Khi xã hội không còn quá ưu ái giới nghệ sĩ
FB Nguyễn Hoàng Thái - Nếu tinh tế, chúng ta sẽ thấy cuộc sống thực tế của xã hội có sự khác biệt lớn so với những gì nhìn thấy dưới ngòi bút của báo chí, mà đặc biệt sự lăng xê muôn màu của giới showbiz (nghệ sĩ, ca sĩ, MC truyền hinh,..) thông qua tổ hợp các kênh truyền thông như tivi, truyền hình,.. càng có sức nặng. Công lao đó đáng được ghi nhận cho giới nghệ sĩ.Ảnh: từ mạng xã hội và báo chí
Nhưng cũng nhờ đó mà họ được sống trong ánh hào quang của tiền bạc và danh lợi.
Ánh hào quang đó gần như đã đạt đến ngưỡng "Thần thánh hóa" các thần tượng giới showbiz trong lòng công chúng, vượt qua hầu hết mọi lí tưởng của tuổi trẻ, làm giới trẻ quay cuồng mê muội. Thậm chí ánh hào quang này còn vượt qua cả tín ngưỡng tôn giáo mà vốn người Việt từng rất coi trọng.
Cũng chính vì "thành trì" đó đã khiến cho giới nghệ sĩ phần lớn chạy đua với trào lưu xem trọng tiền bạc và hưởng lạc. Do đó, không ít người đua nhau "phô diễn" bản thân chỉ để tạo cho mình nhiều fan hâm mộ nhằm mở ra hàng loạt dịch vụ buôn bán, kiếm thật nhiều tiền kể cả những ngôi sao có casse cao ngất ngưỡng cũng bị cám dỗ bởi những "sân, si" này!
Nguy cơ họ trở thành một "thế lực" mà ngay cả các tôn giáo cũng không còn là đối trọng. Vì thế có một it người như "Ma sơ Hương" cũng đã chỉ trích gay gắt họ là "Thế lực diễn biến hòa bình" của giới nghệ sĩ, khi một số vụ việc lùm xùm đã và đang nổ ra, mặc dù hầu hết giới nghệ sĩ không thể hiện các quan điểm chính trị hay các vấn đề xã hội trong khi lãnh đạo đất nước vẫn kêu gọi lắng nghe mọi ý kiến phản biện.
Nhưng ngay cả sự đóng góp chon nền nghệ thuật nước nhà mà theo quan điểm người viết cũng không có nhiều giá trị văn hóa bản sắc mà chỉ chạy đua tìm kiếm các trào lưu ngoại lai "dở tàu, dở ta" nhằm thu hút trào lưu giới trẻ.
Xét về bản sắc nghệ thuật và văn hóa họ mang lại cho xã hội chưa tương xứng từ phía người dân dành cho họ và còn thua giới nghệ sĩ ở hải ngoại một bậc. Phần lớn họ chỉ quan tâm đến fan của riêng họ.
Chính vì thế một số quan điểm của giới nghệ sĩ trở nên cao ngạo như không coi trọng vấn đề cốt lõi "Khách hàng là thượng đế". Văn hóa kiếm tiền của phần lớn giới nghệ sĩ cũng khác xa với giới doanh nhân kiếm tiền chân chính,... Đó là do phần đông người VN quá dễ dãi, ưu ái họ.
Những điều trên, cho thấy họ kiếm tiền quá dễ trong khi một đất nước mà nền kinh tế và GDP đầu người ở mức thấp của thế giới, là một dấu hỏi lớn. Nhưng không ai đủ khả năng để thách thức quyền lợi của giới nghệ sĩ. Kể cả giới văn sĩ và trí thức cũng không mấy ai dám lên tiếng và đành xem đó là vấn đề thị phi để được yên thân, dù thừa biết hầu hết giới nghệ sĩ chỉ sống vì thế giới hào quang của riêng tầng lớp "quý tộc" này!
Thế nhưng tưởng chừng như không thể thì lại là điều hi hữu nhưng có thể mà ít ai ngờ tới nên nhiều người cũng thấy bất thường khi một doanh nhân có địa vị xã hội, có trách nhiệm với người nghèo, có khối tài sản vượt qua giới nghệ sĩ và đặc biết là có cái tôi đủ mạnh và rất khác người để khởi đầu cho những cuộc "mổ xẻ các khối u nhọt" mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Rồi đây sẽ là những con sóng ngầm rất lớn ào ạt tới. Ít nhất là để cuốn trôi bớt phần nào sự ưu ái của xã hội dành cho giới nghệ sĩ. Thà như thế, họ sẽ được trở về với bản ngã của 2 chữ "nghệ sĩ" khi được khoác trên mình và được đông đảo người dân tôn trọng chứ không chỉ là trào lưu của giới trẻ! Bởi dù sao, không phải giới nghệ sĩ không có người làm nghệ thuật chân chính và cống hiến đời mình cho xã hội, không màng danh lợi. Những con người như thế mới đúng nghĩa là nghệ sĩ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét