Phỏng vấn Ls Võ An Đôn: “Ls Hòa mất niềm tin vào ngành tư pháp là điều có thật”.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh - 05/29/2021 - Ai cũng buồn, cũng tức giận nếu thấy tòa án không có công lý, không minh bạch. Nhưng cũng không ai dám mong các luật sư đoàn lên tiếng để hỗ trợ. Đứng đầu các luật sư đoàn, bắt buộc phải là đảng viên. Mà nếu vậy thì anh có chức, có đảng, bắt buộc phải nghe theo chỉ đạo chứ không thể vì một cá nhân hay sự kiện nào được, dù đó là điều cần thiết. Đặc biệt là những luật sư không đảng viên thì có lên tiếng ở luật sư đoàn, giống như góp ý thôi, không ai nghe cả.Sự kiện luật sư Lê Văn Hòa, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, từng là Vụ trưởng Ban Nội Chính TW tuyên bố 'hết niềm tin vào tư pháp', và tuyên bố bỏ nghề, đã gây xôn xao không ít trên những dòng tin không thuộc báo chí Nhà nước vào những ngày cuối tháng 5-2021.
Có thể nói, điểm tan vỡ trong niềm tin lớn nhất của ông Hòa, là khi ông tham gia vào nhóm luật sư bào chữa miễn phí cho người dân làng Đồng Tâm, trong vụ 3000 công an nửa đêm đột nhập tấn công làng, thảm sát cụ trưởng lão Lê Đình Kình. Những lần ra tòa, và thất vọng trước lý lẽ kết tội người dân, ông Hòa đã từ đó chuyển dần sang tâm trạng từ bỏ. Khép kín không trả lời thêm về sự kiện này, cho tới nay.\
Ở vị trí một luật sư tâm huyết với việc bảo vệ công lý, luật sư Võ An Đôn (sinh năm 1977, sống tại Phú Yên) đã bị rút thẻ hành nghề, như một cách răn đe với giới luật sư muốn hành động chỉ dựa trên chuẩn mực hiến pháp và pháp luật.
Trao đổi với luật sư Võ An Đôn, một người bị tước thẻ hành nghề, về câu chuyện một luật sư tự bỏ thẻ hành nghề, ông tâm tình cho biết cảm giác của mình.
----------
Chào luật sư Võ An Đôn, chắc anh cũng nghe qua chuyện luật sư Hòa vừa tuyên bố bỏ nghề, gây xôn xao trong dư luận?
Tôi đọc trên facebook, nghe qua về chuyện của luật sư Hòa từ bỏ nghề luật sư vì “mất niềm tin vào ngành tư pháp Việt Nam”, nhưng tiếc là trước đây tôi không có dịp tiếp xúc với anh ấy. Thật ra, với suy nghĩ riêng của tôi, việc từ bỏ của luật sư Hòa có thể gọi là hành động đúng đắn và sáng suốt.
Anh có thể nói rõ hơn, vì sao hành động tự bỏ thẻ hành nghề luật sư của ông Hòa lại là “sáng suốt”?
Nghề luật sư và những câu chuyện của nó thì không phải chỉ có anh Hòa, mà gần như ai cũng biết cả. Nhưng để nói thẳng ra và từ bỏ, thì đó chính là một bản lĩnh hiếm. Nói về chán, thì nhiều người chán lắm rồi anh à, nhưng là nghề nghiệp thì từ bỏ thì sống bằng gì, năm tháng tu học kể như bỏ.
Lâu nay, nhìn là thấy, luật sư ở Việt Nam xuất hiện nhiều trường hợp chỉ làm đẹp thôi chứ không còn tác dụng hay ý nghĩa gì. Ngoài việc im lặng xoay sở do hiểu nội tình hoặc chạy án thì thôi, chứ nếu là luật sư chân chính, dựa mọi thứ chỉ dựa vào luật thì hiếm khi nào thành công lắm. Anh có ra tòa nói hay cách mấy cũng không ai thèm nghe mình. Thỉnh thoảng có những thứ bày ra tuyệt đối không thể chối cãi thì mới gọi là thắng kiện thôi. Chỉ dựa là tinh thần công lý thôi thì không hiệu quả.
Nên mới nói, nhiều luật sư chạy án, đôi khi không phải vì tiền mà muốn cố đem lại lợi ích đúng cho thân chủ của mình.
Nghề luật sư vẫn còn nhiều người làm việc, vì đã bỏ bao nhiêu năm ra học hành, sống với nghề thì cố nhịn để làm nghề. Nhưng nếu đã va chạm với tòa án, tố tụng… và thấu hiểu, thì có một cuộc sống không khó khăn hoặc có nghề tay trái, nhiều người dễ dàng từ bỏ vì quá mệt mỏi.
Ngay khi Luật sư Hòa tuyên bố từ bỏ, ông nhận được tâm thư kêu gọi nên thay đổi ý định. Một trong những lời khuyên ấy, là nên cố gắng chèo chống vì lẽ phải: Nếu người tốt bỏ đi, thì cái xấu, cái ác sẽ có thêm một vùng lợi thế…?
Tôi có đọc vài thư như vậy, và nghĩ rằng có thể không phải họ chỉ khuyên anh Hòa, mà mặt khác còn tự an ủi cho chính mình, nhận sự việc để đánh động xã hội. Một người bỏ cuộc, những người còn lại đang cố gắng với lý tưởng nghề luật sư sẽ cảm thấy cô đơn hơn.
Thật ra, giới luật sư cũng phản ứng nhiều, khi thấy nghề nghiệp và lòng tự trọng bị tổn thương. Từ năm 2015, nhiều sự phản ứng và ra tòa chống án gọi là bỏ túi đã diễn ra nhưng đều bị vùi dập. Chẳng hạn ở miền Trung thì có sự kiện của tôi (LTS: luật sư Võ An Đôn, bị rút thẻ hành nghề), rồi đến vụ Phạm Công Út ở Sài Gòn. Rồi Hà Nội thì có anh Trần Vũ Hải. Có thể người ta nói là luật sư này A, B có sai phạm gì đó, nhưng mượn cái cớ đó, vào thời điểm cần thiết, thì họ ra tay ngay. Vẫn có những luật sư phục tùng nhà nước, sai phạm được biết nhưng chưa cần thiết thì không bị đụng đến.
Những ví dụ đó, đủ để răn đe nên ai thấy đều thủ thế. Nên qua các lời khuyên như “nếu rời bỏ thì cái xấu, cái ác lại có lợi thế”… chỉ là người ta nói vậy thôi, chứ không thể làm gì, ít nhất là trong một thời gian dài nữa. Anh Hòa tuyên bố “mất niềm tin vào ngành tư pháp”, là một điều có thật mà giới luật sư ai cũng biết.
Tòa án Việt Năm từ năm 2019 đến nay đã diễn ra nhiều điều khó tin, như luật sư bị từ chối tranh tụng, điện cúp vào lúc thẩm phán bế tắc trả lời, người bào chữa bị khiêng ra khỏi tòa khi chất vấn sắc sảo… Ai cũng thấy các câu chuyện đáng giận từ tòa án… Nhưng còn luật sư đoàn, một tổ chức nghề nghiệp như vậy sao không lên tiếng bảo vệ cho người của mình, dù là dựa trên lý lẽ luật pháp?
Ai cũng buồn, cũng tức giận nếu thấy tòa án không có công lý, không minh bạch. Nhưng cũng không ai dám mong các luật sư đoàn lên tiếng để hỗ trợ. Đứng đầu các luật sư đoàn, bắt buộc phải là đảng viên. Mà nếu vậy thì anh có chức, có đảng, bắt buộc phải nghe theo chỉ đạo chứ không thể vì một cá nhân hay sự kiện nào được, dù đó là điều cần thiết. Đặc biệt là những luật sư không đảng viên thì có lên tiếng ở luật sư đoàn, giống như góp ý thôi, không ai nghe cả.
Giờ đây là một người tự do, nhưng hiểu biết luật, anh có còn ức chế hay tức giận khi đối diện với những bất công, nhưng bị buộc phải im lặng nhiều điều để giữ nghề như trước đây?
Lúc còn là luật sư, tôi đã nói về chuyện tòa án, về tiêu cực, bất công trong các phiên tòa… và cũng dự đoán được điều gì sẽ đến cho tôi và những người khác về sau. Do đó, khi nghe tin về trường hợp “mất niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam” của luật sư Lê Văn Hòa, tôi cũng không quá bất ngờ. Việc từ bỏ của anh Hòa gây xúc động cho đồng nghiệp và những người mang chung tâm trạng, nhưng dù có tuyên bố như tố cáo đi nữa, cũng không ăn thua gì với hiện trạng tư pháp lúc này.
Tôi nói không ăn thua, là bởi mọi vụ án đều đi qua lăng kính chính trị chỉ đạo. Trước tuyên án thường bao giờ cũng họp để nghe chỉ đạo về kết quả vụ án. Nên khi luật sư có nói thể nào, viện kiểm sát từ chối tranh luận, thẩm phán bỏ chút thì giờ như lắng nghe rồi phán thôi. Không có ý nghĩa thực tế gì. Chỉ có thể thay đổi, cải cách thật sự toàn diện mới hy vọng mọi thứ tốt hơn.
Tôi bước ra xa, về với đời sống ruộng vườn nhưng cũng quan sát về các vụ án. Nhưng tâm trạng khác trước đây. Khi còn giấy hành nghề luật sư, tôi luôn nóng lòng muốn tham gia vào những vụ án oan sai hiện rõ và góp phần đòi công lý. Nhưng giờ là khán giả, tôi lại thấy nỗ lực không ngừng của các luật sư hôm nay cũng chẳng khác gì tôi trước đây. Chỉ nghĩ rằng thương cho dân Việt Nam mình, chỉ còn thấy rất buồn vậy thôi anh.
Do máu nghề nghiệp cứ thúc đẩy, thì khi không là luật sư chính thức, tôi vẫn nhận tư vấn các vụ án, viết đơn hoặc nhận ủy quyền ra tòa (luật vẫn cho phép), thế nhưng tuyên truyền của chính quyền vẫn bao vây và ngăn chận người dân đến với tôi, dọa rằng tôi là “phản động”, dính đến tôi thì kiện tụng nhất định sẽ thất bại… nên thỉnh thoảng, những người dân nào đã oan ức tận cùng, nhưng vụ đòi công lý đã cùng đường rồi mới dám tìm đến gặp tôi, bởi họ không còn biết sợ là gì nữa. Thậm chí có những vụ án kiện tụng bình thường, phía bên tòa án khi biết tôi là người tư vấn hay giúp đỡ gì thì cũng nói riêng với người đứng tên đơn là nên đổi người mới hy vọng có kết quả.
Và hôm nay, anh đang vẫn sống như một nông dân, và dành thời gian để tư vấn, điền đơn… giúp cho những ai đang gặp khó khăn và cần đến một tiếng nói về luật pháp…?
Tôi vẫn sống với cuộc đời làm nông của mình, và thỉnh thoảng vẫn dùng khả năng học luật của mình để giúp đỡ miễn phí cho những ai cần đến. Tôi vẫn sống như mình đã từng sống từ đó đến giờ, không có gì thay đổi. Hôm qua tôi đã nói như thế nào, hôm nay tôi vẫn sống và nói như vậy.
Vâng, cám ơn luật sư Võ An Đôn.
Có thể nói, điểm tan vỡ trong niềm tin lớn nhất của ông Hòa, là khi ông tham gia vào nhóm luật sư bào chữa miễn phí cho người dân làng Đồng Tâm, trong vụ 3000 công an nửa đêm đột nhập tấn công làng, thảm sát cụ trưởng lão Lê Đình Kình. Những lần ra tòa, và thất vọng trước lý lẽ kết tội người dân, ông Hòa đã từ đó chuyển dần sang tâm trạng từ bỏ. Khép kín không trả lời thêm về sự kiện này, cho tới nay.\
Ở vị trí một luật sư tâm huyết với việc bảo vệ công lý, luật sư Võ An Đôn (sinh năm 1977, sống tại Phú Yên) đã bị rút thẻ hành nghề, như một cách răn đe với giới luật sư muốn hành động chỉ dựa trên chuẩn mực hiến pháp và pháp luật.
Trao đổi với luật sư Võ An Đôn, một người bị tước thẻ hành nghề, về câu chuyện một luật sư tự bỏ thẻ hành nghề, ông tâm tình cho biết cảm giác của mình.
----------
Chào luật sư Võ An Đôn, chắc anh cũng nghe qua chuyện luật sư Hòa vừa tuyên bố bỏ nghề, gây xôn xao trong dư luận?
Tôi đọc trên facebook, nghe qua về chuyện của luật sư Hòa từ bỏ nghề luật sư vì “mất niềm tin vào ngành tư pháp Việt Nam”, nhưng tiếc là trước đây tôi không có dịp tiếp xúc với anh ấy. Thật ra, với suy nghĩ riêng của tôi, việc từ bỏ của luật sư Hòa có thể gọi là hành động đúng đắn và sáng suốt.
Anh có thể nói rõ hơn, vì sao hành động tự bỏ thẻ hành nghề luật sư của ông Hòa lại là “sáng suốt”?
Nghề luật sư và những câu chuyện của nó thì không phải chỉ có anh Hòa, mà gần như ai cũng biết cả. Nhưng để nói thẳng ra và từ bỏ, thì đó chính là một bản lĩnh hiếm. Nói về chán, thì nhiều người chán lắm rồi anh à, nhưng là nghề nghiệp thì từ bỏ thì sống bằng gì, năm tháng tu học kể như bỏ.
Lâu nay, nhìn là thấy, luật sư ở Việt Nam xuất hiện nhiều trường hợp chỉ làm đẹp thôi chứ không còn tác dụng hay ý nghĩa gì. Ngoài việc im lặng xoay sở do hiểu nội tình hoặc chạy án thì thôi, chứ nếu là luật sư chân chính, dựa mọi thứ chỉ dựa vào luật thì hiếm khi nào thành công lắm. Anh có ra tòa nói hay cách mấy cũng không ai thèm nghe mình. Thỉnh thoảng có những thứ bày ra tuyệt đối không thể chối cãi thì mới gọi là thắng kiện thôi. Chỉ dựa là tinh thần công lý thôi thì không hiệu quả.
Nên mới nói, nhiều luật sư chạy án, đôi khi không phải vì tiền mà muốn cố đem lại lợi ích đúng cho thân chủ của mình.
Nghề luật sư vẫn còn nhiều người làm việc, vì đã bỏ bao nhiêu năm ra học hành, sống với nghề thì cố nhịn để làm nghề. Nhưng nếu đã va chạm với tòa án, tố tụng… và thấu hiểu, thì có một cuộc sống không khó khăn hoặc có nghề tay trái, nhiều người dễ dàng từ bỏ vì quá mệt mỏi.
Ngay khi Luật sư Hòa tuyên bố từ bỏ, ông nhận được tâm thư kêu gọi nên thay đổi ý định. Một trong những lời khuyên ấy, là nên cố gắng chèo chống vì lẽ phải: Nếu người tốt bỏ đi, thì cái xấu, cái ác sẽ có thêm một vùng lợi thế…?
Tôi có đọc vài thư như vậy, và nghĩ rằng có thể không phải họ chỉ khuyên anh Hòa, mà mặt khác còn tự an ủi cho chính mình, nhận sự việc để đánh động xã hội. Một người bỏ cuộc, những người còn lại đang cố gắng với lý tưởng nghề luật sư sẽ cảm thấy cô đơn hơn.
Thật ra, giới luật sư cũng phản ứng nhiều, khi thấy nghề nghiệp và lòng tự trọng bị tổn thương. Từ năm 2015, nhiều sự phản ứng và ra tòa chống án gọi là bỏ túi đã diễn ra nhưng đều bị vùi dập. Chẳng hạn ở miền Trung thì có sự kiện của tôi (LTS: luật sư Võ An Đôn, bị rút thẻ hành nghề), rồi đến vụ Phạm Công Út ở Sài Gòn. Rồi Hà Nội thì có anh Trần Vũ Hải. Có thể người ta nói là luật sư này A, B có sai phạm gì đó, nhưng mượn cái cớ đó, vào thời điểm cần thiết, thì họ ra tay ngay. Vẫn có những luật sư phục tùng nhà nước, sai phạm được biết nhưng chưa cần thiết thì không bị đụng đến.
Những ví dụ đó, đủ để răn đe nên ai thấy đều thủ thế. Nên qua các lời khuyên như “nếu rời bỏ thì cái xấu, cái ác lại có lợi thế”… chỉ là người ta nói vậy thôi, chứ không thể làm gì, ít nhất là trong một thời gian dài nữa. Anh Hòa tuyên bố “mất niềm tin vào ngành tư pháp”, là một điều có thật mà giới luật sư ai cũng biết.
Tòa án Việt Năm từ năm 2019 đến nay đã diễn ra nhiều điều khó tin, như luật sư bị từ chối tranh tụng, điện cúp vào lúc thẩm phán bế tắc trả lời, người bào chữa bị khiêng ra khỏi tòa khi chất vấn sắc sảo… Ai cũng thấy các câu chuyện đáng giận từ tòa án… Nhưng còn luật sư đoàn, một tổ chức nghề nghiệp như vậy sao không lên tiếng bảo vệ cho người của mình, dù là dựa trên lý lẽ luật pháp?
Ai cũng buồn, cũng tức giận nếu thấy tòa án không có công lý, không minh bạch. Nhưng cũng không ai dám mong các luật sư đoàn lên tiếng để hỗ trợ. Đứng đầu các luật sư đoàn, bắt buộc phải là đảng viên. Mà nếu vậy thì anh có chức, có đảng, bắt buộc phải nghe theo chỉ đạo chứ không thể vì một cá nhân hay sự kiện nào được, dù đó là điều cần thiết. Đặc biệt là những luật sư không đảng viên thì có lên tiếng ở luật sư đoàn, giống như góp ý thôi, không ai nghe cả.
Giờ đây là một người tự do, nhưng hiểu biết luật, anh có còn ức chế hay tức giận khi đối diện với những bất công, nhưng bị buộc phải im lặng nhiều điều để giữ nghề như trước đây?
Lúc còn là luật sư, tôi đã nói về chuyện tòa án, về tiêu cực, bất công trong các phiên tòa… và cũng dự đoán được điều gì sẽ đến cho tôi và những người khác về sau. Do đó, khi nghe tin về trường hợp “mất niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam” của luật sư Lê Văn Hòa, tôi cũng không quá bất ngờ. Việc từ bỏ của anh Hòa gây xúc động cho đồng nghiệp và những người mang chung tâm trạng, nhưng dù có tuyên bố như tố cáo đi nữa, cũng không ăn thua gì với hiện trạng tư pháp lúc này.
Tôi nói không ăn thua, là bởi mọi vụ án đều đi qua lăng kính chính trị chỉ đạo. Trước tuyên án thường bao giờ cũng họp để nghe chỉ đạo về kết quả vụ án. Nên khi luật sư có nói thể nào, viện kiểm sát từ chối tranh luận, thẩm phán bỏ chút thì giờ như lắng nghe rồi phán thôi. Không có ý nghĩa thực tế gì. Chỉ có thể thay đổi, cải cách thật sự toàn diện mới hy vọng mọi thứ tốt hơn.
Tôi bước ra xa, về với đời sống ruộng vườn nhưng cũng quan sát về các vụ án. Nhưng tâm trạng khác trước đây. Khi còn giấy hành nghề luật sư, tôi luôn nóng lòng muốn tham gia vào những vụ án oan sai hiện rõ và góp phần đòi công lý. Nhưng giờ là khán giả, tôi lại thấy nỗ lực không ngừng của các luật sư hôm nay cũng chẳng khác gì tôi trước đây. Chỉ nghĩ rằng thương cho dân Việt Nam mình, chỉ còn thấy rất buồn vậy thôi anh.
Do máu nghề nghiệp cứ thúc đẩy, thì khi không là luật sư chính thức, tôi vẫn nhận tư vấn các vụ án, viết đơn hoặc nhận ủy quyền ra tòa (luật vẫn cho phép), thế nhưng tuyên truyền của chính quyền vẫn bao vây và ngăn chận người dân đến với tôi, dọa rằng tôi là “phản động”, dính đến tôi thì kiện tụng nhất định sẽ thất bại… nên thỉnh thoảng, những người dân nào đã oan ức tận cùng, nhưng vụ đòi công lý đã cùng đường rồi mới dám tìm đến gặp tôi, bởi họ không còn biết sợ là gì nữa. Thậm chí có những vụ án kiện tụng bình thường, phía bên tòa án khi biết tôi là người tư vấn hay giúp đỡ gì thì cũng nói riêng với người đứng tên đơn là nên đổi người mới hy vọng có kết quả.
Và hôm nay, anh đang vẫn sống như một nông dân, và dành thời gian để tư vấn, điền đơn… giúp cho những ai đang gặp khó khăn và cần đến một tiếng nói về luật pháp…?
Tôi vẫn sống với cuộc đời làm nông của mình, và thỉnh thoảng vẫn dùng khả năng học luật của mình để giúp đỡ miễn phí cho những ai cần đến. Tôi vẫn sống như mình đã từng sống từ đó đến giờ, không có gì thay đổi. Hôm qua tôi đã nói như thế nào, hôm nay tôi vẫn sống và nói như vậy.
Vâng, cám ơn luật sư Võ An Đôn.
https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2021/05/29/phong-van-ls-vo-an-don-ls-hoa-mat-niem-tin-vao-nganh-tu-phap-la-dieu-co-that/
https://www.rfavietnam.com/node/6816
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét