Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Chuyện kể từ thôn Hoành!

Mình cứ ngạc nhiên về việc Chính quyền coi nhiều người dân thôn Hoành và cụ Kình là những tên khủng bố và Chủ tịch nước đã rất nhanh chóng tặng thưởng Huân chương vô cùng cao quý cho 3 chiến sĩ rơi xuống hố tử vong trong trận đánh thôn Hoành và bắn chết cụ Kình, nhưng tại sao đến giờ Chủ tịch nước không phong tặng danh hiệu anh hùng hay dũng sĩ diệt (???) và tặng huân chương cho những người đã trực tiếp bắn 4 phát đạn tiêu diệt cụ Kình trên gường ngủ nhỉ. Phải công khai danh tính những người đó cho toàn dân ngưỡng mộ và ghi danh cho hậu thế ngàn đời biết chứ nhỉ ? 
Chuyện kể từ thôn Hoành!
31/01/2020 Nguyễn Ngọc Nam Phong
Chúng tôi về thôn Hoành trong tiết trời se lạnh của ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Cái lạnh thời tiết cùng với thông tin về Đồng tâm, về cái chết đầy u uất của cụ Kình làm cho cái lạnh có vẻ lạnh thêm.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi
Hình tác giả chụp với cụ bà Dư Thị Thành
Ngay từ ngã ba Phúc Lâm, cách thôn Hoành vài cây số, những gì còn vương lại và được người dân miêu tả trong sự sợ hãi về sự hiện diện vòng ngoài của hàng ngàn cảnh sát, an ninh, mật vụ, cho thấy mức độ chính quyền tập kích thôn Hoành ngày 9/1/2020, quy mô và chuyên nghiệp hơn những gì đã được biết tới. Người ta ước tính có cả chục ngàn cảnh sát, quân đội cùng tham gia tập kích thôn hoành và dĩ nhiên, thôn Hoành “tanh bành” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Thực tế, nếu cái chết của cụ Kình đang tiếp tục gây nên một cảm xúc tiếc thương của hầu hết người dân trong vùng, thì thôn Hoành những ngày này mang một vẻ “bình yên” khác lạ. Thôn làng vắng người qua lại. Những bước chân vội vã của cư dân trong làng nhanh chóng mất hút trong những cánh cổng khép hờ. Người ta không còn nhìn thấy những nhóm người tụ tập thường khi bên những vệ đường, bên quán nước hay trước các ngôi nhà. Nếu phải ra ngoài mưu sinh hay chợ búa, tất cả đều được người dân làm thật nhanh và cũng rất nhanh lui vào sau cánh cổng các ngôi nhà như muốn trốn lánh một điều gì kinh khủng lắm!

Tất cả những người thôn Hoành chúng tôi gặp, dù là lương hay giáo, đều tỏ rõ sự bất an, với một tâm trạng dò xét. Nhiều người nói với chúng tôi rằng, cho đến hôm nay, họ vẫn không hiểu điều gì đã xảy ra, bởi đơn giản một điều, họ luôn tin tưởng vào chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, tin vào pháp luật của nhà nước. Họ không hiểu vì sao đang đêm cả làng bỗng chốc bị dựng dậy bởi tiếng súng, tiếng đạn bay, sự hiện diện của hàng ngàn cảnh sát các loại, án ngữ trước mọi ngôi nhà và sẵn sàng ra tay tàn độc bất cứ ai rời khỏi ngôi nhà.

Những gia đình có thân nhân bị bắt họ càng bất an hơn, vì họ không biết giờ này, thân nhân họ đang bị giam cầm ở đâu, còn sống hay đã chết. Họ không biết cậy nhờ ai để biết thông tin về thân nhân của mình. Đa phần người dân đều nghĩ rằng, trừ những người được đưa lên truyền hình trong màn kịch vụng về nhận tội là còn sống, còn tất cả đều đã chết. Ý nghĩ thường trực rằng thân nhân đã chết làm cho họ càng đau khổ, quay quắt một nỗi niềm.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và trong nhà

Không chỉ có vậy, nhiều người trong thôn đã từng nghĩ rằng, trước sức ép của dư luận, cùng sự đánh động của lương tri, nhà cầm quyền sẽ chùn bước, tìm cách làm cho sự vụ lắng lại. Nhưng, không phải vậy, những ngày này, tại Đồng Tâm, một số người tiếp tục bị nhà cầm quyền triệu tập điều tra, càng làm cho người dân hoang mang kinh sợ, bởi hôm nay, sau những đau thương không có lời giải của biến cố 9/1/2020,họ hiểu rằng, không có gì mà nhà cầm quyền không dám làm. Họ hiểu rằng, với chế độ hiện nay, người dân chỉ là thứ cỏ rác trong tay nhà cầm quyền. Một trong số những người dân chúng tôi gặp nói với chúng tôi rằng, đến cụ Kình, một đảng viên gương mẫu, được dân làng quý mến, với 58 năm tuổi đảng, luôn tin tưởng vào pháp luật nhà nước mà còn bị giết một cách oan ức, thì những người dân đen như chúng tôi họ sẽ không kể là gì?

Còn nhiều điều để kể và phải kể về thôn Hoành, về biến cố 9/1/2020, về những cái chết không lời giải của cụ Kình, của ba công an tham gia trận càn và nhất là, cái chết của một làng quê luôn tin vào chế độ chính trị, cái chết của nhân tâm con người nơi lực lượng cảnh sát, quân đội, trước đồng nào đồng chí của mình?

Chúng tôi rời làng Hoàng vào chính giờ Ngọ khi mặt trời đứng bóng. Nhưng, cái nóng của nắng ấm vẫn không xua tan cái lạnh trong lòng người.

Một nỗi buồn mênh mang và một câu hỏi chợt loé lên trong đầu, ai sẽ là người giúp bà con Đồng Tâm tìm lại công lý?

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và trong nhà
Tác giả và cụ bà Dư Thị Thành bên bàn thờ cụ Lê Đình Kình.

Không có mô tả ảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét