Đoạn này nói chính xác thực trạng hiện nay "Về vấn đề tìm nguồn nguyên liệu thay thế từ nước khác và thị trường mới thay thế thị trường Trung Quốc thì sao? Nói thì quá dễ, nhưng với hơn 30 năm lăn lộn trên thương trường, tôi không thể tiếp tục đánh đố hay tưởng tượng hai chuyện đó giống như từ tay phải chuyển sang tay trái một cách dễ dàng được. Hầu như mọi chủ doanh nghiệp đều cùng chung suy nghĩ của tôi". Lại nhớ lời cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: "Một thời đại Bắc thuộc mới lại bắt đầu". Rõ ràng đây là một thành công vĩ đại của chính quyền Trung Quốc, đồng thời là một thất bại thảm hại của chính quyền Việt Nam. Chắc chắn chính quyền Trung Quốc chủ động để VN phụ thuộc hoàn toàn vào họ để từng bước sáp nhập VN vào nước họ. Không biết chính quyền VN có chủ động ngả mình vào vòng tay nước mẹ không ? Có thể chính quyền VN đã và đang chủ động trong suốt 30 năm qua nhưng nhân dân VN thì không bao giờ muốn mà do cơ chế nên họ đã bị đẩy vào đó.
Chắc chắn, số ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc không nhỏ hơn 50%. Đó là những ngành như dệt may, da giày, vật liệu trong xây dựng, sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu phụ trợ...
Và dễ tổn thương nhất là các doanh nghiệp sản xuất nông sản. Họ lệ thuộc gần như 100% vào thị trường Trung Quốc, và đang khóc ròng, khóc không ra thành tiếng nữa.
Chỉ cần nhìn số liệu thống kê năm 2019 thì rõ. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc 75 tỉ đô la Mỹ.
Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của riêng hai nước đã chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Nếu soi cho kỹ, sẽ thấy chúng ta nhập chủ yếu là nguyên vật liệu, xuất chủ yếu nông sản và nguyên liệu thô.
Ngay vào cuối tháng 2 này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chắc cũng sẽ “ngáp ngáp”, chết dần chết mòn rồi.
Về vấn đề tìm nguồn nguyên liệu thay thế từ nước khác và thị trường mới thay thế thị trường Trung Quốc thì sao?
Nói thì quá dễ, nhưng với hơn 30 năm lăn lộn trên thương trường, tôi không thể tiếp tục đánh đố hay tưởng tượng hai chuyện đó giống như từ tay phải chuyển sang tay trái một cách dễ dàng được.
Hầu như mọi chủ doanh nghiệp đều cùng chung suy nghĩ của tôi. Tất cả đều “mắc kẹt” trong luồng chảy của chuỗi sản xuất, chuỗi kinh doanh.
Sự thể là như thế này.
Đâu là nơi cung cấp nguyên vật liệu vừa nhanh, vừa rẻ, vừa ứng biến cho khách hàng uyển chuyển nhất? Đó là Trung Quốc.
Đâu là thị trường hao hao giống như Việt Nam cho phép thanh toán gối đầu, đổi trả, đền bù, đặt hàng từng chiếc đến từng tấn đều được, và cả sự thích nghi sáng tạo mẫu mã thật chớp nhoáng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng? Đó là Trung Quốc.
Vậy liệu việc lựa chọn một thị trường cung ứng nguyên vật liệu khác có đáp ứng được những yếu tố trên không? Có đảm bảo được là “con dâu” ngoan, tốt, luôn “chiều chồng” như các nhà cung ứng Trung Quốc?
Đó là chưa kể đến một thực tế khác: khi các nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công sản xuất, nguyên vật liệu cũng được họ mua của Trung Quốc.
Tất nhiên, ngay cả với việc phải chọn mua nguyên vật liệu các nước khác nhằm thay thế Trung Quốc thì cũng cần có thời gian, ít nhất là sáu tháng. Đó là khoảng thời gian nhằm đi lùng sục, tìm kiếm rồi trao đổi để họ cung ứng nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Chắc chắn, khi tìm được rồi, doanh nghiệp sẽ phải tính lại giá thành, sao cho giá không quá đắt so với hàng Trung Quốc, mà chất lượng lại tương đương để đảm bảo tính cạnh tranh.
Trong trường hợp, giá thành bị đội lên thì nó sẽ đồng nghĩa với việc không thể bán ra thị trường được, hoặc phải bỏ khá nhiều thời gian, công sức tiếp thị, thuyết phục khách hàng. Không dễ.
Một thực tế: dẫu cho doanh nghiệp năng động đến cỡ nào đi chăng nữa, cũng phải thay đổi toàn bộ kế hoạch. Họ còn phải giảm bớt chỉ tiêu, giảm bớt lao động, giảm giờ làm việc của khối gián tiếp; cân đối nguyên vật liệu tồn kho...
Và hẳn cũng sẽ đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng, tung nhân viên đi tìm khách hàng tận nhà. Chẳng hạn, đối với Bita’s, thường sẽ có hội nghị chào hàng được tổ chức mỗi năm. Giờ do có dịch, không mời khách hàng tập trung lại được, cho nên sẽ chủ động tìm tới khách để chào hàng.
Nói thế nào đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng chỉ có thể xoay xở bó hẹp trong phạm vi ngành nghề của mình và tự bươn chải nhằm giải quyết khó khăn là chính.
Ở một góc độ “cao”, mong Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa, hành động ráo riết hơn nữa để hỗ trợ cho doanh nghiệp, ngay cả sau khi dịch được khắc phục. Bởi rõ ràng hậu quả để lại sẽ kéo dài đến hết năm 2020 là tối thiểu.
Bằng cách cắt giảm lãi suất ngân hàng thật mạnh, chứ đừng nhỏ giọt. Và tạm thời không thanh kiểm tra doanh nghiệp theo chỉ tiêu hàng năm nữa. Ngưng cả việc áp đặt một số luật lệ, quy định mới không mang tính hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo tôi được biết, Singapore và Đài Loan đã công khai việc giúp đỡ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của Covid-19. Phương thức hỗ trợ là giảm lãi suất, tiếp tục cho gia hạn các khoản vay, đáo hạn. Lãi suất cho vay của họ đã thấp, giờ lại còn giảm thêm; điều kiện cho vay cũng không khó. Đối với Đài Loan, từ lãi suất 2,5%/năm xuống còn 1,2-1,5%/năm. Singapore cũng giảm từ 1,5% xuống còn 0,8-1%/năm.
Ở Việt Nam, các ngân hàng cũng nói sẽ giảm lãi suất, nhưng kèm theo đó là doanh nghiệp phải chứng minh rõ thiệt hại; và mức lãi suất cũng cứ xoay quanh 7-9,5%/năm. Vậy cho nên doanh nghiệp Việt Nam thiệt thòi lắm.
Hãy giải quyết gấp những bức bách liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp...
Rời xa Trung Quốc nào có dễ!
Đỗ Long, Tổng giám đốc Bita’s, 23/2/2020
(TBKTSG) - Không có cơ sở để kết luận toàn bộ kinh tế Việt Nam đều ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, với nền kinh tế mà doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% và lệ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc, tác động của việc tạm thời gián đoạn giao thương với “công xưởng thế giới” là một cơn ác mộng đối với họ. Về con số GDP của quốc gia - chắc chắn sẽ giảm, hãy để các bộ ngành tính toán, đưa ra đánh giá.Đỗ Long, Tổng giám đốc Bita’s, 23/2/2020
Nguyên phụ liệu ngành giày dép phụ thuộc nhiều
từ thị trường Trung Quốc. Ảnh: Thành Hoa
Riêng cá nhân tôi, sẽ nhìn vào cách thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về cơn dịch là khả quan hay nguy hiểm hơn để chẩn đoán tình hình kinh tế. Nói đúng hơn là để đánh giá trực tiếp sức khỏe của doanh nghiệp mình, và ngành hàng có liên quan là giày dép.Chắc chắn, số ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc không nhỏ hơn 50%. Đó là những ngành như dệt may, da giày, vật liệu trong xây dựng, sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu phụ trợ...
Và dễ tổn thương nhất là các doanh nghiệp sản xuất nông sản. Họ lệ thuộc gần như 100% vào thị trường Trung Quốc, và đang khóc ròng, khóc không ra thành tiếng nữa.
Chỉ cần nhìn số liệu thống kê năm 2019 thì rõ. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc 75 tỉ đô la Mỹ.
Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của riêng hai nước đã chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Nếu soi cho kỹ, sẽ thấy chúng ta nhập chủ yếu là nguyên vật liệu, xuất chủ yếu nông sản và nguyên liệu thô.
Ngay vào cuối tháng 2 này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chắc cũng sẽ “ngáp ngáp”, chết dần chết mòn rồi.
Về vấn đề tìm nguồn nguyên liệu thay thế từ nước khác và thị trường mới thay thế thị trường Trung Quốc thì sao?
Nói thì quá dễ, nhưng với hơn 30 năm lăn lộn trên thương trường, tôi không thể tiếp tục đánh đố hay tưởng tượng hai chuyện đó giống như từ tay phải chuyển sang tay trái một cách dễ dàng được.
Hầu như mọi chủ doanh nghiệp đều cùng chung suy nghĩ của tôi. Tất cả đều “mắc kẹt” trong luồng chảy của chuỗi sản xuất, chuỗi kinh doanh.
Sự thể là như thế này.
Đâu là nơi cung cấp nguyên vật liệu vừa nhanh, vừa rẻ, vừa ứng biến cho khách hàng uyển chuyển nhất? Đó là Trung Quốc.
Đâu là thị trường hao hao giống như Việt Nam cho phép thanh toán gối đầu, đổi trả, đền bù, đặt hàng từng chiếc đến từng tấn đều được, và cả sự thích nghi sáng tạo mẫu mã thật chớp nhoáng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng? Đó là Trung Quốc.
Vậy liệu việc lựa chọn một thị trường cung ứng nguyên vật liệu khác có đáp ứng được những yếu tố trên không? Có đảm bảo được là “con dâu” ngoan, tốt, luôn “chiều chồng” như các nhà cung ứng Trung Quốc?
Đó là chưa kể đến một thực tế khác: khi các nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công sản xuất, nguyên vật liệu cũng được họ mua của Trung Quốc.
Tất nhiên, ngay cả với việc phải chọn mua nguyên vật liệu các nước khác nhằm thay thế Trung Quốc thì cũng cần có thời gian, ít nhất là sáu tháng. Đó là khoảng thời gian nhằm đi lùng sục, tìm kiếm rồi trao đổi để họ cung ứng nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Chắc chắn, khi tìm được rồi, doanh nghiệp sẽ phải tính lại giá thành, sao cho giá không quá đắt so với hàng Trung Quốc, mà chất lượng lại tương đương để đảm bảo tính cạnh tranh.
Trong trường hợp, giá thành bị đội lên thì nó sẽ đồng nghĩa với việc không thể bán ra thị trường được, hoặc phải bỏ khá nhiều thời gian, công sức tiếp thị, thuyết phục khách hàng. Không dễ.
Một thực tế: dẫu cho doanh nghiệp năng động đến cỡ nào đi chăng nữa, cũng phải thay đổi toàn bộ kế hoạch. Họ còn phải giảm bớt chỉ tiêu, giảm bớt lao động, giảm giờ làm việc của khối gián tiếp; cân đối nguyên vật liệu tồn kho...
Và hẳn cũng sẽ đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng, tung nhân viên đi tìm khách hàng tận nhà. Chẳng hạn, đối với Bita’s, thường sẽ có hội nghị chào hàng được tổ chức mỗi năm. Giờ do có dịch, không mời khách hàng tập trung lại được, cho nên sẽ chủ động tìm tới khách để chào hàng.
Nói thế nào đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng chỉ có thể xoay xở bó hẹp trong phạm vi ngành nghề của mình và tự bươn chải nhằm giải quyết khó khăn là chính.
Ở một góc độ “cao”, mong Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa, hành động ráo riết hơn nữa để hỗ trợ cho doanh nghiệp, ngay cả sau khi dịch được khắc phục. Bởi rõ ràng hậu quả để lại sẽ kéo dài đến hết năm 2020 là tối thiểu.
Bằng cách cắt giảm lãi suất ngân hàng thật mạnh, chứ đừng nhỏ giọt. Và tạm thời không thanh kiểm tra doanh nghiệp theo chỉ tiêu hàng năm nữa. Ngưng cả việc áp đặt một số luật lệ, quy định mới không mang tính hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo tôi được biết, Singapore và Đài Loan đã công khai việc giúp đỡ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của Covid-19. Phương thức hỗ trợ là giảm lãi suất, tiếp tục cho gia hạn các khoản vay, đáo hạn. Lãi suất cho vay của họ đã thấp, giờ lại còn giảm thêm; điều kiện cho vay cũng không khó. Đối với Đài Loan, từ lãi suất 2,5%/năm xuống còn 1,2-1,5%/năm. Singapore cũng giảm từ 1,5% xuống còn 0,8-1%/năm.
Ở Việt Nam, các ngân hàng cũng nói sẽ giảm lãi suất, nhưng kèm theo đó là doanh nghiệp phải chứng minh rõ thiệt hại; và mức lãi suất cũng cứ xoay quanh 7-9,5%/năm. Vậy cho nên doanh nghiệp Việt Nam thiệt thòi lắm.
Hãy giải quyết gấp những bức bách liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét