Đạo văn, đạo thơ, đạo nhạc... đang diễn ra khắp nơi ở VN. Thậm chí đến thơ chúc Tết mấy năm nay cũng là thơ đạo. Thật buồn cho đất nước ở đó những người lãnh đạo không muốn dùng cái đầu của mình để nghĩ mà chỉ thích nhờ hay lợi dụng người khác nghĩ rồi mình "học tập và làm theo..., biến thành của mình".
Sau vở bi hài này tôi thấy có vài chuyện như sau:
Đạo văn
Chuyện đạo văn ở Việt Nam là điều bình thường như ta ăn hàng ngày vậy. Mà tôi nghĩ rộng ra trong tất cả các quốc gia cộng sản đều như thế. Lý do là vì không có việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã đành, mà mọi cá nhân trong xã hội cộng sản lại đều được khuyến khích … “học tập và làm theo” ai đó. Trong trường thì học sinh được khuyến khích làm văn mẫu. Chúng ta để ý mà xem cách hành văn của các tờ báo, chúng rất giống nhau, và rất giống các chỉ thị của Đảng.
Đó là ta nói chuyện viết lách văn chương cụ thể. Ngoài ra thần dân trong xã hội cộng sản buộc phải chép lẫn nhau cách sống nữa. Vì xã hội được thiết kế trên mô hình “con người mới” (sic) với những qui định rõ ràng. Khi bạn ra ngoài mẫu “con người mới” đó, bạn sẽ thành “học sinh cá biệt” lúc còn nhỏ, rồi lớn lên, bạn sẽ không được thành “công nhân viên tiên tiến”, hay “chiến sĩ thi đua”. Con người trong xã hội cộng sản được hình dung như là những con robot của một hệ thống, trong đó hệ thống quan trọng hơn con người.
Kiểm duyệt và truyền thông
Và thế là kiểm duyệt được đặt ra để bảo đảm tất cả các con robot đều giống nhau. Khôi hài ở chỗ là người ta cấm cả những điều không thể cấm, ví dụ như thơ ca và âm nhạc chẳng hạn. Còn nhớ, cách đây độ ba mươi năm chương trình văn chương trung học tại Việt Nam dành vỏn vẹn vài giờ để giảng về “văn học lãng mạn”, mà chỉ để kết tội các thi sĩ rằng, họ là đám “tiểu tư sản phản động”.
Báo chí, truyền thanh, truyền hình đều do Đảng nắm, và Đảng không ngại ngùng gì khi đặt tên trường học đào tạo phóng viên là: Học viện báo chí và… tuyên truyền.
Rồi Đảng cần tiền nên phải làm ăn với bên ngoài. Rồi thế giới lại có thêm Internet nữa. Thế là kiểm duyệt và truyền thông… vỡ trận!
Chuyện ông Phúc không biết bài thơ cô Thanh đạo văn ở đâu ra, âu cũng là thường tình thôi, làm sao ông biết hết mọi thứ, nhưng có những chuyện còn kinh khủng hơn mà còn lọt lưới kiểm duyệt rất thú vị.
Năm 2013, nhà xuất bản Nhã Nam cho xuất bản Trại súc vật (Animal Farm) của Georges Orwell, dưới tựa đề “Chuyện ở nông trại”. Thế mà báo Quân đội Nhân dân, một tờ báo cứng rắn nhất, robot nhất, viết bài ca ngợi. Sau đó vỡ lẽ ra, bèn rút xuống, y hệt như các báo vừa rút Chuyện ông Phúc và cô Thanh xuống vậy.
Các cơ quan kiểm duyệt sách báo vẫn còn hoạt động, nhưng có lẽ nhân viên bận làm chuyện khác, hay là họ cũng chẳng hiểu họ đang kiểm duyệt cái gì, thành ra có khi làm cho qua chuyện vậy thôi. Có lần tôi gửi về cho người nhà quyển “Sổ đen cộng sản” (Black book of Communism) của nhà sử học Stefan Courtois, thế mà bạn vẫn nhận được. Có lẽ nhân viên kiểm duyệt thấy có dấu búa liềm trên sách, nên hiểu nó là sách của Đảng chăng?
Trận đang vỡ
Sau vụ “Chuyện ở nông trại”, ông Trần Mạnh Hảo, một nhà thơ trong nước nói là mặt trận tuyên truyền của Đảng đang vỡ. Chúng ta liên tục thấy các bài đưa lên rồi rút xuống, rất khôi hài.
Sự vỡ trận truyền thông và tuyên truyền của Đảng hiện nay, dĩ nhiên là do sức mạnh của internet, của mạng xã hội, nơi mà Đảng rất khó giấu giếm như ngày trước. Nhưng cũng có một phần nhờ vào giới báo chí nữa.
Dù rằng được đào tạo trong… “Học viện báo chí và truyên truyền”, nhưng phàm đã bước vô nghề đó thì họ không thể dững dưng trước sự thật được. Rồi bắt đầu có những anh chị em từ phương Tây về, họ về với không chỉ vốn liếng ngoại ngữ để hiểu thế giới bên ngoài, mà còn mang theo những tiêu chuẩn báo chí đúng nghĩa nữa. Mà giới báo chí trong nước rất có biệt tài… viết giữa hai dòng chữ, đôi khi họ cố tình đưa một câu chuyện ngớ ngẫn, tưởng đâu là vô thưởng vô phạt, hoặc thâm chí rất có “màu” đỏ cách mạng, nhưng người đọc có thể hiểu khác. Khi các quan chức … phát hiện ra, thì đã muộn.
Ta có thể lấy ví dụ như câu chuyện Hạt giống đỏ của một nữ cán bộ nào đó ở Sài Gòn. Câu chuyện này đã giúp cho rất đông người Việt Nam, hiện ở trong nước, hiểu rõ xã hội cộng sản là một xã hội con ông cháu cha như thế nào.
Những người cộng sản chỉ có một cách duy nhất để tránh những vở bi hài Ông Phúc và cô Thanh, trong tương lai, đó là tự do báo chí và bỏ kiểm duyệt. Mà như thế thì họ đâu còn là cộng sản nữa!
Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco
Chuyện ông Phúc và cô Thanh
fb Jackhammer Nguyễn 21-2-2020 - Một vở bi hài kịch có tầm mức quốc gia vừa được trình diễn tại Việt Nam. Hai nhân vật chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cô giáo Chu Ngọc Thanh. Tham gia kịch bản có thể có cơ quan tuyên giáo, nhưng chắc chắn việc giải quyết hậu quả nghiêm trọng là các cơ quan báo chí của Đảng. Cô Thanh đạo văn, mà lại đạo văn từ một nhân vật “lề trái”. Thủ tướng cười hể hả rồi im thin thít. Không rõ tôi có quá tưởng tượng ra không, nhưng tôi nghe trong sự im thin thít của Thủ tướng là một sự hốt hoảng nào đó. Rõ khổ là trong cái “văn hóa chỉ đạo”, lâu lâu mới thấy một bài ca ngợi chế độ mà không phải do chỉ đạo, mừng quá như bắt được vàng. Ai có ngờ đâu…Cô Chu Ngọc Thanh được huyện Ia Grai, Gia Lai, khen thưởng, sau khi bài thơ của cô được TT Nguyễn Xuân Phúc khen. Ảnh: FB Hoàng DũngSau vở bi hài này tôi thấy có vài chuyện như sau:
Đạo văn
Chuyện đạo văn ở Việt Nam là điều bình thường như ta ăn hàng ngày vậy. Mà tôi nghĩ rộng ra trong tất cả các quốc gia cộng sản đều như thế. Lý do là vì không có việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã đành, mà mọi cá nhân trong xã hội cộng sản lại đều được khuyến khích … “học tập và làm theo” ai đó. Trong trường thì học sinh được khuyến khích làm văn mẫu. Chúng ta để ý mà xem cách hành văn của các tờ báo, chúng rất giống nhau, và rất giống các chỉ thị của Đảng.
Đó là ta nói chuyện viết lách văn chương cụ thể. Ngoài ra thần dân trong xã hội cộng sản buộc phải chép lẫn nhau cách sống nữa. Vì xã hội được thiết kế trên mô hình “con người mới” (sic) với những qui định rõ ràng. Khi bạn ra ngoài mẫu “con người mới” đó, bạn sẽ thành “học sinh cá biệt” lúc còn nhỏ, rồi lớn lên, bạn sẽ không được thành “công nhân viên tiên tiến”, hay “chiến sĩ thi đua”. Con người trong xã hội cộng sản được hình dung như là những con robot của một hệ thống, trong đó hệ thống quan trọng hơn con người.
Kiểm duyệt và truyền thông
Và thế là kiểm duyệt được đặt ra để bảo đảm tất cả các con robot đều giống nhau. Khôi hài ở chỗ là người ta cấm cả những điều không thể cấm, ví dụ như thơ ca và âm nhạc chẳng hạn. Còn nhớ, cách đây độ ba mươi năm chương trình văn chương trung học tại Việt Nam dành vỏn vẹn vài giờ để giảng về “văn học lãng mạn”, mà chỉ để kết tội các thi sĩ rằng, họ là đám “tiểu tư sản phản động”.
Báo chí, truyền thanh, truyền hình đều do Đảng nắm, và Đảng không ngại ngùng gì khi đặt tên trường học đào tạo phóng viên là: Học viện báo chí và… tuyên truyền.
Rồi Đảng cần tiền nên phải làm ăn với bên ngoài. Rồi thế giới lại có thêm Internet nữa. Thế là kiểm duyệt và truyền thông… vỡ trận!
Chuyện ông Phúc không biết bài thơ cô Thanh đạo văn ở đâu ra, âu cũng là thường tình thôi, làm sao ông biết hết mọi thứ, nhưng có những chuyện còn kinh khủng hơn mà còn lọt lưới kiểm duyệt rất thú vị.
Năm 2013, nhà xuất bản Nhã Nam cho xuất bản Trại súc vật (Animal Farm) của Georges Orwell, dưới tựa đề “Chuyện ở nông trại”. Thế mà báo Quân đội Nhân dân, một tờ báo cứng rắn nhất, robot nhất, viết bài ca ngợi. Sau đó vỡ lẽ ra, bèn rút xuống, y hệt như các báo vừa rút Chuyện ông Phúc và cô Thanh xuống vậy.
Các cơ quan kiểm duyệt sách báo vẫn còn hoạt động, nhưng có lẽ nhân viên bận làm chuyện khác, hay là họ cũng chẳng hiểu họ đang kiểm duyệt cái gì, thành ra có khi làm cho qua chuyện vậy thôi. Có lần tôi gửi về cho người nhà quyển “Sổ đen cộng sản” (Black book of Communism) của nhà sử học Stefan Courtois, thế mà bạn vẫn nhận được. Có lẽ nhân viên kiểm duyệt thấy có dấu búa liềm trên sách, nên hiểu nó là sách của Đảng chăng?
Trận đang vỡ
Sau vụ “Chuyện ở nông trại”, ông Trần Mạnh Hảo, một nhà thơ trong nước nói là mặt trận tuyên truyền của Đảng đang vỡ. Chúng ta liên tục thấy các bài đưa lên rồi rút xuống, rất khôi hài.
Sự vỡ trận truyền thông và tuyên truyền của Đảng hiện nay, dĩ nhiên là do sức mạnh của internet, của mạng xã hội, nơi mà Đảng rất khó giấu giếm như ngày trước. Nhưng cũng có một phần nhờ vào giới báo chí nữa.
Dù rằng được đào tạo trong… “Học viện báo chí và truyên truyền”, nhưng phàm đã bước vô nghề đó thì họ không thể dững dưng trước sự thật được. Rồi bắt đầu có những anh chị em từ phương Tây về, họ về với không chỉ vốn liếng ngoại ngữ để hiểu thế giới bên ngoài, mà còn mang theo những tiêu chuẩn báo chí đúng nghĩa nữa. Mà giới báo chí trong nước rất có biệt tài… viết giữa hai dòng chữ, đôi khi họ cố tình đưa một câu chuyện ngớ ngẫn, tưởng đâu là vô thưởng vô phạt, hoặc thâm chí rất có “màu” đỏ cách mạng, nhưng người đọc có thể hiểu khác. Khi các quan chức … phát hiện ra, thì đã muộn.
Ta có thể lấy ví dụ như câu chuyện Hạt giống đỏ của một nữ cán bộ nào đó ở Sài Gòn. Câu chuyện này đã giúp cho rất đông người Việt Nam, hiện ở trong nước, hiểu rõ xã hội cộng sản là một xã hội con ông cháu cha như thế nào.
Những người cộng sản chỉ có một cách duy nhất để tránh những vở bi hài Ông Phúc và cô Thanh, trong tương lai, đó là tự do báo chí và bỏ kiểm duyệt. Mà như thế thì họ đâu còn là cộng sản nữa!
Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét