Nền kinh tế thế giới đang ở ngã ba đường. Chưa biết sẽ đi theo hướng nào. Tiếp tục toàn cầu hóa rộng rãi, mạnh mẽ hay tự cung tự cấp và tự đảm bảo các chuỗi cung ứng đối với các mặt hàng, nhất là hàng chiến lược và hàng thiết yếu theo mô hình hoàn toàn mới ? Mô hình kinh tế cũ đang phá sản. Mô hình kinh tế mới chưa ra đời. Trong khi chờ đợi, chắc chắn quan điểm quốc gia trên hết (giống như nước Mỹ trên hết của D. Trump) sẽ thắng thế. Thương mại toàn cầu sẽ chậm lại đáng kể; tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm ít nhất 1 điểm % mỗi năm so với xu thế 30 năm nay. Đây là điều tôi nghĩ khi đọc và góp ý kiến cho "dự thảo các văn kiện trình đại hội XIII của Đảng" hồi tháng 3 vừa qua. Trong dự thảo này, mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế của chiến lược 10 năm 2021-2030 và kế hoạch 5 năm 2021-2025 đều là 7% cao hơn thực tế đạt được giai đoạn 2011-2020, trong khi tôi dự báo chỉ khoảng 6%/năm. Việc đặt đúng mục tiêu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó là cơ sở để lựa chọn cơ cấu kinh tế, mô hình quản lý... Một khi mục tiêu đã chệch, thì cơ cấu sẽ hỏng, phương thức vận hành sẽ sai, nếu thêm điều khiển tồi nữa thì nền kinh tế sớm muộn gì cũng lại đi tới khủng khoảng.
Nền kinh tế thế giới là một mạng lưới kết nối rất phức tạp. Mỗi chúng ta đều có hàng loạt mối quan hệ kinh tế trực tiếp dễ thấy. Đó là các cửa hàng chúng ta mua sắm, chủ lao động trả lương mỗi tháng, ngân hàng cho chúng ta vay tiền mua nhà. Nhưng một khi bạn phát triển đến một hoặc hai cấp độ nhất định, việc xác định rõ cách thức mạng lưới xung quanh đang vận hành chính xác thế nào là điều không thể.
Chính vì thế, những gì mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt trước sự lây lan của Covid-19 là điều đáng lo ngại. Trong những năm tới, chúng ta sẽ nhận được bài học về hậu quả của một nền tảng cũ bị xé toạc và hàng triệu liên kết bị phá hủy cùng lúc. Và rất có thể một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác sẽ mở ra, không còn giống như những gì đã thịnh hành trong vài thập kỷ gần đây.
"Khi chúng ta khôi phục hoạt động kinh tế như bình thường, đó chỉ là sự khởi đầu cho vấn đề mà chúng ta sẽ gặp phải", Adam Tooze, nhà sử học tại Đại học Columbia, tác giả của "Crashed" - công trình nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008, bình luận. "Đây là thời kỳ của sự bất ổn rất lớn, đòi hỏi một trật tự lớn hơn những gì chúng ta từng có", ông dự báo.
Trong bối cảnh thiếu chắc chắn như vậy, chúng ta rất khó đưa ra dự đoán chính xác về việc trật tự kinh tế thế giới sẽ trông như thế nào trong 5 năm, hoặc thậm chí là 5 tháng tới. Toàn cầu đã có bài học về những biến động kinh tế từng diễn ra. Đó là những hiệu ứng lan tỏa đáng ngạc nhiên có xu hướng xuất phát từ những nhược điểm lâu dài chưa được khắc phục. Và chính khủng hoảng là lúc các vấn đề sẽ phải được đối diện xử lý, bởi lúc ổn định chúng thường bị bỏ qua.
Vấn đề rõ ràng của lần này là toàn cầu hóa. Các công ty có thể di chuyển sản xuất đến nơi nào mang lại hiệu quả nhất. Mọi người có thể nhảy lên máy bay để đi đến gần như bất cứ đâu. Và tiền có thể chảy đến chỗ nào được sử dụng tốt nhất. Ý tưởng về một nền kinh tế thế giới với Mỹ là trung tâm đã sụp đổ, khi Trung Quốc trỗi dậy và nước Mỹ chuyển sang chủ nghĩa dân tộc.
Có dấu hiệu cho thấy Covid-19 đang khuếch đại xu hướng này. "Các nước sẽ phải nghĩ lại về việc muốn phụ thuộc vào quốc gia khác đến đâu", Elizabeth Economy - thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ bình luận, "Về cơ bản, tôi không nghĩ đây là sự kết thúc của toàn cầu hóa. Nhưng nó làm tăng tốc hướng suy nghĩ trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Rằng phải có những công nghệ quan trọng, nguồn lực quan trọng, năng lực sản xuất dự phòng ngay tại Mỹ trong trường hợp khủng hoảng".
Bộ trưởng Tài chính Pháp đã chỉ đạo các công ty nước này đánh giá lại chuỗi cung ứng, để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ thì cho biết sẽ tịch thu một số vật tư y tế xuất khẩu.
Cuối tuần trước, thậm chí thượng nghị sĩ Lindsey Graham còn đề nghị Mỹ trừng phạt việc Trung Quốc không kiểm soát được Covid-19 và khiến nó lây lan toàn cầu bằng cách "xù" số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu. Việc này sẽ đe dọa vai trò là nền tảng hệ thống tài chính thế giới của trái phiếu chính phủ Mỹ.
Ngay cả trước khi Covid-19 tấn công, toàn cầu hóa dường như đã yếu đi. Tỷ trọng giao thương trong GDP toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2008 và có xu hướng thấp hơn kể từ đó. Việc Trump đắc cử và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã khiến các công ty đa quốc gia bắt đầu suy nghĩ lại về hoạt động của mình.
"Tôi nghĩ rằng các công ty đang tích cực nói về khả năng phục hồi", Susan Lund - nhà phân tích tại McKinsey, bình luận. "Họ sẵn sàng đến mức độ nào cho việc hy sinh hiệu quả hoạt động hàng quý để phục hồi trong dài hạn, dù đó là thảm họa tự nhiên, khủng hoảng khí hậu, đại dịch hay các cú sốc khác?", bà đặt vấn đề.
Susan cho biết thương mại toàn cầu sẽ không sụt giảm toàn diện và các khối thương mại khu vực sẽ không thay đổi nhiều. Nhưng các công ty sẽ chú trọng hơn vào xây dựng khả năng dự phòng cho chuỗi cung ứng của họ. Các chính phủ có thể sẽ quy định một số hàng hóa nhất định, như dược phẩm và thiết bị y tế, phải chủ động được sản xuất nội địa nhiều hơn, do sự tranh giành toàn cầu hiện nay đối với các mặt hàng đó.
Trung Quốc đã định hướng lại chiến lược kinh tế của mình, đặt mục tiêu không phải là trung tâm sản xuất chi phí thấp cho thế giới mà là nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến như máy bay và thiết bị viễn thông. Điều đó đã khiến người Mỹ, châu Âu và Nhật Bản càng không muốn có các hoạt động lớn ở Trung Quốc, vì sợ mất tài sản trí tuệ.
Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ cũng căng thẳng với ngay cả các đồng minh truyền thống ở Tây Âu. Tâm lý vì lợi ích quốc gia đã ăn sâu hơn ở nhiều nơi và Covid-19 dường như củng cố thêm điều đó.
"Điều thường xảy ra sau khi gặp khủng hoảng như thế này là mọi người nói về thời đại mới và thế giới hậu đại dịch sẽ khác như thế nào", Ruchir Sharma, chiến lược gia toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management, cho biết. "Lần này thì tôi nghĩ các xu hướng đã dường như có sẵn trước khi đại dịch diễn ra", ông nói thêm.
Giai đoạn tiền toàn cầu hóa diễn ra với việc giải phóng cho thương mại thế giới trong Thế chiến I và đại dịch cúm năm 1918. Đồng thời, hệ thống tài chính toàn cầu được định hình lại, với đồng bảng Anh mất đi vị thế chủ chốt. Thời điểm hiện tại, người ta cũng thấy sẽ có những thay đổi xảy ra. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu lại chỉ ra một hướng khác. Đó là đồng USD ngày càng được củng cố ở vị trí trung tâm hệ thống tài chính toàn cầu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mở kênh giao dịch chéo với 14 ngân hàng trung ương nước ngoài để bơm USD vào hệ thống tài chính các nước này. Fed cũng bắt đầu chương trình mới cho phép các nước có đôla Mỹ bằng cách thế chấp trái phiếu kho bạc. Những động thái này nhằm ngăn sự thiếu hụt USD làm tê liệt kinh tế thế giới.
Các quan chức châu Âu cũng chưa thực hiện các bước giúp nâng vị thế của đồng euro trong hệ thống tiền tệ thế giới, như phát hành trái phiếu chung của các quốc gia thuộc khu vực đồng euro. Và Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cải cách hệ thống tài chính nhằm giúp nhân dân tệ quan trọng hơn với thương mại toàn cầu, như cho phép dòng vốn tự do ra vào.
Mark Carney - cựu thống đốc Ngân hàng trung ương Anh, từng có một bài phát biểu ảnh hưởng tới các ngân hàng trung ương khác vào tháng 8/2019. Ông cho rằng hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế hiện phụ thuộc sâu vào đồng USD là không bền vững. Nhưng đại dịch lần này lại làm cho hệ thống thiếu sót đó càng chắc chân hơn.
"Hệ thống đồng USD vốn không ổn định, nhưng xe đạp cũng vậy", Tooze cho biết, "Nó có thể không ổn định, nhưng nếu bạn là một tay đua lão luyện, nó sẽ rất tuyệt. Và Fed đã chứng minh họ là một tay đua lão luyện của chiếc xe đạp đôla Mỹ bá quyền đó".
Trong 12 năm qua, thế giới như đang sống lại giai đoạn 1918 - 1939. Giai đoạn ấy có sự sụp đổ tài chính toàn cầu, sự trỗi dậy của các chính phủ độc tài, sự xuất hiện của một siêu cường kinh tế mới (Mỹ khi đó và Trung Quốc bây giờ); và một đại dịch. Tất nhiên, những gì diễn ra 12 năm qua không có trình tự đúng như giai đoạn 1918-1939.
"Chúng ta có thể không biết chính xác cuộc khủng hoảng này sẽ dẫn đến đâu, với cả nền kinh tế thế giới hay bất cứ điều gì khác. Nhưng có một điều rõ ràng: Lịch sử chắc chắn có thể đáng sợ khi bạn không biết nó sẽ kết thúc ra sao", Neil Irwin, phóng viên kinh tế của The New York Times, tác giả của quyển "How to Win in a Winner-Take-All World", bình luận.
Kinh tế thế giới sẽ thay đổi hoàn toàn khác sau đại dịch
Trật tự kinh tế thế giới ra sao sau đại dịch? Covid-19 có thể khiến các nước nghĩ lại về mức độ phụ thuộc kinh tế vào một quốc gia khác, từ đó mở ra một trật tự hoàn toàn mới. Trong 12 năm qua, thế giới như đang sống lại giai đoạn 1918 - 1939. Giai đoạn ấy có sự sụp đổ tài chính toàn cầu, sự trỗi dậy của các chính phủ độc tài, sự xuất hiện của một siêu cường kinh tế mới (Mỹ khi đó và Trung Quốc bây giờ); và một đại dịch.
Một tàu container tại Thanh Đảo, Trung Quốc. Ảnh: AP
Khi các biến cố kinh tế lớn diễn ra, hệ quả của chúng có xu hướng phải nhiều năm sau mới hiện rõ và những gì xảy ra khi đó cũng chẳng ai ngờ tới. Trước đây, liệu có ai nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng các vụ vỡ nợ thế chấp ở ngoại ô nước Mỹ năm 2007 lại dẫn đến khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp năm 2010? Hay sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ở New York năm 1929 góp phần thổi bùng chủ nghĩa phát xít ở châu Âu những năm 1930?Nền kinh tế thế giới là một mạng lưới kết nối rất phức tạp. Mỗi chúng ta đều có hàng loạt mối quan hệ kinh tế trực tiếp dễ thấy. Đó là các cửa hàng chúng ta mua sắm, chủ lao động trả lương mỗi tháng, ngân hàng cho chúng ta vay tiền mua nhà. Nhưng một khi bạn phát triển đến một hoặc hai cấp độ nhất định, việc xác định rõ cách thức mạng lưới xung quanh đang vận hành chính xác thế nào là điều không thể.
Chính vì thế, những gì mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt trước sự lây lan của Covid-19 là điều đáng lo ngại. Trong những năm tới, chúng ta sẽ nhận được bài học về hậu quả của một nền tảng cũ bị xé toạc và hàng triệu liên kết bị phá hủy cùng lúc. Và rất có thể một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác sẽ mở ra, không còn giống như những gì đã thịnh hành trong vài thập kỷ gần đây.
"Khi chúng ta khôi phục hoạt động kinh tế như bình thường, đó chỉ là sự khởi đầu cho vấn đề mà chúng ta sẽ gặp phải", Adam Tooze, nhà sử học tại Đại học Columbia, tác giả của "Crashed" - công trình nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008, bình luận. "Đây là thời kỳ của sự bất ổn rất lớn, đòi hỏi một trật tự lớn hơn những gì chúng ta từng có", ông dự báo.
Trong bối cảnh thiếu chắc chắn như vậy, chúng ta rất khó đưa ra dự đoán chính xác về việc trật tự kinh tế thế giới sẽ trông như thế nào trong 5 năm, hoặc thậm chí là 5 tháng tới. Toàn cầu đã có bài học về những biến động kinh tế từng diễn ra. Đó là những hiệu ứng lan tỏa đáng ngạc nhiên có xu hướng xuất phát từ những nhược điểm lâu dài chưa được khắc phục. Và chính khủng hoảng là lúc các vấn đề sẽ phải được đối diện xử lý, bởi lúc ổn định chúng thường bị bỏ qua.
Vấn đề rõ ràng của lần này là toàn cầu hóa. Các công ty có thể di chuyển sản xuất đến nơi nào mang lại hiệu quả nhất. Mọi người có thể nhảy lên máy bay để đi đến gần như bất cứ đâu. Và tiền có thể chảy đến chỗ nào được sử dụng tốt nhất. Ý tưởng về một nền kinh tế thế giới với Mỹ là trung tâm đã sụp đổ, khi Trung Quốc trỗi dậy và nước Mỹ chuyển sang chủ nghĩa dân tộc.
Có dấu hiệu cho thấy Covid-19 đang khuếch đại xu hướng này. "Các nước sẽ phải nghĩ lại về việc muốn phụ thuộc vào quốc gia khác đến đâu", Elizabeth Economy - thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ bình luận, "Về cơ bản, tôi không nghĩ đây là sự kết thúc của toàn cầu hóa. Nhưng nó làm tăng tốc hướng suy nghĩ trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Rằng phải có những công nghệ quan trọng, nguồn lực quan trọng, năng lực sản xuất dự phòng ngay tại Mỹ trong trường hợp khủng hoảng".
Bộ trưởng Tài chính Pháp đã chỉ đạo các công ty nước này đánh giá lại chuỗi cung ứng, để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ thì cho biết sẽ tịch thu một số vật tư y tế xuất khẩu.
Cuối tuần trước, thậm chí thượng nghị sĩ Lindsey Graham còn đề nghị Mỹ trừng phạt việc Trung Quốc không kiểm soát được Covid-19 và khiến nó lây lan toàn cầu bằng cách "xù" số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu. Việc này sẽ đe dọa vai trò là nền tảng hệ thống tài chính thế giới của trái phiếu chính phủ Mỹ.
Ngay cả trước khi Covid-19 tấn công, toàn cầu hóa dường như đã yếu đi. Tỷ trọng giao thương trong GDP toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2008 và có xu hướng thấp hơn kể từ đó. Việc Trump đắc cử và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã khiến các công ty đa quốc gia bắt đầu suy nghĩ lại về hoạt động của mình.
"Tôi nghĩ rằng các công ty đang tích cực nói về khả năng phục hồi", Susan Lund - nhà phân tích tại McKinsey, bình luận. "Họ sẵn sàng đến mức độ nào cho việc hy sinh hiệu quả hoạt động hàng quý để phục hồi trong dài hạn, dù đó là thảm họa tự nhiên, khủng hoảng khí hậu, đại dịch hay các cú sốc khác?", bà đặt vấn đề.
Susan cho biết thương mại toàn cầu sẽ không sụt giảm toàn diện và các khối thương mại khu vực sẽ không thay đổi nhiều. Nhưng các công ty sẽ chú trọng hơn vào xây dựng khả năng dự phòng cho chuỗi cung ứng của họ. Các chính phủ có thể sẽ quy định một số hàng hóa nhất định, như dược phẩm và thiết bị y tế, phải chủ động được sản xuất nội địa nhiều hơn, do sự tranh giành toàn cầu hiện nay đối với các mặt hàng đó.
Trung Quốc đã định hướng lại chiến lược kinh tế của mình, đặt mục tiêu không phải là trung tâm sản xuất chi phí thấp cho thế giới mà là nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến như máy bay và thiết bị viễn thông. Điều đó đã khiến người Mỹ, châu Âu và Nhật Bản càng không muốn có các hoạt động lớn ở Trung Quốc, vì sợ mất tài sản trí tuệ.
Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ cũng căng thẳng với ngay cả các đồng minh truyền thống ở Tây Âu. Tâm lý vì lợi ích quốc gia đã ăn sâu hơn ở nhiều nơi và Covid-19 dường như củng cố thêm điều đó.
"Điều thường xảy ra sau khi gặp khủng hoảng như thế này là mọi người nói về thời đại mới và thế giới hậu đại dịch sẽ khác như thế nào", Ruchir Sharma, chiến lược gia toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management, cho biết. "Lần này thì tôi nghĩ các xu hướng đã dường như có sẵn trước khi đại dịch diễn ra", ông nói thêm.
Giai đoạn tiền toàn cầu hóa diễn ra với việc giải phóng cho thương mại thế giới trong Thế chiến I và đại dịch cúm năm 1918. Đồng thời, hệ thống tài chính toàn cầu được định hình lại, với đồng bảng Anh mất đi vị thế chủ chốt. Thời điểm hiện tại, người ta cũng thấy sẽ có những thay đổi xảy ra. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu lại chỉ ra một hướng khác. Đó là đồng USD ngày càng được củng cố ở vị trí trung tâm hệ thống tài chính toàn cầu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mở kênh giao dịch chéo với 14 ngân hàng trung ương nước ngoài để bơm USD vào hệ thống tài chính các nước này. Fed cũng bắt đầu chương trình mới cho phép các nước có đôla Mỹ bằng cách thế chấp trái phiếu kho bạc. Những động thái này nhằm ngăn sự thiếu hụt USD làm tê liệt kinh tế thế giới.
Các quan chức châu Âu cũng chưa thực hiện các bước giúp nâng vị thế của đồng euro trong hệ thống tiền tệ thế giới, như phát hành trái phiếu chung của các quốc gia thuộc khu vực đồng euro. Và Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cải cách hệ thống tài chính nhằm giúp nhân dân tệ quan trọng hơn với thương mại toàn cầu, như cho phép dòng vốn tự do ra vào.
Mark Carney - cựu thống đốc Ngân hàng trung ương Anh, từng có một bài phát biểu ảnh hưởng tới các ngân hàng trung ương khác vào tháng 8/2019. Ông cho rằng hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế hiện phụ thuộc sâu vào đồng USD là không bền vững. Nhưng đại dịch lần này lại làm cho hệ thống thiếu sót đó càng chắc chân hơn.
"Hệ thống đồng USD vốn không ổn định, nhưng xe đạp cũng vậy", Tooze cho biết, "Nó có thể không ổn định, nhưng nếu bạn là một tay đua lão luyện, nó sẽ rất tuyệt. Và Fed đã chứng minh họ là một tay đua lão luyện của chiếc xe đạp đôla Mỹ bá quyền đó".
Trong 12 năm qua, thế giới như đang sống lại giai đoạn 1918 - 1939. Giai đoạn ấy có sự sụp đổ tài chính toàn cầu, sự trỗi dậy của các chính phủ độc tài, sự xuất hiện của một siêu cường kinh tế mới (Mỹ khi đó và Trung Quốc bây giờ); và một đại dịch. Tất nhiên, những gì diễn ra 12 năm qua không có trình tự đúng như giai đoạn 1918-1939.
"Chúng ta có thể không biết chính xác cuộc khủng hoảng này sẽ dẫn đến đâu, với cả nền kinh tế thế giới hay bất cứ điều gì khác. Nhưng có một điều rõ ràng: Lịch sử chắc chắn có thể đáng sợ khi bạn không biết nó sẽ kết thúc ra sao", Neil Irwin, phóng viên kinh tế của The New York Times, tác giả của quyển "How to Win in a Winner-Take-All World", bình luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét