Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

Đập Tam Hiệp sắp vỡ ? Nguy cơ đại thảm hoạ ?

Lưu ý có thể ảnh photoshop. Ảnh đập Tam Hiệp trên Google Maps có nhiều khả năng sai lệch do bị ghép hình. Nếu đập đã bị dịch chuyển nhiều thì ắt phải có các vết nứt xuất hiện trên mặt bờ đập. Dịch chuyển trên mặt đập dễ nhận ra hơn là dịch chuyển ở những tầng lớp dưới. Với độ cao như vậy mà thấy rõ sự cong queo của đập, thì khoảng hở giữa các khối bê tông khi biến dạng phải tới hàng chục mét, chứ không phải mm hay cm. Với khoảng hở như vậy thì nó cuốn đập trôi lâu rồi. Cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội, theo Google Maps cũng bị méo. Lý do: bản đồ của Google Maps là từ nhiều ảnh ghép lại.
ĐẬP TAM HIỆP SẮP VỠ - KHẢ NĂNG CAO VỀ MỘT THẢM HỌA
FB Trần Vũ Việt - Một bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy đập Tam Hiệp đang bị biến dạng. Tấm ảnh này thu hút sự chú ý của truyền thông cả trong và ngoài Trung Quốc. Đập Tam Hiệp (三峡大壩) là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Chính quyền Trung Cộng xây nó từ năm 1994, bắt đầu chứa nước năm 2003, vị trí nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh) và vận hành từ năm 2013 đến nay.Không có mô tả ảnh.
Đập Tam Hiệp trước đây, năm 2007 và 2019
Là một quốc gia cộng sản theo chủ nghĩa xã hội, như chủ thuyết kiêu ngạo, luôn tự sướng rằng chủ nghĩa này là tiến bộ nhất, đảng viên cộng sản là thành phần ưu tú nhất của giai cấp tiên tiến; bộ chính trị, trung ương đảng là trí tuệ siêu việt nhất; chế độ xã hội chủ nghĩa luôn phải chạy theo thành tích, hô hào thành tích. Như tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, Liên Xô trước đây phải chạy đua vũ trang, chạy đua vũ trụ để tự sướng và khoe khoang việc Gagarin bay lên vũ trụ, Cuba có mía ngọt nhất thế giới, Việt Nam phải có bánh chưng to nhất thế giới, thì Trung Cộng phải có Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới, bất chấp tính hiệu quả và an toàn.


Được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2.

Ngay từ lúc xây dựng, các chuyên gia, các nhà khoa học chân chính đã phản đối, nhưng tất cả những lời phản đối đó nhanh chóng bị quy chụp là phản động, là chống đối chủ nghĩa xã hội à họ bị xếp vào thế lực thù địch. Nhiều nhà khoa học phản đối xong đã phải chạy trốn sang nước ngoài và có những người còn lại phải thay đổi quan điểm khen ngợi tung hô để giữ chén sủi cảo, hoành thánh và hủ tiếu mì.

Vậy, những phản đối đó là gì?

Rủi ro thứ nhất: Khi xây dựng nền đập Tam Hiệp, địa chất vùng này chưa khảo sát đúng kỹ thuật về trầm tích. Do chỉ đạo xây đập từ Bộ Chính trị nên khâu khảo sát địa chấn được thực hiện hình thức. Lượng trầm tích quá nhiều che lấp cửa xả nước và gây ra tổn hại tất yếu cong gãy đập.

Năm 1975, đập Bản Kiều cũng bị trầm tích kết dính và vỡ đập, gây ra vỡ liên hoàn 61 đập dưới hạ lưu và chết 200,000 người.

Rủi ro thứ 2: Đập Tam Hiệp nằm trên đứt gãy địa chấn. Khả năng động đất sẽ xảy ra, dù chưa xác định được thời gian nào, và sẽ vỡ đập.

Rủi ro thứ 3: Trọng lượng của đập và hồ chứa nước quá lớn. Về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng. Sức nặng khủng khiếp của lượng nước trong hồ cộng thêm với mức nước lên xuống theo mùa đã khiến cho bờ sông hết vững chắc theo thông tin của đài BBC. (Source: AP). Địa chấn cảm ứng sẽ xảy ra liên tục tác động làm cong queo đập và sẽ vỡ đập

Cả 3 rủi ro này đều đi đến khả năng vỡ đập. Thực tiễn đã chứng minh khả năng: Năm 2012, chính quyền Bắc Kinh di dời dân 20 ngàn người và năm 2018, di dời tiếp 100 ngàn dân nữa vì nạn đất chuồi gia tăng quanh đập. Đất chuồi do địa chấn vì sức nặng của hồ chứa nước và đã gia tăng lên 70%. (theo báo cáo của Reuters). Các chuyên gia địa chấn cho rằng đập thủy điện Tam Hiệp đã tạo ảnh hưởng trong cuộc động đất ở Tứ Xuyên trong năm 2008, khiến 87,000 người chết dù rằng chính quyền bác bỏ nguồn tin này.

Hậu quả của vỡ đập Tam Hiệp sẽ như thế nào? Trong khi tsunami (sóng thần) do thiên nhiên tạo ra, phát xuất từ đại dương tràn vào lục địa gây ra sự tàn phá và chết chóc kinh hoàng cho một vùng dân cư rộng lớn (như đã xảy ra ở Nam Duơng, Thái Lan, Nhật Bản trong quá khứ gần đây) .. thì ngược lại, ở Đập Tam Hiệp có thể tạo ra hiện tượng tsunami do con người gây nên khi phá hủy đập này. Hiện tượng nầy sẽ tàn phá và chết chóc cho Trung Cộng trong khoảnh khắc từ 5,10 giây cho đến 30 phút là xong tất cả rồi dẫn đến các thảm họa tiếp theo. Sẽ không có một sức lực nào trên thế gian có thể cưỡng lại hay ngăn chận được cơn sóng thần do đập vỡ tạo ra. Theo các chuyên gia phân tích, sẽ gây ra các hậu quả sau đây:

– Hằng trăm triệu người dân Trung Cộng sẽ bị cuốn ra biển Đông theo con sông Dương Tử .
– Một phần 3 nước Trung Cộng, vùng thịnh vượng nhất, nhiều dân cư, bị chôn vùi trong nước .
– Các di tích lịch sử mà Trung Cộng hãnh diện với thế giới hằng ngàn năm qua, sẽ tan biến trong nước lũ.
– Hằng ngàn thành phố lớn nhỏ sẽ bị ngập lụt.
– Hằng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưởng, hãng sản xuất hàng để xuất cảng sẽ bị tàn phá, ngập nước và sẽ bị trôi đi mất tích.
– Hằng trăm ngàn làng mạc, lớn nhỏ sẽ bị nước từ hồ chứa của Đập Tam đổ xuống làm ngập lụt.
– Hàng chục ngàn tàu bè thương mãi, kỹ nghệ, du lịch sẽ bị tan tành vì hằng triệu tấn nước đổ xuống hằng giây .. nhận chìm chúng trước khi tống chúng ra Biển Đông .
Điện mất, khoa học công nghệ tan tành, kinh tế suy sụp, đói kém, bệnh dịch sẽ hoành hành.

Theo quy trình của chủ nghĩa xã hội, bất kỳ ý kiến phản biện nào của giới khoa học chân chính đều bị nhà cầm quyền cộng sản quy chụp là phản động. Cho nên, chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng rằng đập Tam Hiệp vẫn vận hành bình thường, đồng thời nói rằng bản đồ vệ tinh của Google có vấn đề qua quá trình in ảnh nhiễu, mặc dù ai cũng thấy con đập đang cong queo trong khi hai bên bờ vẫn bình thường. 


Theo phát ngôn viên Quốc vụ Viện Trung Quốc nói rằng họ đã biết về một số vấn đề đó ngay trước khi xây đập cách đây 17 năm, trong khi một số vấn đề khác đã được phát sinh kể từ đó bởi vì “tình hình kinh tế và xã hội đã tạo ra những đòi hỏi mới”. 

Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), chuyên gia về vấn đề đập Tam Hiệp, hiện cư trú tại Đức nhưng vẫn sinh hoạt đảng, cho biết, mới đầu khi thiết kế đập Tam Hiệp, đã có tính toán đến nguy cơ bị biến dạng, là biến dạng theo quy trình và chính quyền Trung quốc của ông đã tính toán trước. Cha nội tiến sĩ đảng này nói rất mâu thuẫn vì nói theo Quốc vụ viện Trung Cộng. Tính toán trước là tính toán cái giề? Là tính coi bao nhiêu người dân chết “đúng qui trình”? Bao nhiêu người dân bị cuốn trôi? để tiếc không lấy được nội tạng của họ đem bán hay sao?

Chúng ta chỉ biết rằng khả năng này rất cao, không cần bà Thái Anh Văn đem hỏa tiễn bắn phá đập Tam Hiệp, mà tự nó, tự chủ nghĩa xã hội sẽ chôn vùi chính nó.


Mong những người dân sinh sống ở vùng này, vượt được tường lửa để có được các thông tin từ bên ngoài, để tìm nơi khác sinh sống cho an toàn. (Hiện chính quyền Tàu cộng đã gỡ và ngăn chặn tất cả các từ khoá về đập Tam Hiệp).

https://twitter.com/goodrick8964
https://trithucvn.net/…/dap-tam-hiep-cua-trung-quoc-bi-nghi…

Hình 1: Đập Tam Hiệp trước đây, năm 2007.
Hình 2: Đập Tam Hiệp tháng 7 năm 2019 (chụp từ Google)

Vuong Phamnhat.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét