Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Trận đánh úp nửa đêm thứ Bảy

Nếu tin này là thật thì chắc Bộ Công an phải vào cuộc để điều tra xem có mắc ngoặc lợi ích nhóm ở đây không.
Trận đánh úp nửa đêm thứ Bảy
Báo Sạch - Trung Bảo 15-4-2020. Ngay sau khi có công văn của Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo với số lượng 400 ngàn tấn trong tháng 4, lập tức số lượng xuất khẩu được các doanh nghiệp đăng ký đầy đủ trong vòng 3 tiếng đồng hồ. 
Việt Nam hiện có khoảng 180 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo. Qua sự kiện này và qua thời gian theo dõi càng thấy rõ việc xuất khẩu không phải bình đẳng với tất cả doanh nghiệp!
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản và ngoài trời
Tổng cục Hải Quan (TCHQ) mở hồ sơ đăng ký xuất khẩu gạo từ 0g ngày 12.4 thì đến 3g sáng đã có 399.989 tấn gạo được đăng ký xuất khẩu. Điều đáng nói, theo công văn số 2581 vào ngày 10.4 của Bộ Công Thương thì việc công bố hạn ngạch trong xuất khẩu gạo có hiệu lực từ 0g ngày 11.4. Vậy là đến khi triển khai tới TCHQ thì chủ trương lại trễ thêm một ngày, nhận đăng ký từ nửa đêm ngày 12.4.

Khi vừa có công văn của Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp phấp phỏng thức đêm chờ đợi để đăng ký hạn ngạch. Đêm 11.4 trôi qua trong yên lặng, chúc các bạn một giấc mơ đẹp, ai thức ráng mất ngủ. Và, hôm sau là tối thứ 7, thay vì dành cho tình yêu thì TCHQ bất ngờ mở đăng ký trong lặng lẽ. Thật ra, vẫn có người đăng ký để xuất được gạo, và đó hẳn là những doanh nghiệp lâu nay “biết ăn ở”.

Nếu không phải vậy thì tại sao 7 công ty ở Long An chỉ đăng ký được có 8.500 tấn gạo. Đến nỗi, trong công văn của Sở Công thương tỉnh Long An ngày 13.4 viết rõ việc mở đăng ký của TCHQ là “thông tin này không được thông tin rộng rãi chính thức trước đó”. Chỉ riêng một công ty Intimex đã chiếm xấp xỉ 1/4 tổng lượng gạo xuất khẩu. Hai công ty Phát Tài và Mỹ Tường là các công ty trúng thầu 1.900 tấn gạo cho kho dự trữ quốc gia để phục vụ an ninh lương thực nhưng họ “xù” không giao để rồi đột ngột đăng ký xuất đi 24.000 tấn gạo. Đó chính là thứ an ninh lương thực mà những kẻ dân tuý đang bám vào kêu gào suốt những ngày qua.

Điểm lại hết việc này, đó dường như là một trận đánh úp doanh nghiệp vào nửa đêm thứ 7. Chỉ trong 3 tiếng đã đầy hạn ngạch xuất khẩu. Dường như bên cấp phép và những bên được cấp phép đã có sự chuẩn bị phối hợp sẵn, mọi thứ diễn ra cấp tốc thần kỳ.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Không chỉ vậy, Hải quan còn thực hiện chiến thuật nghi binh đánh lạc hướng doanh nghiệp. Ngày 12.4, ông Đinh Ngọc Thắng – Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã phát biểu trên báo rằng: “Sớm nhất 13.4, Bộ Tài chính và TCHQ mới có văn bản hướng dẫn cho các tỉnh thành”. Thế rồi, đêm 12.4 TCHQ đã âm thầm mở xuất khẩu gạo khiến những doanh nghiệp trở tay không kịp. Và, kỳ lạ hơn, sau khi nghi binh đánh lạc hướng rồi âm thầm cho xuất đủ 400 ngàn tấn gạo, ngày 13.4 TCHQ lại ban hành đóng dấu “Mật” về công tác… hướng dẫn thủ tục xuất khẩu gạo. Xuất xong mới ban hành công văn hướng dẫn xuất. Quả là kỳ tài thông làu binh thư, từ nghi binh, đột kích, tung hoả mù để rút lui. Đúng là “một trận đánh đẹp”.

Việt Nam hiện có khoảng 180 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo. Qua sự kiện này và qua thời gian theo dõi càng thấy rõ việc xuất khẩu không phải bình đẳng với tất cả doanh nghiệp!

Còn vấn đề an ninh lương thực, thứ mà nhiều người cứ vịn vào đó để phản đối ý kiến xuất khẩu gạo, lại nằm trong tay những công ty phía Bắc, thuộc những tỉnh thuộc dạng… thiếu đói xưa nay. Ví dụ công ty Cao Lạng của Lạng Sơn.

Cho thấy có sự trái ngang trong vấn đề xuất khẩu gạo mà Báo Sạch đã kiên trì lên tiếng trong suốt thời gian qua. Thậm chí cho đến khi nhận được chủ trương cho xuất khẩu của Thủ tướng, thì doanh nghiệp còn gặp thêm một trận đánh úp vào nửa đêm thứ 7, khi lẽ ra đó là lúc tình yêu thăng hoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét