Truyền thông Đức: Dịch bệnh là khủng hoảng lớn nhất đối với ông Tập Cận Bình
Mặc dù dịch bệnh là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt kể từ khi nhậm chức, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh vẫn chưa hạ gục được ông. Các nhà lãnh đạo cao cấp trong đảng, đặc biệt là những người phản đối ông Tập Cận Bình, đã không dám và không thể tận dụng sự bất mãn trong xã hội để cộng hưởng phản đối chống lại ông. Có thể nói trong đảng chưa có một ai dám làm vậy. Nhiều quan chức có thể đang âm thầm chuẩn bị rời chiếc thuyền đắm bỏ chạy, nhưng không ai muốn làm người đầu tiên công khai phản đối và đều chỉ muốn "ngồi tạm để quá giang". Đây là tình hình hiện tại.
Thời báo Deutsche Welle đã đăng một bài bình luận nói rằng: Đấu tranh là triết lý hành động của ĐCSTQ. Sau khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán, mặc dù ngoại giới không rõ nó sẽ gây ra các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong giới cầm quyền như thế nào, nhưng chắc chắn việc đấu tranh quyền lực là có tồn tại...
Do chính quyền Trung Quốc che đậy thông tin, khiến dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) lây lan rộng khắp Trung Quốc, gây phẫn nộ trong dân chúng. Tuy nhiên, truyền thông Đức nhận định rằng: mặc dù dịch bệnh là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt kể từ khi lên nắm quyền, nhưng đến thời điểm hiện tại nó vẫn chưa thể đánh bại ông, và chỉ có thể nói rằng trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa có một nhân vật nào dám ra mặt phản đối. Hiện tại, quyền lực của ông Tập Cận Bình có ổn định hay không nằm ở biến số lớn nhất chính là quyền lực quân sự.
Thời báo Deutsche Welle đã đăng một bài bình luận nói rằng: Đấu tranh là triết lý hành động của ĐCSTQ. Sau khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán, mặc dù ngoại giới không rõ nó sẽ gây ra các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong giới cầm quyền như thế nào, nhưng chắc chắn việc đấu tranh quyền lực là có tồn tại. Phản ứng chậm trễ và không thỏa đáng trước dịch bệnh của chính quyền trong giai đoạn đầu đã đẩy ông Tập Cận Bình vào tình huống bị động.
Bài báo cũng nói rằng: Với dịch bệnh lần này - đúng như ông Đinh Tương Dương, thành viên của Nhóm chỉ đạo trung ương và Phó tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, cho biết tại một cuộc họp báo, là trận chiến ‘dịch bệnh’ lớn nhất kể từ khi thành lập ĐCSTQ. Dịch bệnh ập tới nhanh chóng, lây truyền mạnh mẽ với phạm vi lan rộng khắp, toàn xã hội phải đứng trước những thách thức và áp lực lớn chưa từng có.
Người sớm nhất vén lộ bức màn đấu tranh quyền lực trong các lãnh đạo cấp cao là thị trưởng Vũ Hán, ông Chu Tiên Vượng. Trong một cuộc phỏng vấn với CCTV vào ngày 27/1, ông tiết lộ rằng "các cấp trên không phê chuẩn cho công khai tình hình dịch bệnh". Thời điểm đó truyền thông phát hiện ra 8 người truyền tin cảnh báo về dịch bệnh bị cảnh sát Vũ Hán cảnh cáo gọi là ‘kẻ tung tin đồn’ - thực ra họ đều là các bác sĩ tuyến đầu, điều này đã gây ra sự phẫn nộ lớn trong dân chúng.
Đặc biệt là khi bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong 8 "người tung tin đồn" bị chết vì nhiễm dịch, sự kiện này đã thúc đẩy thái độ giận dữ của người dân lên đỉnh điểm đồng thời nó cũng trực tiếp thể hiện sự mất niềm tin và bất mãn mạnh mẽ của đông đảo người dân Trung Quốc đối với cá nhân ông Tập Cận Bình. Trong khoảng thời điểm "nhạy cảm" đó, các nhà trí thức tự do đã từng công khai kêu gọi ông Tập từ chức.
Bài báo phân tích rằng: Thời điểm đặc biệt lúc đó chắc chắn sẽ thúc đẩy các giới tri thức tinh anh lên tiếng, đồng thời sẽ được các nhóm trong xã hội và nội bộ ĐCSTQ phản đối ông Tập lợi dụng biến thành công cụ gây áp lực cho người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh. Thời điểm đó, tình huống của ông Tập rất bị động, bởi vì những tấn công và chỉ trích trong xã hội đều nhắm vào ông, yêu cầu ông phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc để dịch bệnh mất kiểm soát. Hình tượng và quyền uy của Tập Cận Bình đã bị tổn hại nghiêm trọng. Rất nhiều quan chức đều ở trong trạng thái chờ đợi và quan sát, xem ông ta có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này không, tùy thời cơ mà chuẩn bị phản lại.
Để tự cứu mình, ông Tập Cận Bình đột nhiên đã đưa ra quyết định đóng cửa Vũ Hán. Sau đó, ông thành lập một nhóm điều tra để điều tra sự việc cảnh cáo bác sĩ Lý Văn Lượng và thay thế các lãnh đạo chính của Hồ Bắc, Vũ Hán. Đồng thời tập trung tổ chức các cuộc họp với Ủy ban Thường vụ, nhóm và Bộ Chính trị để chỉ huy chống dịch bệnh, hai phiên họp chính phủ ngày 24/2 đã bị hoãn.
Bài báo bày tỏ sự tin tưởng rằng: Sự phẫn nộ của người dân trước dịch bệnh đã có đủ "lực sát thương" đối với ông Tập. Nếu vào thời điểm đó, trong giới cầm quyền có người hưởng ứng, nó có thể sẽ khiến cục diện thay đổi.
Tuy vậy, với việc triển khai và thúc đẩy một loạt các biện pháp "thúc đẩy chống dịch". Ông Tập Cận Bình đã thoát khỏi tình trạng bị động này đồng thời giành lại quyền chủ động và chủ đạo trong đấu tranh nội bộ đảng.
Mặc dù dịch bệnh là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt kể từ khi nhậm chức, nhưng tính đến thời điểm hiện tại. dịch bệnh vẫn chưa hạ gục được ông. Các nhà lãnh đạo cao cấp trong đảng, đặc biệt là những người phản đối ông Tập Cận Bình, đã không dám và không thể tận dụng sự bất mãn trong xã hội để cộng hưởng phản đối chống lại ông. Có thể nói trong đảng chưa có một ai dám làm vậy. Nhiều quan chức có thể đang âm thầm chuẩn bị rời chiếc thuyền đắm bỏ chạy, nhưng không ai muốn làm người đầu tiên công khai phản đối và đều chỉ muốn "ngồi tạm để quá giang". Đây là tình hình hiện tại.
Bài báo cũng chỉ ra rằng ông Tập lần này lại có thể lấy lại thế chủ động và chủ đạo trong cuộc đấu tranh quyền lực cũng liên quan đến việc ông ta trực tiếp nắm trong tay các lực lượng có quyền lực của nhà nước, đặc biệt là cảnh sát và quân đội. Nếu các lực lượng nắm quyền lực và quân đội không phản bội, sẽ rất khó để các quan chức cấp cao có thể nổi dậy. Tuy nhiên, lòng trung thành của quân đội đối với nhà lãnh đạo cao nhất cũng phụ thuộc vào mức độ phản đối trong xã hội và nội bộ đảng. Nếu nhà lãnh đạo cao nhất tàn bạo khét tiếng, mất hết nhân tâm, sự phản đối và bất mãn trong xã hội và nội bộ đảng lên tới mức công khai, thì khi đó tướng lĩnh quân đội cũng sẽ có sự lựa chọn thuận theo thời thế.
Liên quan đến việc một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã lập ra kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp, ngày 21/2 Yahoo News cho biết theo các nguồn tin tiết lộ rằng: cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện một số dấu hiệu cho thấy các quan chức ĐCSTQ đang lên kế hoạch khẩn cấp chạy trốn khỏi Trung Quốc. Bài báo nhận định rằng điều này cho thấy được mức độ lo lắng trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh trước sự bùng phát của dịch bệnh.
Theo bài báo, vì nghi ngờ các quan chức Trung Quốc che giấu thông tin về dịch bệnh, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã giúp chính phủ thu thập thông tin về Covid-19 trên toàn cầu và cả Trung Quốc. Theo 2 người đưa tin cho biết nguồn thông tin tốt nhất về Covid-19 và những phản ứng từ phía chính phủ Trung Quốc là các kênh quân sự.
Một cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ cho biết chủ đề họ tập trung theo dõi quan trọng nhất là kế hoạch của các lãnh đạo Trung Quốc - "hoạt động có tính liên tục". Chủ đề theo dõi này có thể liên quan đến các động thái an ninh của các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ như rời khỏi Trung Quốc hoặc tìm kiếm nơi trú ẩn ở nước ngoài, "tương tự như nơi trú ẩn ngày tận thế của Hoa Kỳ".
Minh Thanh
Theo Secretchina
Bài báo cũng chỉ ra rằng ông Tập lần này lại có thể lấy lại thế chủ động và chủ đạo trong cuộc đấu tranh quyền lực cũng liên quan đến việc ông ta trực tiếp nắm trong tay các lực lượng có quyền lực của nhà nước, đặc biệt là cảnh sát và quân đội. Nếu các lực lượng nắm quyền lực và quân đội không phản bội, sẽ rất khó để các quan chức cấp cao có thể nổi dậy. Tuy nhiên, lòng trung thành của quân đội đối với nhà lãnh đạo cao nhất cũng phụ thuộc vào mức độ phản đối trong xã hội và nội bộ đảng. Nếu nhà lãnh đạo cao nhất tàn bạo khét tiếng, mất hết nhân tâm, sự phản đối và bất mãn trong xã hội và nội bộ đảng lên tới mức công khai, thì khi đó tướng lĩnh quân đội cũng sẽ có sự lựa chọn thuận theo thời thế.
Liên quan đến việc một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã lập ra kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp, ngày 21/2 Yahoo News cho biết theo các nguồn tin tiết lộ rằng: cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện một số dấu hiệu cho thấy các quan chức ĐCSTQ đang lên kế hoạch khẩn cấp chạy trốn khỏi Trung Quốc. Bài báo nhận định rằng điều này cho thấy được mức độ lo lắng trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh trước sự bùng phát của dịch bệnh.
Theo bài báo, vì nghi ngờ các quan chức Trung Quốc che giấu thông tin về dịch bệnh, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã giúp chính phủ thu thập thông tin về Covid-19 trên toàn cầu và cả Trung Quốc. Theo 2 người đưa tin cho biết nguồn thông tin tốt nhất về Covid-19 và những phản ứng từ phía chính phủ Trung Quốc là các kênh quân sự.
Một cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ cho biết chủ đề họ tập trung theo dõi quan trọng nhất là kế hoạch của các lãnh đạo Trung Quốc - "hoạt động có tính liên tục". Chủ đề theo dõi này có thể liên quan đến các động thái an ninh của các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ như rời khỏi Trung Quốc hoặc tìm kiếm nơi trú ẩn ở nước ngoài, "tương tự như nơi trú ẩn ngày tận thế của Hoa Kỳ".
Minh Thanh
Theo Secretchina
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét