Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Ba Dũng đi ngược Đổi Mới, chính sách hoàn toàn thất bại

Thời gian trôi qua quá nhanh, mới ngày nào năm 2000 tôi sang Mỹ học tại IMF mấy tháng, thường đi chơi với TS Chí, rồi rủ TS về VN tổ chức hội thảo của giới Việt Kiều tại Hà Nội. Trước đấy hình như TS Chí chưa từng về VN. Để được nhà nước cho phép, tôi đã nhờ TS Lê Đăng Doanh dùng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) để xin phép đăng cai. Tại hội thảo lần đầu năm 2000, vấn đề đổi mới lần 2 được thảo luận rất sôi nổi; rất nhiều lãnh đạo các bộ, ngành đã đến dự. Sau hội thảo, chúng tôi biên tập các bài viết và in thành cuốn sách khá được chú ý thời đó: "Đánh thức con rồng ngủ quên - Kinh tế VN đi vào thế kỷ 21". Sau đó chúng tôi và anh em Việt Kiều tổ chức thêm 2 hội thảo tiếp theo trong các năm 2001-2002 để tiếp tục chủ đề này; xuất bản tiếp 2 cuốn sách: “Những vấn đề kinh tế Việt Nam: Thử thách của hội nhập” và "Làm gì cho nông nghiệp - nông thôn". Trên cơ sở các bài này, đã in thành cuốn sách dày tại Mỹ: “The Vietnamese Economy: Awakening the Dormant Dragon”, Edited by Tran Nam Binh and Do Chi Pham, NXB Routledge Curzon 2003.
Image result for Đánh thức con rồng ngủ quên - Kinh tế VN đi vào thế kỷ 21Image result for The Vietnamese Economy: Awakening the Dormant Dragon
Thời Thủ tướng Dũng ‘đi ngược Đổi Mới do tác động của lợi ích nhóm'?
2 tháng 12 2018 Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Những thay đổi thời kỳ ông Dũng, do ảnh hưởng mạnh của các nhóm lợi ích, lại là các chính sách đi ngược thời Đổi Mới trước đó. Thời kỳ có chính sách Đổi Mới thực sự là dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tiếp theo bởi Thủ tướng Phan Văn Khải. Phải nói rằng trong 10 năm trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng thì chương trình Đổi Mới đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Từ năm 2001 đến 2007 là chính sách kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn thất bại và gây ra một loạt các vấn đề lớn cho cả nền kinh tế lẫn tài chính. Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nhấn mạnh nhu cầu cải cách 
thể chế để Việt Nam vượt lên các vấn đề hiện nay
Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền. Trong cuộc phỏng vấn với BBC News tiếng Việt tại London, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng nói về con đường "Đổi Mới 2". Đầu tiên, ông kể lại giai đoạn làm việc tại Việt Nam từ 2006 đến 2014, và đã chứng kiến các thay đổi ở Việt Nam khi đó.

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí:
Khi về Việt Nam, ngoài vai trò chuyên gia kinh tế trưởng cho quỹ đầu tư VinaCapital trong một vài năm, và sau đó tôi cũng làm việc cho chương trình USAID với vai trò cố vấn kinh tế cho chương trình này. Và có thời gian tôi đã được mời làm vào ban tham vấn riêng về kinh tế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đây là khoảng thời gian lâu dài và hào hứng nhất trong giai đoạn tôi về làm việc ở Viêt Nam. Mình có thể hăng say, muốn đóng góp và mình có cả khả năng để đóng góp. Thế nhưng những điều mình đề nghị đóng góp có được nghe hay không thì lại là chuyện khác. Đây cũng chính là thời gian tôi cảm nhận được sự chua chát bởi những đóng góp cải cách của mình đã bị bỏ ngoài tai.

BBCNhưng giai đoạn ông về làm việc tại Việt Nam là giai đoạn hậu thời kỳ Đổi Mới

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Những thay đổi thời kỳ ông Dũng, do ảnh hưởng mạnh của các nhóm lợi ích, lại là các chính sách đi ngược thời Đổi Mới trước đó. Thời kỳ có chính sách Đổi Mới thực sự là dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tiếp theo bởi Thủ tướng Phan Văn Khải. Phải nói rằng trong 10 năm trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng thì chương trình Đổi Mới đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Từ năm 2001 đến 2007 là chính sách kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn thất bại và gây ra một loạt các vấn đề lớn cho cả nền kinh tế lẫn tài chính.

Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

Tôi phải thành thật nói vậy. Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia và đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng. Nhưng có chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng.

BBCÔng có thể nói cụ thể hơn về cái gọi là tham nhũng?

Tiến sỹ Phạm Đỗ ChíChuyện này tôi nghĩ là đã được báo chí giai đoạn đó hay mới đây trình bày rất đầy đủ nhưng nói một cách tóm tắt với những ví dụ cụ thể nhất mà không ai có thể phủ nhận là những vấn đề như Vinashin, Vinalines gây ra nhưng thâm thủng lớn. Mới đây với những vụ án liên quan tới các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ….

Theo tôi thì có lẽ cái vụ lớn nhất chưa được khui ra đủ chính là vấn đề tài nguyên dầu hỏa của Việt Nam đi về đâu. Những vấn đề như Thủ Thiêm thì mình chưa được nghe đầy đủ để biết được cái tầm quan trọng về tài chính nhưng mà có cả các vụ như Mobifone mua AVG chưa kể các vụ án liên quan tới các ngân hàng khác nữa.
Tổng bí thư Trọng đang nhận được sự ủng hộ mạnh trong nỗ lực chống tham nhũngBản quyền hình ảnhAFP
Image captionTổng bí thư Trọng đang nhận được sự ủng hộ mạnh trong nỗ lực chống tham nhũng
BBCTheo ông nói thì những nhà lãnh đạo hiện nay đang khắc phục những gì được để lại từ giai đoạn đó? Vậy đà cải cách nếu có là gì?
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Với bao nhiêu vụ được khui ra mới đây thì đó là vấn đề lớn nhất của phát triển của Việt Nam. Theo tôi nếu không có những cải cách thể chế, hay nói theo kiểu bây giờ là lò đốt tham nhũng, một cách có thật và cụ thể thì khó mà có thể tiếp tục được việc cải cách kinh tế.
Việt Nam đã có những thành công sơ khởi cho giai đoạn khoảng 20 năm cải cách kinh tế nhưng nếu không có cải cách chính trị thì không thể tiếp tục cải cách kinh tế được. Do đó nan đề là sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo.
Phải cải cách được thể chế một cách dân chủ thì mới cải cách được kinh tế cho giai đoạn tới. Tức là Đổi Mới lần hai.
Bây giờ để giải quyết tất cả những chuyện này thì cũng không thể dùng một vài biện pháp mà phải là cuộc cải cách thể chế toàn diện và đó là một quyết định chính trị mà đó liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám can đảm lĩnh hội và thực hiện hay không.
Nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì không thể giải quyết được những chuyện hiện giờ từ thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46401900

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét