Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Bàn thêm về VN chống đại dịch Covid-19 thành công

Bài này hay, đã chứng minh được đóng góp vào sự thành công hôm nay chính là nhờ chủ trương 'CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC" và nhờ Đảng và Nhà nước dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, hết lòng hết sức chống dịch vì lợi ích nhân dân, do đó được dân tin tưởng, ủng hộ. Những kẻ chống đối, muốn ngược dòng cũng không dám hó he, không dám làm trái quy định vì làm trái thì chưa cần đến chính quyền can thiệp, ngay người dân cũng đã thẳng thắn có ý kiến vì ai cũng hiểu một người mang virus không chỉ nguy hiểm cho người đó mà còn dễ dàng lây lan khắp cộng đồng. Do dân tự giác chấp hành nên lần này các cơ quan công quyền khá nhàn; riêng Thủ tướng, Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương thì rất bận rộn để nắm thông tin và ra các đối sách kịp thời. Tôi đặc biệt hoan nghênh Thủ tướng Phúc và Chủ tịch Hà Nội Chung đánh giá tình hình rất đúng và chỉ đạo rất quyết liệt, đôi khi quá đà (theo quan điểm của tôi). Nếu Đảng và Nhà nước dám phát huy cách làm này, dám tiếp tục nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, hết lòng hết sức suy nghĩ, làm việc vì lợi ích nhân dân, phát động phong trào "CHỐNG THAM NHŨNG NHƯ CHỐNG GIẶC", kêu gọi và bảo vệ người dân tố cáo tham nhũng thì chắc chắn hàng nghìn, hàng vạn quan tham sẽ sớm bị lột mặt hạ bệ; tiếp đến để tổ chức tốt đại hội Đảng toàn quốc, Đảng và Nhà nước lại phát động phong trào "CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN NHƯ CHỐNG GIẶC", thực hiện bầu cử, ứng cử công khai, dân chủ, chọn người tài không chọn người cùng phe cánh... thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người tài đồng ý tham gia với Đảng và Nhà nước để cống hiện, tạo được bước ngoặt mới trong phát triển đất nước.
Bàn thêm về Việt Nam chống đại dịch Covid-19 thành công
FB Mạc Văn Trang 25-4-2020 - Thắng lợi của chống đại dịch covid-19 là nhờ phát huy được lợi thế của thể chế “toàn trị” để thực hiện nhiệm vụ hợp với lòng dân, thực sự vì dân, nên được dân ủng hộ; “Dễ trăm lần không Dân cũng chịu/ Khó vạn lần, Dân liệu cũng xong”! Thắng lợi đó cũng là nhờ cảnh giác cao độ trước Trung cộng, không tin vào những điều dối trá của Trung cộng, hiểu rõ nguy cơ dịch lây lan từ Trung quốc, nên có chiến lược, biện pháp chống dịch hiệu quả. Thắng lợi này cũng cho thấy, cái gì làm khác Trung cộng thì thành công tốt đẹp; cái gì rập theo Trung cộng là thất bại, là gây tội ác...
Tạp chí Mỹ: Có nhiều bài học từ thành công chống dịch của Việt Nam ...
Là người Việt, dù ở trong hay ngoài nước, đều vui mừng vì Việt Nam, bước đầu đã thành công trong việc chống lại đại dịch Covid-19. Mà đâu chỉ người Việt, bạn bè trên thế giới cũng vui mừng và ghi nhân Việt Nam đã vượt qua đại họa một cách đáng ngạc nhiên…

Những điều có thể khiến bạn ngạc nhiên khi tới Mỹ

Những điều có thể khiến bạn ngạc nhiên khi tới Mỹ
1. Nước Mỹ rất đa dạng về ngôn ngữ. Có 311 ngôn ngữ được sử dụng ở Mỹ: Mặc dù đất nước rộng lớn này rất đa dạng về mặt ngôn ngữ, song hầu hết mọi biển báo đều bằng tiếng Anh và ngôn ngữ chính thức cũng là tiếng Anh. Khi bạn đi từ vùng này đến vùng khác, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy ngữ điệu, cách phát âm có sự thay đổi, đặc biệt là phía bắc và phía nam.635362402401393250  
2. Con người thân thiện: Đây là điều khách du lịch thường nhận xét về người Mỹ. Họ có thể thoải mái nói chuyện với bạn khi đang xếp hàng mua cà phê, hoặc trong siêu thị. Tuy nhiên, đừng bao giờ hỏi họ kiếm được bao nhiêu tiền hoặc cân nặng của họ thế nào.

Một xã hội nhân văn là thế nào ?

Trong bài này GS Thọ nói về 3 yếu điểm của VN thời nay: (i) Kinh tế tăng trưởng, nhưng khoảng cách giàu nghèo quá lớn gây ra sự chênh lệch lớn về khả năng chống chọi với bệnh dịch, khả năng thích ứng với hoàn cảnh, với công việc. (ii) Các mặt văn hóa, xã hội ít được quan tâm cải thiện, phát triển, thậm chí nhiều mặt xuống cấp nghiêm trọng; được về hình thức, yếu kém về nội dung. (iii) Vai trò quan trọng của cộng đồng xã hội, của làng xóm, nhất là tinh thần nhân ái, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn, giảm sút. Đáng tiếc là GS không liên hệ trực tiếp với VN mà chỉ nói tình hình chung thế giới. GS cũng không đề cập tới nguyên nhân của những yếu điểm mà theo tôi cực kỳ quan trọng; nếu không chỉ ra nguyên nhân thì không có cách nào khắc phục. Theo tôi cần nhấn mạnh 3 nguyên nhân: (i) Chủ nghĩa thành tích tồn tại khắp nơi, nhất là ở cơ quan công quyền. Chạy theo con số tăng trưởng mà quên mất phải phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... (ii) Chia để trị, gây chia rẽ lẫn nhau trong cộng đồng. Cả nước ai cũng thích và cũng có thói quen nói dối, nói không đúng sự thật, dẫn tới không đoàn kết, không còn là cộng đồng hiểu nhau, thương yêu nhau để có thể sẻ chia cho nhau trong hoạt động, nhất là khi xã hội có những biến động mạnh như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. Thậm chí nhiều người tốt, muốn hoạt động từ thiện cũng bị chính quyền ngăn cấm, bị xã hội ném đá vì những lý do rất kỳ lạ. (iii) Con người tham lam quá, bóc lột tự nhiên, trái đất quá thậm tệ, tiêu diệt hết các giống loài khác... để thỏa mãn nhu cầu vô đáy của mình. Nếu con người không biết tự kìm hãm nhu cầu thì sẽ đến ngày con người sẽ tự hủy diệt chính mình.
Một xã hội nhân văn
Trần Văn Thọ, Giáo sư kinh tế, Đại học Waseda 
24/4/2020 Những ngày này, tôi cũng như mọi người, mong rằng đại dịch Covid-19 sẽ chóng qua. Cho đến nay Việt Nam đã thành công nhất định trong việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của nhà nước; sự tận tâm, hy sinh của những người phục vụ trong hệ thống y tế, và sự hợp tác, tương tác của các tầng lớp dân chúng. Vấn đề là nếu dịch bệnh kéo dài trong một thời gian khá lâu nữa - trường hợp mà ta không muốn xảy ra - sức chịu đựng của xã hội sẽ như thế nào? Và trong tương lai, nếu xảy ra một đại dịch tương tự hoặc lớn hơn, liệu ta có đủ sức mạnh để đối phó hữu hiệu không?
Về lâu dài, đại dịch lần này đã khẳng định hai bài học quan trọng về việc xây dựng một xã hội hài hòa và vững bền. Trong đó, con người sống hạnh phúc hơn, văn minh hơn và chống chọi hữu hiệu hơn với tai họa khó lường.

Coronavirus và nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc

Cần Mỹ nhưng chính phủ các nước khu vực vẫn lo ngại về “thói quen của Mỹ” là tuy Mỹ thường xuất hiện tại các điểm nóng nhưng rồi lại rút, để các nước khu vực tự đối phó với Trung Quốc ngày càng mạnh. Mặt khác, việc Mỹ đang bị phân tâm với Covid và mất khả năng đối phó với TQ là cơ hội quá hấp dẫn để Trung Quốc gia tăng thói ngang ngược ở biển Đông. Trung Quốc đang áp dụng “Tam chủng Chiến pháp” (tâm lý, pháp lý, tuyên truyền). Về tâm lý, họ hành xử kiểu “nước lớn” bắt nạt “nước bé”, gây tâm lý lo sợ bị trừng phạt. Về pháp lý, họ dựa vào sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế. Về tuyên truyền, họ áp đặt những gì có lợi cho mình, sẵn sàng “đổi trắng thay đen” và “biến không thành có”, làm thật giả lẫn lộn.
Coronavirus và nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc 
Nguyễn Quang Dy - Trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang phải tập trung đối phó với đại dịch coronavirus bùng phát với hệ quả khó lường, thì Trung Quốc tranh thủ thời cơ mở chiến dịch tuyên truyền với “ngoại giao khẩu trang”, và tiếp tục “ngoại giao pháo hạm” tại Biển Đông. Đó là nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc nhằm “đục nước béo cò” và “ngư ông đắc lợi”. Medical supplies bound for Italy are sorted in a logistics center at the international airport in Hangzhou, China.   © Reuters
Nhân viên chuẩn bị các lô hàng y tế cho Italia tại một nhà kho 
ở sân bay quốc tế Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tuyên truyền phản tác dụng
Chiến dịch tuyên truyền và “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc nhằm ba mục đích chính. Một là để đánh lạc hướng dư luận về coronavirus xuất xứ từ Vũ Hán mà họ đã phủ nhận. Hai là ca ngợi mô hình chống dịch của họ đã thành công. Ba là tuyên truyền cho “quyền lực mềm” của Trung Quốc đã đối phó thắng lợi với đại dịch, nay đang giúp các nước.

Covid-19: Giáo sư ĐH Havard thành tỷ phú đô la Mỹ

Chẳng có giáo sư nào giầu cả nếu sống bằng nghề giáo, nhưng trên thế giới có rất nhiều giáo sư  giầu vì biết dùng kiến thức nghề giáo của mình vào kinh doanh các nghề khác. Giáo sư Springer trở thành tỷ phú đô la Mỹ nhờ khéo léo đầu tư vào các doanh nghiệp có triển vọng hoặc có may mắn như công ty Moderna trong vụ Covid này. Đây là cách làm giầu thứ 2 của kinh tế thị trường: Làm ra tiền bằng tiền (trước năm 2018, ông Springer đã đầu tư 5 triệu USD vào công ty công nghệ sinh học Moderna. Kể từ đó đến nay, giá trị cổ phiếu ông đầu tư vào đã tăng 17.000%, tương đương với hơn 800 triệu USD). Cũng phải nói đến cách làm ra tiền thấp kém hơn của chúng ta hiện này là Làm ra tiền bằng sức lao động, tức là phải đổ mồ hôi ra mới có tiền (cách làm giầu thứ nhất). Tuy nhiên, đáng nói ở đây là giáo sư Đại học Havard vẫn kém so với nhiều giáo sư Việt Nam, vì họ làm ra tiền bằng quyền lực (ví dụ trở thành lãnh đạo trong hệ thống chính trị tham nhũng) hay bằng ăn theo quyền lực (lập ra các doanh nghiệp rồi câu kết với giới quan chức để bóc lột nhân dân). Thế nên chỉ có ở VN mới có số giáo sư, tiến sĩ nắm chức quyền trong bộ máy quyền lực kinh khủng như hiện nay. Thử nhìn lại xem Bộ chính trị VN hiện nay có bao nhiêu ông như thế ? Có nước nào như VN không ?
Covid-19: Giáo sư Đại học Havard thành tỷ phú đô la Mỹ
Giáo sư Đại học Havard trở thành tỷ phú nhờ đầu tư vào công nghệ phát triển vắc-xin. Đó là Giáo sư Springer. Ông là một trong số những người hưởng lợi về tài chính từ đại dịch đang khiến nền kinh tế toàn cầu trì trệ và trên 26 triệu người Mỹ thất nghiệp.

Giáo sư Timothy Springer trở thành tỷ phú vì đầu 
tư công nghệ phát triển vắc-xin. Ảnh: Bloomberg
Ông Timothy Springer, Giáo sư Y khoa thuộc Đại học Harvard (Mỹ), đã thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ giá cổ phiếu công ty công nghệ sinh học ông đầu tư trước đó tăng vọt trong năm 2020.

Mỹ có giữ được vị thế lãnh đạo toàn cầu?

Đồng ý với 2 chuyên gia dưới đây. Đây là yếu điểm của D. Trumps và thể chế Mỹ; nhưng tôi vẫn thích ông ta vì ông đã làm được rất nhiều việc tốt cho nước Mỹ và thế giới. Quan điểm của Trump giống với quan điểm của học thuyết tân cổ điển mới (hiện đại) và lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế (mới xuất hiện gần 30 năm nay) là: (i) Giảm tối thiểu vai trò quản lý của nhà nước ở tầm quốc gia cũng như tầm quốc tế (đi ngược với học thuyết Keynes); (ii) Quản lý nhau bằng các thỏa thuận, cam kết quốc tế, tức là nền chính trị thế giới không tồn tại một quyền lực siêu quốc gia với vai trò tương tự như nhà nước trong nền chính trị đối nội của các quốc gia; cũng tức là không có nước bá quyền; mọi quốc gia đều bình đẳng. Gerald Haug, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina (Đức) và đã từng làm việc tại Đại học Columbia ở New York, nhận định: "Mỹ sở hữu rất nhiều nhà khoa học giỏi nhất thế giới, nhưng điều khác biệt là họ không được lắng nghe. Đó chính là thảm họa". Dominique Moisi, nhà khoa học chính trị và cố vấn cấp cao tại Viện Montaigne ở Paris, Pháp, nhận định: "Hệ thống dân chủ xã hội của châu Âu không chỉ tập trung vào con người nhiều hơn, mà nó còn giúp chúng ta có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với một cuộc khủng hoảng như vậy, hơn là một hệ thống tư bản khắc nghiệt của Mỹ".
Mỹ có giữ được vị thế lãnh đạo toàn cầu?
Đại dịch Covid-19 tàn phá nước Mỹ thể hiện qua những hình ảnh bệnh viện quá tải và hàng chục triệu người thất nghiệp ở Mỹ. Nhiều người châu Âu hoài nghi về vị thế số một thế giới của Mỹ. "Khi mọi người nhìn thấy những hình ảnh ở thành phố New York, họ nói 'Sao chuyện này có thể xảy ra?' Tất cả chúng tôi đều sững sờ. Hãy nhìn vào những dòng người thất nghiệp đi. Nó lên tới 22 triệu người", Henrik Enderlein, chủ tịch Hertie, đại học chuyên về chính sách công ở Berlin, Đức, nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại

Nhà Trắng hôm 21/4. Ảnh: Reuters.
Covid-19, đại dịch đang càn quét toàn cầu, không chỉ cướp đi mạng sống và sinh kế mà còn nhiều hơn thế. Nó đang làm lung lay những nhận định về "chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ", vị thế đặc biệt mà quốc gia này duy trì trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến II. Sức mạnh và giá trị vượt bậc đã khiến Mỹ được xem như nhà lãnh đạo toàn cầu và là hình mẫu cho thế giới. Nhưng Mỹ giờ đang đứng đầu thế giới theo một cách hoàn toàn khác: Gần 900.000 người nhiễm và hơn 50.000 người chết vì nCoV, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.

Bệnh viện Nhiệt đới chỉ được Huân chương LĐ hạng 3

Ngạc nhiên vì Bệnh viện Nhiệt đới được Huân chương lao động hạng 3
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Ba sáng 24/4, do công lớn trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Đúng là ngạc nhiên thật vì Huân chương Lao động hạng Ba là huân chương hạng bét, nhiều người đủ tiêu chuẩn cũng không thèm nhận. Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, tại Điều 30, khoản 3, điểm b thì cá nhân cán bộ cao cấp loại bét là Giám đốc Sở, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và chức vụ tương đương chỉ cần giữ chức từ 10 năm trở lên là đã được tặng, trong khi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là một tập thể rất đông người, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt 4 tháng chống dịch vừa qua và hiện nay lại cũng chỉ được trao cái Huân chương đó. Chắc nhiều cán bộ bệnh viện cũng buồn. Dưới đây là thông tin trên báo.
BV Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận huân chương Lao động hạng Ba ...
Từ tháng 1, khi khởi phát dịch, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được Bộ Y tế phân công tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 ở miền Bắc. Giai đoạn đầu số ca nhiễm cả nước chỉ 16, riêng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương điều trị 5 ca. Tới đầu tháng 3, số bệnh nhân tăng lên nhanh chóng, hầu hết là người từ nước ngoài về. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân không đặc biệt song trở nặng rất nhanh khiến công việc của các y bác sĩ thêm khó khăn. Đội ngũ y tế vừa điều trị vừa lo liệu chăm sóc người bệnh.

Nhìn lại vụ Nga bán một phần lãnh thổ cho Mỹ

Dân Nga quả là một dân tộc vĩ đại. Nhưng không hiểu sao lãnh đạo Nga đôi khi vẫn có những thương vụ làm ăn rất bất thường, gây thiệt hại to lớn cho quốc gia, điển hình là vụ Nga bán 1.518.800 km² đất cho Mỹ năm 1867. Tôi đọc chuyện này năm 1974 và đến nay vẫn tiếc cho nước Nga. Nhớ chuyện Nga lại nghĩ đến chuyện nước mình...
Chuyện Nga bán một phần lãnh thổ cho Mỹ có điều gì uẩn khúc?
Bí mật thương vụ bán một phần lãnh thổ của Nga cho Mỹ. Việc Hoa Kỳ mua lãnh thổ Alaska, một vùng đất rộng 586.412 dặm vuông (1.518.800 km²) từ Đế quốc Nga vào năm 1867. Lãnh thổ này sang thế kỷ 20 trở thành tiểu bang Alaska. Sau Pie Đại đế, nước Nga bắt đầu có sức ỳ, và sức ỳ đó đã đẩy quốc gia này tụt dốc mà tín hiệu đầu tiên là việc bán vùng đất Alaska cho Mỹ.
Buổi ký hiệp định mua bán Alaska giữa Nga-Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Âm mưu từ hoàng tộc
Tháng 3/1857, Bộ trưởng Ngoại giao Nga - Công tước A. M. Gorchakov nhận được bức thư của Đại công tước Konstantin Nicolayevich đề nghị đem bán các thuộc địa của Nga ở Bắc Mỹ: “Việc bán miền đất này là cực kỳ đúng lúc, vì người Mỹ đường nào cũng sẽ chiếm nó mà ta không có cơ thu hồi lại. Hơn nữa, những thuộc địa đó không mang lại nguồn lợi đáng kể, và mất nó đi cũng không ảnh hưởng gì lắm…”.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ

Cuộc sống gắn liền với súng đạn của người dân Mỹ
"Văn hóa súng đạn" đóng vai trò không thể thay thế trong xã hội Mỹ trong khi các nhà lập pháp coi sở hữu súng là quyền cơ bản của con người. 
Theo các nhà lập pháp Mỹ, sở hữu súng là một trong những quyền cơ bản của con người, chỉ xếp sau quyền tự do ngôn luận.

Theo thống kê mới nhất của Small Arms Survey (SAS), tổ chức chuyên nghiên cứu về thị trường vũ khí có trụ sở tại Thụy Sĩ, khoảng 90% dân số Mỹ sở hữu súng. Theo đó, gần như gia đình nào cũng có ít nhất một khẩu súng hợp pháp trong nhà. Các loại súng phong phú về chủng loại được bày bán bên trong những cửa hàng vũ khí trên khắp cả nước.

“Ăn ở bẩn sống lâu”: Corona né tránh dân Việt?

Corona dung tha dân Việt?
Lê Thiên 24-4-2020 Ngày 19/4/2020, có bài báo lạ trên BBC: Virus corona: Trời thương dân Việt Nam hay ‘kém vệ sinh’ tạo miễn dịch? của tác giả “Hoa Mai gửi từ TP HCM”. Bài báo viết: “Việt Nam, trong trận bão tố quét qua khắp thế giới, vẫn đang đứng vững trong số 3 quốc gia ít ỏi chưa có ca nào tử vong vì COVID-19, với con số mắc bệnh tuy lai rai tăng thêm nhưng vẫn thấp kỷ lục: tính tới 19/4, vẫn 268 ca/100 triệu dân, 198 đã hồi phục và chưa có ai tử vong”.
Túi sách cho chị em phụ nữ: Những câu nói bất hủ Doremon chế phần 12
Từ ghi nhận trên, tác giả bài báo suy đoán, “có thể con số thực tế nhiễm bệnh ở dạng nhẹ, rồi tự khỏi trong cộng đồng lớn hơn con số thực này nhiều hoặc rất nhiều, nhưng với khả năng lây lan khủng khiếp của SARS-CoV-2 thì khó có thể nói Việt Nam giấu dịch. Giấu làm sao nổi khi hễ ở gần là lây, mà đã nhiễm bệnh thì phần lớn đều khó thở?”

CÓ THẬT ĐÚNG NHƯ LỜI ÔNG HOÀNG BÌNH QUÂN?

Tôi đồng tình với bài này của TS Chu. Việt Nam đã chọn phương pháp sơ đẳng để chống dịch virus. Đó là cách ly tuyệt đối từ đầu người lây nhiễm và những người tiếp xúc lây nhiễm thứ cấp F1,F2,F3…; VN cũng cách ly tuyệt đối nguồn lây nhiễm từ ngoài. Phương thức “tìm và diệt” này là sơ đẳng. Không phải là “sáng chế” riêng của Việt Nam. Thực tế VN đã và đang kiểm soát được dịch bệnh nhưng bằng những giải pháp quá quyết liệt và phải chấp nhận hy sinh to lớn về kinh tế. Một số nước khác thành công trong chống dịch covid 19 cũng không hề thua kém Việt Nam, nhưng tin chắc hy sinh kinh tế của họ không lớn như VN. Mặt khác có lẽ sức đề kháng của người VN tốt hơn (vì đã quen sống trong điều kiện khắc nghiệp); người VN cũng được tiêm vắc xin đại trà từ bé hơn; và có lẽ khí hậu VN không thuận lợi cho sự phát triển của virus, tương tự như ở Lào, Campuchia và ở các nước châu Phi (da đen) và châu Mỹ la tình. Bên cạnh đó, từ lâu người Việt đã từng có thói quen ra đường là mang khẩu trang, bít tất và bao tay vì ô nhiễm và giảm thiểu giao tiếp, không ôm nhau, ít bắt tay nhau ngoài đường... Vì vậy không nên nhấn mạnh thắng lợi vừa qua vai trò của thế chế là nhân tố quyết định để ca ngợi nó.
CÓ THẬT ĐÚNG NHƯ LỜI ÔNG HOÀNG BÌNH QUÂN?
fb Nguyen Ngoc Chu - Phải khẳng định rằng Việt Nam đã chọn các giải pháp phù hợp với năng lực của mình và hành động khá quyết liệt, nên hiện đang kiểm soát được dịch bệnh, chấp nhận hy sinh to lớn về kinh tế. Nhiều nước khác thành công trong chống dịch covid 19 cũng không hề thua kém Việt Nam. Họ cũng không phải có thể chế ngoại lệ như Việt Nam. Sau đây là vài thống kê lượng người nhiễm covid 19 tính đến thời điểm ngày 24/4/2020 ở một số nước gần Việt Nam và Trung Quốc. Bhutan 7, Lào 19, Mongolia 36, Nepan 48, Cambodia 122. Tất cả các quốc gia này đều chưa có ca tử vong vì covid 19.Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, bộ vét và trong nhà
1. Chương trình thời sự VTV lúc 19h ngày 23/4/2020 đã đưa tin về cuộc họp do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì, có đánh giá về tình hình chống dịch virus corona của Việt Nam. Đánh giá đúng để rút ra những kết luận mà tiếp tục đối phó, vì chiến dịch chống virus corona đang tiếp diễn phía trước. Đánh giá không sát thực sẽ rất có hại. Không hạ thấp nhưng cũng không được thổi phồng.

Duyệt lại giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng

Duyệt lại giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng
fb Đào Tăng Dực 22-4-2020 - Đại dịch Vũ Hán đang tàn phá Trung Hoa Lục Địa và toàn thể nhân loại. Tuy thế, tai họa này vẫn không giảm thiểu tham vọng bá quyền xâm lược của đảng CSTQ đối với Việt Nam qua các hoạt động tập trận, xâm phạm lãnh hải và vùng kinh tế cũng như hiếp đáp gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Không có mô tả ảnh.
Nhà cầm quyền CSVN gần đây đã gởi 3 công hàm (30/3, 10/4 và 14/4) cho Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Trung Quốc trả đũa bằng cách trưng ra Công Hàcủa cố thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 như là một biện minh cho chủ quyền TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Hầu đả phá toàn diện biện minh này của TQ, chúng ta cũng phải duyệt lại một lần nữa giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Tôi đã nêu ra lập luận này ngày 3/8/2016:

10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng

10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng
Luật Khoa - Đoan Trang 24-4-2020 - Công hàm Phạm Văn Đồng khẳng định “Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung-quốc”Mà bản Tuyên bố ấy lại khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là các quần đảo của Trung Quốc, có nội thủy, có đường cơ sở, có lãnh hải 12 hải lý bao quanh. Như vậy, tồn tại một cách hiểu phổ biến là Công hàm không chỉ thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo của Trung Quốc mà còn thừa nhận cả vùng biển 12 hải lý bao quanh hai quần đảo này cũng thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Công hàm mới nhất của Trung Quốc gửi lên LHQ về Trường Sa và Hoàng ...
1. Công hàm là gì?
Từ điển và sách giáo khoa về ngoại giao và quan hệ quốc tế thường định nghĩa công hàm (diplomatic note) là văn kiện ngoại giao chính thức của chính phủ hoặc bộ ngoại giao một nước, gửi cho chính phủ hoặc bộ ngoại giao của nước khác hoặc một tổ chức quốc tế, với nội dung trao đổi, thông báo, yêu sách hay phản đối hoạt động, sự kiện hoặc vấn đề nào đó có liên quan mà cả hai bên (hoặc nhiều bên) cùng quan tâm.

Lật tẩy những thuyết âm mưu vô lý về Bill Gates

Lật tẩy những thuyết âm mưu vô lý về Bill Gates
Những thuyết ấm mưu vô lý về Bill Gates đã bị lật tẩy. Những thuyết âm mưu vô căn cứ làm giảm niềm tin của mọi người trước các nỗ lực chống Covid-19 của Bill Gates. Mục sư Fannin khẳng định Bill Gates muốn lợi dụng vaccine để giảm dân số thế giới; thuyết âm mưu này chẳng mới, tồn tại trong nhiều cộng đồng cũng đã được chục năm, nó lại lần nữa xuất hiện rộng rãi khi Bill Gates công khai nói về nỗ lực tiêm vaccine tránh bệnh tật và làm chậm tốc độ tăng dân số.

Bill Gates cùng bà vợ Melinda lập nên quỹ từ thiện mang tên họ, với mục đích trợ giúp người dân toàn cầu về y tế, sức khỏe và giáo dục.

5 đặc điểm của những người sống thọ

5 đặc điểm của những người sống thọ
Những người sống thọ chắc chắn có 5 đặc điểm này. Sống thọ luôn là niềm mơ ước của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện được điều đó. Dưới đây là 5 tiêu chí đánh giá người có khả năng sống thọ:

Tuyên bố lông mày dài biểu thị cho việc 
sống thọ đã được lưu hành hàng nghìn năm.
1. Ngủ ngon giấc
Hiện nay rất nhiều người bị chứng mất ngủ trầm trọng do áp lực hoặc căng thẳng quá mức. Bạn có giấc ngủ ngon khi không ngủ mơ, không ngáy. Có một số người nói rằng tiếng ngáy càng to thì chất lượng giấc ngủ càng tốt nhưng quan điểm này hoàn toàn sai. Các nghiên cứu đã chỉ ra ngủ ngáy là do hơi thở không được trơn tru, khiến huyết áp tăng cao.

Mùa hè này, Covid-19 sẽ bị xóa sổ?

Mùa hè này, Covid-19 sẽ bị xóa sổ?
Quan chức Mỹ cho rằng Virus corona bị tiêu diệt nhanh chóng dưới ánh nắng. Đó là kết luận của nghiên cứu vừa được một quan chức cấp cao Mỹ công bố hôm 23/4. Theo đó virus corona sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng dưới ánh nắng, đem lại hy vọng mùa hè sẽ làm giảm sự lây lan của virus.

Virus corona bị tiêu diệt nhanh chóng dưới ánh nắng.
William Bryan, cố vấn khoa học và công nghệ của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng các nhà khoa học của chính phủ đã phát hiện tia cực tím có tác động mạnh mẽ đối với virus corona.

Biển Đông: Ai sẽ liên minh và hậu thuẫn Việt Nam?

Biển Đông: Ai sẽ liên minh và hậu thuẫn Việt Nam?
Việt Nam không nên liên minh quân sự với bất cứ nước mạnh nào kể cả Mỹ, và cũng không có nước nào có thể hậu thuẫn Việt Nam trong lúc này, ý kiến các học giả từ đại học Hoa Kỳ nói với BBC News Tiếng Việt hôm 23/4/2020.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch 
Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh tháng 9/2016
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu lịch sử và Trung Quốc học từ Đại học Maine nêu quan điểm: "Tôi nghĩ Việt Nam không nên liên minh với một nước mạnh, nhất là liên minh với Mỹ. Tăng cường sự hợp tác về an ninh với Mỹ là tốt, nhưng mà liên minh sẽ cho Trung Quốc cái cớ để làm áp lực với Việt Nam đủ mọi việc. "Chúng ta phải nên nghĩ rằng ngoài Biển Đông còn đất liền nữa, mà đất liền, vấn đề về quân sự, về kinh tế v.v… rất là lớn, Trung Quốc có cớ, thể lực để mà đánh Việt Nam theo kế gọng kìm.

Chính khách Mỹ lo FB gây tiền lệ xấu ở VN

Chưa bao giờ mình có cảm tình với CEO Facebook Mark Zuckerberg. Xấu trai, gian trá, nói nhiều câu như dở hơi, lấy cô vợ người Tàu nom như con ma... Nhưng vì là chuyện riêng của họ nên mình không quan tâm. Chỉ có điều mới dùng FB được khoảng 3 năm mà mình thấy FB đối xử với khách hàng tệ bạc quá. FB sẵn sàng vì tiền mà hy sinh khách hàng, mồm leo lẻo nói "tự do bày tỏ ý kiến là một quyền căn bản của con người và sẵn sàng bảo vệ quyền này trên toàn thế giới" nhưng trong thực tế thì ngặn chặn không thiêng tiếc và không cần báo trước. Chưa có mạng nào mình biết lại chấp nhận ngoan ngoãn vâng lời chính quyền như FB. Thế cho nên mình dùng trang Blog này để lưu bài là chính, dùng FB chỉ là phụ vì FB có thể bị vô hiệu hóa bất cứ lúc nào.
Chính khách, giới nhân quyền Mỹ lo Facebook‘đồng lõa, gây tiền lệ xấu ở Việt Nam’
23 tháng 4 2020 - Một Thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ lo ngại với BBC trước tin Facebook có vẻ thỏa hiệp với sức ép của Việt Nam để chặn các bài "chống nhà nước". Hôm thứ Ba, một bài điều tra riêng của Reuters nói các máy chủ của Facebook đặt ở Việt Nam bị đóng hồi giữa tháng Hai, làm chậm tốc độ truy cập, dẫn đến Facebook đồng ý gia tăng kiểm duyệt.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Marsha Blackburn
Trả lời riêng BBC, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Marsha Blackburn, từ tiểu bang Tennessee, bày tỏ lo ngại của bà. Bà nói bản tin của Reuters khiến bà thấy "lo ngại". "Nếu tin này có thật, nó có nghĩa rằng Facebook đang đồng lõa để ngăn chặn tự do biểu đạt của nhân dân Việt Nam." "Nhân quyền cần được bảo vệ cả trên mạng và ngoài đời," Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn phát biểu.

LẨN ĐẦU VƯỢT BIỂN

Những mẩu chuyện không bao giờ quên. Thời mình học lớp quản lý kinh tế trung ương dành cho cán bộ cao cấp ở trụ sở trường hành chính quốc gia bây giờ (đường 3/2, quận 10), lớp học 5 tháng do chuyện gia Liên Xô dạy, có 1 anh chuyên lái tàu chở người vượt biên rủ mình đi miễn phí. Nhìn họ chuẩn bị, nghe họ bàn tán, mình thấy vui vui, hấp dẫn, nhưng vì sợ nên không dám theo. Lịch sử VN và các chế độ lãnh đạo VN phải ghi nhớ sự kiện boat people này để nó đừng bao giờ tái diễn lại. Đây là sự kiện quá đau thương và nhục nhã cho một dân tộc.
LẨN ĐẦU VƯỢT BIỂN
LÊ QUÝ THỂ - Mấy năm gần đây tôi đã đi nhiều cruises. Ngắn hạn như cruise Alaska, cruise Hawaii, cruise phía Tây Địa Trung Hải qua các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Dài hạn hơn như cruise Nam Mỹ, khởi hành từ thành phố Santiago của Chile chạy xuống mũi Nam Mỹ, vòng qua Cape Horn rồi chạy ngược lên thành phố Buenos Aires của Argentina.
Gần đây hơn tôi đi cruise vòng quanh biển Baltic thuộc Bắc Âu từ thành phố Copenhagen của Đan Mạch, ghé qua các cảng của Đức, Ba Lan, Nga, Phần Lan, Thụy Điền rồi quay về Copenhagen. Đó là những cruises của các hảng Princess, Norwegian, Costa. Những cruises nầy là những tàu lớn chứa trên ba ngàn du khách và nhân viên. Đó là những thành phố tráng lệ nổi trên mặt biển với những khách sạn hạng 5 sao, những tiệm ăn sang trọng, những sòng bài, những khu giải trí cho đủ mọi lứa tuổi... Tuy là những tàu lớn nhưng nhiều hôm gặp biển động như hôm nay, con tàu lắc lư làm nhiều người say sóng, du khách đi lại ngã nghiêng như những người say rượu. Những lúc nầy làm tôi hồi tưởng lại cách đây đúng 40 năm, lần đầu vượt biển người tôi cũng lắc lư say sóng khi ngồi co ro trên một chiếc ghe nhỏ giữa lòng đại dương đầy sóng gió.

Tình người

CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI
FB Phan Xuân Sinh - Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ. Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người không có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.
Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận.

Mỹ ko chi 1 xu cho WHO nếu WHO ko chịu cải cách

Nếu không biết cải cách thì WHO đừng mong có 1 đồng từ Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói WHO cần phải có cải cách cơ bản chứ không thể tồn tại như tình trạng hiện nay. Đồng thời ông cũng cảnh báo, Mỹ có thể không bao giờ khôi phục tài trợ cho tổ chức này.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại cuộc họp
 báo ở Bộ Ngoại giao hôm 22/4. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng cần "cải tổ cấu trúc" của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để sửa chữa "những thiếu sót" của tổ chức này. "Thậm chí nhiều hơn, Mỹ có thể không bao giờ nối lại tài trợ, đưa tiền thuế của người dân Mỹ cho WHO", ông nói trong cuộc phỏng vấn hôm 23/4 khi được hỏi liệu Washington có để ngỏ khả năng thay đổi vai trò lãnh đạo của WHO.

Pháp kêu gọi EU đoàn kết vượt qua khủng hoảng

Sống hơn chục năm ở Pháp, mình nhận thấy các nước EU thường khá là đoàn kết, kể cả khi phải đối phó với các đại khủng hoảng kinh tế xã hội hay di dân... Đó là do lịch sử cần đoàn kết bảo vệ nhau chống khối quân sự Sô Viết (Hiệp ước Vác sô vi) trước kia và các nước thuộc Hiệp ước an ninh Thượng Hải ngày nay. Tuy nhiên, đại dịch Covid cho thấy các nước này bất ngờ mất đoàn kết nghiêm trọng. Trong đại dịch, mỗi nước EU tự lo cho bản thân, không giúp đỡ nhau, thậm chí cấm vận các nước khác. Chính vì thế mà Ý và Tây Ban Nha đã lao đao vì thiếu trang thiết bị y tế, kỹ thuật, nhân lực và tài chính trong cuộc chiến với Covid. Nay đại dịch sắp qua, các nước mới xấu hổ nhớ ra và kêu gọi nhau đoàn kết trở lại. Không biết sẽ hiện thực hóa đoàn kết bằng những hành động thiết thực nào ? Pháp là nước kêu gọi nhưng bản thân Pháp lại là nước cơ hội và thực dụng nhất, luôn luôn đặt lợi ích quốc gia lên cao nhất. Đáng lo ngại là chưa bao giờ chính sách tài chính, tiền tệ sẽ bị thả lỏng như trong 1-2 năm tới. Thả lỏng đến mức "Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) đã thông báo về việc nới lỏng các quy định, sẵn sàng chấp nhận các trái phiếu bị xếp là "không có giá trị" như là các bảo đảm đối với các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng". Điều này vô cùng nguy hiểm, nếu EU làm thật thì nguy cơ khủng hoảng tài chính tiền tệ sẽ nối tiếp đại dịch chỉ trong vòng 4-6 năm tới.

Tổng thống Pháp kêu gọi các nước EU đoàn kết vượt qua khủng hoảng
24/04/2020 NDĐT - Tối 23-4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu rằng châu Âu đang phải trải qua cú sốc chưa từ có với mức độ thiệt hại khủng khiếp tính bằng 5-10% GDP. Trước tình hình đó, Tổng thống Pháp kêu gọi các nước EU đoàn kết để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay và để "tiến xa hơn, mạnh mẽ hơn”.
Tổng thống Pháp hy vọng các nước EU ủng hộ 
kế hoạch phục hồi ở quy mô lớn hơn.
Phát biểu sau cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước EU, Tổng thống Pháp cho rằng EU cần phải có chiến lược tăng cường tự chủ, nhất là năng lực sản xuất trong lĩnh vực y tế. Để làm được điều đó, cần có sự đồng thuận của tất cả các nước trong khu vực trong việc khắc phục hậu quả cũng phục hồi kinh tế.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Mỹ mở cửa lại vào lúc này: nên hay không?

Mỹ mở cửa lại vào lúc này: nên hay không?
23/04/2020 - 
Nước Mỹ nên cho người dân ra đường trở lại để cứu nền kinh tế hay tiếp tục chịu đựng thêm một thời gian nữa cho đến khi dịch bệnh thật sự đã được kiểm soát? Người Việt ở Mỹ có cách nhìn nhận khác nhau về việc có nên mở cửa lại vào lúc này hay không.
Người dân Texas biểu tình trước tòa nhà 
Quốc hội bang ở Austin đòi mở cửa kinh tế
Sau hơn một tháng thực thi lệnh ở nhà để tránh sự lây lan của virus corona, đến giờ một bộ phận người dân Mỹ đã có thái độ bất mãn. Nhiều người đã xuống đường tại một số tiểu bang của Mỹ để yêu cầu chính quyền mở cửa trở lại nền kinh tế và bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump.

Nghệ thuật dùng dầu kiếm tiền cho ngân sách của Trump

Chuyện không biết thật hay bịa cho vui:
Nghệ thuật dùng dầu kiếm tiền cho ngân sách của Trump
Ngày 14/9/2019, hai nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia bị kẻ gian tấn công khiến sản lượng dầu của nhà sản xuất hàng đầu thế giới này giảm một nửa, tức Arab Saudi đã mất đi 5,7 triệu thùng/ngày, tương đương 5% sản lượng dầu toàn cầu. Hai ngày sau khi 02 nhà máy lọc dọc của Arab Saudi bị tấn công, vào ngày 16/9/2019, giá dầu đã tăng hơn 10%. Giá dầu ngọt nhẹ Texas đã tăng 10,68% lên 60,71 USD/thùng trong khi dầu Brent tăng 11,77 % lên 67,31 USD/thùng trong phiên giao dịch ở châu Á sáng ngày 16/9/2019.
Trước tình hình trên, Tổng thống Trump cho hay "Sau vụ tấn công tại Saudi Arabia, mà có thể tác động đến giá dầu, tôi đã cho phép mở kho dự trữ chiến lược, nếu cần thiết, với số lượng sẽ được xác định".

Hết chỗ chứa, giá dầu dự báo sẽ âm 100 USD

Đây là thời điểm những nền kinh tế sống dựa dầu mỏ đang rất khó khăn. Nước nào có dự trữ ngoại tệ bán dầu lớn thì tiếp tục tồn tại. Nước nào bán dầu được đồng nào lại đem tiêu hết đồng ấy thì sớm muộn gì cũng khủng hoảng. Đây là thời điểm chuẩn bị để thế giới chứng kiến một số con bệnh Hà Lan sẽ xuất hiện. Thuật ngữ Dutch disease được The Economist đặt ra vào năm 1977 để miêu tả sự suy giảm của khu vực chế tạo của Hà Lan khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí thiên nhiên. Sau đó, đến năm 1982, hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary đã mô hình hóa hiện tượng nói trên. Căn bệnh Hà Lan là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ Căn bệnh Hà Lan đôi khi được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài dẫn tới sự suy giảm của nguồn lực trong nước. Tác hại lớn nhất của chiến lược phát triển dựa vào bán tài nguyên là làm nội tệ lên giá, qua đó làm tổn hại nghiêm trọng sức cạnh tranh của khu vực sản xuất và toàn nền kinh tế, dẫn tới tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mặt khác, khi giá cả tài nguyên đột nhiên giảm mạnh, thu nhập quốc gia sẽ giảm nhanh. Hậu quả là tiêu dùng giảm, nhiều dự án công trình đang thi công phải dừng lại vì hết tiền... Quá trình này nếu kéo dài thì sẽ sinh ra khủng hoảng kinh tế và xã hội.
Hết chỗ chứa dầu, giá dầu dự báo xuống âm 100 USD
Giá dầu chưa từng có trong lịch sử xảy ra trong đại dịch Virus Vũ Hán. Thế giới đang hết chỗ chứa dầu, trong tương lai giá dầu có thể xuống âm 100 USD. Khi hợp đồng tương lai đáo hạn, các thương nhân giữ hợp đồng sẽ nhận dầu tại Cushing và cần tìm cách để chứa hoặc chuyển dầu đi. Giá dầu thô Mỹ về mức âm trong phiên đầu tuần do những người nắm hợp đồng tìm cách bán tháo bằng mọi giá do không có chỗ chứa dầu. Ở thời điểm tệ nhất, có người phải trả 40,32 USD để không phải nhận dầu. Tuy nhiên, con số này chưa phải điều tồi tệ nhất. 

Được phóng lên quỹ đạo từ năm 2014, Sentinel-1 được thiết kế để gửi về những hình ảnh có độ phân giải cao ghi lại mọi chuyển động trên bề mặt trái đất, gồm cả những bể chứa và các tàu chở dầu. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng để tính toán lượng dầu thô đã lưu trữ. Mới đây, hình ảnh từ Sentinel-1 gửi đến một thông điệp đáng báo động: các kho chứa dầu đã đầy.

Gần 250 triệu thùng dầu đang trôi nổi trên biển

Gần 250 triệu thùng dầu đang trôi nổi trên biển
04/23/20 - Từ Indonesia đến Mexico, các công ty đang "lùng sục" khắp nơi để tìm không gian lưu trữ dầu thô và nhiên liệu tinh chế, họ thường phải vận chuyển nguồn cung không cần thiết lên các tàu chở dầu vì cơ sở trên đất liền đã quá tải. Tại Mỹ, khoảng gần 30 tàu – di chuyển ở các vùng biển từ Long Beach đến Vịnh San Francisco, chủ yếu đóng vai trò là kho chứa dầu nổi. Hiện tại, các tàu này sẽ không còn được sử dụng khi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp đóng cửa.
Các tàu chở dầu - vốn chỉ có thể chứa đủ lượng dầu thô để đáp ứng 20% lượng tiêu thụ hàng ngày của thế giới, đang lênh đênh ngoài vùng biển của California (Mỹ). Các tàu này không hề có điểm đến khi nhu cầu đối với nhiên liệu sụt giảm mạnh như hiện tại.

Virus corona nhân tạo: phản bác GS Montagnier

Virus corona nhân tạo: Giới khoa học phản bác giả thuyết của GS Montagnier
20/04/2020 - Mai Vân - Là người từng đoạt giải Nobel Y Học vào năm 2008 nhờ đóng góp vào việc tìm ra siêu vi HIV gây bệnh Sida (AIDS), tiếng nói của nhà khoa học Pháp Luc Montagnier rất được chú ý. Hôm 16/04/2020, vị giáo sư đã 88 tuổi này đã gây chấn động khi cho rằng virus corona chủng mới đang hoành hành trên thế giới có thể là một siêu vi "nhân tạo" thoát ra từ một phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, giả thuyết của ông ngay lập tức bị cộng đồng khoa học cực lực phản bác.
Mô hình virus corona SARC-CoV-2, 
do Trinity College Dublin, xây dựng. 
Trong bài phân tích công bố ngày 17/04, hãng tin Pháp AFP đã điểm lại giả thuyết mà giáo sư Montagnier liên tiếp quảng bá trên các phương tiện truyền thông Pháp, từ các trang tin y khoa “Fréquence médicale”, “Pourquoi docteur” cho đến kênh truyền hình CNews.

“CoVid-19 là virus nhân tạo, không thể là tự nhiên”

Nhà vi trùng học đạt Nobel Y học công bố chấn động: 
“CoVid-19 là virus nhân tạo, không thể là tự nhiên”
20/04/2020 Trả lời với truyền thông sau khi công bố của ông gây rúng động thế giới. Giáo sư Luc Montagnier đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi sẽ không thay đổi quan điểm điểm của mình, tôi là một nhà khoa học nên chỉ nói sự thật kết quả khoa học. Tôi không khẳng định CoVid-19 là từ phòng sinh học Vũ Hán nhưng tôi chắc chắn rằng đoạn gen HIV được cấy là một kết quả cố ý do con người tạo ra. Nó không thể là kết quả đột biến trong tự nhiên”. Con virus nhân tạo này hội tụ tất cả các phương thức lây nhiễm của các loại virus nguy hiểm nhất. Tấn công thẳng vào điểm yếu tử của con người là hệ miễn dịch.
Các ca tử vong đa số là có tiền sử bệnh khác, thậm chí xuất hiện nốt lở loét trên các bệnh nhân, rất có thể cũng chính là một dạng biểu chứng của HIV-AIDS giai đoạn cuối.

Việt Nam, một nền độc tài thân phương Tây sau Covi

Việt Nam, một nền độc tài thân phương Tây sau Covi
Jackhammer Nguyễn 23-4-2020 Dịch phổi Vũ Hán rồi sẽ qua đi, nhưng chắc chắn nó sẽ làm các quốc gia thay đổi rất nhiều. Thử hình dung, theo những suy luận hợp lý và thực tiễn nhất, Việt Nam sẽ có những thay đổi gì?
Đảng Cộng sản mạnh lên
Tôi thấy trước nhất người Việt Nam có thể có những thay đổi sau đây: ít chen lấn hơn vì đã quen cách ly, ít ăn uống quái dị hơn vì ai cũng bắt đầu biết rằng thú vật có thể lây bệnh cho người. Những thay đổi này thay vì tiệm tiến theo đà phát triển (hướng tích cực) đã bị Cô Vi làm thay đổi đột ngột, như các cụ thường bảo nhẹ không thích, thích nặng!

Nhà “công vụ” của nghị sỹ Hoa Kỳ

Nói cho nhanh, ở Mỹ không có nhà công vụ. Không chỉ ở Mỹ, các nước tư bản khác cũng thế cả. Khoán công việc, giao tiền; còn ăn ở đi lại... thì người làm thuê phải tự lo. Chúng tôi đi học, đi họp hội nghị quốc tế... đều nhận lương khoán 1 cục rồi tự mua vé máy bay, tự đến, tự kiếm nhà. Nếu đi thời gian ngắn mà khó tự thu xếp nhà thì nơi đón tiếp có thể thuê hộ giúp. Tôi đã mấy lần bị họ mắng vì nhờ họ thuê giúp. Tưởng họ thuê cho studio 1.642$/tháng như trong bài, không ngờ họ thuê luôn apartment 3000-4000$/tháng làm tôi kêu trời. Nhưng họ bảo tiền lương mày thế thì phải thuê thế chứ. Hóa ra cách sống phương Tây là lương cao thì phải ở nhà xịn. Tiền nhà thường bằng 1/2 tiền lương 1 người nếu ở riêng và bằng 1/3 tiền lương 2 người nếu ở chung (hai vợ chồng).
Nhà “công vụ” của nghị sỹ Hoa Kỳ
Hiệu Minh 23-4-2020 - Bên Mỹ không có tiền của thì khó mà được bầu vào một trong hai viện (Hạ viện và Thượng viện). Lý vì họp hành liên miên, nhà ở tiểu bang thì có nhưng lên thủ đô DC phải thuê nhà mà ở, không có chế độ nhà công vụ. Lương năm của nghị viên (cả hai viện) là 174.000$, chủ tịch Hạ viện là 223.500$, lãnh đạo Thượng viện (đảng cầm quyền và đối lập) là 193.000$.
Giá thuê studio (phòng bé như lỗ mũi, giường đơn, bàn nhỏ, bếp nhỏ, vệ sinh nhỏ…) năm 2019 ở DC là 1.642$/tháng, còn quanh tòa nhà Quốc hội là 1.808$/tháng, chưa bao gồm điện, nước, internet và các loại phụ phí khác đôi lúc đội giá từ 2.200$ đến 2.500$/tháng. Tổng chi phí cho chỗ ở tằn tiện này mất toi 30.000$/năm.

Trung Quốc đành "mở hầu bao" cho WHO

Mỹ cắt tiền cho tổ chức mang tiếng là thế giới nhưng lại theo TQ, đó là WHO. Trung Quốc muốn làm lãnh đạo thế giới thì phải bỏ tiền ra; đây là lẽ đương nhiên. Có điều Trung Quốc bỏ 50 triệu cho WHO và không cho tiền trực tiếp các nước. Ngược lại Mỹ hào phóng chi tiền thẳng cho các nước; riêng VN được tặng 4,5 triệu USD. Chắc chắn số tiền Mỹ bỏ ra cho thế giới cao hơn nhiều so với Trung Quốc.
Trung Quốc đành "mở hầu bao" cho WHO 
Việc Mỹ dừng ngân tài trợ WHO khiến tổ chức này lao đao giữa mùa dịch. Trung Quốc đành đóng góp thêm 30 triệu USD cho WHO và nói rằng để nhằm hỗ trợ chống Covid-19 ở các nước đang phát triển. "Trung Quốc quyết định góp thêm 30 triệu USD tiền mặt cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ nỗ lực chống Covid-19 toàn cầu, đặc biệt là cải thiện hệ thống y tế tại những nước đang phát triển. Vào thời điểm then chốt này, hỗ trợ WHO chính là ủng hộ chủ nghĩa đa phương và đoàn kết toàn cầu", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc họp tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh ngày 28-1-2020 - Ảnh: GETTY IMAGES

Nhiều bang ở Mỹ sẵn sàng khôi phục kinh tế

Nước Mỹ hiện tại trung bình mỗi ngày có thêm gần 30 nghìn người nhiễm và 2 nghìn người chết. Vậy mà họ đã sẵn sàng khôi phục kinh tế. Vậy thì VN còn chờ gì nữa để không mở cửa nền kinh tế ???
Nhiều bang ở Mỹ sẵn sàng khôi phục kinh tế
Các hoạt động kinh tế đang rục rịch được nối lại ở nhiều bang ở Mỹ. Nhiều bang ở miền Nam và khu vực Trung Tây của Mỹ ngày 22/4 phát đi tín hiệu sẵn sàng khôi phục các hoạt động kinh tế với hy vọng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã qua giai đoạn đỉnh điểm.

Một nhà hát ở New York, Mỹ đóng cửa.
Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer, đã phải đối mặt những “phàn nàn” về chính sách yêu cầu người dân ở nhà được áp dụng nghiêm ngặt, cho biết sẽ thông báo chi tiết về kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế vào ngày 24/4.

Bill Gates - Ông là ai?

Bill Gates - Ông là ai?
Xuân Trường 22/04/20 - Tỷ phú Bill Gates được biết đến như là một trong những doanh nhân thành đạt gây tranh cãi nhất trong lịch sử, bị không ít đối thủ chỉ trích, kiện tụng vì cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền. Ông là một nhà công nghệ đầy tham vọng, một bộ não xuất chúng và là nhà từ thiện quyền lực đang điều hành tổ chức từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới trị giá gần 50 tỷ đô la: Bill & Melinda Gates Foundation.

Tỷ phú Bill Gates được biết đến như là một trong những doanh nhân thành đạt gây tranh cãi nhất trong lịch sử, bị không ít đối thủ chỉ trích, kiện tụng vì cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

'Giảm sốc' kinh tế Việt Nam sau cú sốc đại dịch

Bài này hay.
'Giảm sốc' kinh tế Việt Nam sau cú sốc đại dịch
22/04/2020 Khánh An-VOA - Trong khi các lãnh đạo Việt Nam vẫn tỏ ra dè dặt trong quyết định tái mở cửa nền kinh tế, thì những người trực tiếp làm công tác cứu trợ xã hội lo ngại phần lớn người nghèo, người thu nhập thấp sẽ không gượng nổi nếu các sinh hoạt xã hội, nhà máy, doanh nghiệp… không sớm quay lại bình thường như trước. Ở Việt Nam, dù người chết chưa có, rồi số lượng dịch bệnh chưa phải là nhiều, nhưng thực ra về kinh tế, phải nói là kiệt quệ. Nhân viên và tất cả những người lao động thấp đang rất khổ”, bà Lê Hoài Anh nói.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, thậm chí đối diện với nguy cơ phá sản, do tác động của tình trạng giãn cách xã hội nhằm đối phó với dịch Covid-19.

Đi du lịch trong mùa dịch bệnh virus corona

Đi du lịch trong mùa dịch bệnh virus corona
Toby Skinner 22 tháng 4 2020 - Chống lại làn gió rít và hơi thở nặng nề, một người đàn ông nói giọng Đức hét về phía tôi: "Cứ từ từ!". Tôi đang cố gắng tập trung vào các thiết bị leo lên trên hai sợi dây treo dốc đứng, nhưng có một sự thôi thúc không ngừng khiến tôi cứ nhìn sang bên trái nơi dốc đứng đổ xuống vực thẳm sâu hút đầy tuyết trắng.

Nhưng tôi vươn tay, móc thiết bị vào và bắt đầu leo. Tôi đang ở Sườn Hillary, đoạn vách núi nổi tiếng cao 12m của dãy núi Everest, từ lâu được coi là một chặng leo thử thách nhất dẫn đến đỉnh núi ở phần nằm ở quốc gia Nepal.

Quyền lực bệnh hoạn

Quyền lực bệnh hoạn
Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, có thể thấy rõ rằng WHO không hay chỉ trích Trung Quốc. Giống như các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, WHO chịu ngày càng nhiều ảnh hưởng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này ẩn chứa một mối đe dọa cho toàn thế giới.

Một bài học lớn từ cuộc khủng hoảng corona có thể là: Để cho Trung Quốc giành được nhiều quyền lực đối với các thể chế quốc tế có thể là một điều nguy hiểm. Nguy hiểm cho mỗi một người trên hành tinh này.

Đại hội 13 và chính sách kinh tế thời COVID-19

Tôi đồng ý với đa số các phân tích và khuyến trong bài dưới đây của TS Thọ dù chúng quá chung chung. Tuy nhiên có một số điều cần nhấn mạnh. Một là, TS đề nghị "phải bổ sung, chỉnh sửa đặc biệt là đánh giá tình hình và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước; có rất nhiều nội dung cần làm mới". Tôi đã đọc dự thảo các văn kiện trình Đại hội, nhưng vì đây đều là tài liệu đóng dấu mật nên không thể đưa nhận xét của tôi lên đây. Tuy nhiên có thể nói chúng được xây dựng theo hệ tư tưởng bảo thủ, tư duy giáo điều, nội dung không khác gì những văn kiện trình ra các đại hội trước. Do đó, nếu thực hiện như TS Thọ khuyến nghị thì không giải quyết được vấn đề. Hai là, TS Thọ nhắc lại nhận định của TS. Henry A. Kissinger cho rằng ‘Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi’. Tôi thì đánh giá thấp ông TS người Mỹ này; ông phân tích và cố vấn chính sách sai nhiều lắm; điển hình là cố vấn việc ‘bình thường hoá’ và xây dựng quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Giờ ông ta nhận định "thay đổi trật tự thế giới mãi mãi" rất sai lầm. Không có cái gì là mãi mãi cả. Cũng không phải Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mà quá trình thay đổi này đã diễn ra từ nhiều năm, thể hiện rất rõ từ khi D. Trump làm tổng thống Mỹ đầu năm 2017. Ba là, TS Thọ cho rằng việc giảm giá dầu cho thấy sự hoảng loạn của giới đầu tư. Theo tôi không phải giới đầu tư hoảng loạn mà thực tế rõ ràng đang trưng ra cho chúng ta thấy cung - cầu đang mất cân đối quá nghiêm trọng, các kho chứa dầu trên toàn thế giới đều đầy ứ, đặc biệt ngày 21/4 là ngày phải tất toán tất cả các hợp đồng mua bán dầu, nên họ buộc phải chủ động phá giá chỉ đúng trong ngày hôm đó. Bốn là, TS Thọ cho rằng chúng ta chống Covid với chi phí thấp. Điều này đúng nhưng nếu cân nhắc giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra, chấp nhận có một số rủi ro có thể phát sinh thêm một số tổn thất, nhất là không ‘đóng băng’ nền kinh tế và mọi hoạt động xã hội, thì chi phí có thể giảm rất nhiều. Năm là, con số tỷ lệ tăng GDP 5% năm 2020 là hão huyền đối với một nền kinh tế trì trệ, phi thị trường và mở cửa quá khủng khiếp như VN. Sáu là, đúng như TS nhận định, hiệu lực và hiệu quả của chính sách kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc thực thi bởi bộ máy chính quyền các cấp với nhiều cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất, lợi ích nhóm, tham nhũng… Do đó, nguy cơ các chính sách đầu tư công mở rộng tràn lan sẽ bị lạm dụng, vốn đầu tư sẽ bị tham nhũng tràn lan và bị bố trí sai mục đích, gây tổn thất dài hạn tới vài chục năm tới. Cuối cùng, TS nhắc lại ‘Chính sách Kinh tế Mới’ của Lê Nin nhằm giải phóng sức sản xuất của người dân. Tôi cũng hy vọng Nhà nước ta thực hiện đổi mới lần 2, chuyển nền kinh tế nước ta sang hoạt động hoàn toàn theo cơ chế kinh tế thị trường, vĩnh viễn xóa bỏ cái đuôi "định hướng XHCN".
Đại hội 13 và chính sách kinh tế thời đại dịch COVID-19
TS. Phạm Quý Thọ - Dự thảo các báo cáo trình Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn được soạn thảo xong trước đại dịch COVID-19, nay cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa đặc biệt là đánh giá tình hình và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có rất nhiều nội dung cần làm mới, trong đó, theo tôi, trước hết cần một tư duy và chính sách kinh tế cấp bách trong ngắn hạn, nhưng thân thiện với thị trường, tái cơ cấu trong dài hạn, coi đại dịch này như một động lực thay đổi.

Hình mình hoạ. Đường phố Hà Nội giữa dịch COVID-19 hôm 22/4/2020
Đường phố Hà Nội giữa dịch COVID-19 hôm 22/4/2020
Khủng hoảng nặng nề và kéo dài
Tính đến ngày 22/4/2020 trên thế giới đã có gần 2,6 triệu ca mắc COVID-19, số ca tử vong hơn 177 nghìn người… Khởi phát từ Trung Quốc từ tháng 12/2019, nay trung tâm đại dịch là Mỹ và châu Âu với số ca nhiễm và số tử vong cao nhất, được đánh giá chưa đến đỉnh, tuy nhiên các quốc gia đang chuẩn bị cho các phương án nới lỏng và dỡ bỏ lệnh ‘giãn cách xã hội’ để phục hồi kinh tế.


Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Hoàng Hải và 11 năm tù cho thầy Nguyễn Năng Tĩnh

Hoàng và Hải chỉ bị cắt mấy cái chức vụ không còn nữa, tức là không mất gì, tự do thoải mái tiếp tục ăn sung mặc sướng. Thầy Tĩnh chỉ vì đấu tranh với cái xấu trong nước và đấu tranh với Trung Quốc bảo vệ lợi ích quốc gia lại bị kết án đến 11 năm tù giam. Vụ thầy Tĩnh chắc chắn là một vụ án oan do cố tình xử sai. Thật đau lòng. Quan xử quan khác một trời một vực với quan xử dân. Đau nữa là giữa lúc TQ đang công khai cướp đoạt biển đảo thì chính quyền lại đưa ra xét xử những người phản đối quân ăn cướp. Vậy là sao ? Lợi ích và quyền lực đã tha hoá và che phủ hết hệ thống này rồi sao ? Đến bao giờ đất nước mới có được một nhà nước dân chủ, dân quyền, dân sinh đúng nghĩa, được xây dựng theo nguyên lý xác định tự do bày tỏ ý kiến là một quyền căn bản của con người và nhà nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đứng ra bảo vệ quyền này cho mọi công dân.

Tội của ông Vũ Huy Hoàng, tội của ông Lê Thanh Hải và tội của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh?
fb Nguyễn Ngọc Chu 22-4-2020 - Hãy nghe những lời nói của Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong cuối phiên Sơ thẩm 15/11/2019: “…Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và cam tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe doạ xâm lăng của Trung Quốc. Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến”.
Lời nói sau cùng của Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh tại tòa án Nghệ An ...
1. Trong lịch sử nước ta, chưa bao giờ có nhiều án oan như bây giờ.
Ông Nguyễn Thanh Chấn thoát nạn tù chung thân sau hơn 10 năm tù oan (29/8/2003 – 4/11/2013) nhờ hung thủ ra tự thú. Mẹ tử tù Hồ Duy Hải (bị tù từ 21/3/2008) kêu oan suốt 12 năm cho con, rung động cả đất nước, mà vẫn chưa được minh oan. Vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương. Vụ án Đặng Văn Hiến. Hàng ngàn hộ dân oan ở Thủ Thiêm. Không kể xiết. Nhà văn Phạm Lưu Vũ viết trong bài “Khóc Tố Như”:
Ngày xưa oan chỉ một nhà
Ngày nay muôn dặm đều là dân oan!

Đường Nhuệ’ và liên minh ‘đỏ và đen’

Đường Nhuệ’ và liên minh ‘đỏ và đen’
20/04/2020 Thiên Hạ Luận - Tuần này, báo chí Việt Nam tiếp tục nhấn ông Nguyễn Xuân Đường và vợ là bà Nguyễn Thị Dương xuống bùn. Cặp vợ chồng vốn là những “doanh nhân thành đạt” ở tỉnh Thái Bình, nổi như cồn trong nhiều năm vì giàu có, sang trọng, quan hệ mật thiết với đủ mọi giới, từ viên chức nhiều cấp, tới văn nghệ sĩ, các nhà sư,… và “tử tế” tới mức được báo chí Việt Nam xưng tụng là… Bồ tát, giờ đang bị chính báo chí tô vẽ lại như những con quỷ khát máu, mức độ càn rỡ vượt xa khả năng tưởng tượng của nhiều người.
Vợ chồng Đường Nhuệ. Hình trích xuất từ
 website báo Tiền Phong (tienphong.vn)
Giờ thì thiên hạ đã rõ, tại sao ông Đường – hỗn danh Đường Nhuệ và vợ - hỗn danh Dương Đường, lại giàu nhanh đến mức nứt đố, đổ vách và có thể lũng đoạn Thái Bình đến mức đáng kinh ngạc như vậy! Không có các viên chức hữu trách từ địa phương đến trung ương chống lưng, chắc chắn cặp vợ chồng này không thể dễ dàng thắng như chẻ tre trong các cuộc đấu giá công thự, công thổ, cho vay nặng lãi rồi thâu tóm sản nghiệp của con nợ, kháng cự thì bắt, đánh, kể cả hành hung nạn nhân ngay trong trụ sở công an (1)…***

Dịch COVID-19 và Trật tự Thế giới

Xã hội hỗn loạn, kinh tế khủng hoảng, trật tự thế giới đảo điên... Tất cả là do lòng tham không đáy của con người. Con người một khi có giáo dục đúng nghĩa thì lòng tham sẽ có giới hạn, còn không thì lòng tham sẽ vô hạn và không bị kiểm soát. Khi tham, lãnh đạo quốc gia chỉ nhăm nhe muốn xâm chiếm cướp của của nước ngoài, người dân thì muốn giầu có như Bill Gate dù dùng những thủ đoạn hèn hạ... Vì tầm quan trọng của giáo dục to lớn như thế nên từ 20 năm nay, các lý thuyết tăng trưởng mới đều dựa trên phổ cập giáo dục toàn xã hội, toàn thế giới... Tiếc rằng ở nhiều nước như VN hay TQ người ta không làm thế. Mô hình phát triển của các nước này vẫn hết sức cũ kỹ, tức là vẫn dựa vào lao động học ít giá rẻ (bóc lột sức lao động) và gia tăng vốn đầu tư.
Dịch COVID-19 và Trật tự Thế giới
Hoài Hương-VOA - Cách đây chỉ vài tháng, khó có ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được là một con siêu vi nhỏ bé như SARS CoV2, được biết đến dưới tên Covid-19, lại có thể gây ra một đại dịch làm đảo lộn cả thế giới trong một thời gian rất ngắn. Xuất phát từ thành phố Vũ Hán trong những tháng cuối năm 2019, virus Covid giờ đã có mặt trên khắp thế giới, lây nhiễm cho hơn 2.4 triệu người và giết chết hơn 165.000 người – theo các số liệu do Đại học John Hopkins công bố vào ngày 20/4/2020.
Dân mang khẩu trang tại trạm xe lửa Shinagawa vào giờ cao điểm sau khi chính phủ gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn nước Nhật sau vụ bột phát (COVID-19) ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 20/4/2020. REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe công lớn chưa từng thấy, và cách đáp ứng của Trung Quốc, nơi dịch xuất phát, và của thế giới còn lại trước cuộc khủng hoảng đang đặt ra những dấu hỏi về các hệ quả sâu rộng và lâu dài đối với trật tự thế giới.

Thủ tướng và Hà Nội 'không quên vụ Đồng Tâm'

So sánh bối cảnh hiện nay và bối cảnh những năm 1950 và 1960, tôi cho rằng vị thế của vụ việc Đồng Tâm có thể sánh ngang với những sự kiện kinh hoàng mà đến nay sau hơn 6 thập kỷ, hậu quả của chúng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, đó là sự kiện "cải cách ruộng đất", vụ án "nhân văn giai phẩm" trong những năm 1950 và "vụ án xét lại chống Đảng" trong những năm 1960. Thời đại nào rồi mà có chuyện ngay giữa thủ đô, hàng nghìn binh lính chính quy tấn công trực diện vào một ngôi làng bé xíu lúc đêm tối, gây ra cái chết cho bốn người (cụ Kình và ba sỹ quan công an), sau đó còn mổ phanh thây cụ Kình không biết để làm gì... Tôi đoán sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng và nhiều nhà lãnh đạo ở Trung ương và Hà Nội có liên quan đã rơi vào tình trạng đầu óc bất an, tinh thần rối loạn vì lo lắng luật nhân quả sẽ giáng xuống đầu mình bất cứ lúc nào. Vì biết và lo lắng không giải quyết được vụ này là không xong với trời đất, với dân nên giờ đã phải nói ra để cùng nhau giải quyết. Tuy nhiên, lại vướng về thể chế và cơ chế, lại vướng về lợi ích cá nhân, đảng phái, phe nhóm quá lớn, nên khó có thể giải quyết được gì trong bối cảnh hiện nay. Theo cách nói của Thủ tướng trong bài này thì có thể vẫn sẽ giải quyết theo kiểu cũ tức là tiếp tục củng cố hệ thống chính trị ở Đồng Tâm, dùng bàn tay cứng rắn hơn để siết chặt quản lý dân hơn. Nếu vậy thì làm sao có thể giải quyết được vấn đề đồng Tâm, làm sao xây dựng được nông thôn mới ở đây như Thủ tướng nói. Triết lý nho giáo đã dạy và người dân vẫn luôn ghi nhớ: có thù thì phải trả. Nếu không có câu trả lời thỏa mãn người dân Đồng Tâm và hàng chục gia đình có liên quan, thì hàng trăm năm nữa vụ việc Đồng Tâm vẫn sẽ không được giải quyết, giống như các sự kiện kinh hoàng nêu trên.
Thủ tướng và Hà Nội 'không quên vụ Đồng Tâm'
Quốc Phương 21 tháng 4 2020 - 
Ngay trong lúc Việt Nam và Hà Nội đang lo chống đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức lên tiếng về vấn đề Đồng Tâm trong một phiên họp với lãnh đạo đảng và chính quyền Hà Nội. Một số ý kiến từ giới quan sát, phân tích thời sự Việt Nam ghi nhận động thái có tính chất mới này, nhưng cho rằng phát biểu của người lãnh đạo chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng nhiều câu hỏi mà công luận đặt ra sau khi xảy ra vụ bao vây Đồng Tâm hôm 09/01/2020 gây đổ máu và chết người.
Người dân dựng chướng ngại vật ở Đồng Tâm năm 2017
Hôm 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được kênh truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV1) tường thuật phát biểu: "Chính phủ cùng với Hà Nội, các bộ ngành cần phải phối hợp tháo gỡ mọi ách tắc để Hà Nội phát triển. Cùng với những vấn đề chung như vậy tôi đề nghị Hà Nội tập trung giải quyết: "Một là ở Đồng Tâm cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn nữa, củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới ở đây."

12 tên tham quan cấp cao 'xin trả lại' nhà công vụ ?

Trong bài này có đoạn người "chây ì" giữ nhà công vụ để "chờ mua hóa giá". Theo Tuổi Trẻ Online, "nhiều cựu quan chức có nhà ở rồi vẫn muốn giữ nhà công vụ để cho thuê và chờ để được mua hóa giá nhà ở công vụ với giá rẻ như một đặc quyền". Đây là một trong những chính sách chia chác, thực chất là tham nhũng hợp pháp, của quan chức lãnh đạo. Thời bao cấp đã qua lâu rồi, những tên quan tham cao cấp này mới được thuê nhà công vụ 1-2 chục năm, đã được hưởng quá nhiều bổng lộc, nhưng về hưu rồi vẫn muốn được mua rẻ và nghe chừng đã, đang và sẽ còn có nhiều tên được mua vì như trong bài này viết "cán bộ của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản không thông tin việc đang trình Thủ tướng đề án hóa giá nhà ở công vụ cho các cán bộ nghỉ hưu". Tham nhũng nhà đất thứ hai là quan chức lãnh đạo lập ra chế độ, tiêu chuẩn cho cán bộ cấp cao từ thứ trưởng trở lên được chia 1-2-3 trăm mét đất xây nhà. Mình đã trực tiếp nghe vài ông như thế khoe tớ cũng được mấy trăm mét. Mỗi khi nghe như thế, mình chỉ muốn chửi vào mặt chúng. Đất ở đâu ra ? Không phải là từ xương máu khai phá, dựng nước và hy sinh bảo vệ đất nước của hàng triệu thế hệ người Việt mà ra à ? Hay từ chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ra ? Giờ chúng thản nhiên chia chác nhau bằng các văn bản ngấm ngầm dân không ai biết... Nhưng trời đất biết, chúng đã, đang và sẽ phải trả giá. Mình đã chứng kiến rất nhiều quan chức rất giầu vì tham nhũng nhưng cuộc đời bất hạnh, con cái bất hạnh. Đứa thì đột tử, đứa thì nghiện hút, đứa thì cờ bạc, đứa thì tù tội... Rất mong xuất hiện nhà lãnh đạo nào đó có tâm xóa bỏ tất cả những chế độ bao cấp, chia nhau đất đai, bổng lộc đó đi cho dân nhờ.
Việt Nam: Một số cựu cán bộ lãnh đạo 'xin trả lại' nhà công vụ
Nhà công vụ loại 2 (100 - 115m2) thuộc diện được phân theo một quyết định về tiêu chuẩn nhà công vụ vào năm 2015. 12 cựu quan chức các cơ quan nhà nước Việt Nam có vẻ đồng ý trả lại nhà công vụ sau "nhiều lần bị đòi". Báo Vietnamnet ngày 21/04 đưa tin 12 cựu lãnh đạo đã "liên hệ xin trả lại" nhà công vụ sau khi lãnh đạo Bộ Xây dựng ký loạt thông báo gửi họ "2-3 lần" và sau khi báo chí vào cuộc. Những nhà được phân khi họ đang đương chức này là nhà công vụ tại chung cư thuộc khu đô thị Yên Hòa (quận Cầu Giấy); chung cư CT7, khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), khu nhà ở Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội).
Danh sách 12 cựu lãnh đạo này gồm nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động, nguyên phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ và nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp và nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản.

VN bắt Facebook ngăn bài viết chỉ trích chính quyền

Tôi rất bất mãn với FB; chưa đầy 1 năm mà đã bị mất tới gần chục trang FB cá nhân như "duc trung nguyên", "le viet duc", "lai tran mai" (mất 3 lần, cứ lập lại được 1 vài tháng, thậm chí chỉ 2 ngày sau đã bị vô hiệu hóa rồi biến mất), ... Liên tục bị FB thông báo nội dung đăng vi phạm nọ kia, rồi chặn, rồi xóa... Tệ hơn, tất cả các số điện thoại và email dùng để mở trang mới cũng bị cấm không cho dùng để mở lại. Đã chán không muốn mở trang mới, mở trang cũng không muốn kết bạn lại... Song vì có nhiều thứ bức xúc không xả không được nên dù chửi FB nhưng vẫn đành phải dùng tiếp. May mà có các bạn ủng hộ tặng cho mình trang fb dư thừa của họ, ví dụ trang này, nên mới có chỗ để thả bức xúc. Thôi thì đành tự an ủi là khi phải sống trong một chế độ được xếp thứ 175 trên 180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí 2020, thì thế là chuyện quá bình thường. Ngay cả FB mồm nói "tự do bày tỏ ý kiến là một quyền căn bản của con người và sẵn sàng bảo vệ quyền này trên toàn thế giới" nhưng khi vào VN, muốn tồn tại thì tay chân cũng phải “có những hành động để đảm bảo các dịch vụ vẫn được duy trì đối với hàng triệu người dùng tại Việt Nam”, tức là phải vâng dạ nghe lời quan chức chính quyền.
Việt Nam gây sức ép bắt Facebook kiểm duyệt bài viết chỉ trích chính quyền
RFA 2020-04-21 - Facebook đã phải nhượng bộ chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt các thông tin bị cho là có tính tiêu cực đối với Việt Nam sau khi các nhà mạng thuộc nhà nước làm chậm việc truy cập vào mạng Facebook một cách đáng kể vào hồi đầu năm nay. Hãng tin Reuters trích hai nguồn tin giấu tên thuộc Facebook cho biết như vậy hôm 21/4.

Các nguồn tin này cho biết các công ty viễn thông trong nước đã để các máy chủ hoạt động ở dạng offline trong khoảng 7 tuần khiến việc truy cập Facebook bị gián đoạn. Thông tin này cũng trùng hợp với những phàn nàn của người dùng Facebook trong nước hồi đầu năm nay.