Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Cảnh báo: Covid-19 có thể trở thành ‘bệnh X’ đầu tiên

Chuyên gia cảnh báo: Covid-19 có thể trở thành ‘bệnh X’ đầu tiên
Một số chuyên gia về virus đã chỉ ra rằng các triệu chứng của Covid-19 phù hợp với các triệu chứng của "bệnh X" được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán vào năm 2018, tức một mầm bệnh không rõ nguồn gốc gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên toàn cầu.
Chuyên gia Koopmans cảnh báo Covid-19
 có thể trở thành "bệnh X" đầu tiên.
Năm 2018, WHO đã sửa lại "Kế hoạch chi tiết phòng ngừa dịch bệnh ưu tiên", trong đó liệt kê 9 loại bệnh cần cảnh giác, bao gồm Ebola, Zika, v.v., dựa trên khả năng lây nhiễm tiềm ẩn hoặc những sơ hở trong phòng chống dịch bệnh. Xếp thứ 9 trong danh sách này là một "bệnh X", đại diện cho một "mầm bệnh không rõ nguồn gốc gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên toàn cầu”.

Vào ngày 19/2, bà Koopmans, thành viên Ủy ban khẩn cấp của WHO và trưởng khoa virus học tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus, Hà Lan, đã viết trên Tạp chí khoa học Cell rằng: "Bất luận Covid-19 có thể kiểm soát được hay không, nó đang nhanh chóng trở thành thách thức dịch tễ đầu tiên phù hợp với bệnh X".

Hiện tại, 27 quốc gia trên toàn thế giới đã báo cáo với WHO về sự bùng phát dịch bệnh, việc lây nhiễm dịch trong cộng đồng đã xảy ra ở nhiều quốc gia. Đồng thời, vì không rõ nguồn lây nhiễm virus và vật chủ trung gian, nên các kênh lây truyền và thời gian ủ bệnh cũng có nhiều lần biến hóa, đặt ra những thách thức đối với công tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu.

Những khó khăn bao gồm:
  1. Nhiều trường hợp thời gian ủ bệnh cực dài. Ví dụ, một người đàn ông từ Thần Nông Giá, Hồ Bắc, đã tiếp xúc với một bệnh nhân được xác nhận nhiễm dịch vào ngày 24/1 và không tiếp xúc với ai khác, nhưng được chẩn đoán nhiễm bệnh 27 ngày sau đó.
  2. Không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh vẫn có khả năng lây truyền dịch. Theo báo cáo của Viện Khoa học Trung Quốc, một phụ nữ ở An Dương, Hà Nam, đã truyền dịch cho 5 người thân và bạn bè trong vòng 18 ngày sau khi trở về nhà từ Vũ Hán, nhưng cô không có triệu chứng nào.
  3. Xét nghiệm acid nucleic không chính xác. Ví dụ, trong một thời gian quan sát tập trung, một bệnh nhân ở Tứ Xuyên âm tính với 8 lần xét nghiệm acid nucleic đầu tiên và có kết quả dương tính ở lần thứ 9.
  4. Kết quả lấy mẫu các bộ phận khác nhau có mâu thuẫn. Một bệnh nhân ở Chu Sơn, Chiết Giang, đã thử nghiệm âm tính với mẫu đờm trong cổ họng, nhưng dương tính với mẫu phân.
  5. Virus phân lập trong phân và nước tiểu của bệnh nhân. Hiện tại, cần kiểm tra thêm liệu virus có thể lây truyền qua bài tiết hay không, nhưng cần phải cảnh giác trước nguy cơ lây truyền qua đường phân, miệng và khí dung giao.
  6. Nghi ngờ tái nhiễm sau khi khỏi bệnh. Ở Hồ Bắc, Hồ Nam và Tứ Xuyên, đã có những bệnh nhân được chữa khỏi bệnh, sau khi xuất viện không lâu lại chẩn đoán bị nhiễm bệnh.
Ngày 20/2, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, Tiến sĩ Vivian Balakrishnan cho biết rằng hai tuần tới sẽ là giai đoạn quan trọng. Nếu dịch bệnh lan rộng ở Đông Bắc và Đông Nam Á, nó sẽ báo hiệu rằng tình hình đã bước sang một giai đoạn hoàn toàn khác và trở thành một đại dịch bệnh trên quy mô toàn cầu.

Minh Thanh

Theo NTDTV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét