Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Những ngày bình yên ở Luang Prabang

Tôi đã có nhiều năm tham gia đoàn chuyên gia cấp cao của chính phủ VN giúp chính phủ Lào nên có nhiều dịp tới Luang Prabang. Đây là một thành phố nhỏ, yên bình và vô cùng xinh đẹp. Người dân ở đây rất hiền lành và tốt bụng. Ẩm thực thì ngon không thể chê được, nhất là xôi nếp và thịt, cá nướng. Phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử thì tuyệt vời. Dưới đây là một số ảnh đẹp làm tôi rất xao xuyến khi nhớ lại những lúc mình đứng đó.
Những ngày bình yên ở Luang Prabang
Trong 7 ngày, du khách Việt tham quan phố cổ, tháp nước đẹp nhất xứ sở triệu voi Kuang Si và hang Pak Ou. 
Trong ảnh là góc phố Luang Prabang được chụp từ đỉnh đồi Phú Sĩ lúc mặt trời xuống núi.
Trong tháng 2, Hải Yến cùng chồng có 7 ngày tham quan, nghĩ dưỡng ở Lào. Cả hai tốn gần 900.000 đồng đi xe buýt từ thành phố Vinh, Việt Nam đến Luang Prabang, sau đó tự lên kế hoạch tham quan. Chi phí dịch vụ ở Lào không quá đắt, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách ở homestay, cô chia sẻ.

"TẮT ĐÈN" THỜI NAY !!!

"TẮT ĐÈN" THỜI NAY !!!
Thị Nở cầm tay Chí Phèo, ứa lệ : "Nếu người ta đuổi anh ra khỏi Sách giáo khoa, em cũng xin ra theo. Em không thể sống thiếu anh”. Chí Phèo vô cùng cảm động liền ôm chặt lấy Thị Nở .
Lão Hạc húng hắng ho , ngó cổ ra ngoài căn nhà thốc gió , nói vọng sang : " Chúng mà đuổi thằng Chí ra khỏi Sách , tao cũng xin ra theo . Tao già rồi mà không nuôi được thân , phải ăn bả chó tự tử , không xứng đáng làm gương cho bọn trẻ.”

Vì sao các nước không nghe lời WHO?

Vì với những vấn đề các nước cần, WHO đưa ra các phân tích, dự báo và khuyến nghị toàn sai.
Vì sao các nước không nghe lời WHO?
fb Dinh-Van Nguyen 18-4-2020 - Trong một thiên tai dịch bệnh, trách người là chuyện dễ làm nhất. Ngày xưa chưa biết, tất cả đều đổ lỗi tại trời (thiên tai), giờ thì mọi người đổ lỗi cho nhau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nay được lôi ra xem xét kỹ lưỡng hơn về trách nhiệm của họ trong cơn đại dịch nầy. Họ quả tình đã bước vào vũng lầy chính trị, có lẽ vô tình của một tổ chức và cố ý của một nhóm người.
Chú thích ảnh
Ngày 14/01 họ tuyên bố không có bằng chứng lây bệnh người sang người. Không chờ có bằng chứng, ngay tức khắc Đài Loan đã áp dụng biện pháp cách ly (chắc Đài Loan có mấy ông mật vụ nằm trong Hoa lục nên biết nhiều hơn WHO).
Cần biết thêm là dưới sức ép của TQ, Đài Loan không có đại diện trong WHO, mọi thông tin, báo cáo, khuyến cáo đều phải qua chính phủ Bắc Kinh. Các biện pháp chống dịch của Đài Loan được báo cáo chung trong báo cáo của TQ, vậy mà ngày hôm nay số ca nhiễm ở Đài Loan là 395 với 6 tử vong, trường học vẫn mở, chợ búa vẫn họp.

Mỹ hỗ trợ 4,5 triệu USD cho Việt Nam chống Covid-19

Đến giờ này ngoài Mỹ rất hào phóng giúp đỡ VN, còn có nước bạn nào, nước đối tác chiến lược nào khác giúp đỡ VN ? Nga đâu ? Tàu đâu ? Chắc là không. Do đó cần phải cám ơn người Mỹ.
Mỹ hỗ trợ 4,5 triệu USD cho Việt Nam chống Covid-19
VNE 17/4/2020 Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ 4,5 triệu USD cho Việt Nam trong khoản ngân sách 508 triệu USD cho toàn cầu nhằm ngăn chặn Covid-19. Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam hôm nay, tính đến ngày 16/4, khoản hỗ trợ 4,5 triệu USD giúp chính phủ Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt giám sát dựa trên sự kiện và tìm kiếm ca bệnh, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật cho công tác chuẩn bị và ứng phó, truyền thông về rủi ro, phòng tránh, kiểm soát lây nhiễm và các hoạt động khác.

Xe cấp cứu đưa người bị nhiễm nCoV đi 
cách ly tại Hà Nội ngày 25/3. Ảnh: Giang Huy.

“Tắc đường” tại sân golf Đại Lải và Tam Đảo

Chuyện này đúng là thách thức Thủ tướng. Dân đang bị cách ly, chưa nói tới dân không có tiền, riêng việc sợ chính quyền một phép thì dân nào dám đến sân này. Chắc chỉ có các quan của chính phủ và của doanh nghiệp nhà nước mới dám đến. Họ thậm chí vừa đứng gần nhau, vừa không đeo khẩu trang.
“Tắc đường” tại sân golf Đại Lải và Tam Đảo
17/04/2020 NDĐT – Chia sẻ của các golfer khi tham gia chơi golf tại hai sân Đại Lải và Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), họ tỏ ra ngao ngán trước việc hai sân golf trên nhận quá đông khách trong ngày 16-4.

Hàng chục xe điện nối hàng dài tại khu vực phát bóng.

Người chơi chờ đợi tại một hố golf sân Tam Đảo.
Với việc nhận khách quá sức chứa của sân, nên tình trạng ‘tắc đường” đã xảy ra nhiều giờ tại hai sân golf thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng chục xe điện nối đuôi nhau chờ đến lượt chơi đã tạo nên hình ảnh tương phản với xã hội trong thời kỳ cách ly cao điểm dịch Covid-19.

Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump

Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump
Bùi Văn Phú 17 tháng 4 2020 - Năm 2008-09 cũng vì khủng hoảng kinh tế tài chánh, chính phủ của Tổng thống George W. Bush (con) rồi sang đến thời Tổng thống Barack Obama cũng có những gói kích thích kinh tế, nhưng người dân không trực tiếp nhận được nhiều tiền trợ cấp như hiện nay, mà đa phần qua hình thức giảm thuế. Dân không có tiền tiêu xài ngay nên kinh tế khi đó đã không phục hồi nhanh như mong muốn. Lần này, với ngân sách cho CARES gấp đôi ngân sách kích thích kinh tế trước đây, không ai ngoài Tổng thống Donald Trump là người mong cho kinh tế sớm phục hồi để được lòng dân trong ngày bầu cử 3/11 tới đây.
Duy nhất một khách bộ hành tại ngã 
tư đường ở San Francisco tuần qua
Thế giới chống virus corona
Một tháng qua, virus corona (Covid-19) đã làm cho kinh tế Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới suy sụp. Với bệnh dịch lan tràn, ở Mỹ đã có 700 nghìn ca bệnh và 35 nghìn tử vong. Thế giới có hơn 2 triệu ca nhiễm, 144 nghìn tử vong. Ngoài Hoa Kỳ, châu Âu cũng có số ca nhiễm và tử vong cao.

Nhiều tỉnh, thành lên kế hoạch cho đi học trở lại

Nhiều tỉnh, thành lên kế hoạch cho đi học trở lại
Cà Mau là tỉnh đầu tiên cho đi học trở lại vào 20/4
RFA 2020-04-17 Nhóm các tỉnh, thành phố tại Việt Nam có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thấp, bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị đón học sinh trở lại trường từ cuối tháng 4. Cà Mau là tỉnh đầu tiên cho học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đi học trở lại từ ngày 20/4/2020 sau thời gian nghỉ kéo dài do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thông tin vừa nêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra tại buổi họp trực tuyến với một số Sở GD&ĐT bàn về vấn đề chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng khi học sinh đi học trở lại.
Hình minh họa. Học sinh ở trường cấp 2 Định Công, 
Hà Nội đeo khẩu trang trong lớp học hôm 31/1/2020
Cụ thể, một số tỉnh như, Nghệ An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Cao Bằng, Đắk Lắk cho biết, dự kiến sẽ cho học sinh THCS, THPT đi học lại vào đầu tháng 5; các cấp học thấp hơn trở lại trường học chậm hơn khoảng 1-2 tuần…

VN làm phẳng đường cong” COVID-19 như thế nào?

Việt Nam đã “làm phẳng đường cong” COVID-19 như thế nào?
Thái Bình 15/04/2020 - Tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam nặng nề nhưng dù sao vẫn "nhẹ nhàng" hơn so các nước khác. Một trong những ưu tiên chính của chính phủ các nước hiện nay là giảm bớt sự gia tăng đột ngột của tổng số ca nhiễm COVID-19, bởi tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Rõ ràng, bệnh nhân COVID-19 không thể điều trị tốt nếu bệnh viện bị quá tải. Đó cũng là lý do khiến Chính phủ Việt Nam nhận được lời khen ngợi từ khắp nơi trên thế giới vì đã “làm phẳng đường cong” biểu đồ dịch COVID, ngăn không cho các bệnh viện bị quá tải.

Việt Nam đang có những thành công bước đầu
 trong phòng chống dịch bệnh. Ảnh: TTXVN
Y tế cộng đồng phát huy hiệu quả
Số ca nhiễm COVID-19 còn lại của Việt Nam kể từ trường hợp đầu tiên xuất hiện vào ngày 23.1 đã phẳng hơn nhiều so với đường cong COVID-19 của các quốc gia khác. Những biện pháp tối ưu bảo vệ sức khỏe cộng đồng đã được thực hiện tại Việt Nam, bao gồm: Chiến dịch y tế cộng đồng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, các biện pháp lần theo dấu/cách ly có hiệu quả dựa trên khoanh vùng các mối quan hệ cũng như thực hiện xét nghiệm với số lượng hợp lý (tính đến ngày 5.4, Việt Nam đã xét nghiệm cho khoảng 0,1% dân số so với khoảng 0,2% ở Anh).

COVID-19 sẽ tạo ra những xu hướng kinh tế mới

COVID-19 sẽ tạo ra những xu hướng kinh tế mới
17/04/2020 Đại dịch COVID-19 được xem là một cú sốc toàn cầu và có tính cấu trúc chứ không phải tạm thời và cục bộ. Gọi là cú sốc cấu trúc vì có thể sẽ tạo ra nhiều thay đổi lớn đối với nền kinh tế, thậm chí, nhiều lĩnh vực sẽ không quay về trạng thái cân bằng trước đó. Nhiều ngành nghề sẽ thay đổi từ cách làm việc, mô hình kinh doanh, phương thức sản xuấtSau khủng hoảng mang tính cấu trúc như COVID-19, nền kinh tế và nhiều ngành nghề sẽ không còn như xưa, tư duy cũng không thể không thay đổi.

Khác với những cú sốc tiền tệ, chứng khoán, giá dầu, khi thị trường chỉ mất một thời gian ngắn để phục hồi, lần này, COVID-19 đẩy mọi nền kinh tế vào thế thủ, làm đứt tất cả các chuỗi liên kết cung cầu, vốn là thành quả của toàn cầu hóa hàng chục năm qua. Có thể nói, thị trường thế giới từ COVID-19 sẽ không còn như ngày hôm qua. Nhưng đó không phải là dự cảm cho những điều tồi tệ.

Đại hội 13 và Chính phủ kiến tạo

Đại hội 13 và Chính phủ kiến tạo
TS. Phạm Quý Thọ 2020-04-17 - Chính phủ trong nhiệm kỳ Đại hội 12, bắt đầu từ năm 2016, với vai trò kiến tạo, theo tôi, là phù hợp sau thời kỳ bất ổn và dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này cần được đánh giá đúng và đủ trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội 13 dự kiến tổ chức vào năm sau 2021 để thúc đẩy cải cách thể chế theo hướng chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Hình minh hoạ. Những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam chụp hình tại lễ bế mạc đại hội đảng 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016 Reuters

Dư âm từ các công hàm ngoại giao phản đối TQ

Dư âm từ các công hàm ngoại giao
Việt Trung - Động thái hiếm hoi: Từ 30/3/2020 đến 10/4/2020, Hà Nội đã gửi 3 công hàm lên Tổng thư ký LHQ. Các công thư này phản bác mạnh mẽ công hàm của Trung Quốc đệ trình hôm 23/3/2020, đồng thời thông báo cho Malaysia và Philipinnes về lập trường của Việt Nam đối với các công hàm của hai nước này cũng từng được lưu hành tại LHQ trước đó.
Việt Nam gửi thêm Công hàm đối với Đệ trình của Malaysia | CHÂU ...
Công hàm phản bác Trung Quốc đệ trình ngày 30/3 mang số 24-HC-2020 được nộp vào thời điểm tình hình trong nước và thế giới khá chộn rộn. Trung tuần tháng Tư hiện là thời gian cao trào của mùa dịch “Virus Vũ Hán”. Tuy vậy, cùng với 2 công hàm đệ trình hôm 10/4 liên quan đến Malaysia và Philipinnes, cả 3 công thư này không bị chìm xuồng như sự kiện thoảng qua. Ngược lại, nhờ một phần đại dịch Covid19 – cộng hưởng với tội ác Trung Quốc gây ra hôm 2/4 đối với gần chục ngư dân Quảng Ngãi và với những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông kể từ từ 14/4 – cả 3 công hàm ấy có thêm sức lan toả.

Chuyên gia: Virus Vũ Hán rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Chuyên gia virus học ủng hộ thuyết virus Vũ Hán rò rỉ từ phòng thí nghiệm
Đại Hải 17/04/20 - Sau khi phát triển thành công xét nghiệm đơn giản để phát hiện virus Vũ Hán, nhà virus học người Séc còn phát hiện thấy: dường như SARS-CoV-2 có thể đến từ phòng thí nghiệm... Tôi tập trung vào các khu vực điều hòa của virut (5′ UTR) - 256 bazơ đầu tiên của gen (trước cả gen cấu trúc), và các trình tự [gen] điều hòa này rất độc đáo đến nỗi tôi không thể nghĩ nó có nguồn gốc tự nhiên”, Pevoka trả lời The Epoch Times tiếng Séc qua email.

Công nhân chuẩn bị khử trùng tại bệnh viện Chữ thập đỏ ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 18/3/2020... (STR / AFP qua Getty Images)

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Xin ông Vượng hỏi vợ con có đọc "Nhân Dân" không?

Có chuyện khôi hài năm nào cũng diễn ra ở các lễ hội báo chí toàn quốc, nhất là vào dịp "Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam", hàng loạt tờ báo không mấy ai đọc như báo Nhân Dân, QĐND, TTXVN, VOV, Tạp chí Cộng sản... đều được trao giải đặc biệt hay nhất nhì trong khi những báo bán chạy nhất thì chẳng thấy giải đâu. Đã có thời trong dân gian lưu truyền câu đối “Xuân Diệu, Xuân Xanh, Xuân TÓC ĐỎ; Báo Tường, Báo Liếp, Báo NHÂN DÂN", tức là xem Báo Nhân dân của đảng kém xa Báo Tường, Báo Liếp là những thứ báo nhạt hơn nước ốc, thực chất chỉ là loại BÁO CÔ, BÁO HẠI mà thôi... Nhiều người còn nói báo "Nhân dân" thực sự là tờ báo được nhân dân toàn quốc xem là báo "đi từ xưởng in ra thẳng...sọt rác!" Đáng buồn là những điều vô lý trên đã công khai tồn tại và chi phối cả dân tộc ta hơn nửa thế kỷ rồi mà đến bây giờ vẫn y như vậy. Nhìn cách hành xử, nói năng của ông Trần Quốc Vượng có thể thấy ông là loại cán bộ học ít, năng lực yếu, bảo thủ, không có chính kiến, chỉ biết lĩnh vực tư pháp, nhưng xác xuất ông sẽ làm Tổng bí thư khóa tới rất cao. Nếu ông Vượng là Tổng bí thư thì triều đại ông cũng sẽ đầy kiêu binh hãn tướng như triều đại Nông Đức Mạnh. Về chuyên môn, tôi không thích ông ở ba điểm. Một là ông chỉ biết ca ngợi và bảo vệ Đảng, không biết đến nhân dân sống chết ra sao, y như ông Mạnh; hai là ông chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã theo kiểu rất... xã hội chủ nghĩa, hành chính, quan liêu; ba là ông ca ngợi chính sách phát triển các dự án BOT. Ca ngợi làm BOT nhưng ông không đòi hỏi phải minh bạch hóa các dự án này, phải chấm dứt tình trạng làm công trình một nơi, thu phí một nẻo..., chứ cứ làm BOT như 10 năm nay thì nhà nước và nhân dân đều khổ, chỉ có nhóm lợi ích và doanh nghiệp sân sau của chúng được hưởng lợi.
Xin ông Vượng hỏi ngay vợ con và các cháu của ông có ai đọc báo Nhân Dân không?
fb Lưu Trọng Văn 17-4-2020 - Báo chí chính thống đưa tin: “Thay mặt Ban Bí thư, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Thông báo kết luận số 173 -TB/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng”.
Trong hình ảnh có thể có: 6 người, văn bản và ngoài trời


Xin ông Vượng hỏi ngay vợ con và các cháu của ông có ai đọc báo Nhân Dân không? Xin ông hỏi mấy cảnh vệ và lái xe của ông chắc chắn đều là đảng viên xem có ai đọc báo Nhân dân không?

Thái Bình không thái bình

Băng đảng Đường Nhuệ lũng đoạn Thái Bình đã hơn chục năm. Bác Thông viết dân chúng đang đòi hỏi phải lôi mấy đời bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh Thái Bình từ thời mới có Đường Nhuệ đến nay ra trị thật nghiêm minh. Chắc bác quên có ông Trần Cẩm Tú giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình từ 2011 đến 2015, nay đã leo lên đến chức Bí thư Trung ương Đảng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nắm quyền tối cao về kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Trong thể chế đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện thì lôi làm sao được những ông như thế này ra trị hả bác ? Bác viết rất đúng: Với thể chế này, kiểu cách quản lý xã hội như thế này, thì không chỉ ở Sài Gòn, Thái Bình mà bất cứ nơi nào trên xứ ta cũng có Nam Cam, Đường Nhuệ, chỉ có điều nó đã xuất lộ ra chưa mà thôi. Bịt chỗ này sẽ xì chỗ khác.
Thái Bình không thái bình
fb Nguyễn Thông 17-4-2020 - T
ôi hỏi băng đảng Đường Nhuệ có mặt từ khi nào, hoạt động từ bao giờ, đã trải qua mấy đời bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh, giám đốc công an tỉnh. Các ngài ấy làm quan trị nhậm địa phương, nếu đã trải qua nhiệm kỳ Đường Nhuệ, thì không thể không biết chúng, không thể vô can. Đó là chưa nói biết đâu chính họ còn chống lưng, bảo kê cho kẻ phạm tội. Bây giờ chính quyền lôi Đường Nhuệ ra bắt chúng trả giá, điều mà dân chúng đang chờ đợi là hãy điểm mặt chỉ tên những kẻ ngồi chẳng chính ngôi, bao bọc đám Đường Nhuệ, dù chúng là bí thư, chủ tịch, giám đốc công an, cũng cứ đưa vào danh sách trị thật nghiêm minh.
Vụ vợ chồng đại gia Đường “Nhuệ” lộng hành ở Thái Bình: Không có ...
Người xứ ta đang xôn xao chăm chú tới vụ bắt bớ băng đảng Đường Nhuệ (theo như công an và báo chí, đó là đám xã hội đen) ở tỉnh Thái Bình. Hóa ra quê lúa hiền lành, tỉnh duy nhất ở miền Bắc không có đồi núi, lại gớm thế, sóng ngầm thế. Nói kiểu nhà văn Lê Lựu, là sóng ở đáy sông.

Dịch Covid khởi đầu ở China do nhân tố văn hóa

Mùa Đông được coi là lúc cơ thể đặc biệt cần nhiều sinh lực và máu huyết hơn so với các mùa khác, do đó ở TQ lượng động vật hoang dã đã được tiêu thụ nhiều lần hơn. Điều này góp ý giải thích tại sao cả hai trận dịch SARS 2003 và COVID-19 đều xẩy ra vào mùa đông.
Dịch Covid khởi đầu ở China do nhân tố văn hóa
Yi-Zheng Lian - Bệnh dịch do chủng mới của coronavirus bây giờ đã có tên là COVID-19. Bộ di thể của con virus này đã được định hình ngay sau hai tuần phát hiện, nhưng rất lâu sau đó chúng ta đã không biết nên đặt tên cho nó và căn bệnh nó gây ra là gì.

Đã có lúc, ở một vài khu vực, người ta gọi căn bệnh này là “Bệnh Sưng Phổi Vũ Hán” dựa vào tên của cái thành phố nơi bệnh mới xuất hiện. Nhưng sau đó, tuân theo bản hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế quốc tế (WHO) người ta đã chính thức đặt tên nó là COVID-19. Theo tổ chức này, không nên đặt tên cho một căn bệnh mới dựa trên địa danh của một quốc gia để tránh “những hệ lụy tiêu cực vô tình có thể gây ra cho một cộng đồng”

DONALD TRUMP - Một vị tổng thống tuyệt vời hiếm có

DONALD TRUMP - Một vị tổng thống tuyệt vời hiếm có 
fb Thạch Thảo - Có thể sự vĩ đại không nằm trong tài sản, danh vọng, mà nó được nằm trong lòng tốt, trách nhiệm. Tổng thống Donald Trump gần như đạt đến điều ấy. Người ta ủng hộ, thương mến Tổng Thống Trump vì nước Mỹ đều có lý do.
Hôm nay 16/5 , nước Mỹ gần 640.00 người bị nhiễm Coronavirus, số thiệt mạng là 30.985, trong khi hồi phục chỉ 53.738 theo tin cập nhật. Những con số ấy làm người ta lại tâm tư khi nghĩ về vận mệnh đất nước Hoa Kỳ về đâu. Nước Mỹ rồi đây sẽ hồi sinh nhưng phải đối mặt sự khó khăn, gian nan là điều không thể tránh khỏi. Theo Main Street America, sẽ 35.7 triệu người Mỹ có nguy cơ bị thất nghiệp, và hiện 16 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong 3 tuần qua, theo Bộ Lao động cung cấp thông tin.

Ký tên kêu gọi Tổng giám đốc WHO từ chức

Tôi đã ký tên (Lê Việt Đức) từ lâu và đăng lên FB nhưng quên không đưa lên trang này; bây giờ mới đưa. Các bạn có thể tham gia ký tên tại đây: https://www.change.org/p/united-nations-call-for-the-resign… Đến thời điểm này đã có 971,362 người ký.
KÝ TÊN ''KÊU GỌI ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) TEDROS ADHANOM GHEBREYESUS TỪ CHỨC''
Như chúng ta đã biết, virus corona hiện tại không thể điều trị được. Số người nhiễm và tử vong đã tăng hơn mười lần (nhiễm từ 800 - gần 10.000) chỉ trong 5 ngày. Lỗi một phần do ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ước lượng sai về virus corona. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã từ chối tuyên bố dịch virus của Trung Quốc là một trường hợp khẩn cấp cho sức khỏe người dân toàn cầu.
 
Chúng tôi tin rằng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai trò Tổng giám đốc WHO. Cho nên chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức ngay lập tức.

Ăn theo Covid: Bầy khủng long hút máu nông dân

Việc chính phủ VN phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân là hoàn toàn đúng; bình thường đã phải lo, nay dịch bệnh chưa biết bao giờ chấm dứt thì càng phải lo hơn. Do đó việc CP yêu cầu rà soát, đảm bảo đủ lượng thực dự trữ cả năm, dẫn tới tạm dừng hoặc giảm bớt gạo xuất khẩu năm nay so với năm ngoái cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên cần lưu ý ba điều. Một là mục tiêu tối thượng hiện nay là cuộc sống an toàn của người dân. Chính phủ đã phải chấp nhận hy sinh kinh tế, thực hiện cách ly toàn xã hội; đây là cái giá rất lớn cho mục tiêu tối thượng, thì việc hy sinh xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực cũng là điều dễ hiểu. Hai là, thông tin ở VN rất không minh bạch; lợi ích nhóm quá nhiều; vì lợi nhuận, chúng sẵn sàng lừa cả Thủ tướng. Do đó, đọc những phân tích trong bài thì có vẻ đúng nhưng thực chất có phải vậy không, mục đích sâu xa, ẩn sau cái kêu gọi Thủ tướng cho phép xuất khẩu gạo rộng rãi với khối lượng lớn là gì ? Dịch bệnh còn kéo dài nhiều tháng nữa; nhỡ ra tới đây thiên tai, mất mùa xảy ra thì Thủ tướng lấy đâu ra xoay sở. Để dân đói sinh đạo tặc đi phá kho thóc gạo, xã hội rối loạn thì ai chịu trách nhiệm ? Chắc chắn những kẻ đang kêu gào xuất khẩu hiện nay sẽ biến mất; chỉ có Thủ tướng và Chính phủ phải đứng ra nhận lỗi. Đại hội Đảng sắp tới rồi; người có lỗi trước toàn dân chắc chắn sẽ phải rời khỏi chính trường. Xuất khẩu gạo không chỉ là vấn đề an ninh lương thực, an ninh xã hội, lợi ích kinh tế... mà còn là vấn đề chính trị, quan trường. Ba là dự báo tình hình dịch bệnh kéo dài, dự trữ lương thực thế giới ngày càng mỏng nên tôi tin là giá lương thực sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Ăn theo virus Vũ Hán: Bầy khủng long hút máu nông dân
Gió Bấc 2020-04-14 - 
Do sức ép của dư luận và các doanh nghiệp, hậu trường màn kịch cấm xuất gạo bảo đảm an ninh lương thực trong đại dịch hạn hán đã hé lộ. Tổng Công ty Lượng thực 1, Tổng Cục Dự trữ quốc gia tác động cấm xuất để dìm giá gạo, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan đắc lực tham gia vở diễn. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.
Nông dân đóng bao gạo ở tỉnh Hậu Giang
Gần đây báo chí trong nước phê phán một số người ăn mặc tươm tất, chạy xe máy tay ga đến nhận quà từ thiện cho người nghèo trong mùa dịch virus Vũ Hán và gọi đây là nhũng “ký sinh trên lưng người nghèo”. Lạm dụng lòng tốt, ăn chặn của người nghèo thật là hành vi bất nhẫn đáng trách nhưng đó chỉ là hành vi cá biệt, cơ hội sự tham vặt của cá nhân. Kinh tởm hơn, khủng khiếp hơn, có những tổ chức, cơ quan được giao quyền lực, trách nhiệm quản lý vĩ mô những vấn đề hề trọng của quốc gia lại chớp thời cơ đại dịch, dựng chiêu bài, danh nghĩa vì an ninh lương thực o ép nông dân, doanh nghiệp trên quy mô cả nước để trục lợi. Đó là cốt lõi sâu xa bên trong chuyện lằng nhằng cho, cấm xuất khẩu gạo.

Kinh tế thế giới sẽ thay đổi hoàn toàn sau đại dịch

Nền kinh tế thế giới đang ở ngã ba đường. Chưa biết sẽ đi theo hướng nào. Tiếp tục toàn cầu hóa rộng rãi, mạnh mẽ hay tự cung tự cấp và tự đảm bảo các chuỗi cung ứng đối với các mặt hàng, nhất là hàng chiến lược và hàng thiết yếu theo mô hình hoàn toàn mới ? Mô hình kinh tế cũ đang phá sản. Mô hình kinh tế mới chưa ra đời. Trong khi chờ đợi, chắc chắn quan điểm quốc gia trên hết (giống như nước Mỹ trên hết của D. Trump) sẽ thắng thế. Thương mại toàn cầu sẽ chậm lại đáng kể; tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm ít nhất 1 điểm % mỗi năm so với xu thế 30 năm nay. Đây là điều tôi nghĩ khi đọc và góp ý kiến cho "dự thảo các văn kiện trình đại hội XIII của Đảng" hồi tháng 3 vừa qua. Trong dự thảo này, mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế của chiến lược 10 năm 2021-2030 và kế hoạch 5 năm 2021-2025 đều là 7% cao hơn thực tế đạt được giai đoạn 2011-2020, trong khi tôi dự báo chỉ khoảng 6%/năm. Việc đặt đúng mục tiêu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó là cơ sở để lựa chọn cơ cấu kinh tế, mô hình quản lý... Một khi mục tiêu đã chệch, thì cơ cấu sẽ hỏng, phương thức vận hành sẽ sai, nếu thêm điều khiển tồi nữa thì nền kinh tế sớm muộn gì cũng lại đi tới khủng khoảng.
Kinh tế thế giới sẽ thay đổi hoàn toàn khác sau đại dịch
Trật tự kinh tế thế giới ra sao sau đại dịch? Covid-19 có thể khiến các nước nghĩ lại về mức độ phụ thuộc kinh tế vào một quốc gia khác, từ đó mở ra một trật tự hoàn toàn mới. 
Trong 12 năm qua, thế giới như đang sống lại giai đoạn 1918 - 1939. Giai đoạn ấy có sự sụp đổ tài chính toàn cầu, sự trỗi dậy của các chính phủ độc tài, sự xuất hiện của một siêu cường kinh tế mới (Mỹ khi đó và Trung Quốc bây giờ); và một đại dịch.

Một tàu container tại Thanh Đảo, Trung Quốc. Ảnh: AP
Khi các biến cố kinh tế lớn diễn ra, hệ quả của chúng có xu hướng phải nhiều năm sau mới hiện rõ và những gì xảy ra khi đó cũng chẳng ai ngờ tới. Trước đây, liệu có ai nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng các vụ vỡ nợ thế chấp ở ngoại ô nước Mỹ năm 2007 lại dẫn đến khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp năm 2010? Hay sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ở New York năm 1929 góp phần thổi bùng chủ nghĩa phát xít ở châu Âu những năm 1930?

Facebook đã phải sửa bản đồ có HS và TS thuộc TQ

Facebook đã phải sửa bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc
Người dùng Facebook Việt Nam phát hiện rằng mạng xã hội này đã dùng bản đồ không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh thổ Việt Nam nhưng lại đưa chúng vào bên trong đường biên giới của Trung Quốc.

Theo truyền thông trong nước, bản đồ “mô tả sai về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” mà Việt Nam nói thuộc lãnh thổ của mình được người dùng mạng Facebook phát hiện tối ngày 15/4.

Mỹ điều tra virus lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Mỹ đang điều tra tin virus lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Tối ngày 15/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính phủ của ông đang tiến hành điều tra xem virus corona có phải lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không. Đồng thời, ông chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới đã trở thành công cụ của Trung Quốc.
VIRUS GÂY VIÊM PHỔI VŨ HÁN LÀ TỰ NHIÊN HAY LỌT RA TỪ PHÒNG THÍ ...
Hôm 15/04, Fox News loan tin rằng con virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán không phải là một loại vũ khí sinh học, mà là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc để chứng tỏ rằng năng lực của Bắc Kinh trong việc xác định và chống virus đã ngang bằng, thậm chí lớn hơn Hoa Kỳ.

“A, hô! Cô giáo mày già thế cơ à?”

“A, hô! Cô giáo mày già thế cơ à?”
13/04/2020 (GDVN) - Người ta tổ chức dạy học online lớp 1 để làm gì? Vì chất lượng hay vì phong trào?. Nếu vì chất lượng thì hãy chấm dứt kiểu dạy và học online lớp 1 như hiện nay. Chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của những người bạn, người thân và cả những đồng nghiệp đang dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh có nội dung: “Nơi bạn có dạy online cho bậc tiểu học không? Lớp 1, lớp 2 sao có thể học online được?”.

Nhiều giáo viên và phụ huynh cho rằng trẻ lớp 1 học 
online không hiệu quả (Ảnh: hệ thống trường Newton)
Thế rồi hàng chục câu chuyện được kể xung quanh việc dạy và học online của nhà trường và con cái họ. Giáo viên áp lực, căng thẳng vì dạy trong sự giám sát của phụ huynh

Những tác hại của việc làm việc ở nhà

Những tác hại của việc làm việc ở nhà
7 tác hại của làm việc ở nhà không phải ai cũng biết. Mặc đồ ngủ suốt cả tuần sẽ ảnh hưởng tâm trạng, suy nghĩ, lâu dần làm bạn mất luôn ranh giới giữa ngày thường với ngày cuối tuần. Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2013, những người được làm việc tại nhà có mức độ hài lòng và năng suất cao hơn so với đồng nghiệp tại công ty. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm thấy cô đơn, tách biệt xã hội và dần khó hòa nhập cộng đồng.
Thời điểm này, con người ở nhiều nơi trên thế giới đang chuyển sang làm việc tại nhà để hạn chế lây lan Covid-19. Dưới đây là 7 điều Maria, một tác giả của Brightside làm việc tại nhà hơn 3 năm, đúc rút ra sau những sai lầm thời gian đầu mới làm việc tại nhà.

Lãnh đạo WHO từ chức mới mong Mỹ nối lại tài trợ

Lãnh đạo WHO từ chức mới mong Mỹ nối lại tài trợ
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa nhấn mạnh họ đã mất niềm tin vào tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới và đề xuất điều kiện để TT Trump nối lại tài trợ lại lãnh đạo WHO phải từ chức. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa ngày 16/4 kêu gọi Tổng thống Donald Trump ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho đến khi Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức. Có 17 nghị sĩ đảng này trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện ủng hộ quyết định ngừng tài trợ cho cơ quan của Liên Hợp Quốc, theo Reuters.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Trong lá thư, các hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa nói họ đã mất niềm tin vào Tổng giám đốc Tedros. Nhóm quy trách nhiệm cho WHO và giới lãnh đạo Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, nhóm vẫn đánh giá cao "vai trò then chốt" của WHO trên khắp thế giới.

Vì sao người Việt ủng hộ Mỹ dừng cấp tiền cho WHO?

Tôi ủng hộ ông Trump trong hầu hết các vấn đề, trừ chuyện chống Nga. Riêng trong vụ bê bối WHO, tôi hoàn toàn ủng hộ ông ngay từ đầu, đồng thời đã ký tên đề nghị bãi chức Tổng giám đốc WHO của Tedros Adhanom Ghebreyesus, kẻ đúng là một điển hình của loại ‘ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản (Tàu)’.
Vì sao nhiều người Việt ủng hộ TT Mỹ dừng cấp ngân sách cho WHO?
Đại dịch Vũ Hán từ Trung Quốc đang làm tê liệt thế giới. Sau khi cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) không đủ năng lực và xu phụ Trung Quốc, khiến chính quyền Donald Trump đã đình chỉ đóng góp tài chính cho định chế quốc tế này, lại đang nhận được sự ủng hộ mạnh từ công luận Việt Nam. Liệu sự ủng hộ của người Việt có xuất phát từ tâm lý “bài Trung” hay không, nhất là khi Hoa Kỳ và một số quốc gia EU cáo buộc WHO không làm tròn trách nhiệm và hậu thuẫn cho những thông tin sai lệch ban đầu của Trung Quốc, gây ra hậu quả đại dịch Vũ Hán lan tràn khắp thế giới?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (phải) và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus

So sánh đóng góp của Mỹ và Tàu cho các tổ chức quốc tế

So sánh đóng góp của Mỹ và Tàu cho các tổ chức quốc tế
Dưới đây là một số số liệu so sánh đóng góp của Mỹ và Tàu cho các tổ chức quốc tế và cách hai nước ứng xử nhân đạo với thế giới. Số liệu 2019.
🔵 Góp cho WHO:
- Mỹ hơn 400 triệu USD
- Trung quốc 44 triệu USD
🔵 Góp cho Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc:
- Mỹ hơn 700 triệu USD
- Trung quốc 16 triệu USD

🔵 Góp cho Chương trình Lương thực Thế giới WFP:
- Mỹ 8 tỷ USD
- Trung quốc 30 triệu USD
🔵 Góp cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn:
- Mỹ gần 1,7 tỷ USD
- Trung quốc 1,9 triệu USD

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Các Nghị sĩ khen Trump vì dừng tài trợ cho WHO

Các nhà lập pháp khen ngợi Tổng thống Trump vì dừng tài trợ cho WHO
Tổng thống Donald Trump đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ khi quyết định tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vào ngày 15/4, Tổng thống Trump tuyên bố tài trợ cho WHO sẽ bị tạm dừng trong 60 đến 90 ngày trong khi chờ xem xét “để đánh giá vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc quản lý nghiêm trọng và che đậy sự lây lan của virus corona”.

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO với hơn 400 triệu USD trong năm 2019, chiếm gần 12% ngân sách của WHO. Việc Mỹ dừng tài trợ cho WHO đã nhận được sự ủng hộ từ một số nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa và các nhà hoạt động nhân quyền.

Covid: Cách ly xã hội có làm kinh tế Việt Nam suy sụp?

Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế Việt Nam suy sụp?
Bùi Thư 15 tháng 4 2020 - Bàn về việc các địa phương đề xuất tiếp tục cách ly xã hội (từ 1 tuần cho tới cuối tháng 5), tiến sĩ Quang A đánh giá: "Các lãnh đạo địa phương khó chủ động trong tình huống này (sợ trách nhiệm, Đại hội 13 đang đến gần,…) và họ thường thụ động theo hướng siết chặt. Chính vì thế chính phủ nên có các chỉ dẫn rõ ràng. Tôi nghĩ sau 15/4 tốt nhất là mở từng phần, từng địa phương và theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời." Bà Vũ Kim Hạnh cho rằng giãn cách xã hội đã mang lại kết quả tốt trong phong dịch, nhưng đồng thời cũng lưu ý: "Cấm tất thì dễ, cho hồi phục hoạt động kinh tế một phần thì khó hơn nhiều, mà không thể không làm."
Dịch bệnh khiến hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế và nội địa suy giảm, ngưng trệ. Doanh nghiệp phá sản, số lượng người thất nghiệp, người nghèo tăng

QUYỀN VỀ HÌNH ẢNH CÁ NHÂN

QUYỀN VỀ HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
fb LS Lê Luân - Về nội dung xử phạt hành chính đối với hành vi đăng tải, sử dụng hình ảnh người khác mà không được sự đồng ý của họ. Điều này đã được Hiến pháp và Bộ luật Dân sự cũng như một vài điều khoản của Bộ luật Hình sự quy định. Nghị định có hiệu lực vào ngày 15/04/2020 xử phạt hành chính về hành vi này cũng chỉ là cụ thể hơn những quy định gốc của nó.
Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh cá nhân dựa trên các hình ảnh đã được công khai trên truyền thông hoặc đại chúng; hoặc việc sử dụng hình ảnh gắn với việc tố cáo hành vi của người đó, hoặc với vai trò công vụ của cá nhân thì hoàn toàn hợp pháp và không vi phạm gì.

Những điều hiểu sai về Tổng thống Donald Trump

Những điều hiểu sai về Tổng thống Donald Trump
Thắng Đỗ, San Jose, California - Hoa Kỳ 13 tháng 4 2020
Một người bạn nhờ tôi giúp viết hộ vài dòng để phản bác một email cô nhận được, vì tiếng Việt của cô không đủ để làm việc này. Tôi thấy lập luận trong email giống như nhiều bài của người Việt trao đổi với nhau, với nhiều điểm sai căn bản và rất dễ phản biện. Nhân tiện, tôi viết lại cho đầy đủ để với hy vọng giúp ích cho những ai quan tâm. Đây là những điểm tôi thường thấy trong các trao đổi trên mạng.
Tổng thống Donald Trump, theo sau là Phó Tổng thống Mike Pence, tại một buổi họp tại Brady Press Briefing Room, Nhà Trắng, hôm 9/4.

Dự luật đòi Trung Cộng đền bù cho nạn nhân COVID-19

Dự luật đòi Trung Cộng đền bù cho nạn nhân COVID-19
04/15/20 Thượng nghị sĩ Josh Hawley, thuộc Đảng Cộng hòa, tiểu bang Missouri, nói với đài truyền hình Fox vào ngày 14-4-2020, rằng ông đang đưa ra một dự luật tạo điều kiện cho những nạn nhân người Mỹ bị bệnh COVID-19 kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dự luật có tên là Công lý cho nạn nhân COVID-19.

Thượng nghị sĩ Josh Hawley. KSHB.com.
Theo ông Hawley, chính việc Đảng Cộng sản Trung Quốc giấu diếm dịch bệnh ở Vũ Hán, trấn áp các bác sĩ đưa vấn đề dịch bệnh ra công luận, mà COVID-19 đã trở thành một đại dịch toàn cầu. Dự luật của ông Hawley sẽ dỡ bỏ điều khoản Bất khả xâm về quyền tài phán nước ngoài, để công dân Mỹ có thể kiện Trung Quốc. Dưới quyền bất khả xâm này người Mỹ không được quyền kiện các chính phủ nước ngoài, nhưng đã có những ngoại lệ là quyền này bị dở bỏ trong trường hợp các công dân Mỹ tử nạn máy bay vì bị khủng bố gốc Libya đánh bom hồi năm 1998.

Tổng giám đốc WHO bị cáo buộc 5 lần che giấu dịch bệnh

Tổng giám đốc WHO bị cáo buộc 5 lần che giấu dịch bệnh
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã từng bị cáo buộc 5 lần che giấu dịch bệnh kể từ năm 2017 cho đến thời điểm hiện tại. Động cơ gì mà ông ta lại làm điều này?

Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus 
họp báo tại Thụy Sĩ ngày 11/3. Ảnh: AFP.
Bị tố cáo che giấu dịch bệnh 3 lần khi giữ chức Bộ trưởng Y tế của Ethiopia
Ngày 01/07/2017, ông Tedros được bầu làm tổng giám đốc WHO theo nhiệm kỳ 5 năm, trở thành quan chức y tế quyền lực nhất thế giới. Tuy nhiên, trước khi ông nắm giữ vị trí này, nhiều câu hỏi về sự phù hợp của ông đối với cương vị một chuyên gia sức khỏe toàn cầu đã được đặt ra.

“Xây dựng một VN của một dân tộc trưởng thành và dấn thân!”

“Hãy xây dựng một Việt Nam của một dân tộc trưởng thành và dấn thân!”
(Suy nghĩ về sự lựa chọn của Đại hội XIII cho đất nước)
Nguyễn Trung
Đấy là câu trả lời tôi cảm nhận được từ trải nghiệm của cả cuộc đời mình, và hôm nay tôi thiết tha cầu mong tất cả mọi người con nước Việt Nam chúng ta, không phân biệt nam nữ, tuổi tác, sắc tộc, chính kiến và tôn giáo, dù sống ở trong nước hay nước ngoài, hãy đồng lòng cùng nhau lựa chọn quyết định này cho tổ quốc yêu dấu của chúng ta trong thời hậu đại dịch covid-19. Đó là: Quyết xây dựng một Việt Nam của một dân tộc trưởng thành và dấn thân!  Đại hội XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam nên cân nhắc với sự tỉnh táo và ý thức trách nhiệm cao nhất đối với đất nước sự lựa chọn này.

I
-        Tại sao chúng ta cần lựa chọn câu trả lời này ?
Xin thưa, vào giữa lúc thế giới đang chuyển đoạn, để sang trang bước vào một trật tự quốc tế mới đang manh nha, đại dịch toàn cầu covid-19 ập tới. Với sức hủy hoại chưa từng thấy, đại dịch này xáo trộn đến tận gốc rễ và tác động vào mọi cấu trúc hạ tầng cũng như thượng tầng của toàn bộ cuộc sống thế giới đương đại. Đại dịch này chẳng những đem lại chết tróc khắp nơi, mà còn gây ra nhiều tổn thất, đổ vỡ và thiệt hại lớn chưa từng có trong đời sống cũng như trong kinh tế thế giới kể từ đại suy thoái 1929-1933. 

Covid-19 đã đặt Nhân Loại ở Ngã Ba Đường

Với các cách tiếp cận và lý giải khác nhau, các nhà khoa học đều có chung một thông điệp: Thế kỷ 20 là Thế kỷ cảnh báo, còn TK21 là Thế kỷ lựa chọn giữa ngã ba đường: Sống thế nào hay là chết thế nào?. Đại dịch Covid -19 đang hoành hành trên khắp hành tinh này đã sớm đặt nhân loại giữa ngã ba đường, đứng trước một bước ngoặt lịch sử, đúng vào lúc cuộc khủng hoảng toàn diện toàn cầu đã hé lộ. Loài người thông minh không còn thời gian lưỡng lự hàng thế kỷ nữa, mà phải lựa chọn ngay từ bây giờ, từ những thập kỷ đầu tiên của Thiên niên ký thứ ba này, để sống sót và viết tiếp lịch sử của mình.
Covid-19 đã đặt Nhân Loại ở Ngã Ba Đường
Chu Hảo - Ngay trước khi qua đời  Nikita Moiseev (1917-2000, Nga)  đã kịp để lại cho hậu thế một trước tác kinh điển: Tồn tại hay không tồn tại… Loài người?( NXB Tri thức 2019) , trong đó ông chỉ ra rằng loài người  đang đứng trước một tai họa vô cùng nguy hiểm. Đó là Hệ sinh thái của Trái đất-ngôi nhà chung của chúng ta- có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong một tương lai rất gần nếu nhân loại không hợp lực để cứu vãn tình trạng đang ngày càng bi thảm này
Chúng ta đã rẽ lối sai ở đâu, để giờ đây 'Trái Đất đang ở giới hạn ...
Theo ông, từ nửa cuối TK19 nền khoa học & công nghệ đã  hoàn hảo và hùng mạnh đến mức đủ sức để khai thác triệt để Tự nhiên như một “kho trời” vô tận, nơi tích lũy tất cả những gì cần thiết cho sự thỏa mãn những nhu cầu vô độ của con người, đồng thời cũng làm tăng tốc cuộc đại khủng hoảng  Môi trường sinh thái- Sinh quyển của Trái đất đang chín muồi. Moiseev cho rằng : “ Loài người như một loài sinh vật mang tính hữu tử, và theo nghĩa ấy thì kết cục của lịch sử loài người một ngày nào đó sẽ đến. Và không phải  trong một tương lai hoàn toàn không xác định, mà có thể ngay vào giữa TK21”.

Nội bộ Trung Quốc đấu đá nhau dữ dội trong đại dịch

Nội bộ Trung Quốc đấu đá nhau dữ dội trong đại dịch
Trung Quốc lây lan virus Vũ Hán ra khắp thế giới. Tiếp đến gia tăng hàng loạt hoạt động gây căng thẳng Biển Đông. Nhưng chính đại dịch Vũ Hán khiến nội bộ Trung Quốc đấu đá nhau, nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông Tập. Tập Cận Bình đã xây dựng đội ngũ cán bộ dựa trên lòng trung thành với ông, thay vì dựa vào năng lực. Và các cán bộ, những người từng quan tâm đến việc thăng tiến trong sự nghiệp, hiểu rằng lòng trung thành có nghĩa là không nói sự thật nếu nó không hợp ý vị lãnh đạo tối cao. Bộ máy quan liêu trì trệ và hay giấu diếm của Tập Cận Bình không những không ngăn chặn được sự lan tràn của dịch bệnh mà để dịch bệnh bùng phát trên quy mô toàn cầu.

Sau thời gian đầu im lặng, ông Tập Cận Bình đang cố gắng lấy lại hình ảnh ‘người đứng đầu’ tại Trung Quốc, tìm kiếm uy tín với người dân của mình nhưng những nỗ lực đó có vẻ như chẳng mang lại hiệu quả.

Mỹ 'tấn công' WHO: Hậu quả nghiêm trọng nhưng cần thiết

Tôi ủng hộ quyết định của ông Trump. Không thể nào một nước đóng rất nhiều tiền cho WHO lại không có tiếng nói của mình trong tổ chức quan trọng này. Lập luận của ông rất đúng: “Nếu WHO đã làm việc của mình là đưa chuyên gia y tế đến Trung Quốc để đánh giá khách quan về tình hình thực tế và kêu gọi Trung Quốc chấm dứt tình trạng thiếu minh bạch thì dịch bệnh đã được kiểm soát ngay tại nguồn và rất ít người phải chết”, ông Trump nói hôm 14/4. Ngoại trưởng Mike Pompeo thẳng thừng hơn, nói rằng WHO “từ chối cuộc gọi của đại dịch này trong một thời gian dài vì nói thẳng là Trung Quốc không muốn nó xảy ra”. Có thể kể thêm nhiều sai lầm khác của WHO do nhắm mắt nghe lời TQ. WHO phải trung lập, minh bạch và hoạt động một cách khoa học, trung thực chứ không thể như hiện nay.
Mỹ 'tấn công' WHO- Hậu quả nghiêm trọng!
Hậu quả rất nghiêm trọng khi Mỹ cắt viện trợ cho WHO. Bởi vậy ngay cả Tổng thư ký Liên Hợp quốc cũng đã nói rằng 'đây không phải là lúc cắt viện trơ'. Nhiều nước cũng lên tiếng phản đối. Sau nhiều lần chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “bỏ lỡ cuộc gọi” của đại dịch COVID-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua quyết định dừng góp tiền cho tổ chức này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp với nhóm
 đặc trách COVID-19 tại Nhà Trắng ngày 14/4 Ảnh: NYT
Vì sao thế giới choáng váng khi Mỹ tuyên bố dừng tài trợ cho WHO?
Quyết định của ông Trump được đánh giá là sẽ tác động tiêu cực đến nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh, đồng thời mở cánh cửa để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

3 giờ thông quan: Các DN ở ĐBSCL cầu cứu Thủ tướng

3 giờ thông quan 400.000 tấn gạo: Các DN ở ĐBSCL cầu cứu Thủ tướng
Huỳnh Xây 13/04/2020 (Dân Việt) Một số doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, không làm được tờ khai hải quan trên hệ thống điện tử nên gặp khó khăn khi có nhiều lô hàng vẫn đang nằm chờ ở cảng trong nhiều ngày qua.

Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, hiện còn mấy trăm ngàn tấn gạo nằm tại các cảng chưa được thông quan (Ảnh minh hoạ)

DN kiến nghị hủy tờ khai hải quan XK gạo lúc nửa đêm

DN kiến nghị Thủ tướng hủy tờ khai hải quan XK gạo lúc nửa đêm
14/04/2020 Một doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị có liên quan xem xét huỷ toàn bộ tờ khai hải quan xuất khẩu gạo vào ngày chủ nhật 12/4 (từ 0 giờ đến 3 giờ sáng). Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An yêu cầu hủy toàn bộ tờ khai hải quan từ ngày 11/4 đến nay (Ảnh minh hoạ)
Hôm nay (14/4), ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP.Cần Thơ) đã có đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp (lần 2) gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và các đơn vị có liên quan khác yêu cầu xem xét giải quyết gấp vấn đề khai hải quan xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020.

Trận đánh úp nửa đêm thứ Bảy

Nếu tin này là thật thì chắc Bộ Công an phải vào cuộc để điều tra xem có mắc ngoặc lợi ích nhóm ở đây không.
Trận đánh úp nửa đêm thứ Bảy
Báo Sạch - Trung Bảo 15-4-2020. Ngay sau khi có công văn của Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo với số lượng 400 ngàn tấn trong tháng 4, lập tức số lượng xuất khẩu được các doanh nghiệp đăng ký đầy đủ trong vòng 3 tiếng đồng hồ. 
Việt Nam hiện có khoảng 180 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo. Qua sự kiện này và qua thời gian theo dõi càng thấy rõ việc xuất khẩu không phải bình đẳng với tất cả doanh nghiệp!
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản và ngoài trời
Tổng cục Hải Quan (TCHQ) mở hồ sơ đăng ký xuất khẩu gạo từ 0g ngày 12.4 thì đến 3g sáng đã có 399.989 tấn gạo được đăng ký xuất khẩu. Điều đáng nói, theo công văn số 2581 vào ngày 10.4 của Bộ Công Thương thì việc công bố hạn ngạch trong xuất khẩu gạo có hiệu lực từ 0g ngày 11.4. Vậy là đến khi triển khai tới TCHQ thì chủ trương lại trễ thêm một ngày, nhận đăng ký từ nửa đêm ngày 12.4.

Ba điều kiện để các nước nới lỏng lệnh phong tỏa

Ba điều kiện để các nước nới lỏng lệnh phong tỏa
Khi Covid-19 chững lại tại một số quốc gia, câu hỏi được đặt ra là họ cần đáp ứng điều kiện gì để có thể nới lỏng phong tỏa một cách an toàn. Giới chuyên gia lo ngại các chính phủ sẽ “khuất phục” trước áp lực kinh tế và dỡ phong tỏa quá sớm, tạo cơ hội cho Covid-19 bùng lại. “Dỡ bỏ hạn chế quá nhanh có thể dẫn đến dịch bùng phát nguy hiểm trở lại”, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.Hà Nội tính đến phương án phong tỏa toàn thành phố vì dịch COVID-19
Christian Brechot, chủ tịch Viện Pasteur, cựu chủ tịch Viện Nghiên cứu Y khoa Quốc gia Pháp INSERM, nói rằng chúng ta phải “thật khiêm nhường và thận trọng” với loại virus mà nhiều quốc gia từng đánh giá thấp.

CÓ TIẾP TỤC CÁCH LY TOÀN QUỐC HAY KHÔNG?

Bài này hay, nhất là đoạn: Trên toàn quốc có gần 60 tỉnh thành trong cả nước không bị nhiễm dịch. Tại sao các tỉnh này lại phải đóng băng? Tại sao doanh nghiệp các tỉnh này không hoạt động bình thường trong nội bộ tỉnh? Tại sao hàng hóa, nông sản trong tỉnh lại không được lưu thông bình thường nội tỉnh và liên tỉnh? Lãnh đạo các tỉnh thành của nước ta chưa bao giờ tự có trách nhiệm như các thống đốc bang ở Mỹ. Họ sợ trách nhiệm đến nỗi không dám tự quyết định đã đành, còn đẩy trách nhiệm lên cấp trên và xuống cấp dưới. Họ thờ ơ với số phận của người dân trong tỉnh đến mức không đòi hỏi quyền tự quyết để nền kinh tế trong tỉnh phải được hoạt động bình thường. Nếu không hoạt động bình thường thì nhân dân trong tỉnh chết đói, nông dân bị mất nông sản, các doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản.
CÓ TIẾP TỤC CÁCH LY TOÀN QUỐC HAY KHÔNG?
Hết 15/4/2020 là hết thời hạn cách ly toàn quốc. Cả nước đang đối mặt với câu hỏi quan trọng: Có tiếp tục cách ly toàn quốc sau 15/4/2020 hay không?
I. CÁC CÂU HỎI GỢI MỞ
Khi muốn quyết định một vấn đề quan trọng, thường phải đặt ra nhiều câu hỏi để trả lời. Nhưng như một rừng cây, chọn câu hỏi nào đây?  Câu hỏi đặt ra phải phản ánh được cốt lõi vấn đề. Nếu không, sẽ không tìm được lời giải đúng. Và câu trả lời phải ở dạng alternative (loại trừ): Có hoặc không. Để gạt bỏ tính do dự.

Kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3%, tệ nhất từ những năm 1930

Thế giới đầy lo âu nhưng các nhà lãnh đạo và nhà kinh tế VN vẫn dự báo tình hình trong nước rất lạc quan, thậm chí không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay. Ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, theo đó Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 7% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2025, cao hơn giai đoạn 2016-2020 (6,8%).
Kinh tế toàn cầu 2020 sẽ co cụm 3%, tệ nhất từ những năm 1930
15/04/2020 - 
Dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ co cụm 3% trong năm 2020 giữa lúc mọi sinh hoạt đều ngưng trệ vì dịch virus corona, đánh dấu tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất tính từ cuộc Đại Suy thoái trong những năm 1930, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói hôm thứ ba. IMF nói: “Có nhiều khả năng năm nay nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, vượt xa những gì thế giới đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước”.Tư liệu: Logo Ngân hàng Thế giới (WB) tại địa điểm cuộc họp giữa WB va Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Tokyo, 10/10/2012. REUTERS/Kim Kyung-Hoon/File Photo

Mỹ ngừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới

Hoan hô Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mỹ và các nước phương Tây lập ra nhiều tổ chức quốc tế trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các nước gặp khó khăn trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các tổ chức này đã bị Trung Quốc dùng tiền hối lộ và nhiều thủ đoạn kinh tế, chính trị, quân sự... ngấm ngầm và bẩn thỉu khác để gây sức ép và lũng đoạn. Mặt khác, các tổ chức này đều hoạt động kiểu quan liêu bao cấp, chi tiêu lãng phí khủng khiếp, đưa người thân quen vào làm việc lấy tiền; rất nhiều dự án chi tiền giúp các nước khủng hoảng không hiệu quả. Hàng chục năm qua dư luận thế giới đã đòi phải có thay đổi nhưng chúng vẫn chây ì không chịu. Do đó Trump cắt tiền để xóa bỏ chúng đi để tiến tới lập ra các tổ chức khác thay thế là đúng đắn. Số liệu cho thấy năm nay Mỹ góp vào WHO 440-500 triệu đô là trong khi TQ chỉ góp 40 triệu đô la, nhưng WHO lại do TQ điều khiển, quá phi lý.
Mỹ ngừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới
TIN MỚI NHẬN: Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa loan báo nước này sẽ ngừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh tổ chức quốc tế này đang cần nguồn lực để đương đầu với dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng trên khắp thế giới.Trong hình ảnh có thể có: cây và ngoài trời, văn bản cho biết 'World Health Organization'
Phát biểu trước các phóng viên trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng chiều ngày 14/4, ông Trump nêu ra lý do cho hành động này là ‘cách xử lý tệ hại’ của WHO đối với dịch bệnh và việc tổ chức này ‘đưa cho thế giới nhiều thông tin sai lệch về sự lây nhiễm và tử vong của căn bệnh này’.

Hà Nội trong vòng vây làng nghề ô nhiễm

Trong thời gian sống ở nước ngoài, cứ đến ngày nghỉ cuối tuần là ba lô trên vai tôi lại lái xe ô tô hay lên xe buýt, tàu hỏa về vùng nông thôn thư giãn. Có rất nhiều hình thức thư giãn tuyệt vời như lang thang trong các cánh đồng nho, cam, dâu rộng mênh mông hay leo núi cao vài nghìn mét hay ra hồ bơi thuyền, câu cá. Tuyệt vời ở chỗ không khí vô cùng trong lành, thơm ngát; không chỉ ở các nước công nghiệp mà ngay ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia... không khí và môi trường cũng rất sạch. Ở các nước công nghiệp thì các vòi nước sạch và mát mẻ để uống miễn phí có ở khắp nơi... Ở nước ta thì quá buồn. Buồn hơn nữa là nhà nước không có hệ thống xử lý môi trường chung theo các tiêu chuẩn quốc gia mà thường đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải tự xử lý. Trong bài này, đại diện Chi cục môi trường Hà Nội nói nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nước thải làng nghề là do chủ cơ sở sản xuất chưa quan tâm đến việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất. Tôi cho rằng họ chỉ có thể đầu tư xử lý sơ bộ, vấn đề là Nhà nước phải thu thuế môi trường rồi đứng ra làm. Môi trường như ở VN thì ai còn dám về nông thôn hay ra ngoại ô Hà Nội thư giãn nữa ?
Hà Nội trong vòng vây làng nghề ô nhiễm
13/04/2020 Hà Nội sau mở rộng có số lượng làng nghề lớn hàng đầu cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Điều này khiến thủ đô đã và đang chịu ô nhiễm chỉ xét riêng nước thải từ các làng nghề vùng ven đô và nhiều làng nghề giờ đã “nhảy” vào nội đô. Nước thải, chất thải từ các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm không qua xử lý, xả trực tiếp cùng với nước sinh họat gây ô nhiễm môi trường Hà Nội khiến hậu quả dịch bệnh phát sinh là khó tránh khỏi.
Nước xả thải chưa qua xử lý không khỉ làm ô nhiễm tại các nguồn tiếp nhận như các kênh, mương, cống rãnh, ao hồ… mà còn thấm vào đất, gây nên ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ảnh tư liệu: Thương Hiệu&Công Luận

Tự ý đăng ảnh người khác lên FB bị phạt tới 20 triệu

Chú ý nhé, bắt đầu xử phạt từ hôm nay. Quy định xử phạt này đúng nhưng không rõ ràng và cụ thể nên có nguy cơ bị quan chức chính quyền hiểu sai và vận dụng sai; đối tượng cần phạt không bị phạt, đối tượng không đáng bị phạt lại bị phạt nặng. Lại nhớ câu nổi tiếng của Chánh án TAND Tối Cao Trịnh Hồng Dương phát biểu ngay tại diễn đàn Quốc hội: "Luật Dân sự xử sao cũng được" hay "Luật của ta xử thế nào cũng được".
Tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook phạt tới 20 triệu
Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ 15/4/2020.
ND15-1.png
Điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Có giá hết…

Có giá hết…
fb Lưu Trọng Văn - 13-4-2020 - Trung tá Đào Trung Hiếu (Thạc sĩ, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho rằng việc bắt đại gia Đường “Nhuệ” được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của ban lãnh đạo mới công an tỉnh. Điều vô tình bật mí của trung tá Hiếu thể hiện lãnh đạo công an cũ của Thái Bình hoặc vô trách nhiệm hoặc năng lực kém hoặc bảo kê cho tội phạm dẫn đến tội phạm cộm cán vợ chồng Đường “Nhuệ” tha hồ làm vương làm tướng ở chính quê của Trần Quốc Vượng thường trực ban Bí thư.
Doanh nhân Nguyễn Thị Dương, vợ của 
doanh nhân Đường “Nhuệ”. Ảnh: internet
Qua sự kiện vợ chồng Đường bị tóm lộ ra nhiều tấm hình vợ của Đường là “doanh nhân thành đạt” chụp cùng chủ tịch Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Liệu cơn bão dịch có sẽ đảo ngược toàn cầu hóa?

Liệu cơn bão dịch có sẽ đảo ngược toàn cầu hóa?
BBC - Toàn cầu hóa là một trong những từ được nhắc nhiều đến trong vòng 25 năm qua. Nó có vẻ là một khái niệm khá kỳ lạ, vì bất kỳ nhà sử học kinh tế nào cũng sẽ nói với bạn rằng con người đã giao dịch qua các khoảng cách rộng lớn trong nhiều thế kỷ, nếu không nói là hàng thiên niên kỷ.

Virus corona đã khiến nhiều chuyến hàng toàn cầu bị dừng lại
Bạn chỉ cần nhìn vào ngành buôn bán gia vị thời trung cổ, hoặc Công ty Đông Ấn, để biết điều đó. Nhưng toàn cầu hóa về phương diện quy mô và tốc độ của kinh doanh quốc tế, đã bùng nổ trong vài thập kỷ qua đến mức chưa từng thấy.

Kinh tế trong cơn đại dịch Covid-19

Kinh tế trong cơn đại dịch Covid-19
Tạ Dzu - Nhân mùa đại dịch Convid 19 - kinh tế thế giới nghiêng ngả, chuỗi dây cung ứng quốc tế bị ngưng trệ hoàn toàn, thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ trồi sụt bất thường, có lúc lên hay xuống cả ngàn điểm (khi chạm vào giới hạn lên xuống 7% nên phải ‘đóng cầu giao’, hoặc trước lúc thị trường mở cửa hay ngay trong ngày, không cho trao đổi chứng khoán trong vòng 15 phút hay hơn, tuỳ mức độ lên xuống và vào lúc nào, để giới hạn thiệt hại), cuối ngày lại xuống hai, ba ngàn điểm – chúng ta nên có một cuộc duyệt xét lại tình hình kinh tế thế giới để hiểu phần nào, tại sao chỉ vì dịch corona virus mà thị trường chứng khoán toàn cầu lại chao đảo kinh hoàng như vậy?

Tháng 03/2020, mùa đại dịch Covid 19
Nhiều người gọi tình trạng coronavirus gây xáo trộn kinh tế là ‘thiên nga đen’ (black swan) . Thiên nga đen là một sự kiện vượt quá những gì thường được dự kiến về một tình huống nào đó và có những hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng qua cuộc duyệt xét tạm gọi là tổng quan ngắn gọn này, chúng ta, đặc biệt là các kinh tế gia người Việt quan tâm đến tình hình đất nước sẽ học được những kinh nghiệm quý báu của thế giới, góp phần vào việc xây dựng một hệ thống kinh tế phù hợp với đất nước và con người Việt Nam mai sau.

NHỮNG ĐIỀU ĐÀI LOAN ĐÃ DẠY TÔI

NHỮNG ĐIỀU ĐÀI LOAN ĐÃ DẠY TÔI
Góc nhìn của một du học sinh
Tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi về ngày đầu tiên tôi đáp xuống sân bay Đào Viên. Cảm giác bỡ ngỡ của một cô gái trẻ lần đầu tiên đi đến một đất nước khác. Tôi đến với Đài Loan bằng một cái duyên mà chưa từng nghĩ tới. Sinh ra và lớn lên ở một tỉnh lẻ, tôi luôn ao ước ngày nào đó sẽ được đi đó đây để thấy thế giới rộng lớn xung quanh. May mắn thay, vào một ngày nọ, tôi nhận được email báo tôi đã đạt được suất học bổng MBA ở một nơi tôi chỉ biết qua phim ảnh. Không chần chừ, tôi chấp nhận ngay.
Dằn Mặt Trung Quốc - Mỹ Tăng Cường Hỗ Trợ Cho Đài Loan
Đài Bắc chào đón tôi sau hơn ba tiếng bay bằng một cái lạnh thấu xương. Nhìn qua ô cửa máy bay, tôi thấy một thành phố vừa hiện đại nhưng vừa truyền thống. Lúc đó tôi cũng chưa biết mình sẽ tồn tại ra sao ở vùng đất này.