Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Fitch dừng đánh giá VG vì Vượng ‘chủ động dừng’

Ông Phạm Nhật Vượng có tài sản được Forbes ước đoán khoảng 7,6 tỉ đôla. Mặc dù Vingroup được đánh giá là một trong những công ty tư nhân được quản trị vào loại tốt nhất Việt Nam, nhưng cũng phải thừa nhận ông Vượng có quan hệ rất tốt với chính khách hàng đầu của Việt Nam. Nhờ đó ông có quá nhiều quyền lực, không chỉ trong kinh tế và chính trị mà còn cả trong truyền thông. Báo chí cũng không dám tự do viết về công ty ông. Công dân càng không được phép phát biểu bày tỏ chính kiến, vì ông có thể kiện ra tòa như chơi. Dư luận đã từng lo ngại sâu sắc về tác động tiêu cực lên môi trường từ một số hoạt động kinh doanh của Vingroup, cách mờ ám để tài sản công biến thành tài sản riêng và cách cố gắng tác động truyền thông và bịt miệng người chỉ trích...; nhưng sau đó im bặt. Bây giờ ở đâu cũng thấy hiện diện của Vingroup, từ Vincom, Vinmart, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, Vinpro, Adayroi.com, VinEco, VinFast, Vinsmart, VinTaTa, VinTech, VinUni, Vinhomes tới VinFast... Ký giả chuyên về Đông Nam Á John Reed, trưởng văn phòng Bangkok của tờ báo Anh, tên tờ The Financial Times gọi Vingroup là một đế chế đang trỗi dậy, có lẽ rất chính xác. Có lẽ cũng vì là những ngôi sao, đế chế đang lên, nên có người đã gọi thập kỷ 2021-2030 là thời đại SONG VƯỢNG tung hoành, trong đó Trần Quốc Vượng là tổng thống điều hành hệ thống chính trị, còn Phạm Nhật Vượng là bố già điều hành hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, phải khẳng định thành công của mọi công ty tư nhân ở Việt Nam đều phụ thuộc vào quan hệ với các chính trị gia, nên số phận của Vượng phụ thuộc rất lớn vào các dàn xếp chính trị bên trong tầng lớp cầm quyền. Nếu như Vượng không vượt qua được vụ Mobiphone mua AVG thì biết đâu đế chế của ông, thậm chí bản thân ông, có thể sẽ kết thúc ngay tại ngưỡng cửa thiên đường năm 2020.

Fitch ngừng đánh giá Vingroup vì ông Phạm Nhật Vượng ‘chủ động dừng’
2 tháng 7 2019 - Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings sẽ ngừng đánh giá với Vingroup vì tập đoàn tư nhân Việt Nam dừng tham gia vào quá trình đánh giá. Fitch cho hay lý do của việc này là do Vingroup lựa chọn không tiếp tục tham gia vào quá trình đánh giá xếp hạng và do đó cơ quan xếp hạng quốc tế này sẽ không có đủ thông tin. "Hệ quả là Fitch sẽ không còn cung cấp đánh giá xếp hạng hoặc phân tích cho Vingroup," thông báo của cơ quan quốc tế có trụ sở tại cả Mỹ và Anh nói. "Lần gần nhất Fitch công bố kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm với Vingroup là vào đầu tháng 10/2018, chỉ vài ngày sau khi Vingroup ra mắt thương hiệu xe hơi VinFast tại triển lãm Paris Motor Show. Khi đó, Vingroup được Fitch giữ nguyên mức xếp hạng ở B+ nhưng triển vọng xếp hạng bị điều chỉnh từ "ổn định" xuống mức "tiêu cực".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chính khách hàng đầu của Việt Nam cùng doanh nhân Phạm Nhật Vượng hôm 14/6/2019


Fitch là một trong ba tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về đánh giá xếp hạng tín nhiệm bên cạnh S&P và Moody's. Trong lần xếp hạng cuối cùng, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được xếp ở mức B+ với triển vọng "tiêu cực"

Hôm thứ Ba, chuyên trang về đầu tư tài chính Vietnam Finance thuộc Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) của Việt Nam dẫn lời một quan chức của Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn, xác nhận thông tin trên:

"Theo nhìn nhận của ông Quang, đầu tư vào lĩnh vực ô tô có độ rủi ro cao nên việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ bậc là chuyện không tránh khỏi. Các chuẩn mực xếp hạng tín dụng là như thế, nếu không muốn bị hạ bậc chỉ có cách duy nhất là không thực hiện dự án này", Vietnam Finance dẫn lời quan chức Vingroup cho hay.

Fitch là một trong ba tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về đánh giá xếp hạng tín nhiệm bên cạnh S&P và Moody's

Không ảnh hưởng?


Vẫn theo Vietnam Finance, quan chức của Vingroup cho hay việc hạ triển vọng xếp hạng này "không ảnh hưởng tới hình ảnh công ty":

"Bởi theo ông, ngoài việc hạ triển vọng xếp hạng, Vingroup vẫn được Fitch duy trì xếp hạng ở mức B+, tỷ lệ vay trên tổng tài sản vẫn an toàn và Fitch vẫn đang dành những đánh giá tích cực cho mảng kinh doanh khác của tập đoàn này," Phó Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Vingroup được dẫn lời nói.

Cùng hôm 02/7, báo điện tử Zing, chuyên mục Kinh doanh, cho biết thêm chi tiết về diễn biến:

"Lần gần nhất Fitch công bố kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm với Vingroup là vào đầu tháng 10/2018, chỉ vài ngày sau khi Vingroup ra mắt thương hiệu xe hơi VinFast tại triển lãm Paris Motor Show. Khi đó, Vingroup được Fitch giữ nguyên mức xếp hạng ở B+ nhưng triển vọng xếp hạng bị điều chỉnh từ "ổn định" xuống mức "tiêu cực".

Nhà máy VinFast ở Hải Phòng

"Theo Fitch, triển vọng "tiêu cực" của Vingroup phản ánh nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn này vì các khoản vay vốn để tài trợ cho lĩnh vực sản xuất ôtô của Vingroup.

"Theo Fitch, Vingroup đã tài trợ vốn góp của mình vào VinFast, bằng cách giảm đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản có tính thanh khoản cao. Trong khi đó, Vingroup không có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Tuy nhiên, Vingroup đã tuyển dụng nhiều chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực ôtô để giảm thiểu rủi ro," Zing cho biết thêm.

Trong một diễn biến độc lập, tuần rồi, The Financial Times có bài viết về tập đoàn tư nhân đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam, trong đó, ký giả chuyên về Đông Nam Á John Reed, trưởng văn phòng Bangkok của tờ báo Anh, gọi Vingroup là một đế chế đang trỗi dậy nhưng cũng hàm chứa nhiều dấu hỏi về "sự cất cánh" này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét