Luật Đặc Khu chưa thông, đất Phú Quốc tăng 15 tỷ/ngày
Kalynh Ngo/Người Việt - December 23, 2018 - PHÚ QUỐC, Việt Nam (NV) – Một ngày mua đi, bán lại đến bốn lần, đẩy giá từ 5 tỷ/công đất ở Phú Quốc vào buổi sáng lên đến 20 tỷ đồng/công vào buổi chiều. Không chỉ riêng Phú Quốc, được mệnh danh là “đảo ngọc” của Việt Nam, là đảo lớn nhất nằm trên vịnh Thái Lan, cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, bất động sản ở 2 khu vực còn lại là Vân Đồn và Bắc Vân Phong cũng gặp tình trạng tương tự. Trong báo cáo thị trường bất động sản quý 2, 2018, Vân Phong được đánh giá là có sự tăng giá đất nền rõ rệt nhất trong hơn một năm qua. Sáu tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm ngoái, giá đất trung bình tại đây đã tăng tới hơn ba lần, từ 7.2 triệu đồng/mét vuông lên 23 triệu đồng/mét vuông.Cơn sốt đất lịch sử
Thông tin trên do một nhân viên môi giới tiết lộ với VnExpress hôm Chủ Nhật, 23 Tháng Mười Hai, 2018 về tình trạng thị trường bất động sản Phú Quốc từ những tháng đầu năm nay. Đây là đợt sốt đất được cho là mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây. Vào giữa Tháng Tư, 2018, khi dự thảo Luật Đặc Khu Kinh Tế cho thuê đất với thời gian 99 năm còn chưa được công bố, thì đã có những nguồn tin cho biết Phú Quốc sắp trở thành đặc khu kinh tế. Lúc đó, giá đất tại hòn đảo ngọc này đã bắt đầu tăng mạnh.
Cho đến Tháng Sáu, 2018, dự thảo Luật Đặc Khu chính thức được đưa ra thảo luận trước Quốc Hội đối với Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì thị trường bất động sản ở 3 khu vực này gần như “biến động,” dẫn đến cơn sốt đất chưa từng có trong lịch sử.
Nếu cách đây vài năm, chỉ cần vài trăm triệu đồng, người mua đã có thể sở hữu được một lô đất có diện tích khoảng 1,000 mét vuông thì giờ đây, số tiền đã tăng lên đến hàng tỷ đồng. Thậm chí, có nơi lên đến hàng chục tỷ đồng khi nằm gần với các tuyến đường chính, các khu du lịch ven biển nổi tiếng.
Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn (Hình: Ngoc Quang/tuoitre.vn)
Một ví dụ cụ thể là khoảng ba năm trước, một công đất mặt tiền (khoảng 1,000 mét vuông) đường Gành Dầu, Phú Quốc trị giá khoảng 500 triệu đồng, nhưng nay đã tăng lên 12 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tấn Phong, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất huyện Phú Quốc (Kiên Giang) xác nhận với báo chí trong nước là từ Tháng Chín, 2017, mỗi tháng đơn vị của ông tiếp nhận khoảng 1,000 hồ sơ xin cấp sổ đỏ.
Báo mạng Zing phỏng vấn ông Thái Ngọc Lý, cư ngụ ở thị Dương Đông cho biết giá đất ở Phú Quốc thay đổi từng ngày. Do đó xảy ra tình trạng người mua đất đồng ý giá nhưng không đặt cọc thì chỉ một ngày sau là chủ đất nâng lên giá khác.
Không chỉ riêng Phú Quốc, được mệnh danh là “đảo ngọc” của Việt Nam, là đảo lớn nhất nằm trên vịnh Thái Lan, cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, bất động sản ở 2 khu vực còn lại là Vân Đồn và Bắc Vân Phong cũng gặp tình trạng tương tự.
Trong báo cáo thị trường bất động sản quý 2, 2018, Vân Phong được đánh giá là có sự tăng giá đất nền rõ rệt nhất trong hơn một năm qua. Sáu tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm ngoái, giá đất trung bình tại đây đã tăng tới hơn ba lần, từ 7.2 triệu đồng/mét vuông lên 23 triệu đồng/mét vuông.
VnExpress cho biết Bắc Vân Phong là điểm nóng thứ hai của cơn sốt đất đặc khu. Trong đó, các nhà đầu tư từ các tỉnh phía Bắc ồ ạt tìm cách thu gom đất ỡ vịnh Bắc Vân Phong, Khi đó, do người dân nơi đây chưa có được nhiều thông tin về nơi này sẽ là khu đất vàng nên chỉ bán vài ba trăm triệu/1,000 mét vuông. Nhưng chỉ vài ngày sau, giá bán trở thành vài tỷ đồng.
Vịnh Vân Phong là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế. Từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hồng Kông và Singapore, có tiềm năng trở thành cảng biển lớn đầu tiên trên tuyến đường từ Châu Âu qua Châu Á.
Chính quyền vào cuộc
Tuy nhiên, sau khi chính phủ quyết định hoãn dự án Luật Đặc Khu Kinh Tế, các giao dịch bất động sản ở ba khu vực này “đóng băng.” Thậm chí, theo VnExpress, nhiều nhà đầu tư, môi giới tháo chạy. Mặc dù vậy, giá đất vẫn giữ mức cao ngất ngưởng, nhưng thanh khoản rất thấp.
Chưa kể là chính quyền, lãnh đạo bắt đầu vào cuộc ngay trước khi có quyết định hoãn thông qua Luật Đặc Khu Kinh Tế để xem xét và hoàn thiện.
Hàng loạt chính sách nhằm ngăn cản tình trạng sốt đất bất thường tại Phú Quốc được đưa ra. Những trang bất động sản trong nước ghi nhận từ Tháng Mười đến nay, giá đất Phú Quốc có chiều hướng giảm nhẹ. Nền đất mặt tiền diện tích từ 96-150 mét vuông nằm trong thị trấn Dương Đông, có giá không giảm mà giữ nguyên so với Tháng Tám và Chín, 2018. Đối với đất nền khu vực thị trấn An Thới, giá có chiều hướng giảm nhẹ từ 0.5-1% so với Tháng Chín, 2018, theo trang cafef.vn.
Đầu Tháng Tư, 2018, Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo thanh tra chính phủ thanh tra đất nông nghiệp ở đảo ngọc Phú Quốc.
Ngày 15 Tháng Năm, Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng ký văn bản tạm ngưng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất cho đến khi Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thông qua.
VnExpress trích lời Tiến Sĩ Nguyễn Văn Đính, phó chủ tịch Hội Môi Giới Bất Ðộng Sản Việt Nam (VARs) cho rằng hầu hết các giao dịch mua đi bán lại tại các đặc khu kinh tế trong thời gian qua và tạo nên cơn sốt đất đều là các nhà đầu tư lướt sóng, đợi sóng lên cao để bán lại kiếm lời. Song trong nhiều trường hợp, sóng không lên cao mà vẫn “mắc cạn.”
Luật Đơn Vị Hành Chính Kinh Tế Ðặc Biệt, gọi tắt là Luật Đặc Khu Kinh Tế với điều kiện cho thuê đất 99 năm chưa chính thức được thông qua. Thế nhưng, cơn sốt đất ở ba khu vực Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong thì có vẻ như vẫn chưa kết thúc ở năm 2018.
Và trước khi Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong bị trở thành đặc khu kinh tế, thì giá đất ở những nơi này vì tăng cao đã làm cho tiết kiệm của người lao động nghèo mất giá trị, người nghèo khó mua được nhà ở.
Một ví dụ cụ thể là khoảng ba năm trước, một công đất mặt tiền (khoảng 1,000 mét vuông) đường Gành Dầu, Phú Quốc trị giá khoảng 500 triệu đồng, nhưng nay đã tăng lên 12 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tấn Phong, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất huyện Phú Quốc (Kiên Giang) xác nhận với báo chí trong nước là từ Tháng Chín, 2017, mỗi tháng đơn vị của ông tiếp nhận khoảng 1,000 hồ sơ xin cấp sổ đỏ.
Báo mạng Zing phỏng vấn ông Thái Ngọc Lý, cư ngụ ở thị Dương Đông cho biết giá đất ở Phú Quốc thay đổi từng ngày. Do đó xảy ra tình trạng người mua đất đồng ý giá nhưng không đặt cọc thì chỉ một ngày sau là chủ đất nâng lên giá khác.
Không chỉ riêng Phú Quốc, được mệnh danh là “đảo ngọc” của Việt Nam, là đảo lớn nhất nằm trên vịnh Thái Lan, cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, bất động sản ở 2 khu vực còn lại là Vân Đồn và Bắc Vân Phong cũng gặp tình trạng tương tự.
Trong báo cáo thị trường bất động sản quý 2, 2018, Vân Phong được đánh giá là có sự tăng giá đất nền rõ rệt nhất trong hơn một năm qua. Sáu tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm ngoái, giá đất trung bình tại đây đã tăng tới hơn ba lần, từ 7.2 triệu đồng/mét vuông lên 23 triệu đồng/mét vuông.
VnExpress cho biết Bắc Vân Phong là điểm nóng thứ hai của cơn sốt đất đặc khu. Trong đó, các nhà đầu tư từ các tỉnh phía Bắc ồ ạt tìm cách thu gom đất ỡ vịnh Bắc Vân Phong, Khi đó, do người dân nơi đây chưa có được nhiều thông tin về nơi này sẽ là khu đất vàng nên chỉ bán vài ba trăm triệu/1,000 mét vuông. Nhưng chỉ vài ngày sau, giá bán trở thành vài tỷ đồng.
Vịnh Vân Phong là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nằm ngay trên ngã ba đường hàng hải quốc tế. Từ Vân Phong vượt Thái Bình Dương là quãng đường ngắn nhất so với Hồng Kông và Singapore, có tiềm năng trở thành cảng biển lớn đầu tiên trên tuyến đường từ Châu Âu qua Châu Á.
Chính quyền vào cuộc
Tuy nhiên, sau khi chính phủ quyết định hoãn dự án Luật Đặc Khu Kinh Tế, các giao dịch bất động sản ở ba khu vực này “đóng băng.” Thậm chí, theo VnExpress, nhiều nhà đầu tư, môi giới tháo chạy. Mặc dù vậy, giá đất vẫn giữ mức cao ngất ngưởng, nhưng thanh khoản rất thấp.
Chưa kể là chính quyền, lãnh đạo bắt đầu vào cuộc ngay trước khi có quyết định hoãn thông qua Luật Đặc Khu Kinh Tế để xem xét và hoàn thiện.
Hàng loạt chính sách nhằm ngăn cản tình trạng sốt đất bất thường tại Phú Quốc được đưa ra. Những trang bất động sản trong nước ghi nhận từ Tháng Mười đến nay, giá đất Phú Quốc có chiều hướng giảm nhẹ. Nền đất mặt tiền diện tích từ 96-150 mét vuông nằm trong thị trấn Dương Đông, có giá không giảm mà giữ nguyên so với Tháng Tám và Chín, 2018. Đối với đất nền khu vực thị trấn An Thới, giá có chiều hướng giảm nhẹ từ 0.5-1% so với Tháng Chín, 2018, theo trang cafef.vn.
Đầu Tháng Tư, 2018, Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo thanh tra chính phủ thanh tra đất nông nghiệp ở đảo ngọc Phú Quốc.
Ngày 15 Tháng Năm, Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng ký văn bản tạm ngưng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất cho đến khi Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thông qua.
VnExpress trích lời Tiến Sĩ Nguyễn Văn Đính, phó chủ tịch Hội Môi Giới Bất Ðộng Sản Việt Nam (VARs) cho rằng hầu hết các giao dịch mua đi bán lại tại các đặc khu kinh tế trong thời gian qua và tạo nên cơn sốt đất đều là các nhà đầu tư lướt sóng, đợi sóng lên cao để bán lại kiếm lời. Song trong nhiều trường hợp, sóng không lên cao mà vẫn “mắc cạn.”
Luật Đơn Vị Hành Chính Kinh Tế Ðặc Biệt, gọi tắt là Luật Đặc Khu Kinh Tế với điều kiện cho thuê đất 99 năm chưa chính thức được thông qua. Thế nhưng, cơn sốt đất ở ba khu vực Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong thì có vẻ như vẫn chưa kết thúc ở năm 2018.
Và trước khi Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong bị trở thành đặc khu kinh tế, thì giá đất ở những nơi này vì tăng cao đã làm cho tiết kiệm của người lao động nghèo mất giá trị, người nghèo khó mua được nhà ở.
Thêm nữa, “nếu các ngân hàng không kiểm soát tốt việc cho vay mua nhà, tích lũy của xã hội đổ dồn vào bất động sản, dễ sinh ra bong bóng. Khi bong bóng vỡ sẽ gây rối loạn vĩ mô, để lại hậu quả khó lường,” theo khuyến cáo của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, đại học Fulbright Việt Nam.
(Kalynh Ngo)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/luat-dac-khu-chua-thong-dat-phu-quoc-tang-15-ty-1-ngay/
(Kalynh Ngo)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/luat-dac-khu-chua-thong-dat-phu-quoc-tang-15-ty-1-ngay/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét