Tp HCM lo sợ vỡ trận nếu xảy ra 1000 người mắc virus corona
Hôm nay Tp HCM đã có cuộc họp để nâng cao phòng chống virus corona trong tình hình mới. Hiện đang ngày càng có nhiều quốc gia xuất hiện người nhiễm virus corona. Điều này khiến VN không thể chủ quan vì virus corona có khả năng lây nhiễm nhanh và rất cao. Ông Nguyễn Thành Phong cho biết tổng số giường để điều trị nCoV của TP HCM là 900, nếu số người nhiễm vượt giới hạn đỏ này sẽ bị "vỡ trận".
Kiểm tra y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch nCoV của TP HCM tối 25/2, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói diễn biến dịch bệnh đang rất phức tạp, thế giới mỗi ngày càng thêm khiếp sợ. Tâm điểm mới tuần trước là Trung Quốc, bây giờ đã chuyển sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Vì vậy, dù đã đạt được một số kết quả trong chống dịch, các sở ngành không được lơ là.Theo ông Phong, hiện thành phố có 900 giường bệnh để cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV. Với 322 phường xã trên địa bàn, giả định mỗi nơi 3 người nhiễm bệnh thì đã có khoảng 1.000 người phải cách ly điều trị.
"Con số này thật sự quá tải đối với thành phố. Chưa kể mỗi ca lây nhiễm cần khoảng 20 ngày điều trị, mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho một người bệnh. Vậy với 1.000 ca bệnh thì không tìm đâu ra 12.000 bác sĩ, y tá để điều trị. Đây là giới hạn đỏ, vượt qua là vỡ trận ngay", ông Phong nói.
Đồng tình, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết với cường độ điều trị cho 3 bệnh nhân nhiễm nCoV vừa qua, nếu có 1.000 bệnh nhân thì thành phố không đủ nhân lực. Do đó, thành phố phải ngăn chặn việc lây lan, không để gia tăng số người nhiễm bệnh.
Ông Nhân cho biết, vẫn băn khoăn vấn đề "học sinh đi học có cần đeo khẩu trang hay không?". "Nếu không trả lời được thì cho đi học lại vẫn lúng túng. Lúc nào thành phố khẳng định không có mầm bệnh thì khỏi đeo, còn có mầm bệnh thì phải đeo hết chứ?, người đeo người không đeo sao được?", ông Nhân nói.
Trả lời thắc mắc của ông Nhân, PGS. TS Nguyễn Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur cho biết, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang là đối với người nhiễm bệnh; tiếp theo là những người chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh và khi đến nơi công cộng. Thống kê các ca bệnh vừa qua, số người nhiễm nCoV dưới 10 tuổi chiếm 1%, từ 10 đến 20 tuổi chiếm 2%. Chưa ghi nhận lây nhiễm ở trường học.
"Thành phố dân số đông, người đi lại từ các nơi rất nhiều. Ở trường được thầy cô giám sát, cùng với khả năng giám sát tốt của thành phố từ khi dịch bùng phát thì tôi đánh giá với dịch tễ học, cho học sinh đến trường an toàn hơn", ông Lân nói. Tuy nhiên, theo ông, thời điểm cho đi học lại phải đánh giá trên yếu tố dịch tễ, đến sát ngày mới quyết định được vì diễn biến dịch bệnh thay đổi mỗi ngày.
Ông Nhân cho biết, vẫn băn khoăn vấn đề "học sinh đi học có cần đeo khẩu trang hay không?". "Nếu không trả lời được thì cho đi học lại vẫn lúng túng. Lúc nào thành phố khẳng định không có mầm bệnh thì khỏi đeo, còn có mầm bệnh thì phải đeo hết chứ?, người đeo người không đeo sao được?", ông Nhân nói.
Trả lời thắc mắc của ông Nhân, PGS. TS Nguyễn Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur cho biết, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang là đối với người nhiễm bệnh; tiếp theo là những người chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh và khi đến nơi công cộng. Thống kê các ca bệnh vừa qua, số người nhiễm nCoV dưới 10 tuổi chiếm 1%, từ 10 đến 20 tuổi chiếm 2%. Chưa ghi nhận lây nhiễm ở trường học.
"Thành phố dân số đông, người đi lại từ các nơi rất nhiều. Ở trường được thầy cô giám sát, cùng với khả năng giám sát tốt của thành phố từ khi dịch bùng phát thì tôi đánh giá với dịch tễ học, cho học sinh đến trường an toàn hơn", ông Lân nói. Tuy nhiên, theo ông, thời điểm cho đi học lại phải đánh giá trên yếu tố dịch tễ, đến sát ngày mới quyết định được vì diễn biến dịch bệnh thay đổi mỗi ngày.
Trước đó, báo cáo về tình hình dịch bệnh, Giám đốc sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh nói rằng thành phố là địa bàn có nguy cơ lây lan dịch nCoV cao nhất nước vì dân số đông, mật độ dân số cao.
"Chỉ cần một ca chủ quan như bệnh nhân số 31 của Hàn Quốc là thành ổ dịch ngay. Nếu phát hiện, cách ly sớm ca này thì tình hình đã không phức tạp như bây giờ. Đây cũng là một bài học cho Việt Nam trong việc chống dịch, làm sao để phát hiện càng sớm càng tốt các ca nhiễm bệnh", ông Bỉnh nói.
Là địa phương đông người Hàn Quốc sinh sống nhất thành phố (hơn 11.000), bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó chủ tịch UBND quận 7 cho biết trên địa bàn có 97 chung cư, một trường Hàn Quốc với 54 giáo viên và hơn 1.900 học sinh. Quận đã yêu cầu các chung cư kiểm soát cư dân ra vào, kiểm soát thân nhiệt, tập huấn cho lực lượng bảo vệ... Từ khi dịch bùng phát, 146 trường hợp trên địa bàn phải cách ly theo dõi, tính đến nay chỉ còn 14 trường hợp phải theo dõi.
Về thiệt hại do dịch bệnh, Giám đốc Sở Du lịch Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết du lịch là ngành bị nặng nề nhất. Số liệu thống kê chưa đầy đủ, các doanh nghiệp lớn giảm khách 40-60%, riêng Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) tính đến sáng qua bị hủy 247 tỷ đồng; nhiều khách sạn đang kinh doanh 30-40% công suất, so với cùng kỳ là 80%. "Sở đã đề xuất giãn, giảm thuế năm 2019 để chia sẻ với các doanh nghiệp trong giai đoạn này", ông Vũ nói.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở ngành thực tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh từ vùng dịch; các trường hợp nghi ngờ phải cách ly và đưa vào các bệnh viện dã chiến; ngừng cấp giấy phép lao động nước ngoài đến từ vùng dịch, nếu đã cấp phép thì phải tăng cường kiểm tra, cách ly chặt chẽ; các quận có đông người Hàn Quốc sinh sống phải đặc biệt lưu ý, kiểm tra thường xuyên; hoãn các lễ hội đông người...
Ông Phong cũng cho biết thành phố chưa đưa ra quyết định khi nào học sinh sẽ đi học trở lại. Đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại từ ngày 2/3; tất cả học sinh THCS và THPT trở lại trường ngày 16/3 chỉ là phương án chuẩn bị.
"Chỉ cần một ca chủ quan như bệnh nhân số 31 của Hàn Quốc là thành ổ dịch ngay. Nếu phát hiện, cách ly sớm ca này thì tình hình đã không phức tạp như bây giờ. Đây cũng là một bài học cho Việt Nam trong việc chống dịch, làm sao để phát hiện càng sớm càng tốt các ca nhiễm bệnh", ông Bỉnh nói.
Là địa phương đông người Hàn Quốc sinh sống nhất thành phố (hơn 11.000), bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó chủ tịch UBND quận 7 cho biết trên địa bàn có 97 chung cư, một trường Hàn Quốc với 54 giáo viên và hơn 1.900 học sinh. Quận đã yêu cầu các chung cư kiểm soát cư dân ra vào, kiểm soát thân nhiệt, tập huấn cho lực lượng bảo vệ... Từ khi dịch bùng phát, 146 trường hợp trên địa bàn phải cách ly theo dõi, tính đến nay chỉ còn 14 trường hợp phải theo dõi.
Về thiệt hại do dịch bệnh, Giám đốc Sở Du lịch Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết du lịch là ngành bị nặng nề nhất. Số liệu thống kê chưa đầy đủ, các doanh nghiệp lớn giảm khách 40-60%, riêng Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) tính đến sáng qua bị hủy 247 tỷ đồng; nhiều khách sạn đang kinh doanh 30-40% công suất, so với cùng kỳ là 80%. "Sở đã đề xuất giãn, giảm thuế năm 2019 để chia sẻ với các doanh nghiệp trong giai đoạn này", ông Vũ nói.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở ngành thực tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh từ vùng dịch; các trường hợp nghi ngờ phải cách ly và đưa vào các bệnh viện dã chiến; ngừng cấp giấy phép lao động nước ngoài đến từ vùng dịch, nếu đã cấp phép thì phải tăng cường kiểm tra, cách ly chặt chẽ; các quận có đông người Hàn Quốc sinh sống phải đặc biệt lưu ý, kiểm tra thường xuyên; hoãn các lễ hội đông người...
Ông Phong cũng cho biết thành phố chưa đưa ra quyết định khi nào học sinh sẽ đi học trở lại. Đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại từ ngày 2/3; tất cả học sinh THCS và THPT trở lại trường ngày 16/3 chỉ là phương án chuẩn bị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét