Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Thương nhau cho lắm để rồi hại nhau

Thương nhau cho lắm để rồi hại nhau
FB Nguyễn Doãn Đôn
- Sau khi nước Đức thống nhất, số người từ Việt Nam sang xin tị nạn ngày một đông. Những người này đại đa số là do điều kiện kinh tế mà phải ra đi. Chứ không phải là tị nạn Chính trị, nên nước Đức không cấp giấy lưu trú hợp pháp.

„Cái khó ló cái khôn“. Người Việt tuy không có những cái tài lớn lao, sáng láng; Nhưng mưu mô, thủ đoạn, dùng chiến thuật „du kích“, tìm ra cách „đánh“ liều lĩnh, táo bạo, để miễn sao tự giải phóng cá nhân mình để có nguồn lợi tối ưu, còn ai chết chóc, thương đau ra sao không cần quan tâm, thì họ vào loại siêu nhất nhì Thế giới.

Nga, Mỹ và nhiều nước đua nhau rút công dân khỏi Ukraine

Nga, Mỹ và nhiều nước đua nhau rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine
Truyền thông Nga đưa tin Moskva bắt đầu rút bớt nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine, giữa lúc căng thẳng biên giới tăng cao. "Các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự Nga tại Ukraine bắt đầu lên đường về nước", hãng thông tấn nhà nước Nga Ria Novosti hôm nay cho biết.

Ria Novosti dẫn nguồn thạo tin nói rằng trong bối cảnh một số nước phương Tây rút một phần nhân viên ngoại giao ở Ukraine, Nga "quyết định làm điều tương tự".

Kinh nghiệm tặng hoa vợ ngày Valentine

Kinh nghiệm tặng hoa vợ ngày Valentine
Ngày kia sẽ lại là một ngày Valentine mới, mời các bạn đọc một câu chuyện vui về tặng hoa cho vợ.
Đầu xuân nắng nóng hoa tàn nhanh, tôi ôm bó hoa tươi bắt taxi. Cậu lái xe hỏi:
- Chú mua hoa tặng vợ à?
- Sao cậu hỏi vậy.
- Mấy ông mua hoa tặng gái bao giờ cũng bắt cô bán hàng bó thật đẹp, gói bóng kính, thắt nơ và phun sương, không buộc túm thành một mớ như chú. Chú mua bó này bao tiền?

Chồng cũ

Mình thích những truyện đơn giản thế này; con người sống với nhau cần có tình và nghĩa. Tiếc là từ hồi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, con người hay tính toán lợi ích nên tiền bạc, danh lợi lên ngôi, tình và nghĩa bị bỏ sang một xó, thỉnh thoảng người ta mới nhớ đến chúng. Các bạn tôi có đến một nửa hay hơn đã từng ly hôn, trong nhà tôi, có 3 anh em thì 2 người cũng đã từng ly hôn. Khi điều kiện sống và kinh tế khó khăn, thường chúng ta cần đến nhau để sinh tồn nên ít ly hôn, nhưng khi điều kiện sống và kinh tế dư dả, mỗi người đều đề cao sự độc lập của mình, không biết nhường nhịn nhau, nên rất dễ ly hôn. Đặc biệt, đối với các gia đình trí thức, vợ hay chồng đều có lòng tự trọng và không muốn mang tiếng dựa dẫm vào người khác, nên chỉ cần một người đề xuất ly hôn là người kia chấp nhận ngay, cuộc sống vợ chồng nhanh chóng chấm dứt. Ly hôn xong, có người nhanh chóng lấy chồng mới hay vợ mới, trong khi người kia sống đơn độc cả đời. Càng nghĩ càng rất buồn; đành phải bảo nhau âu cũng là duyên số trời định.
Chồng cũ
Con gái nhập viện, phải hỏi vay tiền chồng cũ. Đến nhà chồng cũ, tôi bất ngờ nhìn thấy bức ảnh cưới cũ của chúng tôi vẫn được anh lau sạch sẽ treo trong phòng ngủ, về đến nhà thấy bức ảnh cưới sau cánh cửa nhà mình, khiến tôi ôm mặt khóc nức nở. Cuộc hôn nhân của tôi và chồng cũ kéo dài 7 năm rồi tan vỡ.

Có lẽ vì quãng thời gian ở bên nhau, cả hai chúng tôi đều không biết sẻ chia, không biết làm cho tình cảm vợ chồng tươi mới, lãng mạn.

Thứ 4 tuần sau Nga sẽ đánh Ukraina ?

Thứ 4 tuần sau Nga sẽ đánh Ukraina ?
Báo mạng đang sôi nổi thảo luận tin thứ 4 tuần sau, vào ngày 16/2/2022, Nga sẽ đánh Ukraina, quân đội Cộng Hoà Ukraina chưa bị đánh nhưng đã và đang bỏ chạy. Thủ đô Kiev nguy cơ sụp đổ nhanh chóng. Tin này do tình báo Đức tiết lộ.
Thực tình tôi không hiểu tại sao thế giới lại đang tiến đến những ngày đen tối này. Đại dịch Covid chưa qua thì khủng hoảng kinh tế và lạm phát kéo đến. Bây giờ thì nguy cơ đại chiến ở Châu Âu, nơi người ta tưởng là dân chủ và văn minh nhất thế giới, sắp thành sự thật.

Chuyện lấy chồng Việt Kiều của tôi

Khâm phục và kính trọng cô gái trong bài này quá. Lúc đầu không biết cuộc sống của Kiều bào ở nước ngoài khó khăn, vất vả thế nào, nhưng khi biết rồi thì đã dũng cảm đối phó với thực tế, chấp nhận đồng cam chịu khổ với chồng để xây dựng hạnh phúc chung cho cả gia đình. Thực tế, bây giờ không có nhiều cô gái dám hy sinh như thế, họ đặt lợi ích của mình lên trên tình và nghĩa, sẵn sàng bỏ chồng nếu không được thỏa mãn về tiền bạc, tình dục hay danh tiếng,... Mấy hôm nay đọc báo thế giới, thấy lạm phát ở khắp nơi đều tăng, riêng ở Mỹ tới 7,5%, cao nhất trong vòng 40 năm qua, trong đó rất nhiều mặt hàng cơ bản giá tăng tới 15-50%; thấy thương và thông cảm cho Kiều bào quá. Chính phủ và người dân VN cũng không nên dựa dẫm vào nguồn Kiều hối nhiều như mấy năm vừa qua.
Chuyện lấy chồng Việt Kiều của tôi
Nguồn: Trên mạng - Những ai phải trải qua cay đắng mới biết giá trị đích thực của cuộc sống. Tôi cũng vậy. Hạnh phúc, tiền bạc, danh vọng, và bộ mặt đã làm tôi như quay cuồng. Cũng chỉ vì “lấy chồng Việt Kiều” và “có rể Việt Kiều” đã làm cho “thằng chồng Việt Kiều” của tôi điêu đứng và tôi suýt bỏ rơi anh ta khi mới bắt đầu qua đây.
Có lẽ tôi quá cay đắng nhưng tôi đã hối hận rất nhiều. Tôi vốn ở Biên Hòa, được cho là xinh đẹp từ nhỏ. Tôi được gia đình cưng chiều nhưng không có hư đốn. Tôi vào được Đại Học Sư Phạm nghành Anh Văn và học xong. Trong thời gian làm kiếp sinh viên, gia đình tôi đi xuống và lam lũ. Tôi trở thành sinh viên nghèo phải bươn chãi kiếm sống vì gia đình tôi không thể chu cấp mọi chi phí.

Thương lắm hai tiếng "bà con"

Tác giả bài này là ông Lê Minh Hoan (sinh năm 1961), hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ông cũng là một nhà báo chuyên viết về nông nghiệp với bút danh "Xích Lô". Ông sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở vựa lúa Đồng Tháp. Đọc bài này cảm thấy dường như ông muốn trách các doanh nghiệp không quan tâm đến bà con. Tác giả đâu có hiểu các doanh nghiệp cũng khổ lắm, đâu phải họ không muốn liên kết, phối hợp bền chặt với bà con để sản xuất của bà con ổn định và kinh doanh của họ cũng ổn định. Nhưng cơ chế này nó khó lắm, làm gì cũng phải báo cáo chính quyền và phải được phép của chính quyền. Mà chính quyền thì thích can thiệp, thích chỉ đạo... để lấy thành tích và kiếm tý tiền. Doanh nghiệp và bà con muốn tổ chức các hội sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng luật về Hội hơn 20 năm nay cả nước ngóng trông vẫn không thấy, nên muốn liên kết, phối hợp bền chặt cũng không được. Tác giả thích từ "bà con", tôi thì thích từ "đồng bào" vì "đồng bào" có nghĩa là người dân cả nước đều là bà con với nhau; làm gì, nghì gì cũng nên cho cả nước chứ không nên chỉ vì một nhóm người có quan hệ thân thiết, gần gũi.
Thương lắm hai tiếng "bà con"
Lê Minh Hoan 11/02/2022 Người Việt mình có 2 tiếng "bà con" càng ngẫm càng thấy hay. "Bà con" để chỉ những người vừa có mối quan hệ họ hàng, huyết thống, nhưng "bà con" cũng có thể chỉ những người không có cùng họ hàng, huyết thống nhưng lại có quan hệ thân thiết, gần gũi.

Một phiên chợ Tết ở Hải Dương, người 
bán, người mua không mặc cả. Ảnh: DV.
Nói "bán bà con xa, mua làng giềng gần" là ý nói "bà con có cùng huyết thống", còn nói "bà con chòm xóm" thì cũng có thể không có cùng huyết thống, họ hàng với nhau. Hổng biết có đất nước nào có được 2 chữ đầy thân thương, trìu mến như mình vậy không nữa?

40 NĂM PHIM “HÀ NỘI TRONG MẮT AI"

40 NĂM PHIM “HÀ NỘI TRONG MẮT AI"
Fb Mạc Van Trang MVT- Ông bạn Trần Văn Thuỷ đau yếu dài dài, mà lúc nào hỏi thăm cũng bảo: Buồn lắm, bao nhiêu chuyện… bây giờ tôi chả làm được gì!
Tôi bảo, ông đã có phim “Những người dân quê tôi", “Phản bội", “Hà Nội trong mắt ai", “Chuyện Tử tế" và hàng chục phim khác để đời, lại thêm cuốn “Chuyện Nghề của Thuỷ", vậy là quá đủ rồi…

Lão Thuỷ bảo, ờ nhỉ, loáng cái đã 40 năm “Hà Nội trong mắt ai" rồi! Ngày ấy không thể hiểu, tại sao mình đem hết tâm huyết chuyển tải những thông điệp của cha ông, chỉ mong chính quyền này học lấy cách trị nước an dân của tiền nhân để mở mày, mở mặt ra… Vậy mà bị hành trên bờ xuống ruộng, khốn khổ, khốn nạn…May mà còn sống đến hôm nay!

Ông bạn ơi, bây giờ vẫn vậy, TẤT CẢ LÀ TẠI ĐÁM TƯ TƯỞNG, TUYÊN HUẤN! 

Gia cảnh thê thảm của Nữ anh hùng Chương Thị Kiều

Gia cảnh thê thảm của Nữ anh hùng Chương Thị Kiều
FB Lê Việt Đức cùng với Lê Việt Đức Trung - Đọc bài này thấy quá đau lòng. Chuyện xảy ra vào năm thứ 22 của thế kỷ 21 ở "thiên đường" VN mà cứ như trong thời ăn lông ở lỗ. Chắc chắn trên đất nước mình còn có rất nhiều gia đình khác cũng có cuộc sống thê thảm như gia đình ông Chương trong bài.
Chỉ tiếc là báo chính thống không được phép viết về cuộc sống thê thảm của họ, mà chỉ được phép đưa tin một chiều theo hướng "chưa bao giờ đất nước tốt đẹp như bây giờ". Lần này VTV được đặc cách đưa tin để cả ngợi cô Kiều đã từ nghèo khó vươn lên giầu có, chắc muốn làm điển hình cho các cô gái khác học tập; nhờ đó chúng ta mới biết cuộc sống thê thảm của gia đình cô như thế nào.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Thụy Điển tuyên bố hết dịch, bỏ mọi hạn chế và xét nghiệm Covid-19

Thụy Điển tuyên bố hết dịch, bỏ mọi hạn chế và xét nghiệm Covid-19
Thụy Điển ngày 9/2 gần như loại bỏ tất cả quy định hạn chế phòng dịch, ngừng hầu hết xét nghiệm Covid-19 vì cho rằng đại dịch đã kết thúc.

Bộ trưởng Y tế Lena Hallengren nói: "Từ những điều đã biết về đại dịch, tôi có thể nói rằng nó đã kết thúc. Nó chưa chấm dứt hoàn toàn, nhưng chúng ta sẽ nhanh chóng điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa". Bà cho rằng Covid-19 không còn là mối nguy hại đối với xã hội, theo hãng tin Reuters.

Trong suốt đại dịch, Thụy Điển không thực hiện phương pháp phong tỏa, cho người dân tự nguyện thực hiện các hình thức chống dịch. Tuần trước, chính phủ tuyên bố loại bỏ các hạn chế còn lại vì vaccine và biến chủng Omicron khiến các ca nhiễm nặng và tử vong giảm bớt.

Đằng sau 'Zero Covid' của Trung Quốc là lợi ích nhóm

Đằng sau 'Zero Covid' của Trung Quốc là lợi ích nhóm
Gần đây, một đoạn băng ghi âm cuộc trò chuyện của học giả Harvard Hoàng Vạn Thịnh (Huang Wansheng) đã bị rò rỉ trên Internet. Trong đó là những tiết lộ đáng kinh ngạc của ông tại một cuộc họp riêng ở Trung Quốc vào tháng 1 năm nay, bao gồm cả ý đồ của chính quyền Trung Quốc đằng sau chính sách phòng chống dịch bệnh “Zero Covid” (Không ca nhiễm Covid nào).

Từ năm 1997, ông Hoàng Vạn Thịnh là trợ lý cấp cao của Giáo sư Đỗ Duy Minh (Du Weiming), một học giả Tân Nho giáo tại Đại học Harvard, và là nhà nghiên cứu tại Viện Harvard-Yenching. Ông tiết lộ trong cuộc trò chuyện này rằng, nửa năm sau khi đại dịch bùng phát, vào tháng 7/2020, Trung Quốc đã chi 170.000 nhân dân tệ (khoảng 27.000 USD) mua vé máy bay một chiều khẩn cấp triệu hồi ông về Trung Quốc để dẫn dắt một dự án khoa học và công nghệ phòng chống dịch do “đích thân ông Tập Cận Bình chỉ huy".

TIÊN NHÂN ANH TIẾN HỢI LÀM KHỔ BÁC

Trên mạng đưa tin diễn viên Tiến Hợi chuyên đóng vai Bác Hồ vừa từ trần. R.I.P anh ! Mời các bạn đọc bài về anh Hợi của bọ Lập. Hài và buồn ở chỗ người ta không chọn người có trí tuệ đóng Bác Hồ mà chỉ cần người có vẻ bề ngoài giống là đủ, còn đi đứng, nói năng... thì cứ theo hướng dẫn của đạo diễn mà làm. Chết nỗi khi thiếu đạo diễn thì người đóng Bác ăn nói, cư xử như thằng vô học... Bác Hồ của chúng ta đâu phải người như thế.
TIÊN NHÂN ANH TIẾN HỢI LÀM KHỔ BÁC
Nhà văn Nguyễn Quang Lập - Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi. Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.
Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu. Mớí sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

Bi kịch của những người trí thức tử tế

Bi kịch của những người trí thức tử tế sống trong xã hội kim tiền giả dối hiện nay. Rất tiếc hiện hay rất hiếm hay chưa có nhà văn nào diễn tả được để làm bài học cho hậu thế !
Bi kịch của những người trí thức tử tế 
Fb @Thai Hao - Hôm qua, người thanh niên 30 tuổi quê Nghệ An từ Sài Gòn ra, ghé vào núi thăm. Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Cậu mang tới tặng mình bộ ba “Trò chuyện triết học” của Bùi Văn Nam Sơn, và tặng "Kỹ năng sinh tồn" cho thằng nhóc con.

Chàng thanh niên kể những ngày ở SG trong đại dịch vừa qua bằng giọng nhỏ dần, rồi như người mộng du, nghẹn lại, và khóc. Chốc chốc lại đưa tay chùi nước mắt khi những hình ảnh về người đói, người chết trong lời kể hiện lên. "Họ ngu dốt và khốn nạn lắm anh ạ. Mà chẳng lẽ họ ngu dốt đến vậy thật hay là họ độc ác hả anh? Mấy tháng đó, em nhận được 10 ký gạo và một lần hỗ trợ 1 triệu đồng…, ngày 6 tháng 10. 

Mỹ: Lạm phát cao chưa từng thấy trong 4 thập kỷ qua

Mỹ: Lạm phát cao chưa từng thấy trong 4 thập kỷ qua
Lạm phát ở Mỹ lên cao nhất 40 năm, người tiêu dùng lao đao. Trong năm 2021, lạm phát tăng vọt ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ, xóa sổ các khoản tăng lương và củng cố quyết định của FED về tăng lãi suất vay trên toàn nền kinh tế.

Giá cả hàng loạt mặt hàng và dịch vụ tại Mỹ đã tăng vọt trong năm qua. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, ngày 10/2 Bộ Lao động Mỹ cho biết giá tiêu dùng đã tăng 7,5% trong tháng trước so với một năm trước đó, mức tăng mạnh nhất trong năm kể từ tháng 2 năm 1982. Sự tăng tốc của giá cả diễn ra khắp nền kinh tế, từ thực phẩm và đồ nội thất đến giá thuê căn hộ, vé máy bay và điện.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Đất nước này còn có tương lai ?

Đất nước này còn có tương lai ?
Từ mấy chục năm cho đến gần đây, tôi vẫn để một dòng chữ lớn ngay dưới tiêu đề Blog của tôi là: "Thế giới phát triển theo hướng Đông, riêng Việt Nam cứ đi theo hướng Tây, thì đến bao giờ chúng ta được sánh vai với các cường quốc 5 châu hả cụ Tổng ?
Mấy đời cụ Tổng đã qua. Họ đã phá sạch, đốt sạch, bán sạch tài nguyên nghìn năm được tổ tiên để lại mà đến nay đất nước nghèo vẫn hoàn nghèo ! Chưa có thời đại nào người dân cả nước phải đi làm thuê cho ngoại bang nhiều khủng khiếp như bây giờ...
Đến giờ mà mắt vẫn mù, tai vẫn điếc, đầu vẫn u mê thì tương lai chắc chắn sẽ tối đen như mực. Ngày trở về với nước mẹ chắc không còn xa !!!

Hơn 5 tỷ USD doanh thu của Vingroup đến từ đâu?

Hơn 5 tỷ USD doanh thu của Vingroup đến từ đâu?
08/02/2022 - Số liệu báo cáo tài chính cho thấy, năm 2021 nguồn thu chủ yếu của Vingroup vẫn từ mảng bất động sản, thu về 78.800 tỷ, chiếm 63% tổng doanh thu.

Trong quý 4 năm 2021 nói riêng và cả năm 2021 nói chung, hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí của Tập đoàn Vingroup chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách xã hội kéo dài. Điều này khiến tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup trong quý 4 đạt 34.458 tỷ đồng – giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

Nhớ ‘Tinh thần thể dục’ của Nguyễn Công Hoan!

Nhớ ‘Tinh thần thể dục’ của Nguyễn Công Hoan!
Blog VOA Trân Văn 7-2-2022 - Cho dù thành tích của Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam vượt xa Đội tuyển Bóng đá nam (ba lần Vô địch Giải Bóng đá nữ Đông Nam Á, sáu lần giành Huy chương vàng SEA Games dành cho bóng đá nữ, tám lần có mặt tại vòng bảng của Cúp Bóng đá nữ khu vực châu Á) nhưng các nữ cầu thủ chỉ được nhắc tới khi đạt thành tích vượt trội rồi… thôi!

Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vừa chúc mừng các thành viên Đội tuyển Bóng đá nữ của quốc gia giành được vé tham dự Vòng Chung kết Giải Vô địch Bóng đá nữ Thế giới (Women’s World Cup) do FIFA tổ chức ở Australia và New Zealand vào năm tới, sau khi thắng Đội tuyển Bóng đá nữ của Đài Loan 2-1 (1).

Định không nói, rồi vẫn ngứa mồm

Trong bài này bác Thông viết đề hai điều: Một là lôi con trâu cái bụng chửa lặc lè như cái chum, vẽ vớ vẽ vẩn lòe loẹt lên, có cả tấm thảm rồng trên lưng trâu, rồi cả người và trâu đều cày biểu diễn quay tivi và hai là đào ở đâu về cái cây to tổ bố, rồi tự mình trồng lại và bảo là mình trồng mới để lưu sử sách. Cả hai hành động trên đều vô cùng ngu xuẩn. Mỗi khi nhìn những cảnh này, tôi thường nghĩ đến hai từ "vô học". Quan chức thời nay phần nhiều đi lên bằng đầu gối chứ không bằng kiến thức. Có tiền chúng mua được đủ mọi bằng cấp và chức tước, nhưng bao nhiêu tiền cũng không thể được mua kiến thức. Nhìn cách ứng xử của các nhà lãnh đạo trong những cuộc trồng cây hay lễ hội điền tịch, thì thấy ngay mớ kiến thức lùn tịt của họ. Bác Thông đặt ra câu hỏi "Các ông các bà có định cai trị dân chúng thêm thời gian nữa không thì bảo". Tôi thì nghĩ nếu có người dân VN nào còn trông chờ, hy vọng những nhà lãnh đạo thiếu kiến thức đó có thể làm được vài điều ích nước lợi dân thì 100% là ảo tưởng.
Định không nói, rồi vẫn ngứa mồm
FB Nguyễn Thông 8-2-2022 - Các quan lớn khi đã ngôi cao chức trọng thì ít ra cũng hơn người thường một cái đầu, biết nghĩ suy điều gì làm, điều gì không nên làm. Đừng có mù mờ lú lẫn u mê, thành đứa diễn trò, con rối trong tay đám quần thần đệ tử.

Tôi nói thật, bọn tay chân, trợ lý, cấp dưới của các ngài, phần lớn (tôi nhấn mạnh là phần lớn chứ không phải tất cả) chúng, hoặc ngu dốt, hoặc đểu giả mưu mẹo hại chủ, chứ chả tốt đẹp giỏi giang gì.

Họp lớp, câu chuyện chẳng bao giờ có hồi kết

Họp lớp, câu chuyện chẳng bao giờ có hồi kết
Đầu xuân nói chuyện họp lớp. Đi họp lớp mà cứ ngỡ "đại hội khoe giàu", khoe nhà, khoe xe, khoe con cái... chán chẳng muốn đến gặp bạn cũ. Có nhiều lý do để tôi không đi họp lớp với bạn bè, trong đó có sự tự ti về mức lương, nghề nghiệp của bản thân.
Nếu lớp nào đó đi đông đủ 70% cũng là may mắn lắm rồi. Không ít người còn chia sẻ tình cảnh buổi họp lớp vắng hoe, hay thậm chí chỉ có 1-2 người. Bởi ra trường nhiều năm, mỗi đứa có một tương lai và định hướng riêng.

Cái sai lầm của nhiều hội lớp, hội trường

Bài này hay, tôi đồng ý với GS Ngô Huy Cương. Hồi những năm 1990 tôi đã từng tham gia một số hội lớp và hội trường, nhưng thường cảm thấy thất vọng và lạc lõng. Bản thân tôi hồi đi học thường ít hòa đồng với tập thể vì tôi chỉ quan tâm tới học chứ không quan tâm tới giao lưu. Tôi thường nhìn những mặt trái của xã hội, của trường và của lớp rồi phát biểu ý kiến cá nhân, kiến nghị những cách thay đổi... làm nhiều người không thích, nhất là đám lãnh đạo lớp. Bây giờ xã hội xuống cấp trầm trọng so với ngày xưa. Đến hội lớp, hội trường, càng thấy kệch cỡm, nhố nhăng. Một số ông có tý chức tý quyền thì khoe nhau sự thành đạt và những ông quan lớn đỡ đầu. Một số ông khác kiếm được tý tiền thì khoe đã thành doanh nhân vai vế. Rồi một nhóm thấp hơn đứng bên xun xoe nịnh bợ để tạo quan hệ, nhờ vả... Đôi khi trong lớp có một số ông làm giám đốc, đã tuyển mấy bạn học cũ vào làm cho mình, thì họp lớp chính là lúc nhóm chủ tớ tụ tập tâng bốc nhau... Nghe nói họp lớp cũng là nơi để một số cặp nối lại tình cũ đổi gió cho vui đời... Quan điểm của tôi là hợp nhau thì chơi với nhau, không hợp thì thôi, mất thời gian cười nói gượng gạo với nhau để làm gì, nên sau vài lần dự hội lớp, hội trường nhàm chán, tôi đã bỏ không bao giờ đến dự nữa. 
Cái sai lầm của nhiều hội lớp, hội trường
FB Ngô Huy Cương 8-2-2022 - Sau nhiều năm ra trường, cái khao khát gặp lại bạn cũ và ôn lại những năm tháng cùng trang lứa sống bên nhau là một nhu cầu hết sức chính đáng. Tuy nhiên nhiều hội lớp đã vô tình trở thành nơi để một số người tỏ ra hợm hĩnh khoe chức, quyền.

Thành đạt chức, quyền là mong ước của những người làm việc trong khu vực công quyền, và phần nào đó cũng đáng tự hào khi mà môi trường chức tước thật sự lành mạnh và được dân chúng quý mến. Nhưng không được vậy mà khoe thì khác nào người khoe tự bôi vào mặt mình.

Đố các bạn biết cảnh này chụp ở đâu ?

Đố các bạn biết cảnh này chụp ở đâu ?
Lê Việt Đức cùng với Lê Việt Đức Trung Đố các bạn biết cảnh này chụp ở Trung Quốc hay ở Việt Nam ? Trông cứ như đoàn quân trâu ngựa của Tào Ngụy thời Tam Quốc hay đám quân ô hợp của Tống Giang trong Thủy Hử nhỉ ?


Một số người bảo chụp ở Việt Nam dù không thấy một chữ tiếng Việt Nam nào. Nhưng họ cũng khẳng định 99% người có mặt trong ảnh, từ ông quan chức to nhất tới mấy bác nông dân chân đất mắt toét, đều không hiểu trên những cờ phướn chăng khắp nơi đó, người ta viết cái gì, liệu có phải những từ bôi bác, khinh bỉ người dân Việt Nam không ?

Chính sách trọng cung hiện đại của ông Biden là gì ?

Chính sách trọng cung hiện đại của ông Biden là gì ?
Robert J. Genetski - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã gọi kế hoạch “Xây dựng lại tốt hơn” của ông Biden là “kinh tế học trọng cung hiện đại” và đánh giá chính sách này ưu việt hơn chính sách trọng cung truyền thống. Tuy vậy lịch sử kinh tế Mỹ đã chứng minh, các kế hoạch "cấp tiến" không hề mang lại thịnh vượng cho người Mỹ. Dù chúng được gọi bằng cái tên nào đi nữa, bất cứ khi nào nước Mỹ áp dụng các chính sách tăng chi tiêu liên bang, tăng điều tiết và thuế suất, thì kết quả đều là sự thất bại của nền kinh tế. Đã đến lúc nước Mỹ quay lại chính sách trọng cung truyền thống.

Các chính sách trọng cung (phát triển kinh tế bằng cách phát triển bên cung: tăng cường sản xuất hàng hóa và dịch vụ) truyền thống đã kích thích sự tăng trưởng của nước Mỹ. Tới năm 1906, người lao động Mỹ đã trở nên giàu có vào hàng bậc nhất thế giới, một xu hướng kéo dài cho đến ngày nay.

Bức tranh kiều hối

Tôi rất lấy làm lạ là báo chí quốc tế đều đưa tin kiều hối của VN năm 2021 là 18 tỷ USD theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế về người Di cư KNOMAD. Vậy mà báo chí trong nước dẫn nguồn tin của Ngân hàng Nhà nước VN ước tính kiều hối chỉ 12,5-14 tỷ USD. Tại sao lại có chênh lệch quá lớn giữa hai nguồn thông tin này ? Phải chăng Nhà nước ta không muốn khoe khoang Kiều bào quá yêu nước nên đã gửi tiền về quá nhiều ? Ngoài ra, không đơn giản chỉ gửi tiền, Kiều bào còn chuyển về nước hàng triệu cơ hội học hành và việc làm nhờ kết nối nguồn lực tài chính, kiến thức và con người với nơi họ đang định cư. Tôi tin tưởng nếu các cơ quan chính phủ VN có phương án mở rộng hơn cánh cửa cho Kiều bào, thật tâm muốn giúp thật nhiều người Việt xa quê dễ dàng đầu tư, làm việc, tận dụng triệt để chất xám và những kỹ năng kiều bào đã hấp thụ từ quốc gia phát triển vào VN, khi ấy, con số kiều hối sẽ không chỉ là 18 tỷ USD của năm vừa qua. Người Việt sống bên ngoài đất nước hạnh phúc không chỉ vì gửi được tiền về quê hương mà còn vì muốn nhìn thấy những điều mình học được đã và sẽ góp phần giúp đồng bào Việt Nam trong nước của mình thay đổi cuộc sống theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ như thế nào.
Bức tranh kiều hối
SÀI GÒN NHỎ 6-2-22 Bình Phương - Bất chấp đại dịch COVID-19 và kinh tế suy thoái ở hầu hết các nước trên thế giới, lượng tiền mà người Việt Nam sinh sống làm ăn ở nước ngoài gửi về cho thân nhân và gia đình ở trong nước, gọi là kiều hối, vẫn tăng rất mạnh trong năm 2021, lên mức $18.06 tỷ, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế về người Di cư KNOMAD. Riêng người Việt ở Mỹ đã gửi về nước chín tỷ đôla, chiếm một nửa lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được trong năm 2021.

Kiều hối về Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Đồ họa của VNExpress dựa theo dữ liệu của WB và KNOMAD

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Thêm một doanh nghiệp bỏ cọc

Kinh tế thị trường định hướng XHCN: 4 doanh nghiệp thắng thầu thì 2 doanh nghiệp Tân Hoàng Minh và Bình Minh đã bỏ cọc, và 2 doanh nghiệp còn lại đã quá hạn đợt 1 nhưng vẫn chưa nộp tiền. Trò đùa này đã kéo giá cổ phiếu nhóm ngành bất động sản lao đáy và rất nhiều hệ lụy tai hại khác cho xã hội và nền kinh tế. Thế nhưng dường như các Bộ ngành và tp HCM chưa quan tâm, lo lắng tìm cách xử lý.
Hậu đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm: Chuyện như đùa nối tiếp chuyện như đùa
LĐO | 09/02/2022 | 
Thêm một doanh nghiệp bỏ cọc thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm - Mới khoảng 1 tháng kể từ khi Công ty Ngôi Sao Việt thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc từ thương vụ thắng đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TPHCM), chiều ngày 8.2 đã có thêm doanh nghiệp thứ hai bỏ cọc sau khi thắng đấu giá.

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh (Hà Nội), trước đó đã thắng đấu giá lô đất 3-9 sau 140 lượt gọi giá, vượt qua 13 doanh nghiệp khác, với giá trúng đấu giá lô đất là 5.026 tỉ đồng, gấp 6,9 lần so với mức giá khởi điểm.

Vụ án Cục Lãnh sự: Lời kể của người mua vé 'giải cứu giá cao'

Sợ thật, để có tên trong danh sách mà công ty gửi email xác nhận mình có quyền được trả tiền để đi về trên chuyến bay giải cứu, người dân phải mua suất. Điều này có nghĩa là ai đi theo diện này sẽ phải trả tiền hai lần: tiền mua suất để được lên chuyến bay và tiền vé. Thời điểm Tết 2021, khi Mỹ đang bùng dịch và nhiều người chết vì Covid thì những chuyến bay hồi hương từ bờ Đông, tiền mua suất có giá là khoảng 8.000 đô la, từ bờ Tây là khoảng 11.000 đô la. Sau đó, một người phải chi trả thêm khoảng 2.000 đô la nữa. Trong bài này chỉ đưa ra tình trạng tham nhũng của quan chức Bộ ngoại giao ở Mỹ và Czech, nhưng tin chắc nó cũng đã xảy ra ở rất nhiều đại sứ quán khác, vì đây là chủ trương chung của Cục lãnh sự, thậm chí của cả Bộ ngoại giao, được phổ biến và thực hiện tại các đại sứ quán. Đồng ý với TS Lê Hồng Hiệp "tình trạng thiếu minh bạch trong các hoạt động của cơ quan lãnh sự, ngoại giao VN ở nước ngoài đã có từ lâu" và "điều mình ngạc nhiên là sau gần mấy chục năm, mọi thứ vẫn như vậy, và không thấy có những nỗ lực đáng kể nào từ Bộ Ngoại giao trong việc khắc phục tình trạng này để giữ uy tín, hình ảnh cho Bộ". Tham nhũng, cướp đoạt tiền dân không giới hạn, chỉ có thể là quan chức cộng sản thời nay. Nó chứng tỏ việc đốt lò của cụ Cả chẳng có ý nghĩa gì trong việc chống tham nhũng. Vụ án này liên quan đến Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (từ năm 2011 đến 2020 là Bộ trưởng Bộ ngoại giao và từ năm 2013 đến nay là Phó thủ tướng phụ trách công tác ngoại giao) và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Nếu chuyện này xảy ra ở một đất nước có dân chủ và dân quyền thì chắc chắn hai ông này phải từ chức. Tiếc thay... Tôi tin chắc vụ án này qua đi, tham nhũng ở Bộ ngoại giao sẽ lại trỗi dậy.
Vụ án Cục Lãnh sự: Lời kể và bằng chứng của người về VN phải mua vé 'giải cứu giá cao'
7 tháng 2 2022 - 
Bạn đọc tên Trong Vuong bình luận: "Động vào đâu là án ở đó thử nghĩ xem có buồn cho dân ta không? Nực cười cho ngạo nghễ." Người khác tên Xuân Phong hỏi: "Không rõ trên Thế giới hôm nay có quốc gia nào mà người dân phải gánh chịu cả hai đại dịch Covid 19 và Tham nhũng cùng lúc như Việt Nam mình không?". Một Facebooker có nick là Người tha hương thì viết: "Trên bảo dưới không nghe, làm điêu làm sai chỗ nào cũng có."

Sau vụ bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước, nhiều người đã lên tiếng về việc mình bị ép mua vé giá cao trong thời gian đại dịch.

Văn hóa đầu xuân


Văn hóa đầu xuân
Lê Việt Đức cùng với Lê Việt Đức Trung - Mấy hôm nay vào mạng là thấy dân chê cười việc vua và đám đệ tử bắt trâu cái sắp đẻ đi cày. Tệ hơn, chúng còn vẽ lên mình trâu các loại sọc vằn vện và cả mặt hổ để dọa người. Nhìn chúng cười khoái trá, có người bình luận chỉ có đám ít học hay thất học mới cư xử vô văn hóa như thế này.

Trên mạng có người bình:
Một đứa cầm cày trăm đứa theo
Theo hoài theo mãi đến tóp teo
Trâu thì tô vẽ vằn với vện
Giầu đâu chẳng thấy chỉ thấy nghèo.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

Chen chúc, vật vã tàu xe: Vì đâu đến hẹn lại lên?

Báo phunuonline đểu thật. Dám thông tin Ban Nghiên cứu - Phát triển kinh tế tư nhân của Thủ tướng Chính phủ đã từng dự báo về lượng du khách gia tăng trong mùa tết này. Cùng với đó, các hãng du lịch, lữ hành cũng đã có dự báo về xu hướng du lịch mùa tết, cách thức người dân sẽ di chuyển ra sao, cả điểm đến lẫn nhu cầu. Nhưng những dự báo trên vẫn chưa được các cơ quan hữu quan lưu tâm đúng mức. Từ đó khẳng định ngay ở đầu bài: "Cảnh chen chúc, kẹt đường, "cháy phòng" khách sạn ở khắp các nơi hoàn toàn có thể khắc phục nếu như có sự chuẩn bị chu đáo! Nếu có sự chuẩn bị trước, làm gì có cảnh phải nằm ngủ ngoài đường như thế này vào mùng Năm tết?". Vậy có khác gì bảo Thủ tướng Chính phủ không quan tâm tới cảnh báo của cố vấn, dẫn tới cấp dưới không có sự chuẩn bị gì, làm cho người dân khốn khổ... Quả thật nhìn cảnh các sếp lớn đua nhau khoe mặt trên tivi dịp Tết thấy buồn. Trước Tết thì đua nhau đi tặng quà, sau Tết thì đua nhau đi trồng cây. Mấy hôm nay Cụ Tổng Cả lo đi dâng hương (chắc để cầu đại thọ), Cụ Chủ mải đi cày, Cụ Tưởng lo đi đôn đốc làm xa lộ và sân bay, còn thì Cụ Quốc có học nhất đi viếng Tổng Cục 2, cơ quan tình báo đầy tai tiếng! Cụ Quốc này rất tâm tư: "Không được thỏa mãn với những gì đã đạt được", chắc đang bận nghĩ cách làm gì để sớm trở thành Cụ Tổng.
Chen chúc, vật vã, thiếu vé tàu xe: Vì đâu đến hẹn lại lên?
06/02/2022 - PNO - Cảnh chen chúc, kẹt đường, "cháy phòng" khách sạn ở khắp các nơi hoàn toàn có thể khắc phục nếu như có sự chuẩn bị chu đáo! Nếu có sự chuẩn bị trước, làm gì có cảnh phải nằm ngủ ngoài đường như thế này vào mùng Năm tết?

Chỉ trong vài ngày nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần, các khu du lịch ở khắp các tỉnh thành trong cả nước đã trở thành những “biển người” chen chúc. Vũng Tàu, Đà Lạt, Phú Quốc… “cháy phòng” khách sạn, homestay đến nỗi nhiều gia đình phải ra công viên dựng lều, cắm trại (chuyện ăn uống, vệ sinh cá nhân đương nhiên khó khăn, bất tiện).

Bà con về với Sài thành, qua Tân Sơn Nhất bị 'chặt chém' thẳng tay

Hoan hô VNnet đăng bài này. Taxi ở sân bay Tân Sơn Nhất rất bát nháo, chặt chém vô tội vạ; nhiều người đã đặt ra câu hỏi trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu ??? Còn nhớ năm 2014 anh Đinh La Thăng vào Sài Gòn cho triển khai xe buýt đồng giá TSN-Q1 và mở nhiều tuyến buýt nối sân bay TSN với các trung tâm lớn rất thuận lợi cho người dân. Sau đó Nguyễn Thiện Nhân bắt tay với Thể Cá Tra cắt các tuyến xe này làm người dân điêu đứng ! Không chỉ giá taxi tăng, giá vé máy bay, giá tàu hỏa và giá xe khách ngày Tết cũng tăng, đôi khi tới gấp đôi gấp ba lần so với ngày thường. Việc tăng giá quá nhanh để chặt chém khách đã vi phạm pháp luật về quản lý giá. Đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc để xử lý nghiêm hiện tượng chặt chém khách tại sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều nơi khác. Thói làm ăn chụp đã trở bản chất của rất nhiều người VN. Lúc thất thế thì van xin thảm thiết giải cứu, khi được thời thì coi Thượng Đế chẳng ra gì. Luật đời có nhân có quả. Vậy nên những kẻ tăng giá này mãi mãi chỉ biết chạy taxi mà thôi. Văn hóa thấp, tư duy chụp giật hỏi sao không nghèo? Suy rộng ra, chính vì bản chất tầm thường đó mà người dân VN chúng ta chẳng thể lớn nổi, mãi mãi vẫn là trẻ con trong mắt người dân thế giới.
Bà con về với Sài thành, qua Tân Sơn Nhất bị 'chặt chém' thẳng tay
06/02/2022 Cước xe vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất bị hét giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường. Hành khách phải cắn răng chấp nhận vì không thể có cách nào khác để đi về nhà.

Nhiều tài xế lợi dụng lượng khách trở lại TP.HCM tăng đột biến, sẵn sàng hét giá dịch vụ vận chuyển cao (ảnh: Trần Chung)

Chủ tịch nước VN làm lễ Tịch điền ở Hà Nam với “trâu giả hổ”

Chủ tịch nước Việt Nam làm lễ Tịch điền ở Hà Nam với “trâu giả hổ”
VOA 07/02/2022 Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tịch điền ở tỉnh Hà Nam hôm 7/2. Qua những hình ảnh do truyền thông nhà nước công bố, dư luận trên mạng xã hội nói ông Phúc làm lễ tịch điền với “trâu giả hổ”, và xem đó là việc làm mang tính “hình thức”, “giả dối”.

Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam cho biết Chủ tịch Phúc làm lễ Tịch điền ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hôm 7 tháng giêng năm Nhâm Dần, theo âm lịch.

Lễ Tịch điền: Hình thức, lãng phí và phản cảm

Lễ Tịch điền: Hình thức, lãng phí và phản cảm
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, không muốn nhưng chúng ta vẫn phải nhìn những hình ảnh vô cùng phản cảm của những nhà lãnh đạo quốc gia và đám quan chức theo hầu. Họ bày ra đủ trò hình thức và lãng phí để khẳng định sự tồn tại của họ trên trái đất này. 
Nào là chia nhau đi khắp nơi dùng tiền ngân sách để tặng quà cho một số người "nghèo" nhưng chắc hầu hết là người nhà các quan giả nghèo để nhận quà (họ không dám gặp dân nghèo thật vì nhỡ đâu có thể bị dân bất ngờ tổng xỉ vả trực tiếp vào mặt). 

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

TQ và tiền, những điểm nghẽn của ngoại giao VN

Trung Quốc và tiền, những điểm nghẽn của ngoại giao Việt Nam
Nguyễn Quang Khai 2022.02.06 - 
Với những “điểm nghẽn” về chế độ đãi ngộ cũng như vai trò tham gia hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam thì dù ngành ngoại giao Việt Nam có nhiều người tài giỏi đến mấy cũng chỉ có thể “múa tay trong bị” được mà thôi. Vì thế, có khi thời gian tới, người dân Việt Nam lại khám phá thêm được nhiều “thành tích đen tối” của ngoại giao Việt Nam khi chính các cơ quan công quyền khui ra thêm nhiều vụ “ăn bẩn" khác. Cứ như thế liệu thái độ chống cường quyền Bắc Kinh là thật hay lại là các bên diễn trò đây?

Cơn say thành tích
Năm vừa qua, báo chí Việt Nam được dịp ca ngợi hết lời về những thành tích của ngoại giao Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và ngành ngoại giao còn hồ hởi “khoe công trạng” khi đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, ngành Ngoại giao đã tiên phong cùng các Bộ, ngành đẩy mạnh “ngoại giao y tế,” “ngoại giao vắc xin,” tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vắc xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh.

Làm gì để Hà Nội xanh, sạch và đẹp như Singapore ?

Làm gì để Hà Nội xanh, sạch và đẹp như Singapore ?
Những lúc rảnh rỗi, tôi hay đi bộ lang thang trên đường phố Hà Nội để rèn luyện cơ thể, nhưng đồng thời cũng để ghé vào những điểm tham quan du lịch ưa thích. Hà Nội rất đẹp, chỉ mỗi điều tôi thất vọng là quá bẩn và quá lộn xộn. Tôi sợ nhất ba điều: Mùi hôi từ cống rãnh bốc lên, Rác có ở bất cứ đâu và Vỉa hè bị chiếm dụng để bán hàng, để xe nên không còn chỗ cho người đi bộ.

Hà Nội thường xuyên nằm ở top đầu các thành phố ô nhiễm nhất, thậm chí nhiều ngày trong năm là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chỉ số bụi mịn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các con sông chảy qua Hà Nội (sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét) và các hồ cũng bị ô nhiễm rất nặng do 78% nước thải của Hà Nội xả thẳng trực tiếp ra sông, hồ không qua xử lý, trong đó mỗi con sông của Hà Nội tiếp nhận hàng vạn m3 nước thải đổ vào mỗi ngày.

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

Giới siêu giàu Đức và lối sống ẩn danh

Dân Đức không khác gì dân Thụy Sĩ; hai nước này tuy hai mà một. Thời sống bên Thụy Sĩ, lúc rảnh rỗi tôi thường ra công viên chơi ném bi sắt với một số cụ già dân bản xứ. Họ rất vui vẻ và thân thiện, nói toàn chuyện sinh hoạt và làm việc như những người công nhân hay người lao công bình thường; chơi chán thì mua cái bánh mỳ kẹp thịt rẻ tiền rồi thản nhiên ngồi ăn giữa công viên giống như tôi. Tôi không nghĩ họ là người giầu. Bất ngờ một hôm, có một anh bạn Tây giáo viên đại học Geneva đi ngang qua, thấy thế mới thầm thì cho tôi biết mấy cụ già đó thực ra là những người rất giàu, nhưng họ sống rất khiêm tốn và bình dân nên ít người biết. Tôi lấy làm lạ vì đã giầu, đã là chủ những doanh nghiệp lớn thì làm sao giấu được ai ? Lại nhớ ở VN có thời nhà mình ăn miếng thịt gà giấu cẩn thận đến mấy hàng xóm và chính quyền vẫn biết, thì tài sản tỷ độ lồ lộ ra đó làm sao giấu được ? Người giàu giỏi lắm chỉ có thể "ẩn danh" chứ họ không thể "ẩn tài sản" được. Vậy mà người Thụy Sĩ hay người Đức ẩn được; thế mới tài. Họ gặp may vì người dân ở đó thường không quan tâm đến tài sản của người khác, không bao giờ hỏi nhau mày làm việc ở đâu, lương bổng mỗi tháng, mỗi năm ra sao; có nhà cho thuê không, mỗi tháng được bao nhiêu tiền... như chuyện thường ngày ở đất nước VN tươi đẹp của chúng ta.
Giới siêu giàu Đức và lối sống ẩn danh
Hầu như mọi người đều biết tỷ phú Jeff Bezos của Amazon bỏ vợ thế nào, anh Mark chủ Facebook lấy vợ Tàu ra sao, anh Musk phê cần sa hú hét thế nào, ông trùm hàng xa xỉ Bernard Arnault, người giàu nhất nước Pháp, sang chảnh ra sao, Abramovich tỉ phú song tịch Anh- Nga đốt tiền thế nào... nhưng rất ít người có thể nhắc tên một vị tỉ phú Đức nào đó.

Nước Đức có 153 tỉ phú tính theo giá trị công ty và hồ sơ thuế còn không thể biết được tài sản thật là có bao nhiêu. Số tỉ phú Đức nhiều nhất châu Âu, gấp đôi Anh và Pháp, đứng thứ 3 thế giới và đứng số 1 nếu tính theo tỉ lệ dân số. Có rất nhiều công ty và gia tộc giầu có nhiều đời không niêm yết, không lên sàn chứng khoán và cho đến hôm nay vẫn quản lý công ty theo mô hình gia đình. 

Nhớ: 25 năm ngày mất nhà văn Duyên Anh

Duyên Anh là một trong số ít các nhà văn ở miền Nam trước năm 1975 mà tôi biết. Khoảng năm 1977-1978, tôi được người bạn cho mượn vài cuốn truyện miền Nam xuất bản trước năm 1975, trong đó có truyện của Duyên Anh. Ấn tượng của tôi là Duyên Anh viết rất hay; ông có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, mơ mộng, đầy ấp tình người, lớp trẻ đọc rất cuốn hút. Nhưng tôi chỉ thực sự có ấn tương và nhớ mãi về ông là khi được đọc hồi ký về những năm tháng tù đày và vượt biên của ông viết đầu thập niên 1980. Có thể nói hồi ký của ông đã cho tôi lần đầu tiên thấy rõ sự khủng khiếp đến kinh hoàng của nhà tù VN lúc đó thế nào và thảm cảnh của người Việt vượt biên ra sao. Đọc truyện của ông, tôi không nghĩ ông là người chống cộng đến cực đoan, nhưng như trong bài này và trong wikipedia viết về ông, ông "bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ miền Nam trước 1975 được coi là "Những Tên Biệt Kích của Chủ nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa - Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành". Trong một hồi ký của ông, ông có kể lại chuyện đích thân Ủy viên Bộ Chính trị và là Trùm hệ thống an ninh của VN là ông Lê Đức Thọ đã vào tù thuyết phục ông viết văn ủng hộ chế độ. Tuy nhiên, ngay sau khi ra khỏi trại cải tạo vào tháng 11 năm 1981 ông đã vượt biên đến Malaysia và từ tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Theo wiki, ông được đánh giá là một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng cao trong văn học nghệ thuật Việt Nam với sức sáng tạo dồi dào: 34 năm cầm bút với 101 tác phẩm. Ông mất đã được 25 năm; không biết chế độ ta đánh giá ông thế nào, chứ riêng tôi, qua vài tác phẩm của ông, tôi học được rất nhiều điều làm thay đổi cuộc đời tôi, nên tôi kính trọng ông. Đăng bài này là để tỏ lòng kính trọng của tôi dành cho ông nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông mất.
Nhớ: 25 năm ngày mất nhà văn Duyên Anh
4 tháng 2, 2022 - 
Nhà văn Duyên Anh, cây bút tài hoa của nền văn chương tự do trước năm 1975, người được đánh giá là mang trong mình hai “phiên bản” đối lập: Một Duyên Anh nhà văn có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, mơ mộng, đầy ắp tình người; và một Duyên Anh nhà báo ngổ ngáo, tai tiếng, lắm người ghét bỏ với những bài viết thẳng thừng và cay độc. Nhân 25 năm ngày mất nhà văn Duyên Anh (6 tháng Hai, 1997) xin gửi đến quý vị bài viết (trích) tóm lược về cuộc đời và cái nhìn tĩnh lặng và sâu sắc của dịch giả Huỳnh Phan Anh, một văn tài khác cũng đã qua đời (1940-2020) tại California, Hoa Kỳ.

Nhà văn Duyên Anh, mấy ngày 6 Tháng Hai, 1997 tại Pháp.
Duyên Anh, anh là ai?
Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long như chính ông đã không ngần ngại ký kèm theo bút hiệu của mình. Ông sanh năm 1935 tại Thị xã Thái Bình, nhưng theo lời ông, lại được khai là đẻ ở làng Trường An là quê cha của ông, thuộc huyện Vũ Tiên, Thái Bình. Chính vùng quê hương Thái Bình này đã xuất hiện phẩm tự thuật… Vùng quê hương đó đã được dựng lại, đẹp hơn bao giờ hết, trong bộ trường thiên tiểu thuyết mang tên Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ.

Chuyến hồi hương đầu năm

Đọc bài này để nhớ lại thời ở nước ngoài cứ dịp Tết là tôi lại về nước thăm bố mẹ, họ hàng và du xuân. Thời đấy sân bay VN đông vui lắm, trong khi sân bay ở nước ngoài thì rất vắng vẻ. Sau Tết, lúc bay trở lại bên Tây, vào khu lấy hành lý ký gửi thường rất buồn vì vừa vắng vẻ cô đơn, vừa nhớ không khí sôi động ở VN. Hoan hô Thủ tướng và Chính phủ đã mạnh dạn tháo dỡ gần hết các biện pháp kiểm soát về dịch trong dịp Tết vừa rồi. Thực tế, có những địa phương còn gần như bỏ cả 5K để thu hút khách du lịch; tôi rất đồng tình. Theo tôi chỉ nên đeo khẩu trang ở chỗ đông người là đủ, khai báo y tế rất vô duyên và hình thức nên bỏ ngay và luôn đi.
Chuyến hồi hương đầu năm
Bình Phương 5 tháng 2, 2022 - 
Ghi nhận sau chuyến đi từ Mỹ về Việt Nam trong ngày tết Nhâm Dần. Bất chấp khó khăn, vẫn có rất đông người Việt về quê trong mủa tết năm nay. Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người đưa đón. Ảnh báo Lao Động.

Sáng mùng một Tết Nhâm Dần, sân bay quốc tế San Francisco vắng lặng chưa từng thấy. Chỉ có khu làm thủ tục của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines có một nhóm người xếp hàng giữa một sảnh rộng mênh mông. Tiếng Việt râm ran; đa số hành khách của chuyến bay JL 57 từ San Francisco đi Tokyo là người Việt – những người tha hương đang tìm về nhà ngày Tết, khi tất cả các gia đình đều đã đoàn viên bên mâm cơm đầu năm.