Đoạn này cho thấy quyền lực của Tập Cận Bình chưa phải là tối cao: Ông đã liên tục đưa ra chỉ thị và phê duyệt, chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh. Ông đã gửi đi chỉ thị sớm nhất vào ngày 7/1, ngày 20/1 phê duyệt, ngày 22/1 đã “yêu cầu một cách minh xác”. Một sự thực chấn động là: Ngày 7/1 trong nội dung nhắc tới tình hình dịch bệnh Vũ Hán (của Tập)dường như đều bị truyền thông của giới chức “giữ lại không gửi đi”, bên ngoài căn bản không ai hay biết. Người nói liệu có biết rằng ông Tập đã bị “bưng bít”, hoặc là nội dung thông báo không phù hợp để công chúng được biết? Suy cho cùng, cái gốc vẫn là không có tự do.
GS nổi tiếng TQ dũng cảm nói về tự do báo chí
Gs Hạ Vệ Phương đã viết về "Cái giá thảm khốc liệu có thể đổi lấy tự do báo chí". Ông là phái tự do trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc. Bài viết của ông về tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán, đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng internet. Ông viết "mong sao cái giá thảm khốc này đủ để những nhà cầm quyền tỉnh ngộ: Không được tự do thông tin, không chỉ khiến dân sinh lắm nạn, hơn nữa Chính phủ cũng mất uy tín, càng không cần nhắc tới năng lực và thể hệ cai trị hiện đại hóa.”
Giáo sư Hạ Vệ Phương (Ảnh: Japaneseclass)
Theo tài liệu công khai cho biết, giáo sư Hạ Vệ Phương là cựu tổng biên tập của tờ “Trung Ngoại Pháp Học”, kiêm giáo sư trường Đại học Bắc Kinh. Vì dám ‘cả gan’ bàn luận, nên ông nhiều lần bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp.Vào ngày 01/10/2015, ông đã phát biểu suy nghĩ của mình về ngày “1/10” (Quốc khánh Trung Quốc): “Tổ quốc tôi có thể là nước Tề, có lẽ bản thân tổ tiên cũng là kẻ ngoại lai. Dẫu thế nào, thì nói rằng tổ quốc có lịch sử lâu đời, có nền văn minh rạng rỡ, điều này tuyệt đối không phải nói về một quốc gia mới hơn 60 năm tuổi này. Không phù hợp với thực tế, lôgic cũng không thông. Cổ nhân biết rằng triều đại như nước chảy, dòng sông cố quốc mới mãi trường tồn. Nhưng nếu dùng cách nói truyền thống là ‘triều đại này’, thì dường như vẫn là một đế quốc. Thành thực là đại nạn!”
Những ngôn luận này đã bị nhóm dư luận viên “ngũ mao” công kích mạnh mẽ.
Vào đêm trước “Lục Tứ” (Sự kiện thảm sát học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989) năm 2017, ông Hạ Vệ Phương lại bị đàn áp ngôn luận. Hai trang blog của ông lần lượt bị đóng, tài khoản Weibo cũng bị “bịt miệng”. Tới nay trang blog của ông vẫn dừng tại năm 2017.
Ngày 18/5/2018 thời báo “The New York Times” của Mỹ đã đăng tải một bài phỏng vấn chuyên đề về ông. Lúc đó ông Hạ Vệ Phương thẳng thắn nói rằng: “Hiện giờ ngay cả những bài viết của tôi muốn đăng trên tạp chí học thuật cũng trở nên rất khó khăn.”
Dưới đây là bản viết tay bài viết của ông:
Hạ Vệ Phương: Cái giá thảm khốc liệu có thể đổi lấy tự do báo chí?
“Năm Canh Tý, suốt kỳ nghỉ Tết Trung Quốc ngắn ngủi, thành phố Vũ Hán giao thông nối liền với 9 tỉnh, từ một đại đô thị phồn hoa nhanh chóng trở thành một địa ngục trần gian. Dịch viêm phổi corona đột nhiên ập tới, trong chớp mắt đã khiến hàng loạt dân chúng thành phố Vũ hán bỏ mạng nơi hoàng tuyền, có những gia đình thậm chí cả nhà thiệt mạng. Con số thống kê tử vong do giới chức công bố, có thể khẳng định, là chưa bao gồm những người bệnh đã khuất dù chưa kịp chẩn đoán. Ngoài ra, Vũ Hán dẫn đầu việc phong tỏa thành phố, tiếp đó là Ôn Châu, Hàng Châu, các thành phố lớn cũng gấp rút tiếp bước, gần như toàn quốc đều ở trong trạng thái phong tỏa thành phố.
Đồng thời, loài virus đáng sợ này còn lan truyền tới mọi ngóc ngách trên toàn thế giới bằng máy bay phản lực và du thuyền hào nhoáng. Trong sự hoảng loạn trên toàn thế giới, các nước thi nhau tiến hành các biện pháp khẩn cấp, dừng bay, cấm nhập cảnh. Dường như thế giới đột nhiên lại quay trở về thời đại phong bế quốc gia xưa kia.
Tới nay, nguyên nhân gây nên thảm cảnh này vẫn còn rất nhiều ẩn số. Điều quan trọng nhất là, virus đến từ đâu, là nguyên nhân tự nhiên hay do sự cố nào đó, vẫn là một câu đố chưa được giải đáp. Nhưng, có thể xác thực được rằng, tính từ đầu tháng 12/2019, thời điểm phát hiện virus sớm nhất, cho tới ngày 20/1/2020, khi dịch bệnh được công khai, trong gần 2 tháng đó, người dân, gồm cả đại đa số cư dân thành phố Vũ Hán, đều không hề hay biết, vẫn đi thăm hỏi họ hàng, bè bạn, chén tạc chén thù, ra nước ngoài du lịch, rủ rê bạn bè. Giới quan chức vẫn say sưa ca múa, vũ hội, lưỡng hội ca ngợi công đức… Trong bữa tiệc ca ngợi cảnh thái bình, loài virus chết người đó đã lặng lẽ truyền nhiễm tới nghìn gia vạn hộ.
Đương nhiên, những y bác sĩ tuyến đầu đã có dự cảm. Họ không ngừng báo cáo tin tức nguy cấp tới chính quyền tỉnh thành, đặc biệt là Ủy ban Y tế. Thậm chí còn báo cáo lên trung ương thông qua con đường nội bộ. Nhưng nỗi lo khẩn thiết chẳng thể khiến thể chế quan liêu thức tỉnh, gồm cả những vị chuyên gia bị quan liêu hóa. Họ thề thốt chắc nịch với quốc dân rằng: Dịch bệnh có thể kiểm soát, chưa thấy lây nhiễm qua người.
Đối diện với sự phẫn nộ của công chúng và nỗi lo lắng của toàn thế giới, vị lãnh đạo cao nhất đích thân xuất hiện làm rõ mối ngờ. Ngày 15/2, tạp chí “Cầu Thị” đưa tin về bài phát biểu của Tập Cận Bình vào ngày 3/2, trước Ủy ban thường vụ Cục chính trị ĐCSTQ. Trong đó nhấn mạnh ông đã liên tục đưa ra chỉ thị và phê duyệt, chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh. Vào thời điểm đó, ông đã gửi đi chỉ thị sớm nhất vào ngày 7/1, ngày 20/1 phê duyệt, ngày 22/1 đã “yêu cầu một cách minh xác”. Vào ngày 1 tháng Giêng năm Canh Tý, tức ngày 25/1, lại triệu tập hội nghị Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ ‘tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục sắp xếp, tiếp tục động viên’ về việc phòng chống dịch bệnh, đồng thời quyết định thành lập Tổ lãnh đạo Ngăn ngừa dịch bệnh Trung ương.
Bản viết tay bài viết của Hạ Vệ Phương (Ảnh: Twitter)
Bản viết tay bài viết của Hạ Vệ Phương (Ảnh: Twitter)
Chúng ta tạm thời không nhắc lại rằng đến ngày 7/1 đã là một tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, cũng khó có thể hiểu được nội dung sắp xếp, động viên rốt cuộc thế nào, nhưng một sự thực chấn động là: Ngày 7/1 trong nội dung nhắc tới tình hình dịch bệnh Vũ Hán dường như đều bị truyền thông của giới chức “giữ lại không gửi đi”, bên ngoài căn bản không ai hay biết. Người nói liệu có biết rằng ông đã bị “bưng bít”, hoặc là nội dung thông báo không phù hợp để công chúng được biết? Suy cho cùng, cái gốc vẫn là không có tự do.
Nếu báo chí, truyền hình của Vũ Hán, Hồ Bắc có thể tự do và tự chịu trách nhiệm về việc báo cáo dịch bệnh, sao phải ỷ lại vào thể hệ quan liêu đùn đẩy trách nhiệm này? Sao phải để biết bao nhiêu người dân Vũ Hán và toàn quốc bị lây nhiễm, gặp tai ách như thế này?!
Hài, không nhiều lời nữa. Nhưng mong sao cái giá thảm khốc này đủ để những nhà cầm quyền tỉnh ngộ: Không được tự do thông tin, không chỉ khiến dân sinh lắm nạn, hơn nữa Chính phủ cũng mất uy tín, càng không cần nhắc tới năng lực và thể hệ cai trị hiện đại hóa.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét