Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

Người Việt gửi về nước hơn 17 tỷ USD năm 2020

Hai chục năm nay mỗi khi đọc tin về Kiều hối (cũng như vốn ODA hay FDI) tăng lên, mình lại thấy đau đầu vì buồn và tức. Tại sao đã 46 năm đất nước thống nhất nhưng người Việt trong nước vẫn ăn bám vào bà con Việt Kiều như thế này. Đã ăn bám lại còn tỏ ra sung sướng và mong bà con Việt Kiều gửi nhiều tiền về để tiêu xài hơn nữa. Thật không biết nhục. Đảng, Nhà nước và người dân trong nước có biết bà con Việt Kiều phải lao động rất vất vả và cực nhọc ở xứ người không ? có biết họ ăn tiêu cực kỳ tiết kiệm nhưng vẫn nằm ở tầng lớp đáy trong xã hội xứ người không ? có biết họ cũng cần rất nhiều tiền để đầu tư cho con cái ăn học, mong sao thế hệ sau ngoi lên được tầng lớp cao hơn trong xã hội xứ người không ? Tôi cầu mong bà con Việt Kiều hạn chế gửi tiền về nước để người trong nước phải biết tự vươn lên mà sống. Tôi cũng cầu mong các nguồn vốn nước ngoài đừng chảy nhiều vào VN nữa.
Người Việt gửi về nước hơn 17 tỷ USD trong năm 2020
13/5/2021, Dù Covid-19, người Việt vẫn gửi tiền về nước nhiều hơn, đạt 17 tỷ USD năm 2020 và thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất. Theo báo cáo mới phát hành tháng 5/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Knomad, người Việt ở nước ngoài gửi về nước 17,2 tỷ USD trong cả năm 2020, tăng nhẹ gần 3% so với năm 2019.
4 Cách chuyển tiền về Việt Nam đơn giản nhất hiện nay
Trong bối cảnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng của kiều hối năm 2020 thấp hơn mức tăng 6% trong các năm trước, nhưng vẫn khả quan hơn các dự báo trước đó. Năm 2020, Việt Nam tiếp tục trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất và xếp thứ ba trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và Philippines. Với lượng kiều hối đổ về nước tương đương 5% GDP năm 2020, Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất.

Trong báo cáo này, WB đánh giá, bất chấp các dự đoán trước đó, kiều hối đổ về các nước đã phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Năm 2020, kiều hối đổ về các nước có thu nhập thấp và trung bình đạt 540 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 1,6% so với năm 2019.

Mức giảm này thấp hơn nhiều so với mức giảm 11% của tổng vốn đầu tư ngoài nước (FDI) và nguồn viện trợ chính thức (ODA) vào các nước này. Nếu loại trừ Trung Quốc, vốn FDI chảy vào các nước thu nhập thấp và trung bình đã giảm hơn 30% vào năm 2020.

Do đó, lượng kiều hối chảy vào các nước thu nhập thấp và trung bình lần đầu tiên vượt qua tổng vốn FDI và ODA vào năm 2020. Điều đó thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của kiều hối đối với kinh tế và hệ thống bảo trợ xã hội của các nước này, WB nhận định.
https://vnexpress.net/nguoi-viet-gui-ve-nuoc-hon-17-ty-usd-trong-nam-2020-4277599.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét