Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

“Phi thường lắm” – Không thể tiêu hóa được

Mình rất ghét những kẻ xu nịnh, bưng bô... Mình thường gọi chúng là đám đại đại bồi bút. Trước đây chúng chủ yếu là những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, sau lan dần sang các nhà chính trị, nhà giáo và rồi đến các giáo sư kinh tế thường xuất hiện trên tivi cũng trở thành đại đại bồi bút. Mình đã viết nhiều bài về chuyện này, có lần được TS kinh tế có tiếng định cư tại Singapore Phan Minh Ngọc nhắc tới (xem ảnh, http://phan-minh-ngoc.blogspot.com/2013/11/boi-but-cua-bac-lai-tran-mai.html). Bây giờ là cô giáo Thanh. Không thể không nhắc đi nhắc lại trường hợp điển hình này vì nó rất hữu ích và là bài học cho những kẻ thích nịnh bợ lãnh đạo cũng như cho những nhà lãnh đạo thích được nịnh.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
“Phi thường lắm” – Không thể tiêu hóa được
Phạm Liêm 24-2-2020 - Cô Thanh không ý thức được đạo đức và trách nhiệm của một giáo viên. Nên cô đã đặt những thứ hão huyền, vớ vẩn của du thuyền lên trên tính mạng học sinh và tính mạng cộng đồng, trong đó có cô và gia đình cô. Cô Thanh viết “làm được những điều phi thường lắm”. Cô dạy học sinh những điều “phi thường,” mà quên chỉ bảo các em những việc bình thường: Rửa tay, ăn chín, uống sạch, đi ngủ sớm, vệ sinh cá nhân và biết cách tự bảo vệ mình.
Cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường 
THCS Hùng Vương, Gia Lai. Ảnh: Thanh Niên
Tôi không bình thơ. Tôi không bàn tới ngôn ngữ, nhạc điệu, niêm luật, hay dở. Tôi chỉ đơn thuần bàn tới tính đạo đức và ý thức trách nhiệm của bài thơ “Tổ quốc ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Tôi nêu ra vài tình huống, để bạn đọc và cô Thanh suy nghĩ.
Một em học sinh đang chết đuối giữa dòng nước chảy xiết. Các em trên bờ không biết bơi hoặc bơi kém. Nên hay không nhảy xuống cứu bạn?

Một em học sinh bị điện giật. Hiện trường lộn xộn, dây điện lằng nhằng, cầu dao nơi nào không rõ. Các em khác có nên nhảy vào cứu bạn?

Một tên cướp có hung khí, đang bắt giữ một học sinh làm con tin. Các em khác có nên xông lên, nghênh chiến, cứu bạn?

Đám cháy lớn, khói lửa mịt mù. Có tiếng trẻ em la hét. Các em học sinh khác không kiến thức, không kinh nghiệm chữa lửa. Có nên nhảy vào cứu bạn?

Tôi sẽ không viết gì, nếu cô Thanh không lên lớp, đạo đức, thuyết giảng người khác về tính “nhân văn”, về lòng “nhân ái”: Cô dạy không được “nhắm mắt làm ngơ”, “không thể thờ ơ”, phải “mở cửa đón họ vào bến cảng”.

Tôi sẽ không phàn nàn điều gì, nếu cô giáo Thanh không viết ra những mỹ từ rất to tát về lòng dũng cảm, về tính cao thượng: Cô giảng về “phi thường”, “sâu thẳm”, “nhịp cầu mơ ước”, “tim hồng rạng tỏa” “không điều gì làm cho mình sợ hãi”.

Tôi e rằng: Khi cô viết bài thơ này, cô Thanh không ý thức được đạo đức và trách nhiệm cao nhất của người giáo viên là: Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn tính mạng cho học sinh trong mọi tình huống.

Nếu cô đặt tính mạng của học sinh, gia đình học sinh và toàn cộng đồng lên vị trí số một, thì cô sẽ hiểu tại sao rất nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) phải từ chối những du thuyền mang virus Vũ Hán cập bến.

Cô Thanh không ý thức được đạo đức và trách nhiệm của một giáo viên. Nên cô đã đặt những thứ hão huyền, vớ vẩn của du thuyền lên trên tính mạng học sinh và tính mạng cộng đồng, trong đó có cô và gia đình cô.

Cô Thanh viết “làm được những điều phi thường lắm”. Cô dạy học sinh những điều “phi thường,” mà quên chỉ bảo các em những việc bình thường: Rửa tay, ăn chín, uống sạch, đi ngủ sớm, vệ sinh cá nhân và biết cách tự bảo vệ mình.

Biết tự bảo vệ mình đồng nghĩa với việc bảo vệ cộng đồng. Biết bảo vệ cộng đồng chính là lòng yêu nước, là sự cao thượng, là tính nhân văn, là người có đạo đức, là giáo viên có trách nhiệm.

Những điều cô viết trong bài thơ “Tổ quốc ở trong tim” quá “phi thường”. Phi thường đến mức không thể tiêu hóa được. Những ai cố tiêu hóa nó, không sớm thì muộn cũng rối loạn tiêu hóa.

Phạm Liêm, Khương Thượng, Hà Nội
_____

Nội dung bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô Chu Ngọc Thanh:

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất v.ả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiê’n này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét