Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Tỷ lệ chết của BN COVID-19 nặng cao hơn SARS

Gay thật. Theo thông tin từ một bác sĩ tuyến đầu ở Vũ Hán, viêm phổi Vũ Hán không có thuốc đặc trị. Sau khi bệnh nhân nặng nhập viện, chỉ có thể cứu sống được 10%. Số bệnh nhân nặng còn lại hầu hết chỉ được điều trị triệu chứng. Về cơ bản không cần đặt ống nội khí quản, tức là chấp nhận cứ để thế chờ chết. Do trong phổi chứa đầy dịch nên cuối cùng họ sẽ rơi vào tình trạng “chết đuối trên cạn”. 
Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 nặng là cao hơn SARS
Hương Xuân • 24/02/20 Sự bùng phát dịch viêm phổi (COVID-19) tại Trung Quốc đại lục đã nằm ngoài tầm kiểm soát, riêng tình hình ở Vũ Hán thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, một tình nguyện viên phi chính phủ ở Vũ Hán cho biết, lò hỏa táng địa phương có thể đốt 1.000 đến 2.000 thi thể mỗi ngày và đã hoạt động trong hơn 20 ngày. 

Bé gái đang chơi một mình tại quảng trường ở 
thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 15/01/2020.
Trong khu cách ly, một bệnh nhân chứng kiến ​​cái chết của một bệnh nhân khác và một số bác sĩ đã mang thi thể ra ngoài. Xu Wenli, tình nguyện viên dân sự ở Vũ Hán, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, các thiết bị bảo hộ của nhân viên y tế tuyến đầu là khan hiếm. Một số người mặc một bộ đồ bảo hộ trong hai ngày liền, còn một số người khác phải mặc đồ bảo hộ tự chế. Và các nhân viên y tế ở Vũ Hán lại trở thành nhóm người dễ bị lây nhiễm nhất.

Ông còn cho biết: "Con virus, bản thân nó không hề phân biệt cao thấp sang hèn. Tỷ lệ tử vong do virus lần này chắc chắn cao hơn SARS, hơn nữa nó ập đến quá nhanh, còn SARS thì không quá dữ dội như vậy. Hiện tại, Nhà tang lễ Vũ Hán đốt xác chết mỗi ngày, vậy phải đốt bao nhiêu cái xác? Hàng ngàn người đã chết ở Vũ Hán đúng không? Một hoặc hai ngàn xác chết có thể bị đốt trong một ngày, vậy mà đến bây giờ nó đã hoạt động được hơn 20 ngày rồi”.

Sau cái chết của ông Lưu Trí Minh (Liu Zhiming), giám đốc Bệnh viện Vũ Xương ở Vũ Hán vào ngày 18/2, thì tin tức ông Vương Bình (Wang Ping), giám đốc Bệnh viện số 8 Vũ Hán, đang trong cơn nguy kịch, đã đến vào ngày hôm sau. Một số cư dân mạng đã để lại tin nhắn, nói rằng giám đốc bệnh viện đã bị nhiễm bệnh, chưa kể các nhân viên y tế khác, đã cho thấy việc lây nhiễm xảy ra trên quy mô lớn trong nhân viên y tế tuyến đầu ở Vũ Hán đã trở nên rất phổ biến.

Một tình nguyện viên từ Vũ Hán dẫn lời hệ thống y tế địa phương cho biết: "Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều là do các biện pháp bảo hộ không đảm bảo tiêu chuẩn đủ cao, vì vậy nhiều người đã bị nhiễm bệnh. Người dân thường hay bị lây nhiễm chéo, một là do sự thiếu hiểu biết, và hai là chính phủ đã che giấu tin tức, cho nên đến khi người dân biết được thì đã quá muộn, đến lúc đó, cách ly về cơ bản chính là đối mặt với cái chết”. “Ban đầu chỉ là bệnh nhẹ, nhưng khi người bệnh không thể chống lại được virus, và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đặc biệt nghiêm trọng là hơn 50%. Nếu người bệnh phải dùng máy ECMO (có khả năng thay thế chức năng của phổi), có nghĩa là bệnh đã rất nghiêm trọng rồi. Người bệnh phải trả chi phí khá cao khi được sử dụng máy này".

Ngoài ra, theo thông tin từ một bác sĩ tuyến đầu ở Vũ Hán, viêm phổi Vũ Hán không có thuốc đặc trị. Sau khi bệnh nhân nặng nhập viện, chỉ có thể cứu sống được 10%, số bệnh nhân nặng còn lại hầu hết chỉ được điều trị triệu chứng. Do trong phổi chứa đầy dịch nên cuối cùng họ sẽ rơi vào tình trạng “chết đuối trên cạn”.

Bác sĩ còn cho biết, một khi bệnh nhân được đặt ống nội khí quản (thở máy xâm lấn thông qua ống này), tiên lượng bệnh sẽ rất xấu. Nếu người bệnh được chạy ECMO, thì dù phổi đã bị tổn thương nhưng vẫn có thể tiếp tục sống được qua ngày. Tuy nhiên, vì điều kiện an toàn (cho cả bác sĩ và bệnh nhân), khi việc đặt ống nội khí quản không được đảm bảo, và ngay cả khi bệnh nhân được đặt nội khí quản thì hiệu quả điều trị cũng không chắc chắn tốt hơn, do đó với bệnh nhân nặng, về cơ bản có thể không cần đặt ống nội khí quản.

Hương Xuân
Theo Vision Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét