Hiệp định EVFTA ảnh hưởng đến nông nghiệp Việt Nam như thế nào?
GS.TS VÕ TÒNG XUÂN - (HIỆU TRƯỞNG ĐH NAM CẦN THƠ)
EVFTA là một thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để cảnh tỉnh ngành nông nghiệp VN chuyển mình thực sự để vươn lên và bay xa, nếu không, sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Nông dân và DN nông nghiệp VN trước cánh cửa EVFTA mở rộng phải tổ chức lại sản xuất, chế biến... Trước hết, nông dân cần liên kết lại trong HTX kiểu mới và phải thực hành nghiêm quy trình sản xuất bền vững bằng cách giảm lượng phân thuốc hóa học, tăng cường phân hữu cơ và phân vi sinh để cây trồng khôi phục lại sức đề kháng thiên nhiên với sâu bệnh và nông sản an toàn hơn. GS.TS Võ Tòng Xuân trong lần hướng dẫn chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản đến thăm trang trại chuối xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Nhật Bản của nông dân Võ Quan Huy (Long An). Ảnh: LỤC TÙNG
Suốt 6 tháng nay, nhiều khách hàng Châu Âu đến Việt Nam (VN) đều náo nức với triển vọng Liên minh Châu Âu (EU) sẽ đưa VN vào vị trí tối huệ quốc khi đến tháng 11.2019 một số quốc gia tối huệ quốc khác bị loại ra ngoài. Điều này đã trở thành hiện thực khi lãnh đạo hai bên EU và VN đã ký kết ngày 30.6 vừa qua. Hiệp định sẽ có hiệu lực khi Nghị viện Châu Âu và Quốc hội VN phê duyệt. Các ngành thế mạnh của VN như điện tử, tin học, giày da, quần áo may sẵn, trái cây, gạo, thủy hải sản sẽ bán mạnh cho cả 28 quốc gia Châu Âu. Ngược lại, máy móc thiết bị tối tân, kể cả máy bay dân dụng của các nước EU cũng sẽ tràn ngập nước ta với giá rẻ.
Cạnh tranh hàng hóa sẽ xảy ra mạnh mẽ. Đây không những là cơ hội, mà còn là một thách thức lớn cho doanh nghiệp (DN) VN, nhất là DN tư nhân sản xuất nông nghiệp từ nông dân đến các Cty xuất khẩu nông sản.
Các viên chức EU và các công ty Bỉ, Hà Lan, Anh quốc, Pháp nhập khẩu nông sản cảnh báo liên tục với chúng ta rằng, hàng nông sản VN sẽ vào các nước EU dễ dàng, nhưng phải hết sức thận trọng tuân thủ các quy định của Châu Âu về an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất xứ nguồn gốc.
Anh bạn là thương nhân Bỉ có truyền thống mua bán gạo chuyên nghiệp từ nhiều đời đã nói với tôi rằng, Cty anh ấy sẽ là đầu ra tin cậy của gạo VN vì khách hàng truyền thống luôn có sẵn. Anh ấy và chuyên viên của Cty sẽ sang VN trực tiếp khảo sát chọn lựa vùng sản xuất lúa sạch với giống lúa ngon cơm hạt dài hoặc hạt trung bình của từng Cty muốn xuất khẩu cho anh ấy. Nhưng điều anh ấy mong muốn trước khi đặt chân đến VN là phải dẹp các loại thuốc BVTV độc hại, vì nếu tiếp tục duy trì, thì gạo VN khó có thể có đường đến Bỉ nói riêng và Châu Âu nói chung. Thậm chí, khi bị phát hiện có chất cấm thì có khi “tiền mất, tật mang”.
Anh bạn tôi quan tâm nhất với thuốc diệt khuẩn tricyclazole là loại thuốc độc bây giờ EU cấm tuyệt đối. Thế nhưng, nguy hiểm thay, thuốc này hiện được hầu hết nông dân trồng lúa ở ta chọn để phun lên bông lúa lúc mới trỗ để ngừa bệnh thối cổ bông.
Vấn đề quan trọng thứ hai mà anh ấy lưu ý là giống lúa VN trồng để xuất khẩu phải thật sự là giống của Việt Nam. Nếu sang Châu Âu mà lô hàng gạo của một Cty VN bị phát hiện qua phân tích hạt để truy nguyên nguồn gốc là giống của Thái Lan hay của Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc)... thì EU sẽ cấm không cho Cty đó xuất khẩu gạo vào EU nữa.
Hiện nay, các thương nhân Châu Âu đều biết nông dân VN sử dụng quá nhiều hoá chất từ phân bón hóa học đến chất kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV độc hại trên lúa và cây ăn trái. Và họ cũng dư biết là nhiều Cty xuất khẩu nông nghiệp của chúng ta sử dụng nguyên liệu gom lại từ nhiều nguồn khác nhau, rất khó để thực hiện truy nguyên được nguồn gốc.
Do đó nông dân và DN nông nghiệp VN trước cánh cửa EVFTA mở rộng phải tổ chức lại sản xuất, chế biến... Theo tôi, trước hết, nông dân cần liên kết lại trong HTX kiểu mới và phải thực hành nghiêm quy trình sản xuất bền vững bằng cách giảm lượng phân thuốc hóa học, tăng cường phân hữu cơ và phân vi sinh để cây trồng khôi phục lại sức đề kháng thiên nhiên với sâu bệnh và nông sản an toàn hơn.
Riêng các DN cần liên kết với các HTX nông nghiệp như thế để mua nguyên liệu sạch có xuất xứ rõ ràng mà chế biến nông sản sạch, an toàn, chất lượng... để đường hoàng đưa hàng vào EU một cách bền vững.
GS.TS VÕ TÒNG XUÂN - (HIỆU TRƯỞNG ĐH NAM CẦN THƠ)
Hiện nay, các thương nhân Châu Âu đều biết nông dân VN sử dụng quá nhiều hoá chất từ phân bón hóa học đến chất kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV độc hại trên lúa và cây ăn trái. Và họ cũng dư biết là nhiều Cty xuất khẩu nông nghiệp của chúng ta sử dụng nguyên liệu gom lại từ nhiều nguồn khác nhau, rất khó để thực hiện truy nguyên được nguồn gốc.
Do đó nông dân và DN nông nghiệp VN trước cánh cửa EVFTA mở rộng phải tổ chức lại sản xuất, chế biến... Theo tôi, trước hết, nông dân cần liên kết lại trong HTX kiểu mới và phải thực hành nghiêm quy trình sản xuất bền vững bằng cách giảm lượng phân thuốc hóa học, tăng cường phân hữu cơ và phân vi sinh để cây trồng khôi phục lại sức đề kháng thiên nhiên với sâu bệnh và nông sản an toàn hơn.
Riêng các DN cần liên kết với các HTX nông nghiệp như thế để mua nguyên liệu sạch có xuất xứ rõ ràng mà chế biến nông sản sạch, an toàn, chất lượng... để đường hoàng đưa hàng vào EU một cách bền vững.
GS.TS VÕ TÒNG XUÂN - (HIỆU TRƯỞNG ĐH NAM CẦN THƠ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét