3 chia tay Vàng Anh lại làm khán giả phản ứng dữ dội.
Trong khung hình, Hoàng Thùy L khóc nấc, khóc tức tưởi, khóc ào ào như là một "nạn nhân" của cuộc đời, rồi nguyên ê kíp ôm ấp, dỗ dành, nói những câu "dạy đời" khán giả.
Hoàng Thùy L nói: “Em chỉ xin các nhà báo, các cô bác các anh các chị cho em được tĩnh tâm lại, được sống đúng với tuổi của em, được đến trường. Bởi vì em có lỗi với gia đình em, bố mẹ em với các bạn. Em chỉ muốn bộ phim Nhật ký Vàng Anh này được tiếp tục thôi”
Chỉ có lỗi với gia đình, bố mẹ và các bạn thôi, nên khán giả là con muỗi, không cần xin lỗi ai hết
Thanh minh, ép khán giả phải coi chuyện đó là chuyện như không có gì hết
Sau màn "xin lỗi" trên truyền hình, ngày hôm sau, một clip “nhem nhép” của Hoàng Thùy L tiếp tục được đưa lên mạng, dài tới 17 phút.
Sau này trên báo chí, Đạo diễn Khải H vẫn cho rằng Hoàng Thùy L không có lỗi trong vụ clip “nóng”, mà lỗi là ở người đưa clip lên mạng (???)
Lỗi gì hả? Lỗi là làm tình mà cho quay clip. Phải ý thức mình đang là nghệ sĩ, người ta cầm cái máy quay chỉa vô mà em cười mãn nguyện kia kìa là em đồng tình. Em phải ý thức là clip có thể bị đưa ra công chúng. Còn chuyện em làm tình thì không ai cấm, cái quyền sướng là bất khả xâm phạm
Nhiều người từng hỏi "Vì sao?"
Lấy vụ Vàng Anh ra để minh chứng cho thói "không có lỗi" của nghệ sĩ ngày nay. Nó từa tựa như chánh quyền ít khi nào xin lỗi dân, từ đó lan qua sân khấu. Hình như làm "nghệ sĩ" là có một đặc quyền, có miễn tử kim bài, có thượng phương bảo kiếm và không bao giờ xin lỗi khán giả.
Nghệ sĩ có xin lỗi, nhưng sau khi bị dư luận làm áp lực um sùm và có nguy cơ đối diện pháp luật, tôn giáo.
Đàm Vĩnh H là ca sĩ "xin lỗi" nhiều nhứt làng văn nghệ, nhưng những lần xin lỗi đó toàn sau khi có "sóng thần" pháp luật đe dọa anh ta, anh ta xin lỗi vì sợ "chánh quyền" chứ không sợ khán giả.
Ngày 17 và 18/10/2020 trên trang cá nhân và fanpage, Đàm Vĩnh H đăng trạng thái đầy mùi kêu gọi bạo lực đối với một người cha lộ clip bạo hành con ở Chợ Gạo, Tiền Giang, treo thưởng 20 triệu đồng cho ai "tát liên tiếp vào mặt" đối với người cha này.
Dư luận phản ứng, báo chí chánh thống lên án một ca sĩ dám giỡn mặt pháp luật, nhiều luật sư lên tiếng, công an Tiền Giang cũng lên tiếng trước sự vụ có hơi hám "vi phạm pháp luật" này.
Tối 24.10, trang Facebook Đàm Vĩnh H ... xin lỗi: "Tôi, ca sĩ Đàm Vĩnh H, công dân Việt Nam, kính xin lỗi luật pháp và nhà nước Việt Nam. Tôi là người có sự ảnh hưởng với công chúng nhưng lại chọn cách sai pháp luật, làm xáo động dư luận trong mấy ngày qua cũng chỉ vì lòng trắc ẩn của tôi dành cho đứa trẻ. Và tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận sự khiển trách của luật pháp một cách nghiêm túc".
Đọc cho kỹ, xin lỗi "pháp luật" và nhà nước VN, khán giả và nghề hát vẫn chỉ là con muỗi.
Năm 2012 Đàm bị Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch TP.HCM phạt 5 triệu vì "hun môi" ông thầy chùa ham vui , xử lý theo Điều 16, Nghị định 75 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa với hành vi “lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi thiếu văn hóa, hoặc phát ngôn thô tục"
Và Đàm viết thư ... xin lỗi.
Sau đó lên báo nói: “Theo lẽ thường, nếu tôi im lặng thì mọi chuyện cũng sẽ trôi đi. Nhưng tôi nhận ra, trong trường hợp này tôi không thể im lặng thêm nữa, vì nó sẽ gây ra sự hiểu lầm rất lớn, ảnh hưởng tới uy tín của tôi và ảnh hưởng tới hình ảnh của các vị chân tu, người liên quan ..."
Năm 2017 Trấn Th bị đài Vĩnh Long "cấm sóng" vì cái gì đó. Chỉ khi bị cấm sóng thì Trấn Th mới gửi lời xin lỗi khán giả.
Khi bị khán giả và người trong giới phản ứng dữ dội khi “làm nhục” Tô Ánh Nguyệt thì Trấn T "Xin lỗi" , nhưng lại nhét vào cụm từ "ai có tài cũng có tật”
Quan trọng là xin lỗi đó, nhưng rồi những cái ngông nghênh những năm sau có mòi lại cao hơn năm trước, lố hơn.
Trong đám cưới của ca sĩ Đình B, "nghệ sĩ" Việt H lên sân khấu làm hề tục tục, ai dè đàn chị Hương Lan phản ứng đứng dậy đi về và viết lên FB
Việt H viết thư "cúi đầu xin lỗi" nhưng Hương Lan vẫn chưa chịu
Hương Lan nói: "Đừng nói tục! Sự thô tục trong văn hóa người Việt mình từ xưa đến nay đã luôn là lời khinh rẻ, cho cả người nghe lẫn người nói
Một đám lố lăng tục tĩu, toàn là nghệ sĩ showbiz Việt không đó!
… Các em thấy sao? Đối với người Việt mình thôi, từ xưa đến nay, câu 'xướng ca vô loài' đối với nghệ sĩ hình như chưa đủ sao?
Phải cố gắng thật nhiều, rất khó để người nghệ sĩ vượt lên trên những lời bình phẩm bằng tất cả cái tâm của mình. Nhưng thật dễ dàng để trượt dài xuống sâu hơn tất cả"
Có thể gọi chuyện này là Hương Lan phản ứng với hề xàm xí đú
Hương Lan không ngại đụng chạm, công khai viết những chuyện này ra như vậy vì nó đụng chạm đến sân khấu của cô
"Trên sân khấu là nơi tạo ra rất nhiều người mà cô yêu quý, cả cô và cha của cô. Cho nên đối với cô đó là nơi thiêng liêng, không thể nào dung tục cho dù có là một sân khấu nhỏ bé, tồi tàn đi chăng nữa"
Nhưng ca sĩ Hương Lan ơi!, giấy mà gói lửa không có đặng đâu cô, cái tục tục, bỗ bã là cái vốn liếng của "danh hề" Việt H kiếm cơm hàng đêm mà cô
Chúng ta thấy vụ Duy Ng, có nhiều "nghệ sĩ" làm như phim Hồng Kông, Bến Thượng Hải tìm tới nhà Duy Ng "dạy dỗ".
Với Duy Ng thì nhiều người không thích bạn này lý luận, nói cách khác là ghét bạn luôn. Nhưng các "nghệ sĩ" thì không làm cái chuyện đó được nếu nói về góc độ pháp luật và "nghề".
Khán giả đồng loạt lên án Cát Ph và đám "nghệ sĩ" đó không phải vì thương Duy Ng mà là thương cho cái sân khấu, cái nghề biểu diễn.
Vui cái là trong st trên FB sau khi dạy dỗ Duy Ng , Cát P đã có một dòng như là "báo công " và "báo cáo" với anh Búm.
Khán giả nhận ra liền (Trong đám ma một anh hề, khán giả cũng nhận ra quyền lực thể hiện của anh Bún)
Họ đã làm mất mặt giới sân khấu,nói như Hương Lan là "xúc phạm sân khấu linh thiêng"
Nghệ sĩ Việt A lo âu trước cái "nghề" và sân khấu đang bị xúc phạm kiểu đó nên anh phản ứng. Ai dè đang cơn say "Bến Thượng Hải" , chị đại Cát P "xỉa" luôn Việt A
Một ê kíp đi ăn mừng "chiến thắng" và khoe hình lên mạng
Dư luận lên tiếng, rốt cuộc Cát P xin lỗi Việt A (nhưng Việt A không thèm trả lời)
Cát Ph vẫn không xin lỗi khán giả, xin lỗi đồng nghiệp vì mình đã tri trét, làm xấu cái nghề sân khấu , những "nghệ sĩ" tham gia có mặt ngày đó chưa có ai xin lỗi, họ vẫn tà tà "làm nghề" , vẫn "cống hiến"
Nguyễn Cao Kỳ D mang danh luật sư mà xin lỗi một cách rất láo cá và lâng câng.
Đàm Vĩnh H và Trấn Th là nghệ sĩ "đại gia", chém cơm, nồi cơm họ lớn, họ luôn phải đối mặt với mọi thứ nên họ phải xuống nước xin lỗi mà lời xin lỗi luôn "kỳ kỳ", còn những nghệ sĩ khác thì không bao giờ xin lỗi.
Nghệ sĩ hoặc làm ngơ, hoặc xin lỗi "pháp luật" và "nhà nước VN" , cái vế khán giả thường đứng chót hoặc không hề được nhắc tới luôn.
Trong sân khấu hiện tại, vậy chứ khán giả đang đứng ở vị trí nào?
Mấy bữa nay lại vụ ca sĩ, nghệ sĩ chia phe "Khán giả có nuôi nghệ sĩ không?"
Người ta thấy đạo diễn, biên kịch Quốc Bảo khẳng định rất rạch ròi:
"Cho nên đừng suy nghĩ phải mang ơn khán giả, chỉ nên mang ơn cha mẹ, thầy cô, ân nhân, và chính nỗ lực bản thân mà thôi"
Không mang ơn khán giả, khán giả không có tư cách nuôi nghệ sĩ là những câu nói của "vài" nghệ sĩ hổm rày
Đó là một cuộc trưng cầu dân ý, xét lại nền giải trí của Miền Nam
Có lẽ trong mắt vài nghệ sĩ, khán giả chỉ có nghĩa vụ mang tiền mua vé , mang tiền mua dĩa, bỏ thì giờ mua sản phẩm họ quảng cáo, bán hàng online và nhét con mắt coi youtube cho họ tăng view , coi gameshow cho tăng rating là xong, ngoài ra cấm nói, cấm dạy, cấm nhiều chuyện, cấm buồn bực...
Đó là hậu quả của chuyện một số khán giả quá đà tạo ra nghệ sĩ hư thân mất nết.
Đám hư thân này làm mưa làm gió,chiếm sóng truyền hình ,làm hư theo một lớp khán giả trẻ tuổi,thiếu niên khi chưa hề có kinh nghiệm sống.
Có vài ca sĩ,diễn viên họ là thùng rỗng kêu to.Thực tài không xứng đáng với cái danh mà họ được tung hê. Kể cả trình độ cư xử cũng không đáng để gọi là "nghệ sĩ".
Phàm cái gì thuộc xuất phát thấp mà lên cao quá, được lăng xê quá thì sẽ có tình trạng là bản thân không kham nổi vai trò.
Một số fanclub đã nuôi nghệ sĩ vô tư mà không nghĩ rằng có ngày bị nghệ sĩ, ca sĩ họ dắt đi.
Khi nghệ sĩ bước lên cao, khi làm ông hoàng, công chúa này nọ, họ nghĩ họ là Trời.
Họ quên những ngày vừa bước vào nghề phải đi "xin" hát đám cưới, đám ma, thôi nôi, đầy tháng , xin trầy trật mới có một chổ đồng ý.
Họ quên những ngày mưa dầm, một khán giả quấn tờ 10.000 đồng lên bông cho họ mà họ mừng húm, cúi đầu cám ơn rối rít.
Nghề "mua vui cho khán giả" , khi bước lên sân khấu với áo đẹp quần là, son phấn hực hỡ, mục đích là cho khán giả nhìn ngó sướng con mắt, tiếng hát lời ca cất lên để ru tai khán giả, mục đích cuối cùng là gì?
Nhiều bạn nói vui, xưa nay chưa thấy giới nghệ sĩ đình công, bãi công bao giờ.
Người quét rác đình công thì rác đầy đường, thiên hạ điên đầu. Bác sĩ đình công thì dân chết khi không có ai cấp cứu. Thầy giáo đình công thì học trò bị lỡ tương lai. Cảnh sát đình công thì trộm cướp như rươi . Tiểu thương đình công, bãi thị thì dân không có gì để ăn.
Nhưng chưa thấy ca sĩ đình công, vì họ có đình công thì mọi thứ vẫn không thay đổi.
Trong "Hịch tướng sĩ văn", Trần Hưng Đạo từng ám chỉ lời ca tiếng hát không thể làm võ khí giết giặc được.
Đàm Vĩnh H từng thông báo ngừng xuất hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nhưng chỉ được vài tháng. Nhiều người mong muốn anh ngừng vĩnh viễn có khi lại hay.
Đám hư thân này làm mưa làm gió, chiếm sóng truyền hình , làm hư theo một lớp khán giả trẻ tuổi, thiếu niên khi chưa hề có kinh nghiệm s nhà ngoài phố" chung với một "thánh chửi".
Nghệ sĩ mà từ chối chữ "nuôi" coi như sẽ bị đào thải , như họ tự lấy dao cắt thịt, cắt xương mình quăng ra vậy.
Nuôi là chữ yêu thương, tình cảm, tình thâm, chia sớt, tri âm, thân tộc, cháu con.
Có thương yêu mới có nuôi nấng, nuôi dưỡng, nuôi dạy. Nuôi là giữ gìn, chăm sóc nhau để cho tồn tại, cho phát triển đặng mà tu dưỡng, trau dồi, rèn luyện.
Khán giả nuôi nghệ sĩ chứ nghệ sĩ không có nuôi khán giả. Thương yêu, nuôi dưỡng và phải dạy dỗ nghệ sĩ, nếu không họ sẽ hư thân mất nết
Những thế hệ đi trước như bà Phúng Há, bà Năm Phỉ, Bảy Nam, Kim Cương cùng ông Năm Châu,cô Út Bạch Lan họ nhã nhặn, họ nghiêng mình trước khán giả như thế nào đã thấy rõ
Nhưng có một số nghệ sĩ chụp giựt ngày nay đã không thể hạ mình trước khán giả, họ muốn làm cha mẹ thiên hạ, muốn khẳng định vị trí vai trò của họ , họ cho rằng ngày nay hiện đại, ngày trước xưa rồi
Đó là "nghệ sĩ" không khôn ngoan
Nhiều lý lẽ tức cười, rằng "nếu không đẹp, không hát hay, không rèn dũa thì khán giả cũng đâu có coi tui".
À,hay, làm nghề mà không hát hay thì bỏ nghề đi em. Làm gì cũng cần vốn liếng , giọng hát, hình thể là vốn của em đó.
Khán giả không những là tri âm mà còn là cha mẹ , thậm chí hơn cả cha mẹ của nghệ sĩ . Vì cha mẹ sanh ra nghệ sĩ nuôi họ chỉ vài năm chứ khán giả nuôi cả đời.
Đạo đức, quy tắc ứng xử xưa nay vẫn vậy thôi, nền văn nghệ Miền Nam dù có nhiều "sao xẹt" nhưng bản chất nó vẫn vận hành y chang thời xe trâu, ghe hát những năm 1930.
Công chúng phân biệt rất rõ có hai loại nghệ sĩ ngày nay.
Đó là những người nghệ sĩ làm nghề vì đam mê thiệt,họ giữ nghề và trân trọng cái nghề đã nuôi dưỡng, cưu mang và vinh danh họ. Cái câu "Con tằm đến thác cũng còn vương tơ" là những người này.
Và một thế hệ "nghệ sĩ" chụp giựt của hề nhảm,của gameshow,"nghệ sĩ giang hồ", "nghệ sĩ" của lăng xê quá lố. Đám này mặt dày và rất vô văn hóa.
Con người ai cũng có những lúc nhẹ lòng,những đam mê ngộ ngộ, nhiều nghệ sĩ có máu "nhiều bồ" và "đánh bài" sau hậu trường, đó là cái thường tình của giới sân khấu xưa nay, công chúng đôi khi mặc định chấp nhận.
Nhưng "nghệ sĩ" mà quay miệng xuống coi thường khán giả, sống tạo scandal liên tiếp, rồi lôi bè kéo phe chèn ép đồng nghiệp, nô dịch khán giả , thái độ xấc xược thì cần phải loại ra khỏi làng văn nghệ Miền Nam.
Người nào không biết trân trọng, không có lịch sự tối thiểu với khán giả thì sẽ bị đào thải ra khỏi nghề.
Cái gì cũng chỉ có một thời. Thịnh cực tất suy.
Nghệ sĩ có lên sẽ có xuống, có trẻ thì sẽ có lúc già. Nghệ sĩ hạ mình với khán giả đôi khi lại là cái phước khi về già , khi mà má hóp, da nhăn, hết duyên sân khấu.
Hãy sống làm sao mà khi khuất bóng như nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, như cô Út Bạch Lan, khi họ ra đi khán giả bùi ngùi đưa tiễn.
Đừng sống như ca sĩ A, nghệ sĩ B, khi còn sống mà công chúng đã ước rằng phải chi anh, chị "đi" thì làng văn nghệ an bình lắm
Có lẽ không ai muốn mình già nhưng mà cái gì đến ắt phải đến. Con người có thể chạy trốn được nhiều thứ nhưng không thể chạy trốn được thân phận mình.
Có thể gọi chuyện này là Hương Lan phản ứng với hề xàm xí đú
Hương Lan không ngại đụng chạm, công khai viết những chuyện này ra như vậy vì nó đụng chạm đến sân khấu của cô
"Trên sân khấu là nơi tạo ra rất nhiều người mà cô yêu quý, cả cô và cha của cô. Cho nên đối với cô đó là nơi thiêng liêng, không thể nào dung tục cho dù có là một sân khấu nhỏ bé, tồi tàn đi chăng nữa"
Nhưng ca sĩ Hương Lan ơi!, giấy mà gói lửa không có đặng đâu cô, cái tục tục, bỗ bã là cái vốn liếng của "danh hề" Việt H kiếm cơm hàng đêm mà cô
Chúng ta thấy vụ Duy Ng, có nhiều "nghệ sĩ" làm như phim Hồng Kông, Bến Thượng Hải tìm tới nhà Duy Ng "dạy dỗ".
Với Duy Ng thì nhiều người không thích bạn này lý luận, nói cách khác là ghét bạn luôn. Nhưng các "nghệ sĩ" thì không làm cái chuyện đó được nếu nói về góc độ pháp luật và "nghề".
Khán giả đồng loạt lên án Cát Ph và đám "nghệ sĩ" đó không phải vì thương Duy Ng mà là thương cho cái sân khấu, cái nghề biểu diễn.
Vui cái là trong st trên FB sau khi dạy dỗ Duy Ng , Cát P đã có một dòng như là "báo công " và "báo cáo" với anh Búm.
Khán giả nhận ra liền (Trong đám ma một anh hề, khán giả cũng nhận ra quyền lực thể hiện của anh Bún)
Họ đã làm mất mặt giới sân khấu,nói như Hương Lan là "xúc phạm sân khấu linh thiêng"
Nghệ sĩ Việt A lo âu trước cái "nghề" và sân khấu đang bị xúc phạm kiểu đó nên anh phản ứng. Ai dè đang cơn say "Bến Thượng Hải" , chị đại Cát P "xỉa" luôn Việt A
Một ê kíp đi ăn mừng "chiến thắng" và khoe hình lên mạng
Dư luận lên tiếng, rốt cuộc Cát P xin lỗi Việt A (nhưng Việt A không thèm trả lời)
Cát Ph vẫn không xin lỗi khán giả, xin lỗi đồng nghiệp vì mình đã tri trét, làm xấu cái nghề sân khấu , những "nghệ sĩ" tham gia có mặt ngày đó chưa có ai xin lỗi, họ vẫn tà tà "làm nghề" , vẫn "cống hiến"
Nguyễn Cao Kỳ D mang danh luật sư mà xin lỗi một cách rất láo cá và lâng câng.
Đàm Vĩnh H và Trấn Th là nghệ sĩ "đại gia", chém cơm, nồi cơm họ lớn, họ luôn phải đối mặt với mọi thứ nên họ phải xuống nước xin lỗi mà lời xin lỗi luôn "kỳ kỳ", còn những nghệ sĩ khác thì không bao giờ xin lỗi.
Nghệ sĩ hoặc làm ngơ, hoặc xin lỗi "pháp luật" và "nhà nước VN" , cái vế khán giả thường đứng chót hoặc không hề được nhắc tới luôn.
Trong sân khấu hiện tại, vậy chứ khán giả đang đứng ở vị trí nào?
Mấy bữa nay lại vụ ca sĩ, nghệ sĩ chia phe "Khán giả có nuôi nghệ sĩ không?"
Người ta thấy đạo diễn, biên kịch Quốc Bảo khẳng định rất rạch ròi:
"Cho nên đừng suy nghĩ phải mang ơn khán giả, chỉ nên mang ơn cha mẹ, thầy cô, ân nhân, và chính nỗ lực bản thân mà thôi"
Không mang ơn khán giả, khán giả không có tư cách nuôi nghệ sĩ là những câu nói của "vài" nghệ sĩ hổm rày
Đó là một cuộc trưng cầu dân ý, xét lại nền giải trí của Miền Nam
Có lẽ trong mắt vài nghệ sĩ, khán giả chỉ có nghĩa vụ mang tiền mua vé , mang tiền mua dĩa, bỏ thì giờ mua sản phẩm họ quảng cáo, bán hàng online và nhét con mắt coi youtube cho họ tăng view , coi gameshow cho tăng rating là xong, ngoài ra cấm nói, cấm dạy, cấm nhiều chuyện, cấm buồn bực...
Đó là hậu quả của chuyện một số khán giả quá đà tạo ra nghệ sĩ hư thân mất nết.
Đám hư thân này làm mưa làm gió,chiếm sóng truyền hình ,làm hư theo một lớp khán giả trẻ tuổi,thiếu niên khi chưa hề có kinh nghiệm sống.
Có vài ca sĩ,diễn viên họ là thùng rỗng kêu to.Thực tài không xứng đáng với cái danh mà họ được tung hê. Kể cả trình độ cư xử cũng không đáng để gọi là "nghệ sĩ".
Phàm cái gì thuộc xuất phát thấp mà lên cao quá, được lăng xê quá thì sẽ có tình trạng là bản thân không kham nổi vai trò.
Một số fanclub đã nuôi nghệ sĩ vô tư mà không nghĩ rằng có ngày bị nghệ sĩ, ca sĩ họ dắt đi.
Khi nghệ sĩ bước lên cao, khi làm ông hoàng, công chúa này nọ, họ nghĩ họ là Trời.
Họ quên những ngày vừa bước vào nghề phải đi "xin" hát đám cưới, đám ma, thôi nôi, đầy tháng , xin trầy trật mới có một chổ đồng ý.
Họ quên những ngày mưa dầm, một khán giả quấn tờ 10.000 đồng lên bông cho họ mà họ mừng húm, cúi đầu cám ơn rối rít.
Nghề "mua vui cho khán giả" , khi bước lên sân khấu với áo đẹp quần là, son phấn hực hỡ, mục đích là cho khán giả nhìn ngó sướng con mắt, tiếng hát lời ca cất lên để ru tai khán giả, mục đích cuối cùng là gì?
Nhiều bạn nói vui, xưa nay chưa thấy giới nghệ sĩ đình công, bãi công bao giờ.
Người quét rác đình công thì rác đầy đường, thiên hạ điên đầu. Bác sĩ đình công thì dân chết khi không có ai cấp cứu. Thầy giáo đình công thì học trò bị lỡ tương lai. Cảnh sát đình công thì trộm cướp như rươi . Tiểu thương đình công, bãi thị thì dân không có gì để ăn.
Nhưng chưa thấy ca sĩ đình công, vì họ có đình công thì mọi thứ vẫn không thay đổi.
Trong "Hịch tướng sĩ văn", Trần Hưng Đạo từng ám chỉ lời ca tiếng hát không thể làm võ khí giết giặc được.
Đàm Vĩnh H từng thông báo ngừng xuất hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nhưng chỉ được vài tháng. Nhiều người mong muốn anh ngừng vĩnh viễn có khi lại hay.
Đám hư thân này làm mưa làm gió, chiếm sóng truyền hình , làm hư theo một lớp khán giả trẻ tuổi, thiếu niên khi chưa hề có kinh nghiệm s nhà ngoài phố" chung với một "thánh chửi".
Nghệ sĩ mà từ chối chữ "nuôi" coi như sẽ bị đào thải , như họ tự lấy dao cắt thịt, cắt xương mình quăng ra vậy.
Nuôi là chữ yêu thương, tình cảm, tình thâm, chia sớt, tri âm, thân tộc, cháu con.
Có thương yêu mới có nuôi nấng, nuôi dưỡng, nuôi dạy. Nuôi là giữ gìn, chăm sóc nhau để cho tồn tại, cho phát triển đặng mà tu dưỡng, trau dồi, rèn luyện.
Khán giả nuôi nghệ sĩ chứ nghệ sĩ không có nuôi khán giả. Thương yêu, nuôi dưỡng và phải dạy dỗ nghệ sĩ, nếu không họ sẽ hư thân mất nết
Những thế hệ đi trước như bà Phúng Há, bà Năm Phỉ, Bảy Nam, Kim Cương cùng ông Năm Châu,cô Út Bạch Lan họ nhã nhặn, họ nghiêng mình trước khán giả như thế nào đã thấy rõ
Nhưng có một số nghệ sĩ chụp giựt ngày nay đã không thể hạ mình trước khán giả, họ muốn làm cha mẹ thiên hạ, muốn khẳng định vị trí vai trò của họ , họ cho rằng ngày nay hiện đại, ngày trước xưa rồi
Đó là "nghệ sĩ" không khôn ngoan
Nhiều lý lẽ tức cười, rằng "nếu không đẹp, không hát hay, không rèn dũa thì khán giả cũng đâu có coi tui".
À,hay, làm nghề mà không hát hay thì bỏ nghề đi em. Làm gì cũng cần vốn liếng , giọng hát, hình thể là vốn của em đó.
Khán giả không những là tri âm mà còn là cha mẹ , thậm chí hơn cả cha mẹ của nghệ sĩ . Vì cha mẹ sanh ra nghệ sĩ nuôi họ chỉ vài năm chứ khán giả nuôi cả đời.
Đạo đức, quy tắc ứng xử xưa nay vẫn vậy thôi, nền văn nghệ Miền Nam dù có nhiều "sao xẹt" nhưng bản chất nó vẫn vận hành y chang thời xe trâu, ghe hát những năm 1930.
Công chúng phân biệt rất rõ có hai loại nghệ sĩ ngày nay.
Đó là những người nghệ sĩ làm nghề vì đam mê thiệt,họ giữ nghề và trân trọng cái nghề đã nuôi dưỡng, cưu mang và vinh danh họ. Cái câu "Con tằm đến thác cũng còn vương tơ" là những người này.
Và một thế hệ "nghệ sĩ" chụp giựt của hề nhảm,của gameshow,"nghệ sĩ giang hồ", "nghệ sĩ" của lăng xê quá lố. Đám này mặt dày và rất vô văn hóa.
Con người ai cũng có những lúc nhẹ lòng,những đam mê ngộ ngộ, nhiều nghệ sĩ có máu "nhiều bồ" và "đánh bài" sau hậu trường, đó là cái thường tình của giới sân khấu xưa nay, công chúng đôi khi mặc định chấp nhận.
Nhưng "nghệ sĩ" mà quay miệng xuống coi thường khán giả, sống tạo scandal liên tiếp, rồi lôi bè kéo phe chèn ép đồng nghiệp, nô dịch khán giả , thái độ xấc xược thì cần phải loại ra khỏi làng văn nghệ Miền Nam.
Người nào không biết trân trọng, không có lịch sự tối thiểu với khán giả thì sẽ bị đào thải ra khỏi nghề.
Cái gì cũng chỉ có một thời. Thịnh cực tất suy.
Nghệ sĩ có lên sẽ có xuống, có trẻ thì sẽ có lúc già. Nghệ sĩ hạ mình với khán giả đôi khi lại là cái phước khi về già , khi mà má hóp, da nhăn, hết duyên sân khấu.
Hãy sống làm sao mà khi khuất bóng như nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, như cô Út Bạch Lan, khi họ ra đi khán giả bùi ngùi đưa tiễn.
Đừng sống như ca sĩ A, nghệ sĩ B, khi còn sống mà công chúng đã ước rằng phải chi anh, chị "đi" thì làng văn nghệ an bình lắm
Có lẽ không ai muốn mình già nhưng mà cái gì đến ắt phải đến. Con người có thể chạy trốn được nhiều thứ nhưng không thể chạy trốn được thân phận mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét