Trong mấy năm diễn ra căng thẳng ở Đồng Tâm, tôi thường bình luận một điều mà đến nay vẫn day dứt: Chả lẽ chỉ vì mấy chục ha đất mà Đảng và Nhà nước không thể thu xếp được cách giải quyết hòa bình sao. Trước đó đã có rất nhiều vụ xung đột đất đai giữa chính quyền và người dân suốt từ những năm 1980 đến nay, nhưng vụ nào rồi cũng đều được giải quyết êm thấm, không để xảy ra chết người, điển hình như những vụ ở Thái Bình, Hải Phòng, Đắc Lắc... Mặt khác, nếu như nhà nước không chứng minh được người dân sai, thì nhà nước nên bồi thường thỏa đáng cho người dân để lấy đất, chỉ bỏ ra vài chục tỷ đồng chứ có nhiều khủng khiếp đâu. Khắp nơi trên cả nước, Nhà nước đã thu hồi vô số đất và đã bồi thường với số tiền vô cùng ít ỏi, nhưng có bị người dân phản đối mạnh mẽ như Đồng Tâm đâu. Bản chất người dân VN là hiện lành, dễ dàng chấp nhận chịu thiệt về phần mình mà... Vậy mà Nhà nước đã không làm. Với những thông tin tôi đọc trên báo mạng, có thể khẳng định chính quyền đã sai trong vụ Đồng Tâm. Sai lầm về chính sách đất đai, sai lầm về quản lý đội ngũ dưới quyền (quân đội, công an, các "cán bộ" trong hệ thống), sai lầm về đánh giá tình hình, sai lầm về chọn giải pháp đối phó... Việc huy động một lực lượng lớn để trấn áp dân Đồng Tâm chứng tỏ rằng, những người lãnh đạo không chỉ vì mấy chục ha đất Đồng Tâm mà vì sợ "đám cháy lan ra cả cánh đồng". Việc Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ vội vàng tôn vinh và tặng thưởng những sĩ quan CA bị chết, đã chứng tỏ họ biết trước và trực tiếp phê chuẩn phương án dùng bạo lực trấn áp và tiêu diệt người dân. Đây là điều không thể chấp nhận trong thế giới văn minh. Tôi nhắc lại quan điểm của cá nhân tôi là trong bất cứ xung đột, mâu thuẫn nào giữa người dân và chính quyền, thì chính quyền phải có trách nhiệm ôn hòa tháo gỡ, thuyết phục người dân (nếu đúng là người dân sai), tuyệt đối không được dùng bạo lực giải quyết. Khi người dân có lỗi thì đấy cũng là lỗi của chính quyền vì chính quyền đã không giải thích, hướng dẫn tốt cho người dân nên mới như vậy; do đó chính quyền phải tìm cách thuyết phục người dân; nếu không thuyết phục được thì nên giải tán chính quyền đó, lập chính quyền mới có năng lực hơn để tiếp tục thuyết phục người dân. Đấy mới là chính quyền văn minh.
Xin đăng lại ý kiến của một số nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cựu quan chức về vấn đề này. Đây là cách nhìn riêng của mỗi người ở các vị thế khác nhau. Có ý kiến dễ thống nhất, có ý kiến còn cần trao đổi, nhưng xét cho cùng, họ đều có trách nhiệm XH, đều lo lắng, quan tâm đến những gì đang diễn biến liên quan vận mệnh quốc gia
- QUỲNH HƯƠNG, NHÀ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC:
Vụ Đồng Tâm sẽ được đưa ra xét xử ngày 7/9 tới. Là một chuyên gia xã hội, và đã được đào tạo về giải quyết xung đột xã hội, cá nhân cũng đã có những kinh nghiệm trong giải quyêt xung đột xã hội, tôi muốn có một vài ý kiến.
Vụ Đồng Tâm, có quá nhiều thứ phải rút kinh nghiệm. Để xảy ra vụ Đồng Tâm thì chúng ta đều hiểu rằng đó là một xung đột quá lớn. Và cần phải có nghiên cứu đề xuất giải pháp hóa giải xung đột xã hội.
Trên thế giới, người Đức rất giàu kinh nghiệm về hoá giải các xung đột xã hội. Nước Đức, có lịch sử bị chia cắt đất nước, khác biệt về ý thức hệ, chưa kể họ là bên tội phạm chiến tranh và phát xít. Chính vì thế họ có cả những lý thuyết và phương pháp tuyệt vời về giải quyết xung đột xã hội.
Việt Nam mình thì mấy chục năm qua, biết bao xung đột xã hội đã xảy ra nhưng chưa có những giải pháp hiệu quả. Vẫn những cách làm cũ. Vì thế nên những vụ sau lại dẫm lên chính sai lầm của những vụ trước. Vụ Đồng Tâm có lúc đã đạt được một chút tiến bộ khi ông Nguyễn Đức Chung (CT t/p HN khi đó) ký cam kết với dân. Nhưng sau đó cách giải quyết lại rất lúng túng và tiếp tục sai lầm.
Khi tôi đi học về lĩnh vực này, các chuyên gia Đức đã dạy các học viên một câu mà tôi nhớ mãi: “Có 3 thứ mà con người ko bao giờ tránh được. Đó là bệnh tật, cái chết, và xung đột xã hội.” Bệnh tật thì đã có bệnh viện giải quyết. Cái chết thì đã có nhà tang lễ. Còn xung đột xã hội thì chúng ta phải học cách giải quyết. Nó rất khó, nhưng nếu ko chữa đúng cách thì xung đột càng tăng lên và để lại di chứng hận thù trong xã hội rất lâu dài. Nó còn kìm hãm sự phát triển của xã hội”.
Chúng ta phải học cách giải quyết vấn đề của xã hội mình. Bệnh tật thì có thể đi nước ngoài chữa. Nhưng xung đột xã hội thì tự mình chứ không ai có thể giải quyết hộ.
Đưa ra tòa xử thì đó là về góc độ tư pháp, còn góc độ xã hội thì rất nhiều việc phải làm. Tư pháp chỉ giải quyết được xử phạt theo pháp luật, và có tác dụng ngăn chặn việc làm vi phạm pháp luật. Còn những khía cạnh nguyên nhân xã hội gây ra xung đột, và đặc biệt là hóa giải các xung đột thì lại phải là các chuyên gia xã hội vào cuộc. Chúng ta đã có những đoàn thể, đó là những tổ chức đóng góp rất nhiều vào trong việc điều hòa những xung đột ở địa phương. Tuy nhiên, khi xung đột đã quá lớn, vượt quy mô của thôn, xã thì cần có thêm sự nghiên cứu và tư vấn của các chuyên gia xã hội, cụ thể là chuyên gia xung đột xã hội. Vụ việc Đồng Tâm không phải là cá biệt, sẽ có những vụ việc tương tự ở Việt Nam. Nếu giải quyêt được xung đột thì sẽ là kinh nghiệm tốt để chia sẻ toàn quốc.
Để hóa giải những xung đột ở Đồng Tâm, không để nó trở thành xung đột xã hội lâu dài, thậm chí qua các thế hệ, thì cần có những nghiên cứu để đề ra giải pháp. Cần có nghiên cứu liên ngành, gồm chuyên gia luật pháp, thể chế, cùng với chuyên gia về các ngành liên quan và chuyên gia xã hội. Cần có nghiên cứu liên ngành thì mới đưa ra những giải pháp hợp lý và triệt để được. Không biết đã có nghiên cứu nào như vậy chưa? Nếu chưa thì cần làm ngay, càng sớm càng tốt. Để lâu xung đột càng âm ỉ, và tạo nên nỗi đau trong lòng xã hội. Mục đích của nghiên cứu không phải là để phán xét đúng sai, không phải để xử phạt, mà là để hóa giải xung đột xã hội.
TÔ VĂN TRƯỜNG, CHUYÊN GIA- NHÀ BÁO ĐỘC LẬP:
Nguyên nhân gốc rễ của vụ việc Đồng Tâm chính là quy định của pháp luật về đất đai và việc áp dụng pháp luật về đất đai chưa thực sự sát với các biến đổi về kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là những năm gần đây. Từ đó, dẫn đến mâu thuẫn trong nhận thức và hành động giữa chính quyền địa phương với một bộ phận nhân dân ở xã Đồng Tâm đến mức không thể điều hoà được.
Bài học về dân vận của Hồ Chủ tịch vẫn còn đó, nhưng không phải “tinh hoa, nguyên khí” nào cũng hiểu và hành động đúng. Đó là nỗi đau không phải của riêng ai.
Để xảy ra sự kiện vô cùng thương tâm ở Đồng Tâm này, trước hết là trách nhiệm của các vị “quan” sở tại, nhất là huyện Mỹ Đức và thành phố Hà Nội. Sau nữa, là vai trò của Bộ Quốc phòng trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến dự án và đặc biệt là vai trò của Bộ Công an trong việc tháo dỡ “ngòi nổ”, thay vì hành động mạnh tay.
Sự kiện rất đau lòng Đồng Tâm vượt quá “tầm kiểm soát” mà ngay cả hai vị đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (nhà sử học) và Lưu Bình Nhưỡng (luật sư) đã từng đi khảo sát thực tế và lên tiếng trên diễn đàn Quốc hội. Đặc biệt, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc sau vụ bị tai nạn giao thông suýt chết (ngã sưng mặt bất tỉnh, phải vào bệnh viện khâu vài mũi) nên vì nhiều lý do khác nhau… đã phải chọn giải pháp “im lặng là vàng”!
Trong nội dung bức thư của nhà nghiên cứu xã hội học Quỳnh Hương khi bàn về chủ đề :”Giải quyết xung đột xã hội Đồng Tâm” được nhiều người đặc biệt chú ý đến ý kiến chuyên gia Đức mà chị Quỳnh Hương trích dẫn trong thư.
Theo tôi hiểu, để trị bệnh, người ta phải nghiên cứu khoa học và liên tục nghiên cứu, phát triển khoa học. Từ kết quả nghiên cứu, người ta đưa ra hai giải pháp chính là phòng bệnh và chữa bệnh.
Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Để chữa bệnh thì phải xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh. Các giải pháp phòng bệnh, chữa bệnh đều phải rất toàn diện, không chỉ giới hạn trong phạm vi dùng thuốc và áp dụng các thủ thuật y học Khi dùng thuốc và áp dụng các thủ thuật y học, bao giờ cũng cần chú ý đến tác dụng phụ không mong muốn.
Còn về cái chết, đúng là không thể tránh khỏi được. Nhưng con người không ai muốn chết sớm, chết trong đau khổ nên phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp kéo dài tuổi thọ, tránh những cái chết lãng xẹt, những cái chết đau khổ, nhục nhã và tránh để lại hậu quả nặng nề cho người còn sống.
Nhiều người có chung nhận xét xã hội nói chung và các nhà cai trị nói riêng có thể học hỏi rất nhiều từ chuyện phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ để áp dụng vào giải quyết các xung đột xã hội; cụ thể:
- Phải nghiên cứu và không ngừng nghiên cứu để có giải pháp căn cơ.
- Phải chú trọng cả hai mặt phòng và chống; coi phòng quan trọng hơn.
- Phải tìm được nguyên nhân và khi tìm được rồi thì dũng cảm áp dụng biện pháp phòng, chống. Muốn chống bệnh tật mà vẫn giữ nguyên nếp sống sai lầm thì chống sao được?
- Biện pháp phòng, chống phải toàn diện.
- Phải chú ý tác dụng không mong muốn khi áp dụng các biện pháp phòng, chống. Chống bằng liều thuốc cực mạnh có khi khỏi một bệnh nhưng lại làm một số bộ phận quan trọng khác của cơ thể bị tổn thương.
- Phải nhận thức chế độ xã hội cũng như con người trước sau đều phải chết. Không có thuốc trường sinh bất tử. Nhìn thấy trước như vậy để một mặt kéo dài tuổi thọ một cách khoa học, một mặt tìm giải pháp chết êm thấm, tạo điều kiện cho sự sống mới ra đời.
BÙI ĐỨC LẠI, CỰU VỤ TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG:
Tôi hoan nghênh việc chị Quỳnh Hương đã thực sự quan tâm đến Vụ Đồng Tâm và kiến nghị phương châm xử lý.
Vụ Đồng Tâm đã gây xúc động sâu sắc, động chạm đến lương tri toàn xã hội. Một phần vì tính chất thảm khốc của nó, nhưng chủ yếu là nó động chạm và phơi bày nhiều vấn đề bức xúc bậc nhất trong xã hội VN hiện nay.
Còn nhiều điều cần làm rõ về nguồn gốc trực tiếp của vấn đề, về những gì đã diễn ra sáng 9.1.2020 dấn đến cái chết của cụ Kình và ba sĩ quan công an. Dư luận xã hội đã đưa ra nhiều nhận định, phản bác những gì đã được công khai bởi CA và báo chí nhà nước.
Nhìn cung cách chuẩn bị phiên tòa tới đây, tôi nghĩ rằng cũng khó làm sáng tỏ những vẫn đề đó, xử đúng người đúng tội, đem lại công bằng cho các bên và rút ra những bài học lớn cho những người nắm quyền lực.
Có thể nói thẳng và dưt khoát rằng, Đồng Tâm xẩy ra chủ yếu và trước hết do sai lầm của chính quyền. Sai lầm về chính sách đất đai, sai lầm về quản lý đội ngũ dưới quyền (quân đội, công an, các "cán bộ" trong hệ thống), sai lầm về đánh giá tình hình, do đó sai lầm về chọn giải pháp đối phó. Việc huy động một lực lượng lớn để trấn áp dân Đồng Tâm chứng tỏ rằng, những người nắm quyền quyết định không chỉ vì mấy chục ha đất Đồng Tâm mà vì sợ "đám cháy lan ra cả cánh đồng".
Việc nhanh chóng tôn vinh và tặng thưởng những sĩ quan CA bị chết, chứng tỏ quyết định đã được đưa ra từ cấp cao nhất, hoặc được họ phê chuẩn, thông qua toàn bộ các phương án trước khi thực hiện.
… Nhà cầm quyền có thiện chí và tôn trọng sự thật, có thể tìm đúng nguyên nhân, để "tháo gỡ" vấn đề. Nhưng cũng có thể quy kết, kết tội, rũ bỏ trách nhiệm… Đó là cái khó nhất của vấn đề.
Trước mắt trong phiên tòa này, không thể có Thần công lý nào đâu.
Điều có thể hy vọng ít nhiều không phải là sự thức tỉnh lương tâm, mà là sự tỉnh táo của chính quyền khiến c/q cân nhắc lợi hại chính trị-xã hội và hành động hợp lý. Nếu tiếp tục đánh giá và quyết "giết người dọa xã hội" thì không chỉ mạng sống (của những người bị đưa ra xét xử) bị đe dọa, mà sẽ tác động rất xấu đến toàn xã hội, đánh dấu một "bước ngoặt" trong quan hệ giữa dân chúng và c/q.
NGUYỄN TRUNG, NHÀ NGOẠI GIAO, CỰU ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI THÁI LAN, CHLB ĐỨC:
Xin đừng quên, tôi không biết báo chí hồi ấy (khi kết thúc đợt V của CCRĐ) đưa tin thế nào, nhưng tại Hà Nội, trong tiếp các cán bộ trung kiên bị xử lý oan trong cải cách ruộng đất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức xin lỗi nhân dân và cả nước, và sau đó quyết sửa sai (khoảng một năm mới xong).
Trong buổi tiếp này Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tất cả những cán bộ trung kiên tham gia nhiệm vụ sửa sai của Đảng. Sai lầm trong CCRĐ còn trầm trọng hơn vụ Đồng Tâm nhiều, nhưng vẫn khắc phục được do quyết tâm của lãnh đạo, nhờ đó cả nước mới có thể yên lòng đi vào kháng chiến chống Mỹ!
Kỳ Duyên tổng hợp
(FB Kim Dung Phạm)
Vụ Đồng Tâm và việc giải quyết xung đột xã hội
Kỳ Duyên - Đồng Tâm- địa danh thuộc Mỹ Đức (Hà Nội) giờ đây trở thành một nỗi đau, một khái niệm nhức nhối với tâm lý XH. Đồng Tâm mà chẳng thể đồng tâm? Một sinh mạng người dân, và ba sinh mạng người lính bỗng chốc trở thành nỗi mất mát kinh hoàng không sao bù đắp nổi, chỉ vì những nhận thức và phương pháp giải quyết mâu thuẫn đất đai theo cách nhìn mỗi bên. Ngày 7/9 tới đây, tòa án sẽ xét xử “vụ án Đồng Tâm”. Không biết vụ án này sẽ diễn ra, xử lý như thế nào, không ai đoán định được, trong một đời sống XH vốn quá nhiều phân tâm, phân ly, phân hóa xung quanh chuyện đất đai. Nhưng chắc chắn giải quyết (hay hóa giải) những xung đột XH là một vấn đề cực kỳ cấp thiết và lâu dài.Xin đăng lại ý kiến của một số nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cựu quan chức về vấn đề này. Đây là cách nhìn riêng của mỗi người ở các vị thế khác nhau. Có ý kiến dễ thống nhất, có ý kiến còn cần trao đổi, nhưng xét cho cùng, họ đều có trách nhiệm XH, đều lo lắng, quan tâm đến những gì đang diễn biến liên quan vận mệnh quốc gia
- QUỲNH HƯƠNG, NHÀ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC:
Vụ Đồng Tâm sẽ được đưa ra xét xử ngày 7/9 tới. Là một chuyên gia xã hội, và đã được đào tạo về giải quyết xung đột xã hội, cá nhân cũng đã có những kinh nghiệm trong giải quyêt xung đột xã hội, tôi muốn có một vài ý kiến.
Vụ Đồng Tâm, có quá nhiều thứ phải rút kinh nghiệm. Để xảy ra vụ Đồng Tâm thì chúng ta đều hiểu rằng đó là một xung đột quá lớn. Và cần phải có nghiên cứu đề xuất giải pháp hóa giải xung đột xã hội.
Trên thế giới, người Đức rất giàu kinh nghiệm về hoá giải các xung đột xã hội. Nước Đức, có lịch sử bị chia cắt đất nước, khác biệt về ý thức hệ, chưa kể họ là bên tội phạm chiến tranh và phát xít. Chính vì thế họ có cả những lý thuyết và phương pháp tuyệt vời về giải quyết xung đột xã hội.
Việt Nam mình thì mấy chục năm qua, biết bao xung đột xã hội đã xảy ra nhưng chưa có những giải pháp hiệu quả. Vẫn những cách làm cũ. Vì thế nên những vụ sau lại dẫm lên chính sai lầm của những vụ trước. Vụ Đồng Tâm có lúc đã đạt được một chút tiến bộ khi ông Nguyễn Đức Chung (CT t/p HN khi đó) ký cam kết với dân. Nhưng sau đó cách giải quyết lại rất lúng túng và tiếp tục sai lầm.
Khi tôi đi học về lĩnh vực này, các chuyên gia Đức đã dạy các học viên một câu mà tôi nhớ mãi: “Có 3 thứ mà con người ko bao giờ tránh được. Đó là bệnh tật, cái chết, và xung đột xã hội.” Bệnh tật thì đã có bệnh viện giải quyết. Cái chết thì đã có nhà tang lễ. Còn xung đột xã hội thì chúng ta phải học cách giải quyết. Nó rất khó, nhưng nếu ko chữa đúng cách thì xung đột càng tăng lên và để lại di chứng hận thù trong xã hội rất lâu dài. Nó còn kìm hãm sự phát triển của xã hội”.
Chúng ta phải học cách giải quyết vấn đề của xã hội mình. Bệnh tật thì có thể đi nước ngoài chữa. Nhưng xung đột xã hội thì tự mình chứ không ai có thể giải quyết hộ.
Đưa ra tòa xử thì đó là về góc độ tư pháp, còn góc độ xã hội thì rất nhiều việc phải làm. Tư pháp chỉ giải quyết được xử phạt theo pháp luật, và có tác dụng ngăn chặn việc làm vi phạm pháp luật. Còn những khía cạnh nguyên nhân xã hội gây ra xung đột, và đặc biệt là hóa giải các xung đột thì lại phải là các chuyên gia xã hội vào cuộc. Chúng ta đã có những đoàn thể, đó là những tổ chức đóng góp rất nhiều vào trong việc điều hòa những xung đột ở địa phương. Tuy nhiên, khi xung đột đã quá lớn, vượt quy mô của thôn, xã thì cần có thêm sự nghiên cứu và tư vấn của các chuyên gia xã hội, cụ thể là chuyên gia xung đột xã hội. Vụ việc Đồng Tâm không phải là cá biệt, sẽ có những vụ việc tương tự ở Việt Nam. Nếu giải quyêt được xung đột thì sẽ là kinh nghiệm tốt để chia sẻ toàn quốc.
Để hóa giải những xung đột ở Đồng Tâm, không để nó trở thành xung đột xã hội lâu dài, thậm chí qua các thế hệ, thì cần có những nghiên cứu để đề ra giải pháp. Cần có nghiên cứu liên ngành, gồm chuyên gia luật pháp, thể chế, cùng với chuyên gia về các ngành liên quan và chuyên gia xã hội. Cần có nghiên cứu liên ngành thì mới đưa ra những giải pháp hợp lý và triệt để được. Không biết đã có nghiên cứu nào như vậy chưa? Nếu chưa thì cần làm ngay, càng sớm càng tốt. Để lâu xung đột càng âm ỉ, và tạo nên nỗi đau trong lòng xã hội. Mục đích của nghiên cứu không phải là để phán xét đúng sai, không phải để xử phạt, mà là để hóa giải xung đột xã hội.
TÔ VĂN TRƯỜNG, CHUYÊN GIA- NHÀ BÁO ĐỘC LẬP:
Nguyên nhân gốc rễ của vụ việc Đồng Tâm chính là quy định của pháp luật về đất đai và việc áp dụng pháp luật về đất đai chưa thực sự sát với các biến đổi về kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là những năm gần đây. Từ đó, dẫn đến mâu thuẫn trong nhận thức và hành động giữa chính quyền địa phương với một bộ phận nhân dân ở xã Đồng Tâm đến mức không thể điều hoà được.
Bài học về dân vận của Hồ Chủ tịch vẫn còn đó, nhưng không phải “tinh hoa, nguyên khí” nào cũng hiểu và hành động đúng. Đó là nỗi đau không phải của riêng ai.
Để xảy ra sự kiện vô cùng thương tâm ở Đồng Tâm này, trước hết là trách nhiệm của các vị “quan” sở tại, nhất là huyện Mỹ Đức và thành phố Hà Nội. Sau nữa, là vai trò của Bộ Quốc phòng trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến dự án và đặc biệt là vai trò của Bộ Công an trong việc tháo dỡ “ngòi nổ”, thay vì hành động mạnh tay.
Sự kiện rất đau lòng Đồng Tâm vượt quá “tầm kiểm soát” mà ngay cả hai vị đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (nhà sử học) và Lưu Bình Nhưỡng (luật sư) đã từng đi khảo sát thực tế và lên tiếng trên diễn đàn Quốc hội. Đặc biệt, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc sau vụ bị tai nạn giao thông suýt chết (ngã sưng mặt bất tỉnh, phải vào bệnh viện khâu vài mũi) nên vì nhiều lý do khác nhau… đã phải chọn giải pháp “im lặng là vàng”!
Trong nội dung bức thư của nhà nghiên cứu xã hội học Quỳnh Hương khi bàn về chủ đề :”Giải quyết xung đột xã hội Đồng Tâm” được nhiều người đặc biệt chú ý đến ý kiến chuyên gia Đức mà chị Quỳnh Hương trích dẫn trong thư.
Theo tôi hiểu, để trị bệnh, người ta phải nghiên cứu khoa học và liên tục nghiên cứu, phát triển khoa học. Từ kết quả nghiên cứu, người ta đưa ra hai giải pháp chính là phòng bệnh và chữa bệnh.
Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Để chữa bệnh thì phải xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh. Các giải pháp phòng bệnh, chữa bệnh đều phải rất toàn diện, không chỉ giới hạn trong phạm vi dùng thuốc và áp dụng các thủ thuật y học Khi dùng thuốc và áp dụng các thủ thuật y học, bao giờ cũng cần chú ý đến tác dụng phụ không mong muốn.
Còn về cái chết, đúng là không thể tránh khỏi được. Nhưng con người không ai muốn chết sớm, chết trong đau khổ nên phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp kéo dài tuổi thọ, tránh những cái chết lãng xẹt, những cái chết đau khổ, nhục nhã và tránh để lại hậu quả nặng nề cho người còn sống.
Nhiều người có chung nhận xét xã hội nói chung và các nhà cai trị nói riêng có thể học hỏi rất nhiều từ chuyện phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ để áp dụng vào giải quyết các xung đột xã hội; cụ thể:
- Phải nghiên cứu và không ngừng nghiên cứu để có giải pháp căn cơ.
- Phải chú trọng cả hai mặt phòng và chống; coi phòng quan trọng hơn.
- Phải tìm được nguyên nhân và khi tìm được rồi thì dũng cảm áp dụng biện pháp phòng, chống. Muốn chống bệnh tật mà vẫn giữ nguyên nếp sống sai lầm thì chống sao được?
- Biện pháp phòng, chống phải toàn diện.
- Phải chú ý tác dụng không mong muốn khi áp dụng các biện pháp phòng, chống. Chống bằng liều thuốc cực mạnh có khi khỏi một bệnh nhưng lại làm một số bộ phận quan trọng khác của cơ thể bị tổn thương.
- Phải nhận thức chế độ xã hội cũng như con người trước sau đều phải chết. Không có thuốc trường sinh bất tử. Nhìn thấy trước như vậy để một mặt kéo dài tuổi thọ một cách khoa học, một mặt tìm giải pháp chết êm thấm, tạo điều kiện cho sự sống mới ra đời.
BÙI ĐỨC LẠI, CỰU VỤ TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG:
Tôi hoan nghênh việc chị Quỳnh Hương đã thực sự quan tâm đến Vụ Đồng Tâm và kiến nghị phương châm xử lý.
Vụ Đồng Tâm đã gây xúc động sâu sắc, động chạm đến lương tri toàn xã hội. Một phần vì tính chất thảm khốc của nó, nhưng chủ yếu là nó động chạm và phơi bày nhiều vấn đề bức xúc bậc nhất trong xã hội VN hiện nay.
Còn nhiều điều cần làm rõ về nguồn gốc trực tiếp của vấn đề, về những gì đã diễn ra sáng 9.1.2020 dấn đến cái chết của cụ Kình và ba sĩ quan công an. Dư luận xã hội đã đưa ra nhiều nhận định, phản bác những gì đã được công khai bởi CA và báo chí nhà nước.
Nhìn cung cách chuẩn bị phiên tòa tới đây, tôi nghĩ rằng cũng khó làm sáng tỏ những vẫn đề đó, xử đúng người đúng tội, đem lại công bằng cho các bên và rút ra những bài học lớn cho những người nắm quyền lực.
Có thể nói thẳng và dưt khoát rằng, Đồng Tâm xẩy ra chủ yếu và trước hết do sai lầm của chính quyền. Sai lầm về chính sách đất đai, sai lầm về quản lý đội ngũ dưới quyền (quân đội, công an, các "cán bộ" trong hệ thống), sai lầm về đánh giá tình hình, do đó sai lầm về chọn giải pháp đối phó. Việc huy động một lực lượng lớn để trấn áp dân Đồng Tâm chứng tỏ rằng, những người nắm quyền quyết định không chỉ vì mấy chục ha đất Đồng Tâm mà vì sợ "đám cháy lan ra cả cánh đồng".
Việc nhanh chóng tôn vinh và tặng thưởng những sĩ quan CA bị chết, chứng tỏ quyết định đã được đưa ra từ cấp cao nhất, hoặc được họ phê chuẩn, thông qua toàn bộ các phương án trước khi thực hiện.
… Nhà cầm quyền có thiện chí và tôn trọng sự thật, có thể tìm đúng nguyên nhân, để "tháo gỡ" vấn đề. Nhưng cũng có thể quy kết, kết tội, rũ bỏ trách nhiệm… Đó là cái khó nhất của vấn đề.
Trước mắt trong phiên tòa này, không thể có Thần công lý nào đâu.
Điều có thể hy vọng ít nhiều không phải là sự thức tỉnh lương tâm, mà là sự tỉnh táo của chính quyền khiến c/q cân nhắc lợi hại chính trị-xã hội và hành động hợp lý. Nếu tiếp tục đánh giá và quyết "giết người dọa xã hội" thì không chỉ mạng sống (của những người bị đưa ra xét xử) bị đe dọa, mà sẽ tác động rất xấu đến toàn xã hội, đánh dấu một "bước ngoặt" trong quan hệ giữa dân chúng và c/q.
NGUYỄN TRUNG, NHÀ NGOẠI GIAO, CỰU ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI THÁI LAN, CHLB ĐỨC:
Xin đừng quên, tôi không biết báo chí hồi ấy (khi kết thúc đợt V của CCRĐ) đưa tin thế nào, nhưng tại Hà Nội, trong tiếp các cán bộ trung kiên bị xử lý oan trong cải cách ruộng đất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức xin lỗi nhân dân và cả nước, và sau đó quyết sửa sai (khoảng một năm mới xong).
Trong buổi tiếp này Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tất cả những cán bộ trung kiên tham gia nhiệm vụ sửa sai của Đảng. Sai lầm trong CCRĐ còn trầm trọng hơn vụ Đồng Tâm nhiều, nhưng vẫn khắc phục được do quyết tâm của lãnh đạo, nhờ đó cả nước mới có thể yên lòng đi vào kháng chiến chống Mỹ!
Kỳ Duyên tổng hợp
(FB Kim Dung Phạm)
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2775450782730695&id=100007974016227&comment_id=2776418565967250&reply_comment_id=2776426485966458¬if_id=1599375747839098¬if_t=comment_mention
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét