Tin trong bài này không biết có chính xác không, nếu chính xác thì đúng là tình hình TQ vẫn rất nguy hiểm; nguy cơ dịch bệnh lây lan toàn cầu vẫn luôn luôn treo lơ lửng.
Chạy trốn để sinh tồn? 28.000 người chạy khỏi Vũ Hán mỗi ngày...
Minh Thanh • 21/02/20 - Theo số liệu từ Bộ chỉ huy phòng chống dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc, cho thấy: mặc dù chính quyền thành phố Vũ Hán đã thực thi biện pháp phong tỏa thành phố nghiêm ngặt chưa từng có trong lịch sử. Nhưng điều này không thể ngăn nổi người dân chạy trốn, chỉ riêng ngày 15/2 có ít nhất 28.000 người chạy khỏi Vũ Hán…
Hình ảnh đường phố Vũ Hán trống không sau khi
thành phố bị đóng cửa (Stringer/Getty Images)
Trong dịch bệnh, những thông tin cầu cứu được đăng trên mạng cùng những sự thật kinh hoàng tại bệnh viện và nhà hỏa táng,v.v.. đã khiến thế giới bên ngoài không khỏi băn khoăn về hoàn cảnh sống của người dân Trung Quốc dưới chế độ cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung quốc chỉ coi trọng sự ổn định, xem nhẹ mạng sống con người.
Số điện thoại di động từ Vũ Hán chuyển tới trú tại các tỉnh khác trong vòng 15 ngày (từ 1-15/2)
Những người dân Vũ Hán "tị nạn" phải chạy đi vì không muốn bị mắc kẹt ở Vũ Hán, nhưng điều này không chỉ làm tình hình dịch bệnh tại các khu vực tâm dịch ngày càng trở nên phức tạp, mà còn khiến người dân địa phương không được điều trị hiệu quả và thiếu thông tin chân thực, khiến cho sự tình lại càng thêm hoảng loạn.
Số người chuyển vùng khỏi Vũ Hán tăng chóng mặt
Theo các thông tin nội bộ mà thời báo Epoch Times thu thập được cho thấy: Phòng Quản lý Thông tin tỉnh Hồ Bắc đã tổng hợp dữ liệu của công ty Viễn thông Trung Quốc, Di động Trung Quốc, Liên thông Trung Quốc và các đơn vị liên quan khác để tính toán thông tin dữ liệu từ người dùng điện thoại di động ở Hồ Bắc và Vũ Hán. Dữ liệu này cho thấy ngày 15/2 trong nước có 27.900 người dùng điện thoại di động chuyển ra khỏi vùng Vũ Hán, trong vòng 15 ngày (từ 1-15/2) có 138.700 người dùng điện thoại di động chuyển vùng ra khỏi vùng Vũ Hán. Báo cáo dữ liệu này được sao chép trực tiếp tại Trụ sở chính của Văn phòng thuộc Cơ quan phòng chống và kiểm soát Covid-19 của tỉnh Hồ Bắc.
Chuyển vùng có nghĩa là người dùng điện thoại di động có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ điện thoại di động sau khi rời khỏi khu vực.
Sau khi đóng cửa thành phố, muốn rời khỏi Vũ Hán là điều không dễ...
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 23/1, Trụ sở phòng chống dịch bệnh Vũ Hán đã ban hành thông báo số 1, yêu cầu từ 10 giờ sáng ngày 23/1, toàn bộ giao thông công cộng của thành phố, vận tải hành khách bằng tàu điện ngầm, phà, và vận chuyển hành khách đường dài ngừng hoạt động, không có lý do đặc biệt thì người dân không được rời khỏi Vũ Hán. Các sân bay cùng ga tàu ở Vũ Hán cũng tạm thời đóng cửa. Qua một đêm, Vũ Hán đột nhiên biến thành hòn đảo bị cô lập vì bệnh dịch, hàng triệu người dân bị rơi vào thảm cảnh không còn lối thoát.
Vào ngày 23/1, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã đưa ra một thông báo khẩn cấp về "làm tốt công việc kiểm soát quản lý phương tiện giao thông ra vào Vũ Hán để phòng chống dịch bệnh". Thông báo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các phương tiện và tàu rời khỏi Vũ Hán, đồng thời nghiêm cấm đón khách rời khỏi Vũ Hán. Cùng ngày, Cục Quản lý đường cao tốc của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hồ Bắc đã ban hành thông tin kiểm soát giao thông mới nhất và thực hiện kiểm soát giao thông trên tổng số 39 trạm thu phí (hướng đi ra khỏi thành phố).
Điều này có nghĩa là tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không - bao gồm: phà, máy bay, tàu hỏa, vận tải hành khách đường cao tốc rời khỏi Vũ Hán đều bị phong tỏa và người dân chỉ có thể được phép rời khỏi Vũ Hán nếu có "lý do đặc biệt".
Theo Tân Hoa Xã, từ ngày 24/1, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hồ Bắc chỉ cấp thông hành vào Vũ Hán cho ba loại phương tiện: vận chuyển vật tư cứu hộ y tế; vật tư sinh hoạt; và điện nước ga để đảm bảo hoạt động của thành phố.
Sau khi cảnh sát giao thông kiểm tra tại chỗ, tất cả các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào thành phố để cung ứng thiết bị y tế, thuốc men, nhu yếu phẩm (trừ gia cầm sống) và vật liệu xây dựng cho Vũ Hán sẽ được cấp giấy phép thông hành đặc biệt và được phép đi qua; Khi các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra khỏi thành phố, sẽ thu hồi lại giấy thông hành đặc biệt. Tài xế và các những người trên xe nếu không có triệu chứng sốt sẽ được phép cho đi. Giấy phép thông hành đặc biệt này có tên đầy đủ là "Giấy phép thông hành đặc biệt phòng chống dịch bệnh", được cấp bởi Cục quản lý giao thông thành phố Vũ Hán.
Theo truyền thông Trung Quốc, ngay cả đối với các phương tiện vận chuyển viện trợ y tế và vật tư sinh hoạt cho người dân cũng không dễ mà có được giấy thông hành đặc biệt này, và chỉ có thể sử dụng giấy này ra khỏi thành phố một lần. Tuy nhiên, những người đã vận chuyển vật tư y tế cho rằng tài xế xe tải cũng có thể ra vào Vũ Hán bằng cách nộp đơn lên Hội Chữ thập đỏ để lấy "thẻ chuyên dụng" hoặc bằng cách xin giấy chứng nhận từ bệnh viện.
Đối với những người bình thường, nếu không có lý do đặc biệt nào liên quan đến phòng chống dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc không công bố bất kỳ chính sách hay con đường nào có thể rời khỏi Vũ Hán.
Nói cách khác, nếu người bình thường muốn rời khỏi Vũ Hán, họ phải tìm cách khác và tìm kiếm lối thoát cho riêng mình. Theo tin tức trên mạng xã hội và những thông tin mạng khác, những người lái xe quen thuộc với giao thông địa phương có thể rời Vũ Hán bằng đường mòn (không có đường cao tốc).
Ngoài ra, theo các tài liệu nội bộ của Ban chỉ huy phòng chống dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc và Chuyên ban đảm bảo giao thông thị trường, ngày 19/2, các nhân viên điều phối liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh ở tỉnh Hồ Bắc là khoảng 2.100 người, trong đó bao gồm 824 nhân viên y tế được đưa đến Sân bay Thiên Hà để vào Vũ Hán.
Nói cách khác, vào ngày 19/2, số người ra vào Vũ Hán liên quan đến phòng chống dịch bệnh, do chính quyền Trung Quốc điều động, sẽ không vượt quá 2.100 người điều phối, chủ yếu là nhân viên y tế vào Vũ Hán và lái xe vận chuyển hàng hóa.
Tài liệu của "Chuyên ban giao thông" cũng tiết lộ việc những người bị mắc kẹt ở Vũ Hán muốn rời đi sẽ rất khó khăn. Ví dụ, ông Châu Sang Binh (Zhou Chuangbing), Hiệu trưởng Đại học Nam Xương, bị mắc kẹt ở Vũ Hán và muốn rời khỏi thành phố để tiếp tục công việc của mình. Đơn đăng ký xin phép của ông phải nộp cho Chuyên ban giao thông - thị trường của Ban chỉ huy và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc, sau đó đưa ra thảo luận, nhưng kết quả vẫn chỉ là “đang liên lạc với thành phố Vũ Hán, sẽ tiếp tục theo dõi và phối hợp. Tuy nhiên, liên quan đến hệ thống nhà tù và việc sắp xếp cho các quan chức đảng và chính phủ ra vào Vũ Hán, các tài liệu cho thấy Ban phòng ngừa và kiểm soát đang "bật đèn xanh".
'Chuyển vùng khỏi Vũ Hán', hay là chạy thoát khỏi Vũ Hán?
Tuy nhiên, từ dữ liệu những người dùng điện thoại di động trong nước đã chuyển vùng khỏi Vũ Hán, có thể thấy rằng việc đóng cửa Vũ Hán, thực hiện vào ngày 23/1, đã không thể ngăn chặn những người dân chạy trốn.
Những người dùng điện thoại di động chuyển vùng từ Vũ Hán đi đâu?
Ngày 15/2, chỉ có 2.725 người đổ vào các tỉnh khác và 25.200 người đổ vào các thành phố ở tỉnh Hồ Bắc. Trong vòng 15 ngày (từ 1-15/2), 41.700 người đã vào các tỉnh khác và 97.100 người đã chảy vào các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc.
Vũ Hán là thành phố trung tâm phát triển kinh tế vào bậc nhất ở tỉnh Hồ Bắc, nếu mục đích là họ bỏ đi và tìm kiếm công việc thì phần lớn dân số "chảy ra" nên tìm đến các khu vực kinh tế phát triển ở bên ngoài tỉnh. Nhưng vào ngày 15/2, hơn 90% số dân đã đến các thành phố khác trong tỉnh Hồ Bắc.
Dữ liệu này phản ánh rằng phần lớn người dùng điện thoại di động chuyển vùng từ Vũ Hán không phải để đi làm lại, mà là họ chạy trốn, chẳng hạn như trốn về quê hoặc nhà người thân, chạy trốn khỏi thành phố Vũ Hán đang khủng hoảng tràn lan, thiếu chăm sóc y tế và thuốc men.
Trên thực tế, trong vòng 15 ngày, tổng số người ra khỏi Vũ Hán và vào các tỉnh khác chỉ chiếm 30%; còn lại 70% số người ra khỏi Vũ Hán là tới các thành phố khác trong tỉnh Hồ Bắc. Xu hướng này cũng cho thấy người dân đang cố gắng trốn thoát khỏi Vũ Hán.
Bảng thống kê số người dùng điện thoại di động trong nước từ Vũ Hán đổ ra các nơi khác ở tỉnh Hồ Bắc (ngày 16 tháng 2):
Tỉnh
| Tổng (người) | Tỷ lệ | Tỉnh | Tổng (người) | Tỷ lệ |
Hoàng Cương | 9808 | 38,97% | Tương Dương | 152 | 0,60% |
Hiếu Cảm | 8247 | 32,77% | Kinh Môn | 110 | 0,44% |
Hàm Ninh | 3066 | 12,18% | Tùy Châu | 106 | 0,42% |
Ngạc Châu | 2557 | 10,16% | Nghi Xương | 85 | 0,34% |
Hoàng Thạc | 428 | 1,70% | Ân Thi | 63 | 0,25% |
Kinh Châu | 262 | 1,04% | Thập Yến | 29 | 0,12% |
Các huyện trực thuộc tỉnh | 252 | 1,00% | |||
Tổng cộng | 25.165 |
Bảng thống kê lưu lượng người dùng điện thoại di động trong nước chuyển từ Vũ Hán sang các tỉnh khác (ngày 16/2)
Tỉnh | Tổng (người) | Tỷ lệ | Tỉnh | Tổng (người) | Tỷ lệ |
Hồ Bắc trừ thành phố Vũ Hán | 25.165 | 90,23% | Vân Nam | 47 | 0,17% |
Quảng Đông | 352 | 1,26% | Hà Bắc | 43 | 0,15% |
Hà Nam | 349 | 1,25% | Thiên Tân | 30 | 0,11% |
Hồ Nam | 337 | 1,21% | Bắc Kinh | 26 | 0,09% |
Giang Tây | 274 | 0,98% | Sơn Tây | 22 | 0,08% |
An Huy | 180 | 0,65% | Quảng Tây | 22 | 0,08% |
Thiểm Tây | 149 | 0,53% | Quý Châu | 16 | 0,06% |
Giang Tô | 138 | 0,49% | Liêu Ninh | 13 | 0,05% |
Thượng Hải | 125 | 0,45% | Hải Nam | 12 | 0,04% |
Tứ Xuyên | 114 | 0,41% | Ninh Hạ | 11 | 0,04% |
Chiết Giang | 93 | 0,33% | Tân Cương | 10 | 0,04% |
Phúc Kiến | 92 | 0,33% | Hắc Long Giang | 5 | 0,02% |
Sơn Đông | 87 | 0,31% | Cát Lâm | 4 | 0,01% |
Cam Túc | 62 | 0,22% | Nội Mông | 2 | 0,01% |
Trùng Khánh | 58 | 0,21% | Tây Tạng | 0 | 0,00% |
Thanh Hải | 52 | 0,19% | |||
Tổng cộng | 27.890 |
Phong tỏa không nổi người dân ra đi tìm đường sống, duy trì sự ổn định làm cho dịch bệnh khó kiểm soát hơn
Ngày 16/2, bốn thành phố ở tỉnh Hồ Bắc có lượng người dân Vũ Hán đổ vào đông nhất là: Hoàng Cương (38,97%), Hiếu Cảm (32,77%), Hàm Ninh (12,18%) và Ngạc Châu (10,16%).
Trong vòng 15 ngày tiếp theo, bốn thành phố có số người đổ vào nhiều nhất ở tỉnh Hồ Bắc vẫn là: Hoàng Cương (33,57%), Hiếu Cảm (32,67%), Ngạc Châu (10,51%) và Hàm Ninh (9,51%).
Theo dữ liệu về dịch bệnh do Ủy ban Y tế và Sức khỏe Hồ Bắc công bố, tại tỉnh Hồ Bắc, ngoại trừ thành phố Vũ Hán, bốn thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: Hiếu Cảm, Hoàng Cương, Kinh Châu và Ngạc Châu. Bốn thành phố này là những thành phố nằm sát cạnh Vũ Hán.
Và dữ liệu lớn của phòng viễn thông cho thấy ngay cả sau khi Vũ Hán đóng cửa thành phố, phần lớn người dân ra khỏi Vũ Hán vẫn đổ vào 4 thành phố này.
Số điện thoại di động trong nước chuyển từ Vũ Hán sang thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc trong vòng 15 ngày (từ 1-15/2)
Tỉnh | Tổng (người) | Tỷ lệ | Tỉnh | Tổng (người) | Tỷ lệ |
Hoàng Cương | 32,558 | 33,57% | Tương Dương | 1395 | 1,44% |
Hiếu Cảm | 31.688 | 32,67% | Nghi Xương | 1112 | 1,15% |
Ngạc Châu | 10.195 | 10,51% | Tùy Châu | 794 | 0,82% |
Hàm Ninh | 9227 | 9,51% | Kinh Môn | 649 | 0,67% |
Các huyện trực thuộc tỉnh | 3838 | 3,96% | Ân Thi | 484 | 0,50% |
Hoàng Thạch | 2554 | 2,63% | Thập Yến | 421 | 0,43% |
Kinh Châu | 2082 | 2,15% | |||
Tổng cộng | 96.997 |
Số điện thoại di động từ Vũ Hán chuyển tới trú tại các tỉnh khác trong vòng 15 ngày (từ 1-15/2)
Tỉnh | Tổng (người) | Tỷ lệ | Tỉnh | Tổng (người) | Tỷ lệ |
Hồ Bắc trừ Vũ Hán | 96.997 | 69,94% | Hà Bắc | 602 | 0,43% |
Hồ Nam | 5455 | 3,93% | Vân Nam | 495 | 0,36% |
Quảng Đông | 4995 | 3,60% | Quảng Tây | 454 | 0,33% |
Phúc Kiến | 4905 | 3,54% | Bắc Kinh | 443 | 0,32% |
Giang Tô | 4617 | 3,33% | Thiên Tân | 439 | 0,32% |
Thượng Hải | 3176 | 2,29% | Sơn Tây | 317 | 0,23% |
An Huy | 2565 | 1,85% | Thanh Hải | 221 | 0,16% |
Hà Nam | 2350 | 1,69% | Quý Châu | 192 | 0,14% |
Trùng Khánh | 2242 | 1,62% | Ninh Hạ | 182 | 0,13% |
Tứ Xuyên | 2161 | 1,56% | Nội Mông | 166 | 0,12% |
Giang Tây | 1389 | 1,00% | Hải Nam | 104 | 0,07% |
Sơn Đông | 1073 | 0,77% | Cát Lâm | 81 | 0,06% |
Thiểm Tây | 887 | 0,64% | Hắc Long Giang | 72 | 0,05% |
Chiết Giang | 720 | 0,52% | Tân Cương | 68 | 0,05% |
Cam Túc | 680 | 0,49% | Tây Tạng | 4 | 0,00% |
Liêu Ninh | 633 | 0,46% | |||
Tổng cộng | 138.685 |
Những người dân Vũ Hán "tị nạn" phải chạy đi vì không muốn bị mắc kẹt ở Vũ Hán, nhưng điều này không chỉ làm tình hình dịch bệnh tại các khu vực tâm dịch ngày càng trở nên phức tạp, mà còn khiến người dân địa phương không được điều trị hiệu quả và thiếu thông tin chân thực, khiến cho sự tình lại càng thêm hoảng loạn.
Nói cách khác, chưa đề cập đến liệu biện pháp phòng dịch phong tỏa thành phố hà khắc - thậm chí động thái này được ví giống như thời "cách mạng văn hóa' - của chính quyền Trung Quốc có thể ngăn chặn sự lây lan hoặc đột biến của Covid-19 hay không, nhưng những dữ liệu biến động lớn và thay đổi liên tục của chính Trung Quốc đã báo trước viễn cảnh về cuộc chiến phòng chống dịch bệnh. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân ở Vũ Hán và thậm chí cả Hồ Bắc dường như đang bị đưa ra đánh đổi với "duy trì sự ổn định và ngăn chặn dịch bệnh", sẽ tạo ra sự hoảng loạn toàn quốc và thậm chí toàn cầu. Điều này chắc chắn sẽ buộc hàng ngàn người dân Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc phải chạy trốn.
Đây là lý do tại sao hơn ba tuần sau khi đóng cửa thành phố Vũ Hán, hàng ngàn người vẫn chạy trốn mỗi ngày khỏi cái nơi được người dân ví như 'địa ngục trần gian" này.
Minh Thanh- Theo Epoch Times.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét