Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Nguy cơ phá sản ? Vingroup ngừng Vinpearl Air

Vượng Vin làm giàu từ câu kết với quan chức để kiếm siêu lợi nhuận trong lĩnh vực bất động sản, thực chất là chiếm đoạt tài nguyên đất nước và bóc lột nhân dân. Các lĩnh vực hoạt động khác của Vingroup hầu như chỉ là để rửa tiền và ngụy trang đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, kinh doanh dựa hoàn toàn vào giới quan chức là con dao hai lưỡi; khi quan chức vui thì hai bên chia nhau cùng hưởng, khi quan chức không vui thì doanh nghiệp lên thớt. Nguy hiểm nhất là lòng tham của quan chức thì vô đáy, càng ngày chúng càng khát tiền; trong khi đất đai có giá, dễ chiếm đoạt... ngày càng khan hiếm; cơ hội kiếm siêu lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng ít. Trường hợp Đồng Tâm là ví dụ mới nhất; quan chức và doanh nghiệp giờ đây không dễ dàng chiếm đoạt như trước được. Ví dụ khác là các dự án BOT BẨN. Hơn nữa quan chức tranh ăn đánh nhau; hậu quả cũng đổ lên đầu doanh nghiệp. Vụ Mobiphone mua AVG là ví dụ điển hình, gây thiệt hại trực tiếp hàng chục nghìn tỷ đồng cho anh em nhà Vượng Vin. Nhiều thông tin cho thấy ngày tàn của đế chế Vượng Vin đã có dấu hiệu bắt đầu.
Vingroup ngừng dự án Vinpearl Air
Ngô Minh 14/01/2020 - Sau khi kết quả thẩm định hồ sơ dự án hãng hàng không Vinpearl Air vừa được Bộ KH&ĐT trình lên Thủ tướng, Vingroup đã bất ngờ phát đi thông báo ngừng dự án này. Thông cáo từ Vingroup nêu rõ từ 14/1 chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Doanh nghiệp này cho hay đã gửi văn bản lên Bộ Giao thông Vận tải, chính thức xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh này. Điều này đồng nghĩa nhiều khả năng Hãng hàng không Vinpearl Air sẽ không thể cất cánh. Thông cáo của doanh nghiệp cũng không chia sẻ về tương lai của dự án hàng không này.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông 
báo rút khỏi mảng hàng không. Ảnh: Bloomberg.
Lý do cho quyết định trên được doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa ra là để "tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là công nghệ và công nghiệp của Vingroup".

Tập đoàn này cho hay quyết định trên không ảnh hưởng đến mảng đào tạo phi công do Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng Không VinAviation đảm nhiệm. Khoá đào tạo đang triển khai vẫn tiếp tục được duy trì với đầy đủ những cam kết đã có với học viên.

Đồng thời, Vingroup khẳng định vẫn tiếp tục tham gia các dự án xây dựng, cải tạo hạ tầng hàng không trên cả nước.

Trước đó theo hồ sơ gửi cơ quan chức năng xin thực hiện dự án, Vinpearl Air có tổng vốn đầu tư 4.700 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1.300 tỷ đồng, đặt trụ sở tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Vinpearl Air nêu rõ thời điểm cất cánh dự kiến là tháng 7/2020 nếu được phê duyệt. Lượng máy bay khai thác trong năm đầu là 6 chiếc thân hẹp loại 150-220 ghế. Trung bình hàng năm sẽ đưa vào khai thác thêm 6 máy bay và đến năm 2024 đạt 30 chiếc.

Trong 5 năm đầu hoạt động, Vinpearl Air sẽ tập trung duy trì số chuyến khai thác tại Nội Bài luôn trên mức 30% tổng số chuyến của hãng. Tại Tân Sơn Nhất, hãng sẽ khai thác 21 chuyến/tuần trong năm đầu tiên (chiếm 14,3%) và 112 chuyến/tuần trong năm thứ 5 (19,7%).

Trong năm đầu, dự án không lập kế hoạch khai thác đường bay quốc tế. Đến năm thứ hai (năm 2021), Vinpearl Air sẽ khai thác 32 chuyến quốc tế/tuần. Dự kiến đến năm 2025, Vinpearl Air khai thác 62 đường bay nội địa và 93 đường bay quốc tế.

Trước Vinpearl Air, Vingroup cũng đã rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp (Vinmart, Vinmart+ và VinEco) vào tháng 12/2019. Tập đoàn này sau đó cũng tuyên bố đóng cửa chuỗi cửa hàng điện máy Vinpro và VienthongA để dồn nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất.

Thị trường hàng không nội địa được xem là đang tới điểm bão hòa tăng trưởng do điểm nghẽn hạ tầng sân bay. Hiện Việt Nam có 5 hãng hàng không thương mại có thị phần đáng kể. Đứng đầu là Vietjet Air (42,2% thị phần), xếp sau là Vietnam Airlines (33,3%), Bamboo Airways (12,3%), Jetstar Pacific Airlines (10,6%) và VASCO (1,9%).

1 nhận xét: