Tôi tán thành quan điểm Nhà nước cần quy định bắt buộc các tài khoản huy động tiền từ thiện phải là tài khoản đặc biệt được cấp bởi các NHTM. Tài khoản này không được bảo mật theo yêu cầu của chủ tài khoản, bắt buộc phải công khai giao dịch thu chi hàng tháng trên trang web của NHTM. Các tổ chức cá nhân chỉ được huy động từ thiện vào tài khoản đặc biệt dành cho việc làm từ thiện. Bất kỳ kêu gọi huy động vào tài khoản cá nhân bình thường nào phục vụ cho mục tiêu làm từ thiện mà không đăng ký tài khoản đặc biệt sẽ không được chấp thuận. Xét cho cùng, tất cả các rủi ro chúng ta chứng kiến đều có nguồn gốc từ sự thiếu minh bạch nên rất cần cơ chế này. Ngay cả Mặt trận tổ quốc huy động từ thiện thì tài khoản và và giao dịch thu chi của họ cho hoạt động từ thiện (có thể nhiều tài khoản từ thiện đặc biệt, mỗi tài khoản kêu gọi huy động cho một mục đích đặc biệt) cũng cần phải được công khai.
Tài khoản 119M*** trên diễn đàn đã đăng ảnh chụp màn hình sao kê, đồng thời nêu câu hỏi với các thành viên khác trong diễn đàn “nhìn giùm 700 triệu nó đi đâu thế? Tài khoản dùng nhận tiền từ thiện mà lại đem đi làm việc riêng thì không phải trục lợi?”, tài khoản này cho biết. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
Mất niềm tin vào các tổ chức từ thiện, những người ủng hộ không biết tiền của họ được sử dụng như thế nào tại các tổ chức cồng kềnh và nặng về hình thức này, đã tìm tới các cá nhân uy tín. Đầu tiên, các cá nhân này cũng thường làm từ thiện bằng tiền của họ. Sự tận tâm của họ trong công tác này khiến nhiều người không thể làm thiện nguyện trực tiếp, gửi thêm tài vật tới các cá nhân uy tín với mong muốn tiền và tình cảm của họ được trao trực tiếp, tận tay và không thiếu hụt tới người cần giúp đỡ.
Người Việt tuy nghèo, nhưng tấm lòng đùm bọc cho đồng bào chưa bao giờ vơi đi. Trong nạn đói 1945, hơn 2 triệu người chết, cách mà người Việt dìu nhau vượt qua làm thế giới kinh ngạc. Các báo cáo của người Nhật viết về thảm họa này đã hết lời ca ngợi tấm lòng của người Việt dành cho nhau. Giữa nạn đói không tồn tại nạn người ăn thịt người vì đói như Trung Quốc trong Đại cách mạng văn hóa, hay Đại nhảy vọt, không tồn tại cướp bóc đáng kể. Những nhà giàu ở thành phố xuất gạo nấu cháo loãng chia cho người đói. Những gia đình bố mẹ chết đi vì nạn đói, con cái được người còn sống mang về nuôi. Ngày nay, biết bao câu chuyện về những đứa trẻ được nhận nuôi từ nạn đói tại các gia đình chẳng giàu có gì, cũng có tới 5 - 7 đứa con lay lắt như thế.
Người Việt thế đấy, nếu còn sức để san sẻ, họ sẽ gắng làm cho đồng bào của mình như cha ông đã làm.
Năm nào cũng vậy, bão lũ ở miền Trung luôn là nơi cả nước hướng về, cầu nguyện và chia sẻ. Phần đa cách chia sẻ tự phát từ tấm lòng người Việt, các tổ chức, các nhóm cá nhân tự xuất tiền đi làm… Năm ngoái, ca sĩ Thủy Tiên đã nhận tới hơn 180 tỷ đồng chỉ trong vài ngày và gấp rút vào miền Trung, chia tiền cho từng hộ gia đình bị bão lũ cuốn trôi hết gia sản… Sự minh bạch tài khoản tự nguyện của Thủy Tiên khiến người gửi gắm niềm tin vào cô yên tâm, đồng bào miền Trung nhận được sự giúp đỡ đáng quý trong lúc khó khăn. Nhưng không phải ai nhận tiền cũng làm được thành công như Thủy Tiên.
1) Sự kiện
Nhiều ngày qua, dư luận xôn xao trước nghi vấn nghệ sĩ Hoài Linh “giữ lại” suốt 6 tháng hơn 14 tỷ đồng tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung gặp bão lũ hồi tháng 11 năm ngoái.
Sau đó nghệ sĩ Hoài Linh đã chính thức lên tiếng giải thích việc chậm trễ giải ngân là do ảnh hưởng dịch Covid-19. Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn chưa làm thoả lòng dư luận, sự việc vẫn đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Cuộc tranh luận được đẩy lên đỉnh điểm khi tối ngày 24/5 vừa qua, trên diễn đàn công nghệ khá nổi tiếng ở Việt Nam – cộng đồng Voz và sau đó là trên các mạng xã hội trong nước bất ngờ lan truyền hình ảnh được cho là ảnh chụp màn hình lịch sử giao dịch tài khoản ngân hàng của nghệ sĩ Hoài Linh.
Các thông tin được thành viên này chia sẻ gồm chi tiết các khoản tiền được gửi vào, rút ra cùng nội dung giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có nội dung gửi tiền vào các quỹ từ thiện mà danh hài Hoài Linh đã từng kêu gọi.
Theo đó, những thông tin bị lộ và nhanh chóng bị phát tán gồm có 27 động thái biến động tài khoản gần nhất, nội dung chuyển khoản, số tiền giao dịch và số tham chiếu.
Tài khoản 119M*** trên diễn đàn đã đăng ảnh chụp màn hình sao kê, đồng thời nêu câu hỏi với các thành viên khác trong diễn đàn “nhìn giùm 700 triệu nó đi đâu thế? Tài khoản dùng nhận tiền từ thiện mà lại đem đi làm việc riêng thì không phải trục lợi?”, tài khoản này cho biết.
Đáng chú ý, trong phần nội dung tin nhắn có đề cập đến số tài khoản thuộc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) mang tên Võ Nguyễn Hoài Linh. Đặc biệt, đây cũng là số tài khoản nghệ sĩ hài Hoài Linh công bố trên trang cá nhân, chuyên dùng nhận tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung trước đó.
Theo hình ảnh mà thành viên diễn đàn VOZ đăng tải, tài khoản được cho của nghệ sĩ Hoài Linh có 4 lệnh chuyển tiền đi với nội dung lần lượt là: “MB ck tien a tai” (26,6 triệu đồng), “VO NGUYEN HOAI LINH cau linh chuyen tien” (700 triệu đồng), “MB chuyen khoan” (5 triệu đồng) và “MB a4 chuyen tien lam tu thien” (200 triệu đồng).
Hiện bài viết trên diễn đàn này đã bị xoá.
2) Trách nhiệm của ngân hàng khi để lộ thông tin tài khoản khách hàng
Liên quan đến vụ việc trên, trưa nay 26/5, trao đổi với Dân trí, đại diện truyền thông Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết họ cũng muốn nhanh chóng tìm ra được nguồn tiết lộ thông tin để xử lý. Ngay sau khi có thông tin, ngân hàng sẽ có công bố chính thức tới khách hàng.
Theo quy định, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nếu làm lộ thông tin khách hàng sai quy định của pháp luật sẽ phải bồi thường thiệt hại. Quy định này rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân, thông tin khách hàng được pháp luật bảo vệ.
Đề cập tới quy trình thanh, kiểm tra nội bộ của ngân hàng, một chuyên viên ngân hàng quốc tế lớn ở Việt Nam cho biết thông thường ngân hàng không có quy định về thanh tra nội bộ mà tùy từng sự việc, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra.
"Việc kiểm tra này rất đơn giản, nó thuộc công nghệ thông tin, truy vết cái là ra ngay. Nhân viên nào cập nhật vào sẽ ra ngay, hệ thống sẽ ghi nhận, lưu vết account người truy cập. Tuy nhiên, đây là một điều rất tối kỵ, nếu tiết lộ thông tin khách hàng, ngân hàng có thể mất uy tín vì kinh doanh ngân hàng là kinh doanh niềm tin", vị chuyên gia này bình luận.
Đến tối ngày 27/5, theo báo Tuổi trẻ, Ngân hàng Quân Đội (MB) cho biết họ đã phát hiện ra danh tính của cá nhân làm việc tại ngân hàng để lộ thông tin khách hàng.
Thông báo của MB cho biết sẽ "có biện pháp kỷ luật thỏa đáng cá nhân để lộ thông tin, không tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ quy định của pháp luật, quy định của ngân hàng".
Về phương thức xử lý đối với người vi phạm, MB cho biết đã đình chỉ công việc của người này và sẽ kỷ luật với hình thức cao nhất, đồng thời đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.
"Việc lộ thông tin trên không do hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng bị sự cố hay bị hacker tấn công. Ngoài ra, nhằm không để các sự việc tương tự tái diễn và bảo mật thông tin, dữ liệu giao dịch của khách hàng, ngân hàng cũng đã thực hiện rà soát lại các quy trình làm việc, phân quyền chặt chẽ và siết chặt kỷ luật làm việc hơn", đại diện MB cho biết thêm.
3) Nghệ sĩ, người nổi tiếng huy động tiền làm từ thiện - đã đến lúc cần có sự hỗ trợ của quản lý nhà nước
Từ sự việc của MC Phan Anh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, đến vụ ồn ào của danh hài Hoài Linh cho thấy, việc công khai rõ ràng số tiền quyên góp được cũng như số tiền đã ủng hộ đến từng địa phương, từng đối tượng cần được hỗ trợ là hết sức cần thiết.
Nên có tài khoản 'đặc biệt' công khai dành cho huy động từ thiện?
FB Tâm Chính - Rò rỉ các giao dịch trong tài khoản huy động tiền từ thiện tại Ngân hàng Quân đội của nghệ sĩ Hoài Linh đang khiến ngân hàng này phải mở ra một cuộc điều tra nội bộ. Những rủi ro pháp lý, đạo đức liên quan đến sự việc này khiến chúng ta cần một chế tài mới để công khai tài khoản huy động tiền của tổ chức, cá nhân với công chúng. Minh bạch hóa bởi pháp luật sẽ con đường tốt nhất để thiện nguyện trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa, để không ai vì thiện nguyện mà vấy bẩn bởi lòng tham…Tài khoản 119M*** trên diễn đàn đã đăng ảnh chụp màn hình sao kê, đồng thời nêu câu hỏi với các thành viên khác trong diễn đàn “nhìn giùm 700 triệu nó đi đâu thế? Tài khoản dùng nhận tiền từ thiện mà lại đem đi làm việc riêng thì không phải trục lợi?”, tài khoản này cho biết. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
Mất niềm tin vào các tổ chức từ thiện, những người ủng hộ không biết tiền của họ được sử dụng như thế nào tại các tổ chức cồng kềnh và nặng về hình thức này, đã tìm tới các cá nhân uy tín. Đầu tiên, các cá nhân này cũng thường làm từ thiện bằng tiền của họ. Sự tận tâm của họ trong công tác này khiến nhiều người không thể làm thiện nguyện trực tiếp, gửi thêm tài vật tới các cá nhân uy tín với mong muốn tiền và tình cảm của họ được trao trực tiếp, tận tay và không thiếu hụt tới người cần giúp đỡ.
Người Việt tuy nghèo, nhưng tấm lòng đùm bọc cho đồng bào chưa bao giờ vơi đi. Trong nạn đói 1945, hơn 2 triệu người chết, cách mà người Việt dìu nhau vượt qua làm thế giới kinh ngạc. Các báo cáo của người Nhật viết về thảm họa này đã hết lời ca ngợi tấm lòng của người Việt dành cho nhau. Giữa nạn đói không tồn tại nạn người ăn thịt người vì đói như Trung Quốc trong Đại cách mạng văn hóa, hay Đại nhảy vọt, không tồn tại cướp bóc đáng kể. Những nhà giàu ở thành phố xuất gạo nấu cháo loãng chia cho người đói. Những gia đình bố mẹ chết đi vì nạn đói, con cái được người còn sống mang về nuôi. Ngày nay, biết bao câu chuyện về những đứa trẻ được nhận nuôi từ nạn đói tại các gia đình chẳng giàu có gì, cũng có tới 5 - 7 đứa con lay lắt như thế.
Người Việt thế đấy, nếu còn sức để san sẻ, họ sẽ gắng làm cho đồng bào của mình như cha ông đã làm.
Năm nào cũng vậy, bão lũ ở miền Trung luôn là nơi cả nước hướng về, cầu nguyện và chia sẻ. Phần đa cách chia sẻ tự phát từ tấm lòng người Việt, các tổ chức, các nhóm cá nhân tự xuất tiền đi làm… Năm ngoái, ca sĩ Thủy Tiên đã nhận tới hơn 180 tỷ đồng chỉ trong vài ngày và gấp rút vào miền Trung, chia tiền cho từng hộ gia đình bị bão lũ cuốn trôi hết gia sản… Sự minh bạch tài khoản tự nguyện của Thủy Tiên khiến người gửi gắm niềm tin vào cô yên tâm, đồng bào miền Trung nhận được sự giúp đỡ đáng quý trong lúc khó khăn. Nhưng không phải ai nhận tiền cũng làm được thành công như Thủy Tiên.
1) Sự kiện
Nhiều ngày qua, dư luận xôn xao trước nghi vấn nghệ sĩ Hoài Linh “giữ lại” suốt 6 tháng hơn 14 tỷ đồng tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung gặp bão lũ hồi tháng 11 năm ngoái.
Sau đó nghệ sĩ Hoài Linh đã chính thức lên tiếng giải thích việc chậm trễ giải ngân là do ảnh hưởng dịch Covid-19. Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn chưa làm thoả lòng dư luận, sự việc vẫn đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Cuộc tranh luận được đẩy lên đỉnh điểm khi tối ngày 24/5 vừa qua, trên diễn đàn công nghệ khá nổi tiếng ở Việt Nam – cộng đồng Voz và sau đó là trên các mạng xã hội trong nước bất ngờ lan truyền hình ảnh được cho là ảnh chụp màn hình lịch sử giao dịch tài khoản ngân hàng của nghệ sĩ Hoài Linh.
Các thông tin được thành viên này chia sẻ gồm chi tiết các khoản tiền được gửi vào, rút ra cùng nội dung giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có nội dung gửi tiền vào các quỹ từ thiện mà danh hài Hoài Linh đã từng kêu gọi.
Theo đó, những thông tin bị lộ và nhanh chóng bị phát tán gồm có 27 động thái biến động tài khoản gần nhất, nội dung chuyển khoản, số tiền giao dịch và số tham chiếu.
Tài khoản 119M*** trên diễn đàn đã đăng ảnh chụp màn hình sao kê, đồng thời nêu câu hỏi với các thành viên khác trong diễn đàn “nhìn giùm 700 triệu nó đi đâu thế? Tài khoản dùng nhận tiền từ thiện mà lại đem đi làm việc riêng thì không phải trục lợi?”, tài khoản này cho biết.
Đáng chú ý, trong phần nội dung tin nhắn có đề cập đến số tài khoản thuộc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) mang tên Võ Nguyễn Hoài Linh. Đặc biệt, đây cũng là số tài khoản nghệ sĩ hài Hoài Linh công bố trên trang cá nhân, chuyên dùng nhận tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung trước đó.
Theo hình ảnh mà thành viên diễn đàn VOZ đăng tải, tài khoản được cho của nghệ sĩ Hoài Linh có 4 lệnh chuyển tiền đi với nội dung lần lượt là: “MB ck tien a tai” (26,6 triệu đồng), “VO NGUYEN HOAI LINH cau linh chuyen tien” (700 triệu đồng), “MB chuyen khoan” (5 triệu đồng) và “MB a4 chuyen tien lam tu thien” (200 triệu đồng).
Hiện bài viết trên diễn đàn này đã bị xoá.
2) Trách nhiệm của ngân hàng khi để lộ thông tin tài khoản khách hàng
Liên quan đến vụ việc trên, trưa nay 26/5, trao đổi với Dân trí, đại diện truyền thông Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết họ cũng muốn nhanh chóng tìm ra được nguồn tiết lộ thông tin để xử lý. Ngay sau khi có thông tin, ngân hàng sẽ có công bố chính thức tới khách hàng.
Theo quy định, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nếu làm lộ thông tin khách hàng sai quy định của pháp luật sẽ phải bồi thường thiệt hại. Quy định này rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân, thông tin khách hàng được pháp luật bảo vệ.
Đề cập tới quy trình thanh, kiểm tra nội bộ của ngân hàng, một chuyên viên ngân hàng quốc tế lớn ở Việt Nam cho biết thông thường ngân hàng không có quy định về thanh tra nội bộ mà tùy từng sự việc, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra.
"Việc kiểm tra này rất đơn giản, nó thuộc công nghệ thông tin, truy vết cái là ra ngay. Nhân viên nào cập nhật vào sẽ ra ngay, hệ thống sẽ ghi nhận, lưu vết account người truy cập. Tuy nhiên, đây là một điều rất tối kỵ, nếu tiết lộ thông tin khách hàng, ngân hàng có thể mất uy tín vì kinh doanh ngân hàng là kinh doanh niềm tin", vị chuyên gia này bình luận.
Đến tối ngày 27/5, theo báo Tuổi trẻ, Ngân hàng Quân Đội (MB) cho biết họ đã phát hiện ra danh tính của cá nhân làm việc tại ngân hàng để lộ thông tin khách hàng.
Thông báo của MB cho biết sẽ "có biện pháp kỷ luật thỏa đáng cá nhân để lộ thông tin, không tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ quy định của pháp luật, quy định của ngân hàng".
Về phương thức xử lý đối với người vi phạm, MB cho biết đã đình chỉ công việc của người này và sẽ kỷ luật với hình thức cao nhất, đồng thời đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.
"Việc lộ thông tin trên không do hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng bị sự cố hay bị hacker tấn công. Ngoài ra, nhằm không để các sự việc tương tự tái diễn và bảo mật thông tin, dữ liệu giao dịch của khách hàng, ngân hàng cũng đã thực hiện rà soát lại các quy trình làm việc, phân quyền chặt chẽ và siết chặt kỷ luật làm việc hơn", đại diện MB cho biết thêm.
3) Nghệ sĩ, người nổi tiếng huy động tiền làm từ thiện - đã đến lúc cần có sự hỗ trợ của quản lý nhà nước
Từ sự việc của MC Phan Anh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, đến vụ ồn ào của danh hài Hoài Linh cho thấy, việc công khai rõ ràng số tiền quyên góp được cũng như số tiền đã ủng hộ đến từng địa phương, từng đối tượng cần được hỗ trợ là hết sức cần thiết.
Thủy Tiên và đoàn của cô trực tiếp mang tài sản vật chất đến cho những nạn nhân của lũ lụt mà không qua bất cứ một tổ chức trung gian nào. (Ảnh Facebook nhân vật)
Trước đó, Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã hoàn thiện dự thảo nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Dự thảo nghị định này dự kiến sẽ được trình Chính phủ ban hành trong tháng 6/2021 này.
Dự thảo nghị định nêu rõ, để đảm bảo tiền quyên góp từ thiện đến kịp thời với người dân bị ảnh hưởng thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…, Bộ Tài chính đề nghị cá nhân muốn vận động nguồn tài trợ thì phải thông báo với chính quyền nơi mình cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động.
Còn khi đi làm từ thiện thì cá nhân phải thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương - nơi tiếp nhận hỗ trợ - để được hướng dẫn, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Theo một số chuyên gia kinh tế, dự thảo này của Bộ tài chính đưa ra về chế tài làm từ thiện chưa đủ cho minh bạch tài chính trong làm từ thiện. Hiện nay, quyền bảo mật với tài khoản cá nhân, doanh nghiệp sẽ khiến các tài khoản huy động tiền từ thiện từ xã hội sẽ không thể công khai nếu cá nhân, doanh nghiệp sở hữu tài khoản này không muốn. Trừ phi, các nghi ngờ vi phạm hình sự khiến công an vào cuộc điều tra, lúc đó NHTM mới được quyền trích xuất lịch sử giao dịch tài khoản này cho bên điều tra. Quy trình này quá muộn và có thể đã tạo ra tổn thất không đáng có khi rủi ro đạo đức xảy ra.
Do vậy, từ góc nhìn của mình, một số chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng dự thảo của Bộ Tài chính cần bổ sung rằng không chỉ cá nhân, cả tổ chức từ thiện chuyên nghiệp (của nhà nước hay tư nhân) cũng phải nằm trong chế tài quản lý làm từ thiện.
Trước đó, Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã hoàn thiện dự thảo nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Dự thảo nghị định này dự kiến sẽ được trình Chính phủ ban hành trong tháng 6/2021 này.
Dự thảo nghị định nêu rõ, để đảm bảo tiền quyên góp từ thiện đến kịp thời với người dân bị ảnh hưởng thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…, Bộ Tài chính đề nghị cá nhân muốn vận động nguồn tài trợ thì phải thông báo với chính quyền nơi mình cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động.
Còn khi đi làm từ thiện thì cá nhân phải thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương - nơi tiếp nhận hỗ trợ - để được hướng dẫn, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Theo một số chuyên gia kinh tế, dự thảo này của Bộ tài chính đưa ra về chế tài làm từ thiện chưa đủ cho minh bạch tài chính trong làm từ thiện. Hiện nay, quyền bảo mật với tài khoản cá nhân, doanh nghiệp sẽ khiến các tài khoản huy động tiền từ thiện từ xã hội sẽ không thể công khai nếu cá nhân, doanh nghiệp sở hữu tài khoản này không muốn. Trừ phi, các nghi ngờ vi phạm hình sự khiến công an vào cuộc điều tra, lúc đó NHTM mới được quyền trích xuất lịch sử giao dịch tài khoản này cho bên điều tra. Quy trình này quá muộn và có thể đã tạo ra tổn thất không đáng có khi rủi ro đạo đức xảy ra.
Do vậy, từ góc nhìn của mình, một số chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng dự thảo của Bộ Tài chính cần bổ sung rằng không chỉ cá nhân, cả tổ chức từ thiện chuyên nghiệp (của nhà nước hay tư nhân) cũng phải nằm trong chế tài quản lý làm từ thiện.
Dự thảo này cần bổ sung điều khoản bắt buộc các tài khoản huy động tiền từ thiện phải là tài khoản đặc biệt được cấp bởi các NHTM, tài khoản này không được bảo mật theo yêu cầu của chủ tài khoản, tài khoản huy động tiền từ thiện bắt buộc phải công khai giao dịch hàng tháng trên trang web của NHTM. Còn tổ chức cá nhân chỉ được huy động từ thiện vào tài khoản đặc biệt dành cho việc làm từ thiện. Bất kỳ kêu gọi huy động vào tài khoản cá nhân bình thường nào phục vụ cho mục tiêu làm từ thiện mà không đăng ký tài khoản đặc biệt sẽ không được chấp thuận.
Thông tin giao dịch, số dư của tài khoản được công khai như vậy sẽ được tùy ý tiếp cận, khai thác và theo dõi bởi người dân, cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các cá nhân, tổ chức từ thiện cũng phải chịu chế tài kiểm toán đột xuất, nếu cần.
Chị N.H, một chuyên gia tài chính cho biết “các đề xuất chính sách của Bộ tài chính như đã nêu ở trên vẫn chưa đủ, chỉ thiên về hình thức và còn rất nhiều khe hở khiến kẻ xấu có thể lợi dụng.” “Tôi tin rằng những người làm từ thiện tận tâm, chân chính và có khả năng làm như Thủy Tiên sẽ ủng hộ chính sách như vậy [tài khoản đặc biệt công khai dành riêng cho huy động tiền từ thiện]. Vì sao? Vì cô ấy không phải giải thích nhiều, chỉ tập trung vào làm việc của mình thôi”.
Đề xuất này có nghĩa rằng ngay cả Mặt trận tổ quốc làm từ thiện thì tài khoản và và giao dịch của họ cho hoạt động từ thiện (có thể nhiều tài khoản từ thiện đặc biệt, mỗi tài khoản kêu gọi huy động cho một mục đích đặc biệt) cũng cần phải được công khai hàng tháng, hàng quý. Như thế, người gửi tiền làm từ thiện sẽ tự có lựa chọn cho họ tổ chức hay cá nhân mà họ tin tưởng để gửi tiền vào.
Thông tin giao dịch, số dư của tài khoản được công khai như vậy sẽ được tùy ý tiếp cận, khai thác và theo dõi bởi người dân, cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các cá nhân, tổ chức từ thiện cũng phải chịu chế tài kiểm toán đột xuất, nếu cần.
Chị N.H, một chuyên gia tài chính cho biết “các đề xuất chính sách của Bộ tài chính như đã nêu ở trên vẫn chưa đủ, chỉ thiên về hình thức và còn rất nhiều khe hở khiến kẻ xấu có thể lợi dụng.” “Tôi tin rằng những người làm từ thiện tận tâm, chân chính và có khả năng làm như Thủy Tiên sẽ ủng hộ chính sách như vậy [tài khoản đặc biệt công khai dành riêng cho huy động tiền từ thiện]. Vì sao? Vì cô ấy không phải giải thích nhiều, chỉ tập trung vào làm việc của mình thôi”.
Đề xuất này có nghĩa rằng ngay cả Mặt trận tổ quốc làm từ thiện thì tài khoản và và giao dịch của họ cho hoạt động từ thiện (có thể nhiều tài khoản từ thiện đặc biệt, mỗi tài khoản kêu gọi huy động cho một mục đích đặc biệt) cũng cần phải được công khai hàng tháng, hàng quý. Như thế, người gửi tiền làm từ thiện sẽ tự có lựa chọn cho họ tổ chức hay cá nhân mà họ tin tưởng để gửi tiền vào.
Bằng cách này, những câu hỏi như “việc cứu trợ rõ ràng là trách nhiệm của nhà nước, tại sao người dân lại phải đặt lòng tin vào các nghệ sĩ để thay họ đi từ thiện mà không gửi cho các tổ chức cứu trợ của quốc gia?” sẽ không còn cần thiết nữa.
Thiết nghĩ, từ thiện là nguyện vọng rất đẹp của mỗi người, cá nhân hay tổ chức, tư nhân hay nhà nước, trong nước hay ngoài nước thì đều là việc đáng ca ngợi, là vẻ đẹp không thể thiếu của nhân sinh, là mỹ đức khiến văn hóa Việt, tộc Việt trường tồn, vượt qua tai tương, sao lại phải phân biệt?
Tất nhiên, đối với những người trực tiếp làm từ thiện từ tiền túi, chứ không đi huy động thì chế tài này không có liên quan tới họ, còn nếu đã kêu gọi huy động từ cộng đồng thì nên cói chế tài này. Vì xét cho cùng, tất cả các rủi ro kể trên đều có nguồn cơn từ sự thiếu minh bạch.
Thiết nghĩ, từ thiện là nguyện vọng rất đẹp của mỗi người, cá nhân hay tổ chức, tư nhân hay nhà nước, trong nước hay ngoài nước thì đều là việc đáng ca ngợi, là vẻ đẹp không thể thiếu của nhân sinh, là mỹ đức khiến văn hóa Việt, tộc Việt trường tồn, vượt qua tai tương, sao lại phải phân biệt?
Tất nhiên, đối với những người trực tiếp làm từ thiện từ tiền túi, chứ không đi huy động thì chế tài này không có liên quan tới họ, còn nếu đã kêu gọi huy động từ cộng đồng thì nên cói chế tài này. Vì xét cho cùng, tất cả các rủi ro kể trên đều có nguồn cơn từ sự thiếu minh bạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét