Đọc đoạn này thấy buồn cho ngành dầu khí nói riêng và nền kinh tế nói chung quá. Các quan chức đua nhau vẽ ra viễn cảnh đất nước thành cường quốc trong 10-20 năm nữa, nhưng đến giờ "PVN chẳng có công nghệ gì. Bây giờ họ chỉ có thể thăm dò và nếu như bơm khí lên để hóa lỏng thì PVN cũng không biết. Rất là khó cho PVN vì thậm chí họ cũng không có tiền mua các giàn khoan lớn để khai thác, cho nên vẫn phải ký hợp đồng liên doanh với các nước…". Một đất nước cái gì cũng phụ thuộc vào nước ngoài thì liệu có thể là nước công nghiệp phát triển không ? Đừng huyênh hoang khoác lác nữa các sếp Trọng, Phúc, Huệ, Nhân và Đam ơi.
Tờ The Diplomat, vào ngày 7/9, đăng tải một bài viết có nhan đề (tạm dịch) “Tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ trong hợp tác dầu khí”, của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore.
Trong bài viết này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng việc hợp tác với các công ty Mỹ trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng sẽ làm giảm thặng dư thượng mại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, cũng như giúp cho Hà Nội giữ vững biên giới ở Biển Đông.
Tác giả bài viết đăng trên The Diplomat hôm 7/9 lần lượt liệt kê các dữ liệu và thông tin bao gồm nhu cầu về năng lượng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 8,5 đến 9,5% hàng năm, trong vòng 5 năm tới và Việt Nam cũng đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho sự phụ thuộc vào các nhà máy điện than.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo của các đối tác đến từ Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác với tập đoàn của Mỹ để phát triển nguồn cung cấp dầu khí và các nhà máy điện chạy bằng khí như một nỗ lực được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược, cũng như động cơ kinh tế thuần túy.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp dẫn nguồn thông báo của Bộ Công thương Việt Nam cho biết các dự án mới liên doanh với công ty của Mỹ, như AES Corp và hợp tác với ExxonMobil phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh để sử dụng cho 3 nhà máy điện khí tại khu kinh tế Dung Quốc, sẽ đẩy tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí của Việt Nam tăng từ 9 GW hiện tại lên 19 GW vào năm 2029, có nghĩa là quốc gia này sẽ phải tăng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Trong khi đó, Hoa Kỳ nổi lên như là nước xuất khẩu LNG lớn thứ 3 trên thế giới. Và, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp lập luận rằng ngành công nghiệp LNG của Mỹ đang phát triển nhanh chóng và nhu cầu nhập khẩu LNG ngày càng tăng của Việt Nam sẽ mở ra một biên giới mới khả thi cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Một ví dụ được đưa ra là nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra nhu cầu hàng năm đối với LNG của Mỹ trị giá 2 tỷ USD. Đây được cho là một con số đáng kể vào tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm 2019 ở mức 14,4 tỷ USD.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp lập luận rằng mặc dù có khả năng nhập khẩu LNG từ một số quốc gia khác nhau, nhưng Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc khai thác từ các nhà cung cấp của Mỹ, do khả năng của các hoạt động mua LNG này giúp cải thiện cán cân thương mại với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác mà tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nêu lên là việc Trung Quốc liên tục quấy rối các hoạt động dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông. Đồng thời, Hoa Kỳ gần đây đã cứng rắn về lập trường đối với các tuyên bố chủ quyền hàng hải rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông và lên án Bắc Kinh gây cản trở các hoạt động dầu khí hợp pháp của những quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền ở khu vực biển này.
Trong bối cảnh đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng hợp tác với các công ty Mỹ để phát triển nguồn hydrocacbon có thể là một chiến lược khả thi đối với Hà Nội, vì Washington sẽ sẵn sàng hơn hầu hết các quốc gia khác trong việc hỗ trợ các công ty của mình trước sự quấy rối của Trung Quốc. Vì thế, nếu như Việt Nam quyết định xích lại gần hơn với Hoa Kỳ thông qua việc bắt tay hợp tác dầu khí thì sẽ không chỉ không bị Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông mà cũng không gặp nguy cơ trong an ninh năng lượng lâu dài và thịnh vượng kinh tế.
Ảnh minh họa. Quang cảnh ký kết dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây, trị giá 6 tỷ USD, vào sáng ngày 22/7/2020. Courtesy: cafef.vn
Việt Nam và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác dầu khí ở Biển Đông?
RFA 2020-09-09 - Giáo sư Carl Thayer - Việc tăng cường đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là một đề xuất đôi bên cùng có lợi cho cả hai nước. Vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là bảo vệ đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam cũng có lợi ích khi được sự hỗ trợ và hậu thuẫn của Hoa Kỳ trước sự đe dọa của Trung Quốc. Nhưng sự hội tụ lợi ích này vẫn chưa tạo được sự tin cậy đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để dẫn đến việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và quân sự.
Giếng thăm dò Kèn Bầu -2X của họ,
nằm ở Lô 114, ngoài khơi Việt Nam.
Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác dầu khí và năng lượngTờ The Diplomat, vào ngày 7/9, đăng tải một bài viết có nhan đề (tạm dịch) “Tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ trong hợp tác dầu khí”, của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore.
Trong bài viết này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng việc hợp tác với các công ty Mỹ trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng sẽ làm giảm thặng dư thượng mại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, cũng như giúp cho Hà Nội giữ vững biên giới ở Biển Đông.
Tác giả bài viết đăng trên The Diplomat hôm 7/9 lần lượt liệt kê các dữ liệu và thông tin bao gồm nhu cầu về năng lượng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 8,5 đến 9,5% hàng năm, trong vòng 5 năm tới và Việt Nam cũng đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho sự phụ thuộc vào các nhà máy điện than.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo của các đối tác đến từ Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác với tập đoàn của Mỹ để phát triển nguồn cung cấp dầu khí và các nhà máy điện chạy bằng khí như một nỗ lực được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược, cũng như động cơ kinh tế thuần túy.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp dẫn nguồn thông báo của Bộ Công thương Việt Nam cho biết các dự án mới liên doanh với công ty của Mỹ, như AES Corp và hợp tác với ExxonMobil phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh để sử dụng cho 3 nhà máy điện khí tại khu kinh tế Dung Quốc, sẽ đẩy tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí của Việt Nam tăng từ 9 GW hiện tại lên 19 GW vào năm 2029, có nghĩa là quốc gia này sẽ phải tăng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Trong khi đó, Hoa Kỳ nổi lên như là nước xuất khẩu LNG lớn thứ 3 trên thế giới. Và, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp lập luận rằng ngành công nghiệp LNG của Mỹ đang phát triển nhanh chóng và nhu cầu nhập khẩu LNG ngày càng tăng của Việt Nam sẽ mở ra một biên giới mới khả thi cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Một ví dụ được đưa ra là nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra nhu cầu hàng năm đối với LNG của Mỹ trị giá 2 tỷ USD. Đây được cho là một con số đáng kể vào tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm 2019 ở mức 14,4 tỷ USD.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp lập luận rằng mặc dù có khả năng nhập khẩu LNG từ một số quốc gia khác nhau, nhưng Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc khai thác từ các nhà cung cấp của Mỹ, do khả năng của các hoạt động mua LNG này giúp cải thiện cán cân thương mại với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác mà tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nêu lên là việc Trung Quốc liên tục quấy rối các hoạt động dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông. Đồng thời, Hoa Kỳ gần đây đã cứng rắn về lập trường đối với các tuyên bố chủ quyền hàng hải rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông và lên án Bắc Kinh gây cản trở các hoạt động dầu khí hợp pháp của những quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền ở khu vực biển này.
Trong bối cảnh đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng hợp tác với các công ty Mỹ để phát triển nguồn hydrocacbon có thể là một chiến lược khả thi đối với Hà Nội, vì Washington sẽ sẵn sàng hơn hầu hết các quốc gia khác trong việc hỗ trợ các công ty của mình trước sự quấy rối của Trung Quốc. Vì thế, nếu như Việt Nam quyết định xích lại gần hơn với Hoa Kỳ thông qua việc bắt tay hợp tác dầu khí thì sẽ không chỉ không bị Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông mà cũng không gặp nguy cơ trong an ninh năng lượng lâu dài và thịnh vượng kinh tế.
Ảnh minh họa. Quang cảnh ký kết dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây, trị giá 6 tỷ USD, vào sáng ngày 22/7/2020. Courtesy: cafef.vn
Tăng cường hợp tác?
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, vào ngày 9/9 trao đổi qua email với RFA rằng ông có đồng quan điểm với tiến sĩ Lê Hồng Hiệp về thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Mỹ sẽ là một vấn đề song phương cấp bách cho đến khi nào ông Donald Trump vẫn là tổng thống Hoa Kỳ. Giáo sư Carl Thayer cũng đồng ý rằng việc các công ty Hoa Kỳ tăng cường tham gia hỗ trợ Việt Nam chuyển từ than sang khí thiên nhiên hóa lỏng ( LNG) bằng cách xây dựng các nhà máy điện sử dụng LNG nhập khẩu của Mỹ sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, vị giáo sư thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng ông không lạc quan về các giao dịch LNG của Việt Nam với Mỹ sẽ vừa giảm thâm hụt thương mại và vừa đảm bảo Chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn cho các công ty Mỹ bị Trung Quốc quấy rối, mà ông gọi là "một mũi tên trúng hai đích”.
Qua điện thư-email, giáo sư Carl Thayer giải thích:
“Chính phủ Hoa Kỳ có thể hợp tác chặt chẽ với các công ty dầu khí của Mỹ, nhưng các công ty đó là những thực thể độc lập và riêng biệt. Các công ty Mỹ đưa rủi ro vào tính toán thương mại của họ và sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ có thể giúp giảm thiểu những rủi ro này. Nhưng Washington không thể bắt buộc một công ty Mỹ ở lại Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc, đặc biệt nếu những công ty này có lợi ích ở Trung Hoa Đại Lục.”
Giáo sư Carl Thayer trình bày thêm quan điểm cá nhân của ông rằng:
“Việc tăng cường đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là một đề xuất đôi bên cùng có lợi cho cả hai nước. Vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là bảo vệ đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam cũng có lợi ích khi được sự hỗ trợ và hậu thuẫn của Hoa Kỳ trước sự đe dọa của Trung Quốc. Nhưng sự hội tụ lợi ích này vẫn chưa tạo được sự tin cậy đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để dẫn đến việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và quân sự.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) thì khẳng định rằng việc hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng giữa Việt Nam với Mỹ không bị ảnh hưởng gì bởi Trung Quốc.
“Trong suy nghĩ của cả người Mỹ lẫn người Việt Nam đang cầm quyền và giữa các doanh nghiệp của cả hai nước thì không ai chịu bất kỳ một áp lực nào của Trung Quốc, kể cả từ Chính quyền Trung Quốc lẫn từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc chẳng có vai trò gì ở đây hết.
Rõ ràng phán quyết năm 2016của Tòa Trọng tài PCA đối với Philippines là có tác dụng cho cả Việt Nam và nếu cần thì sẽ nhắc lại trong một phiên (tòa) khác. Bây giờ thì rõ hơn trước ngày 13/7/2020 rất nhiều và ngay từ năm ngoái, Việt Nam cũng đã tuyên bố 3 lần khi Trung Quốc đưa các tàu nghiên cứu địa chất Hải Dương vào Biển Đông. Việt Nam đã nói rất rõ rằng ở đây không có gì tranh chấp hết, mà hoàn toàn thuộc về thềm lục địa của Việt Nam. Nói như thế có nghĩa là Việt Nam hiểu rất nhiều nền tảng pháp lý về biển. Và khoảng 7-8 tháng sau, Mỹ mới nói và kiên quyết như thế. Do đó, đây là một bước tiến rất lớn trong việc mà trong đó có Mỹ đã đồng lòng trong việc giải thích luật quốc tế không phải chỉ về chủ quyền mà còn về cấu trúc.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp còn đưa ra nhận định rất có thể trong tương lai Việt Nam sẽ hợp tác với Mỹ trong khai tác mỏ khí Kèn Bầu, vừa được Tập đoàn dầu khí Eni của Ý phát hiện hồi cuối tháng 7 vừa qua, nằm ở Lô 114, ngoài khơi Việt Nam. Với ước tính ban đầu, mỏ khí Kèn Bầu có thể chứa 7-9 nghìn tỷ feet khối khí đốt và 400-500 triệu thùng khí ngưng tụ liên quan.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh:
“Mỏ khí này là mỏ khí lớn nhất từ trước đến nay chưa từng nghĩ đến, mà nó lại có và phát hiện được. Vì vậy, đương nhiên sẽ có sự hợp tác với các nước. Bởi vì nói thật ra rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chẳng có công nghệ gì. Bây giờ họ chỉ có thể thăm dò và nếu như bơm khí lên để hóa lỏng thì PVN cũng không biết. Rất là khó cho PVN vì thậm chí họ cũng không có tiền mua các giàn khoan lớn để khai thác, cho nên vẫn phải ký hợp đồng liên doanh với các nước. Hiện nay Việt Nam đã liên doanh với nhiều nước rồi và hợp tác với Mỹ thì rất tốt. Vấn đề là giữa Việt Nam và Mỹ bàn thảo về giá cả, chi phí và hoàn vốn, chia tỷ lệ lãi như thế nào…”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp khẳng định thêm với RFA rằng sự hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài, trong đó có đối tác Mỹ sẽ không bị chi phối hay can dự từ phía Trung Quốc, trong cục diện quốc tế hiện nay.
Mặc dù vậy, giáo sư Carl Thayer cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ cần chú trọng vào một số yếu tố khác trong quan hệ song phương bên cạnh vấn đề giải quyết thâm hụt thương mại để tạo lòng tin trước khi thúc đẩy hợp tác dầu khí. Chẳng hạn như thuế quan đối với cá da trơn của Việt Nam, tình trạng Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, Việt Nam dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, mở cửa thị trường Việt Nam để tăng nhập khẩu và dịch vụ, cũng như cải cách lao động ở Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, vào ngày 9/9 trao đổi qua email với RFA rằng ông có đồng quan điểm với tiến sĩ Lê Hồng Hiệp về thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Mỹ sẽ là một vấn đề song phương cấp bách cho đến khi nào ông Donald Trump vẫn là tổng thống Hoa Kỳ. Giáo sư Carl Thayer cũng đồng ý rằng việc các công ty Hoa Kỳ tăng cường tham gia hỗ trợ Việt Nam chuyển từ than sang khí thiên nhiên hóa lỏng ( LNG) bằng cách xây dựng các nhà máy điện sử dụng LNG nhập khẩu của Mỹ sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, vị giáo sư thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng ông không lạc quan về các giao dịch LNG của Việt Nam với Mỹ sẽ vừa giảm thâm hụt thương mại và vừa đảm bảo Chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn cho các công ty Mỹ bị Trung Quốc quấy rối, mà ông gọi là "một mũi tên trúng hai đích”.
Qua điện thư-email, giáo sư Carl Thayer giải thích:
“Chính phủ Hoa Kỳ có thể hợp tác chặt chẽ với các công ty dầu khí của Mỹ, nhưng các công ty đó là những thực thể độc lập và riêng biệt. Các công ty Mỹ đưa rủi ro vào tính toán thương mại của họ và sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ có thể giúp giảm thiểu những rủi ro này. Nhưng Washington không thể bắt buộc một công ty Mỹ ở lại Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc, đặc biệt nếu những công ty này có lợi ích ở Trung Hoa Đại Lục.”
Giáo sư Carl Thayer trình bày thêm quan điểm cá nhân của ông rằng:
“Việc tăng cường đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là một đề xuất đôi bên cùng có lợi cho cả hai nước. Vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là bảo vệ đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam cũng có lợi ích khi được sự hỗ trợ và hậu thuẫn của Hoa Kỳ trước sự đe dọa của Trung Quốc. Nhưng sự hội tụ lợi ích này vẫn chưa tạo được sự tin cậy đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để dẫn đến việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và quân sự.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) thì khẳng định rằng việc hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng giữa Việt Nam với Mỹ không bị ảnh hưởng gì bởi Trung Quốc.
“Trong suy nghĩ của cả người Mỹ lẫn người Việt Nam đang cầm quyền và giữa các doanh nghiệp của cả hai nước thì không ai chịu bất kỳ một áp lực nào của Trung Quốc, kể cả từ Chính quyền Trung Quốc lẫn từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc chẳng có vai trò gì ở đây hết.
Rõ ràng phán quyết năm 2016của Tòa Trọng tài PCA đối với Philippines là có tác dụng cho cả Việt Nam và nếu cần thì sẽ nhắc lại trong một phiên (tòa) khác. Bây giờ thì rõ hơn trước ngày 13/7/2020 rất nhiều và ngay từ năm ngoái, Việt Nam cũng đã tuyên bố 3 lần khi Trung Quốc đưa các tàu nghiên cứu địa chất Hải Dương vào Biển Đông. Việt Nam đã nói rất rõ rằng ở đây không có gì tranh chấp hết, mà hoàn toàn thuộc về thềm lục địa của Việt Nam. Nói như thế có nghĩa là Việt Nam hiểu rất nhiều nền tảng pháp lý về biển. Và khoảng 7-8 tháng sau, Mỹ mới nói và kiên quyết như thế. Do đó, đây là một bước tiến rất lớn trong việc mà trong đó có Mỹ đã đồng lòng trong việc giải thích luật quốc tế không phải chỉ về chủ quyền mà còn về cấu trúc.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp còn đưa ra nhận định rất có thể trong tương lai Việt Nam sẽ hợp tác với Mỹ trong khai tác mỏ khí Kèn Bầu, vừa được Tập đoàn dầu khí Eni của Ý phát hiện hồi cuối tháng 7 vừa qua, nằm ở Lô 114, ngoài khơi Việt Nam. Với ước tính ban đầu, mỏ khí Kèn Bầu có thể chứa 7-9 nghìn tỷ feet khối khí đốt và 400-500 triệu thùng khí ngưng tụ liên quan.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh:
“Mỏ khí này là mỏ khí lớn nhất từ trước đến nay chưa từng nghĩ đến, mà nó lại có và phát hiện được. Vì vậy, đương nhiên sẽ có sự hợp tác với các nước. Bởi vì nói thật ra rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chẳng có công nghệ gì. Bây giờ họ chỉ có thể thăm dò và nếu như bơm khí lên để hóa lỏng thì PVN cũng không biết. Rất là khó cho PVN vì thậm chí họ cũng không có tiền mua các giàn khoan lớn để khai thác, cho nên vẫn phải ký hợp đồng liên doanh với các nước. Hiện nay Việt Nam đã liên doanh với nhiều nước rồi và hợp tác với Mỹ thì rất tốt. Vấn đề là giữa Việt Nam và Mỹ bàn thảo về giá cả, chi phí và hoàn vốn, chia tỷ lệ lãi như thế nào…”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp khẳng định thêm với RFA rằng sự hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài, trong đó có đối tác Mỹ sẽ không bị chi phối hay can dự từ phía Trung Quốc, trong cục diện quốc tế hiện nay.
Mặc dù vậy, giáo sư Carl Thayer cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ cần chú trọng vào một số yếu tố khác trong quan hệ song phương bên cạnh vấn đề giải quyết thâm hụt thương mại để tạo lòng tin trước khi thúc đẩy hợp tác dầu khí. Chẳng hạn như thuế quan đối với cá da trơn của Việt Nam, tình trạng Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, Việt Nam dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, mở cửa thị trường Việt Nam để tăng nhập khẩu và dịch vụ, cũng như cải cách lao động ở Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-vn-intend-to-push-cooperation-with-the-us-in-oil-and-gas-at-scs-09092020152504.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét