Đọc bài này và nhìn cái ảnh trong bài thấy buồn quá.
Ở đó, công bằng không phải là một “hiển nhiên”, vì “hiển nhiên” cũng là đặc quyền của một vài người, một vài nhóm ưu tú- ở tầng trên trong xã hội. Nơi, người ta ăn hết, ăn nhồi ăn nhét, ăn xong rồi nhổ bọt vào thức ăn thừa của bọn ở dưới. The Platform, chẳng phải là ẩn dụ, đó là hiện thực xã hội, và không ngẫu nhiên, nó ở top Netflix, chắc không phải vì cách ly mùa cô Vy khiến người ta quá rảnh.
Đừng trách chị hàng rong hồn nhiên vô ý thức. The Platform, hay bức ảnh chị hàng rong, cho chúng mình một chân lý: Khi đói thì miếng ăn chính là chân lý. Bởi khi ấy, người ta không chỉ tranh cướp nhau mà còn sẵn sàng ăn thịt nhau, thậm chí, chọn từng phần cơ thể để ăn một cách khoa học, tựa như việc nhổ lông sao cho vịt nó khỏi kêu.
Người ta chẳng thể nói đến bình đẳng, công bằng nếu như có một bộ phận kinh tế phi chính thức không hợp đồng, không bảo hiểm, ăn đong từng bữa, đếm từng xu chỉ có ý nghĩa trong thống kê kinh tế ngầm nhằm tăng quy mô GDP để người khác vác rá đi vay, trong khi, gần như nằm ngoài các gói an sinh, nằm ngoài các chính sách xã hội.
Đừng trách chị hàng rong, trong đói khát, thậm chí sinh tử, chỉ có người mẹ, chỉ có tình mẫu tử, như Fantine, như Miharu mới sẵn sàng bán mình, sẵn sàng bị hãm hiếp, đánh đập… để đứa con, ở tầng 333, tầng chót trong xã hội, tựa như lớp người dưới đáy- có được húp cháo sinh tồn.
Cái kết cho bức ảnh chị hàng rong là gì? Không có một Đông-Ki-sốt mua hết chừng đó bỏng ngô. Các Đông-Ki-sốt hoặc chỉ có trong tiểu thuyết, hoặc đang cách ly hoặc cũng đói nhăn răng rồi.
Tầng 333 của cái hố
fb Đào Tuấn 7-4-2020 - Hôm qua, được cô gái xinh đẹp cùng cơ quan tag vào cái ảnh này. Một cái ảnh chị hàng rong mùa cô Vy, khi HN “mất dấu F0” mà bản thân việc “ra đường là về phường”, đã đồng nghĩa với 200.000 đồng, bêu mặt trên báo. Nhìn cái dáng co quắp thu lu giữa phố vắng cô quạnh, cứ có cảm giác như đang xem Miharu trong phim The Platform (Hố sâu đói khát) đang top trên Netflix vậy.
Ảnh: internet
Mùa cô Vy, với biến động và bất trắc, khiến cả xã hội như một cái hố 333 tầng, hoặc không đáy. Ở đó, người ta sẵn sàng cắt dây, ị lên đầu nhau, sẵn sàng bắc bàn phím nã không thương tiếc lên nhau – không phải để tranh một chiếc khẩu trang, một thùng mì, một lối thoát, mà đơn giản hơn nhiều, chỉ để thằng khác không thể trèo lên.Ở đó, công bằng không phải là một “hiển nhiên”, vì “hiển nhiên” cũng là đặc quyền của một vài người, một vài nhóm ưu tú- ở tầng trên trong xã hội. Nơi, người ta ăn hết, ăn nhồi ăn nhét, ăn xong rồi nhổ bọt vào thức ăn thừa của bọn ở dưới. The Platform, chẳng phải là ẩn dụ, đó là hiện thực xã hội, và không ngẫu nhiên, nó ở top Netflix, chắc không phải vì cách ly mùa cô Vy khiến người ta quá rảnh.
Đừng trách chị hàng rong hồn nhiên vô ý thức. The Platform, hay bức ảnh chị hàng rong, cho chúng mình một chân lý: Khi đói thì miếng ăn chính là chân lý. Bởi khi ấy, người ta không chỉ tranh cướp nhau mà còn sẵn sàng ăn thịt nhau, thậm chí, chọn từng phần cơ thể để ăn một cách khoa học, tựa như việc nhổ lông sao cho vịt nó khỏi kêu.
Người ta chẳng thể nói đến bình đẳng, công bằng nếu như có một bộ phận kinh tế phi chính thức không hợp đồng, không bảo hiểm, ăn đong từng bữa, đếm từng xu chỉ có ý nghĩa trong thống kê kinh tế ngầm nhằm tăng quy mô GDP để người khác vác rá đi vay, trong khi, gần như nằm ngoài các gói an sinh, nằm ngoài các chính sách xã hội.
Đừng trách chị hàng rong, trong đói khát, thậm chí sinh tử, chỉ có người mẹ, chỉ có tình mẫu tử, như Fantine, như Miharu mới sẵn sàng bán mình, sẵn sàng bị hãm hiếp, đánh đập… để đứa con, ở tầng 333, tầng chót trong xã hội, tựa như lớp người dưới đáy- có được húp cháo sinh tồn.
Cái kết cho bức ảnh chị hàng rong là gì? Không có một Đông-Ki-sốt mua hết chừng đó bỏng ngô. Các Đông-Ki-sốt hoặc chỉ có trong tiểu thuyết, hoặc đang cách ly hoặc cũng đói nhăn răng rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét