Kinh tế VN rủi ro nếu quá dựa vào xuất khẩu cho TQ
10 tháng 8 2018 - Chuyên gia kinh tế chỉ ra một số rủi ro Việt Nam có thể đối mặt nếu phụ thuộc quá mức vào đối tác thương mại lớn nhất của ĐNA hiện nay - Trung Quốc. Bộ Công Thương cho biết có khả năng thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ đô la trong năm nay. Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, được dẫn lời trên VnExpress, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình vì dựa vào một thị trường rất bất lợi. Ông Doanh nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra rào cản nhập khẩu và tạm thời ngừng nhập khẩu từ Việt Nam, có thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Quốc vụ Viện TQ Lý Khắc Cường năm 2015 trước thềm Triển lãm Thương mại ASEAN - TQ tại Quảng Tây
Trung Quốc đã soán ngôi Mỹ, lần đầu tiên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái. Mỹ, trước đó, giữ vị trí này trong 15 năm, theo dữ kiện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, được Bloomberg trích dẫn.
Thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 46,82 tỷ đô la, với xuất khẩu của Việt Nam chiếm 16,62 tỷ đô la, theo VnExpress.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 61,5% so với năm 2016, lên đến 35,46 tỷ đô la.
Xu hướng này kéo dài trong năm 2018 với các chuyến hàng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng 24,7% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 8,9%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết có khả năng thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ đô la trong năm nay, với nhu cầu của Trung Quốc cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tiếp tục tăng.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương, phát biểu trên VnExpress rằng chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng khiến hàng địa phương ít khả năng cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu.
Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, được dẫn lời trên VnExpress, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình vì dựa vào một thị trường rất bất lợi.
Ông Doanh nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra rào cản nhập khẩu và tạm thời ngừng nhập khẩu từ Việt Nam, có thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Lê Quang Trung, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La, nói Trung Quốc từng là một thị trường dễ dàng nhưng gần đây đã thắt chặt các quy định nhập khẩu. Nếu không đảm bảo các quy định của họ, hàng Việt Nam có thể bị trả lại.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng hơn 13% mỗi năm từ năm 2018 - 2020, do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất tăng.
Với xuất khẩu chiếm hơn 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, quá phụ thuộc vào một thị trường có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế, WB cảnh báo.
Hiện Việt Nam đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản và các nước ở châu Âu, và cùng 10 quốc gia khác ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để ngăn chặn việc này.
Bloomberg cho biết Việt Nam từng dựa vào Hoa Kỳ để cân bằng sự phụ thuộc xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng với việc ông Trump đang muốn tăng cường chính sách bảo hộ thương mại trong nước, Trung Quốc đang lấp đầy chỗ trống bằng cách tăng hoạt động thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á, theo VnExpress.
Trung Quốc đã soán ngôi Mỹ, lần đầu tiên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái. Mỹ, trước đó, giữ vị trí này trong 15 năm, theo dữ kiện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, được Bloomberg trích dẫn.
Thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 46,82 tỷ đô la, với xuất khẩu của Việt Nam chiếm 16,62 tỷ đô la, theo VnExpress.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 61,5% so với năm 2016, lên đến 35,46 tỷ đô la.
Xu hướng này kéo dài trong năm 2018 với các chuyến hàng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng 24,7% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 8,9%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết có khả năng thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ đô la trong năm nay, với nhu cầu của Trung Quốc cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tiếp tục tăng.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương, phát biểu trên VnExpress rằng chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng khiến hàng địa phương ít khả năng cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu.
Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, được dẫn lời trên VnExpress, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình vì dựa vào một thị trường rất bất lợi.
Ông Doanh nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra rào cản nhập khẩu và tạm thời ngừng nhập khẩu từ Việt Nam, có thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Lê Quang Trung, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La, nói Trung Quốc từng là một thị trường dễ dàng nhưng gần đây đã thắt chặt các quy định nhập khẩu. Nếu không đảm bảo các quy định của họ, hàng Việt Nam có thể bị trả lại.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng hơn 13% mỗi năm từ năm 2018 - 2020, do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất tăng.
Với xuất khẩu chiếm hơn 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, quá phụ thuộc vào một thị trường có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế, WB cảnh báo.
Hiện Việt Nam đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản và các nước ở châu Âu, và cùng 10 quốc gia khác ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để ngăn chặn việc này.
Bloomberg cho biết Việt Nam từng dựa vào Hoa Kỳ để cân bằng sự phụ thuộc xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng với việc ông Trump đang muốn tăng cường chính sách bảo hộ thương mại trong nước, Trung Quốc đang lấp đầy chỗ trống bằng cách tăng hoạt động thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á, theo VnExpress.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45140541
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét