Từ khen 3 sĩ quan té giếng tới khen 1 cô giáo đạo văn, đó là điều bình thường, hợp lôgic và cũng là tư duy của ông Thủ tướng thích được khen.
Cái thời “ăn theo” ghê thật. Lập tức các báo chính thống, báo nào cũng trăm hoa công văn nở.
Bỗng nhiên, bài thơ được khen của cô giáo Chu Ngọc Thanh khiến cư dân mạng làm một phép so sánh. “Vật chứng” so sánh là bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên chuyên văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã khiến cư dân mạng ồn ào suốt một thời gian, như một hiện tượng. Đến mức có dư luận cô giáo Lam đã gặp phiền toái bởi bài thơ “được lòng” cư dân mạng. Khiến ông Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh nơi cô giáo dạy học phải phân trần, nhà trường không có bất kì hình thức kỷ luật nào đối với cô như thông tin mạng lan truyền. (VietNamNet, ngày 28/4/2016).
Xin đăng lại cả hai bài:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
(Trần Thị Lam – Hà Tĩnh)
***
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM
(Yêu tặng đất nước tôi trong đại dịch Covid-19)
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với con tàu đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!”.
(Chu Ngọc Thanh – Gia Lai)
Không dám chê bất cứ bài thơ nào, vì chắc chắn cả hai cô giáo, tác giả của hai bài thơ, đều rất thật lòng.
Nhưng bài cô giáo Trần Thị Lam là “biết đau”, nỗi đau một Đất nước, một thời cuộc bất an khá sâu sắc, chạm tới nỗi đau của nhiều người, những người nhức nhối lo âu cho vận mệnh dân tộc. Có lẽ vì thế mà nó sống lâu trong lòng cư dân mạng.
Bài thơ cô giáo Chu Ngọc Thanh đăng sau, nhiều phần bắt chước (hơi sượng), cả cách gieo vần, câu hỏi của cô giáo Lam, nhưng là bài thơ “biết khen”, cổ động vụ dịch chống Virus Corona đang chiều thắng lợi, khen cả Thủ tướng, khiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng phải… có công văn. Và các báo chính thống đồng loạt đăng, tức là đồng loạt khen. Khéo thế!
Cái vụ đồng loạt khen khiến cho cư dân mạng đồng loạt phản ứng. Không ít cư dân mạng đặt câu hỏi: Quản lý nhà nước nên làm việc của quản lý nhà nước. Đang nước sôi lửa bỏng, tại sao lại đi khen… thơ một cô giáo, mà bài thơ ấy giống kiểu văn vần.
Cái thời tiền hô hậu ủng thơ kiểu “panô, cổ động”, đã qua rồi, dù tác giả lòng thành.
Và có lẽ vì có sự phản ứng mà đồng loạt các báo chính thống, mở đầu là cổng thông tin Chính phủ gỡ xóa tin và bài. Lại khéo thế!
Chuyện thẩm thơ xưa nay vô cùng khó. Khó đến nỗi, cùng một bài thơ đã xảy ra hai hiện tượng “tréo cẳng ngỗng”. Bài cư dân mạng khen hết nhời thì cô giáo Lam từng bị nhắc nhở, kẻo gây “hiệu ứng xấu” (?). Bài thơ cô giáo Thanh bị cư dân mạng cười hết nhời, thì lại được công văn khen của Thủ tướng, giấy khen của chủ tịch huyện.
Đồng loạt khen… đồng loạt gỡ!
Kỳ Duyên 21-2-2020 - Cái vụ đồng loạt khen cô Thanh khiến cho cư dân mạng đồng loạt phản ứng. Không ít cư dân mạng đặt câu hỏi: Đang nước sôi lửa bỏng, tại sao lại đi khen… thơ một cô giáo, mà bài thơ ấy giống kiểu văn vần. Và có lẽ vì có sự phản ứng mà đồng loạt các báo chính thống, mở đầu là cổng thông tin Chính phủ gỡ xóa tin và bài. Lại khéo thế! Chuyện thẩm thơ xưa nay vô cùng khó. Khó đến nỗi, cùng một bài thơ đã xảy ra hai hiện tượng “tréo cẳng ngỗng”. Bài cư dân mạng khen hết nhời thì cô giáo Lam từng bị nhắc nhở, kẻo gây “hiệu ứng xấu” (?). Bài thơ cô giáo Thanh bị cư dân mạng cười hết nhời, thì lại được công văn khen của Thủ tướng, giấy khen của chủ tịch huyện.
Cô giáo Trần Thị Lam (trái) và Chu Ngọc Thanh
Cư dân mạng lại đang ồn ào về một vụ việc bất ngờ khiến người chê, người cười nụ, người phũ miệng bỉ bôi… Đó là vụ cô giáo Chu Ngọc Thanh (Trường THCS Hùng Vương, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) làm thơ ca ngợi vụ chống dịch bệnh Virus Corona. Chả biết hay đến độ nào, mà được công văn của Thủ tướng Chính phủ khen, thông qua công thông tin Chính phủ. Ngay lập tức, ông chủ tịch huyện Ia Grai “sức” giấy khen.Cái thời “ăn theo” ghê thật. Lập tức các báo chính thống, báo nào cũng trăm hoa công văn nở.
Bỗng nhiên, bài thơ được khen của cô giáo Chu Ngọc Thanh khiến cư dân mạng làm một phép so sánh. “Vật chứng” so sánh là bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên chuyên văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã khiến cư dân mạng ồn ào suốt một thời gian, như một hiện tượng. Đến mức có dư luận cô giáo Lam đã gặp phiền toái bởi bài thơ “được lòng” cư dân mạng. Khiến ông Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh nơi cô giáo dạy học phải phân trần, nhà trường không có bất kì hình thức kỷ luật nào đối với cô như thông tin mạng lan truyền. (VietNamNet, ngày 28/4/2016).
Xin đăng lại cả hai bài:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
(Trần Thị Lam – Hà Tĩnh)
***
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM
(Yêu tặng đất nước tôi trong đại dịch Covid-19)
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với con tàu đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!”.
(Chu Ngọc Thanh – Gia Lai)
Không dám chê bất cứ bài thơ nào, vì chắc chắn cả hai cô giáo, tác giả của hai bài thơ, đều rất thật lòng.
Nhưng bài cô giáo Trần Thị Lam là “biết đau”, nỗi đau một Đất nước, một thời cuộc bất an khá sâu sắc, chạm tới nỗi đau của nhiều người, những người nhức nhối lo âu cho vận mệnh dân tộc. Có lẽ vì thế mà nó sống lâu trong lòng cư dân mạng.
Bài thơ cô giáo Chu Ngọc Thanh đăng sau, nhiều phần bắt chước (hơi sượng), cả cách gieo vần, câu hỏi của cô giáo Lam, nhưng là bài thơ “biết khen”, cổ động vụ dịch chống Virus Corona đang chiều thắng lợi, khen cả Thủ tướng, khiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng phải… có công văn. Và các báo chính thống đồng loạt đăng, tức là đồng loạt khen. Khéo thế!
Cái vụ đồng loạt khen khiến cho cư dân mạng đồng loạt phản ứng. Không ít cư dân mạng đặt câu hỏi: Quản lý nhà nước nên làm việc của quản lý nhà nước. Đang nước sôi lửa bỏng, tại sao lại đi khen… thơ một cô giáo, mà bài thơ ấy giống kiểu văn vần.
Cái thời tiền hô hậu ủng thơ kiểu “panô, cổ động”, đã qua rồi, dù tác giả lòng thành.
Và có lẽ vì có sự phản ứng mà đồng loạt các báo chính thống, mở đầu là cổng thông tin Chính phủ gỡ xóa tin và bài. Lại khéo thế!
Chuyện thẩm thơ xưa nay vô cùng khó. Khó đến nỗi, cùng một bài thơ đã xảy ra hai hiện tượng “tréo cẳng ngỗng”. Bài cư dân mạng khen hết nhời thì cô giáo Lam từng bị nhắc nhở, kẻo gây “hiệu ứng xấu” (?). Bài thơ cô giáo Thanh bị cư dân mạng cười hết nhời, thì lại được công văn khen của Thủ tướng, giấy khen của chủ tịch huyện.
Giấy khen của Chủ tịch huyện Ia Grai, tặng cô giáo Chu Ngọc Thanh.
Ảnh chụp công văn của VPCP khen cô Chu Ngọc Thanh. Nguồn: BTG Gia Lai
Cái chiếu chèo trên mạng Facebook tuy ảo mà rất thật. Vinh đấy mà đau đấy. Cười đấy mà… mếu đấy!
Làm thơ khó thế đấy. Dù chỉ có 24 chữ cái cứ đảo đi đảo lại. Bài này được vỗ tay rầm rộ, mà bài kia cũng rầm rộ vỗ tay. Nhưng nỏ giống nhau nha.
Làm thơ không nên dễ dãi. Đến khen thơ cũng đâu dễ dãi được. Nếu không, đồng loạt khen… đồng loạt gỡ!
Cái chiếu chèo trên mạng Facebook tuy ảo mà rất thật. Vinh đấy mà đau đấy. Cười đấy mà… mếu đấy!
Làm thơ khó thế đấy. Dù chỉ có 24 chữ cái cứ đảo đi đảo lại. Bài này được vỗ tay rầm rộ, mà bài kia cũng rầm rộ vỗ tay. Nhưng nỏ giống nhau nha.
Làm thơ không nên dễ dãi. Đến khen thơ cũng đâu dễ dãi được. Nếu không, đồng loạt khen… đồng loạt gỡ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét