Kinh tế thế giới và VN: Rút ra được gì từ cơn khủng hoảng coronavirus?
Mạnh Kim - Diễn biến dịch cúm Vũ Hán ngày càng nghiêm trọng và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế thật sự. Một hiệu ứng “chết chùm” đang xảy ra. Làm sao thoát khỏi?Hơn 76.000 người tại ít nhất 27 quốc gia đang nhiễm coronavirus. Con số này không chỉ là một thống kê liên quan lĩnh vực y tế. Nó cho thấy một cuộc khủng hoảng dây chuyền đang diễn ra. Một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề là hàng không. The Guardian (23-2-2020) cho biết, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo tình trạng hành khách tụt giảm có thể khiến công nghiệp hàng không mất 29,3 tỷ USD trong năm nay.
Theo Forbes (21-2-2020), chỉ riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thiệt hại các hãng hàng không có thể lên 27,8 tỷ USD. Các phi trường có khả năng bị “mất khách” nhiều nhất là Los Angeles, San Francisco, Toronto, New York (JFK) và Vancouver; ở châu Âu là London Heathrow, Paris Charles de Gaulle, Frankfurt, Amsterdam và Istanbul; ở châu Á là các phi trường Hong Kong, Seoul, Singapore, Bangkok và Đài Bắc…
Tính đến ngày 21-2-2020, theo CNBC, các hãng hàng không đã hủy hơn 200.000 chuyến bay. Ba hãng hàng không Mỹ – Delta, United và American – đều phải tạm ngưng các chuyến bay đến Hoa lục lẫn Hong Kong. Chỉ trong tháng 2-2020, số chuyến bay được lên lịch để bay đến, bay từ hoặc bay trong nội địa Hoa lục đã giảm 80% so với cách đây một năm. Từ ngày 23-1 đến 18-2, có 99.254 chuyến bay lên lịch đã không thể cất cánh và gần 90% trong số đó là các chuyến bay nội địa Trung Quốc…
Tính đến ngày 21-2-2020, theo CNBC, các hãng hàng không đã hủy hơn 200.000 chuyến bay. Ba hãng hàng không Mỹ – Delta, United và American – đều phải tạm ngưng các chuyến bay đến Hoa lục lẫn Hong Kong. Chỉ trong tháng 2-2020, số chuyến bay được lên lịch để bay đến, bay từ hoặc bay trong nội địa Hoa lục đã giảm 80% so với cách đây một năm. Từ ngày 23-1 đến 18-2, có 99.254 chuyến bay lên lịch đã không thể cất cánh và gần 90% trong số đó là các chuyến bay nội địa Trung Quốc…
Tại Việt Nam, ngày 13-2-2020, Vietnam Airlines cho biết họ có thể mất 10,8 triệu USD mỗi tuần. Trước cuộc khủng hoảng dịch cúm Vũ Hán, mỗi tháng, đường bay trực tiếp Việt-Trung của Vietnam Airlines chở trung bình 70.000 khách.
Coronavirus không chỉ mang lại những cái chết. Nó đang khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngắc ngoải. Khắp thế giới, từ Á đến Âu, từ Trung Đông đến Mỹ, công nghiệp sản xuất bắt đầu đình trệ. Theo Wall Street Journal (23-2-2020), General Motors cảnh báo rằng tình trạng thiếu phụ tùng (được chế tạo và nhập từ Trung Quốc) có thể làm chậm nhịp sản xuất tại các nhà máy sản xuất xe thể thao ở Michigan và Texas.
Coronavirus không chỉ mang lại những cái chết. Nó đang khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngắc ngoải. Khắp thế giới, từ Á đến Âu, từ Trung Đông đến Mỹ, công nghiệp sản xuất bắt đầu đình trệ. Theo Wall Street Journal (23-2-2020), General Motors cảnh báo rằng tình trạng thiếu phụ tùng (được chế tạo và nhập từ Trung Quốc) có thể làm chậm nhịp sản xuất tại các nhà máy sản xuất xe thể thao ở Michigan và Texas.
Chẳng riêng gì các nhà máy Mỹ, Mostafiz Uddin – nhà sản xuất hàng bluejeans ở Chittagong (Bangladesh) – cũng nói rằng ông không thể hoàn thành đơn hàng 100.000 quần jeans nữ vì không nhập vải được từ Trung Quốc. Huyndai Motor, sau khi đóng cửa một số nhà máy tại Trung Quốc, đã phải tạm ngưng hoạt động một trong những nhà máy chính ở Ulsan (Hàn Quốc) vì thiếu phụ tùng (vốn lâu nay nhập từ Trung Quốc). Tình trạng công nghiệp sản xuất thế giới bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dịch cúm Vũ Hán có thể khiến thế giới thiệt hại 1 ngàn tỷ USD!
Cần biết, Trung Quốc hiện chiếm gần 1/3 tỷ lệ tăng trưởng GDP thế giới, so với khoảng 3% vào năm 2000. Từ năm 2000-2017, mức độ “tiếp xúc” của kinh tế thế giới với Trung Quốc đã tăng gấp ba – theo đánh giá của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey. Chính xác hơn, sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thật ra chủ yếu từ châu Á. Năm 2000, Trung Quốc chiếm 1,2% mậu dịch toàn cầu. Tỷ lệ này năm 2018 là 1/3. Tại châu Á, mậu dịch giữa các nước châu Á với Trung Quốc tăng từ 16% lên 41% trong cùng thời gian. Do vậy, có thể thấy tại sao kinh tế khu vực nói riêng và thế giới nói chung bị tác động dữ dội một khi thị trường Trung Quốc bị “niêm phong”.
Hàng không thế giới đang chết đứng (USA Today)
Với Việt Nam, sự kiện corona cho thấy hơn bao giờ hết cần phải tiến hành việc “chuyển đổi cơ cấu kinh tế” – thuật từ quen thuộc được nhắc đi nhắc lại và vẫn chỉ giới hạn và giậm chân tại chỗ là “nhắc” và “bàn”. Chưa ngã ngũ. Chưa ăn thua gì. Coronavirus có lẽ đã khiến Việt Nam phải “tỉnh” ra và tìm cách giải quyết được một vấn đề rất lớn là hạn chế lệ thuộc thị trường Trung Quốc, đồng thời nhìn ra được những điểm yếu của kinh tế quốc gia.
Cần biết, Trung Quốc hiện chiếm gần 1/3 tỷ lệ tăng trưởng GDP thế giới, so với khoảng 3% vào năm 2000. Từ năm 2000-2017, mức độ “tiếp xúc” của kinh tế thế giới với Trung Quốc đã tăng gấp ba – theo đánh giá của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey. Chính xác hơn, sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thật ra chủ yếu từ châu Á. Năm 2000, Trung Quốc chiếm 1,2% mậu dịch toàn cầu. Tỷ lệ này năm 2018 là 1/3. Tại châu Á, mậu dịch giữa các nước châu Á với Trung Quốc tăng từ 16% lên 41% trong cùng thời gian. Do vậy, có thể thấy tại sao kinh tế khu vực nói riêng và thế giới nói chung bị tác động dữ dội một khi thị trường Trung Quốc bị “niêm phong”.
Hàng không thế giới đang chết đứng (USA Today)
Với Việt Nam, sự kiện corona cho thấy hơn bao giờ hết cần phải tiến hành việc “chuyển đổi cơ cấu kinh tế” – thuật từ quen thuộc được nhắc đi nhắc lại và vẫn chỉ giới hạn và giậm chân tại chỗ là “nhắc” và “bàn”. Chưa ngã ngũ. Chưa ăn thua gì. Coronavirus có lẽ đã khiến Việt Nam phải “tỉnh” ra và tìm cách giải quyết được một vấn đề rất lớn là hạn chế lệ thuộc thị trường Trung Quốc, đồng thời nhìn ra được những điểm yếu của kinh tế quốc gia.
Cho đến thời điểm này, dù luôn đắc ý với những “thành tựu kinh tế” nhưng Việt Nam vẫn chỉ dựa vào xuất khẩu, làm thuê cho người khác, trông mong vào vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, du lịch… Doanh nghiệp mọc đầy ra nhưng toàn doanh nghiệp nhỏ. Thậm chí ở vài phân khúc thị trường, chẳng hạn siêu thị bán lẻ, Việt Nam còn thua trắng trên sân nhà. Sức mạnh tự thân không có thì dựa vào cái gì để “xây dựng nội lực”? Chẳng phải tự nhiên mà trong bài viết đề ngày 30-12-2019 trên Bloomberg, tác giả Shuli Ren đã nói rằng Việt Nam tiến vào những năm 2020 với một nền kinh tế “thịnh vượng không sinh ra lợi nhuận” (profitless prosperity).
Nếu không thay đổi, sẽ không có triển vọng để thoát khỏi lệ thuộc Trung Quốc. Trên Thời Báo Kinh tế Sài Gòn ngày 23-2-2020, ông Đỗ Long, tổng giám đốc Bita’s, viết rằng: “Với nền kinh tế mà doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% và lệ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc, tác động của việc tạm thời gián đoạn giao thương với “công xưởng thế giới” là một cơn ác mộng… Dễ tổn thương nhất là các doanh nghiệp sản xuất nông sản. Họ lệ thuộc gần như 100% vào thị trường Trung Quốc, và đang khóc ròng, khóc không ra thành tiếng nữa. Chỉ cần nhìn số liệu thống kê năm 2019 thì rõ. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc 75 tỉ đô la Mỹ”…
Nếu không thay đổi, sẽ không có triển vọng để thoát khỏi lệ thuộc Trung Quốc. Trên Thời Báo Kinh tế Sài Gòn ngày 23-2-2020, ông Đỗ Long, tổng giám đốc Bita’s, viết rằng: “Với nền kinh tế mà doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% và lệ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc, tác động của việc tạm thời gián đoạn giao thương với “công xưởng thế giới” là một cơn ác mộng… Dễ tổn thương nhất là các doanh nghiệp sản xuất nông sản. Họ lệ thuộc gần như 100% vào thị trường Trung Quốc, và đang khóc ròng, khóc không ra thành tiếng nữa. Chỉ cần nhìn số liệu thống kê năm 2019 thì rõ. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc 75 tỉ đô la Mỹ”…
Ông Long viết tiếp: “Đâu là nơi cung cấp nguyên vật liệu vừa nhanh, vừa rẻ, vừa ứng biến cho khách hàng uyển chuyển nhất? Đó là Trung Quốc.
“Đâu là thị trường hao hao giống như Việt Nam cho phép thanh toán gối đầu, đổi trả, đền bù, đặt hàng từng chiếc đến từng tấn đều được, và cả sự thích nghi sáng tạo mẫu mã thật chớp nhoáng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng? Đó là Trung Quốc.
“Vậy liệu việc lựa chọn một thị trường cung ứng nguyên vật liệu khác có đáp ứng được những yếu tố trên không? Có đảm bảo được là “con dâu” ngoan, tốt, luôn “chiều chồng” như các nhà cung ứng Trung Quốc?
“Đó là chưa kể đến một thực tế khác: khi các nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công sản xuất, nguyên vật liệu cũng được họ mua của Trung Quốc.
“Tất nhiên, ngay cả với việc phải chọn mua nguyên vật liệu các nước khác nhằm thay thế Trung Quốc thì cũng cần có thời gian, ít nhất là sáu tháng. Đó là khoảng thời gian nhằm đi lùng sục, tìm kiếm rồi trao đổi để họ cung ứng nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
“Chắc chắn, khi tìm được rồi, doanh nghiệp sẽ phải tính lại giá thành, sao cho giá không quá đắt so với hàng Trung Quốc, mà chất lượng lại tương đương để đảm bảo tính cạnh tranh.
“Trong trường hợp, giá thành bị đội lên thì nó sẽ đồng nghĩa với việc không thể bán ra thị trường được, hoặc phải bỏ khá nhiều thời gian, công sức tiếp thị, thuyết phục khách hàng. Không dễ.
“Một thực tế: dẫu cho doanh nghiệp năng động đến cỡ nào đi chăng nữa, cũng phải thay đổi toàn bộ kế hoạch. Họ còn phải giảm bớt chỉ tiêu, giảm bớt lao động, giảm giờ làm việc của khối gián tiếp; cân đối nguyên vật liệu tồn kho…”
***
Coronavirus đang làm lộ ra nhiều điểm yếu và lỗ hổng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Doanh nghiệp các nước hẳn nhiên đang tính lại và nghĩ đến kế sách lâu dài cho tương lai. Với Việt Nam, hãy nhận rằng mình còn rất yếu, khả năng xoay trở hạn chế bởi nguồn nhân lực lẫn tài lực không dồi dào. Còn không, tiếp tục ngồi đó tự mãn với một sự “thịnh vượng không sinh ra lợi nhuận” thì sẽ có ngày sống không ra sống mà muốn chết cũng không chết được.
Mạnh Kim
(Sài Gòn Nhỏ)
“Đâu là thị trường hao hao giống như Việt Nam cho phép thanh toán gối đầu, đổi trả, đền bù, đặt hàng từng chiếc đến từng tấn đều được, và cả sự thích nghi sáng tạo mẫu mã thật chớp nhoáng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng? Đó là Trung Quốc.
“Vậy liệu việc lựa chọn một thị trường cung ứng nguyên vật liệu khác có đáp ứng được những yếu tố trên không? Có đảm bảo được là “con dâu” ngoan, tốt, luôn “chiều chồng” như các nhà cung ứng Trung Quốc?
“Đó là chưa kể đến một thực tế khác: khi các nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công sản xuất, nguyên vật liệu cũng được họ mua của Trung Quốc.
“Tất nhiên, ngay cả với việc phải chọn mua nguyên vật liệu các nước khác nhằm thay thế Trung Quốc thì cũng cần có thời gian, ít nhất là sáu tháng. Đó là khoảng thời gian nhằm đi lùng sục, tìm kiếm rồi trao đổi để họ cung ứng nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
“Chắc chắn, khi tìm được rồi, doanh nghiệp sẽ phải tính lại giá thành, sao cho giá không quá đắt so với hàng Trung Quốc, mà chất lượng lại tương đương để đảm bảo tính cạnh tranh.
“Trong trường hợp, giá thành bị đội lên thì nó sẽ đồng nghĩa với việc không thể bán ra thị trường được, hoặc phải bỏ khá nhiều thời gian, công sức tiếp thị, thuyết phục khách hàng. Không dễ.
“Một thực tế: dẫu cho doanh nghiệp năng động đến cỡ nào đi chăng nữa, cũng phải thay đổi toàn bộ kế hoạch. Họ còn phải giảm bớt chỉ tiêu, giảm bớt lao động, giảm giờ làm việc của khối gián tiếp; cân đối nguyên vật liệu tồn kho…”
***
Coronavirus đang làm lộ ra nhiều điểm yếu và lỗ hổng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Doanh nghiệp các nước hẳn nhiên đang tính lại và nghĩ đến kế sách lâu dài cho tương lai. Với Việt Nam, hãy nhận rằng mình còn rất yếu, khả năng xoay trở hạn chế bởi nguồn nhân lực lẫn tài lực không dồi dào. Còn không, tiếp tục ngồi đó tự mãn với một sự “thịnh vượng không sinh ra lợi nhuận” thì sẽ có ngày sống không ra sống mà muốn chết cũng không chết được.
Mạnh Kim
(Sài Gòn Nhỏ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét