Mừng Giáng sinh, bàn chuyện niềm tin
Hàng năm cứ đến dịp Lễ Giáng sinh, hàng triệu triệu người trên khắp thế giới lại cùng nhau ăn mừng chúc tụng, không phân biệt màu da, tôn giáo, hay thể chế chính trị. Tại sao một lễ hội của người Kitô giáo, nay lại được cả thế giới ăn mừng? Vẫn còn luật pháp để kiềm chế hành vi. Vâng, luật pháp nhất định sẽ có tác dụng. Nhưng luật pháp cũng do con người làm ra, và một khi con người đã vô đạo đức thì có thể soạn ra được luật pháp công minh hay không? Đó là chưa kể luật được soạn ra là để… lách, như nhiều người “khôn lanh” vẫn thường nói. Mà một xã hội luân thường đạo lý không còn giữ được, liệu có tránh khỏi diệt vong? Vậy cái được khi không tin vào thần thánh đó là được những điều chắc chắn sẽ mất. Trong khi cái mất đó chính là sự diệt vong của toàn xã hội.Lễ hội của niềm tin
Câu trả lời có lẽ sẽ rất nhiều, tùy theo tôn giáo, quốc gia, truyền thống, văn hóa và tính cách, đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, có một lý do chung: Đó là tất cả chúng ta đều tin rằng sự giáng sinh của Chúa Giê-su là điều tốt đẹp xuất hiện trên thế gian. Vâng, chính là niềm tin. Niềm tin đã kết nối mọi người trong dịp Lễ Giáng sinh, cho dù người đó theo tôn giáo nào, có tin vào Thiên Chúa hay không.
Chúa Giê-su giáng sinh đã mang lại cho con người một niềm tin tích cực vào cuộc sống ở đời này và cả đời sau. Ngài đã đến để dạy cho chúng ta biết rằng làm điều tốt chắc chắn sẽ được phúc báo, được về Nước Trời hưởng phúc đời đời; còn làm điều xấu sẽ sa hỏa ngục nếu không ăn năn hối cải kịp lúc.
Cách đây hơn 2.000 năm, Chúa Giê-su đã giáng sinh để mang lại hy vọng cho một xã hội Do Thái lúc đó đang loạn lạc, bị đày ải dưới ách đô hộ và đời sống đạo đức bị tha hóa.
Ngài không chỉ dạy cho người ta biết yêu thương mọi người xung quanh, mà yêu thương cả kẻ thù của mình. “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ” (Lc 6, 32). Ngài dạy người ta làm ơn không phải để được đền ơn. “Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế” (Lc 6, 33).
Những lời dạy của Chúa Giê-su đã giúp thăng hoa đạo đức của một bộ phận người Do Thái khi đó, thắp sáng niềm tin của họ vào Thần, vào những điều tốt đẹp. Chính niềm tin đó khiến các môn đồ của Ngài tìm được ý nghĩa đích thực đời sống của mình và đã sống một cuộc đời hiển hách của những bậc thánh nhân.
Niềm tin đó không dừng lại ở các môn đồ của Chúa Giê-su ở đất nước của người Do Thái thời xưa, mà nhanh chóng lan truyền ra khắp thế giới, theo bước chân rao giảng của các môn đồ Ngài, từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Ngày nay, Kitô giáo (đạo tin thờ Chúa Giê-su Kitô – Jesus Christ) có hàng trăm nhánh, và là niềm tin được hàng trăm triệu người trên thế giới thực hành mỗi ngày.
Những người không tin Kitô giáo, không tin Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời, thì chí ít cũng tin rằng Ngài là một bậc hiền nhân. Chính niềm tin chung này đã mang lại không khí lễ hội Giáng sinh trên khắp thế giới.
Nếu không có niềm tin, chúng ta sẽ không có Lễ Giáng sinh, và cũng không có bất kỳ ngày lễ nào, không có bất kỳ thứ gì tốt đẹp trên đời, hay thậm chí sẽ không thể tồn tại trên đời!
Giả sử, nếu bạn không tin ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, thì hôm nay bạn phấn đấu để làm gì? Nếu bạn không tin mình sẽ sống tới ngày mai, thì làm sao có nghị lực để sống hết hôm nay?
Tại sao phải tin vào thần thánh?
Đến đây, một số người có lẽ sẽ nêu vấn đề: Vậy tại sao phải tin rằng Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa? Tại sao phải tin vào thần thánh, vào những điều mắt không thể thấy, tay không thể sờ và tai không thể nghe?
Những câu hỏi như thế này có lẽ đã xuất hiện cả hàng ngàn năm qua, và cũng là đề tài tranh cãi qua hàng ngàn năm.
Thế nên, chúng ta sẽ không phân định ai đúng ai sai nữa, nhưng sẽ nêu một vấn đề khác. Đó là, chúng ta sẽ được gì và mất gì nếu tin hoặc không tin vào thần thánh?
Đầu tiên, chúng ta sẽ được gì khi tin vào thần thánh?
Tin vào chính thần đồng nghĩa với niềm tin làm lành sẽ được phúc báo, làm dữ sẽ sa hỏa ngục. Niềm tin này sẽ giúp người ta sống tốt với nhau hơn, làm lành lánh dữ, đời sống đạo đức của nhân loại nhờ đó sẽ ngày càng thăng hoa. Niềm tin vào thần thánh cũng sẽ giúp con người dũng cảm đối diện với khó khăn, nghịch cảnh.
Vậy chúng ta sẽ mất gì?
Nhiều người sẽ nói chúng ta phải mất thời gian để thực hành các nghi lễ tôn giáo, sẽ mất đi những lợi ích hữu hình, của cải vật chất và những niềm vui thế tục.
Thế nhưng, thử đặt câu hỏi ngược lại: Những lợi ích vật chất, những niềm vui thế tục đó có còn không một khi chúng ta xuôi tay nhắm mắt. Hay nói cách khác, cái chúng ta mất khi tin vào thần thánh đó là sẽ mất những điều mà chắc chắn sẽ mất.
Các nhà thông thái đã đi theo vì sao, tìm đến nơi Chúa Hài Đồng sinh ra để tôn thờ Chúa và dâng quà tặng cho Ngài.
Còn nếu không tin thần thánh, chúng ta sẽ được gì và mất gì?
Đầu tiên, chúng ta sẽ được làm gì tùy thích, muốn làm gì làm nấy, làm điều cực xấu cực ác cũng không sao, miễn là đừng để ai thấy, đừng để bị phát hiện.
Chúng ta cũng có thể đắc được nhiều lợi ích vật chất, danh lợi quyền thế, tình tiền… vì chúng ta có “khả năng” bất chấp mọi thủ đoạn, những điều mà những người tín Thần sẽ không dám làm.
Vậy chúng ta có mất gì không?
Chắc chắn là có. Đầu tiên, chúng ta sẽ mất sự thanh thản trong tâm hồn, mất đạo đức và cuối cùng là mất cả chính bản thân mình. Thử hỏi, khi xã hội toàn những người chỉ vì mình, sống theo phương châm “người không vì mình trời tru đất diệt”, thì sẽ bất an đến mức nào?
Lúc đó, người dân thì chỉ chờ trộm cắp hay cướp giật của người khác, còn quan lại chỉ chờ cơ hội bòn rút, hút máu của nhân dân. Vợ chồng lừa dối nhau, con cái lừa dối cha mẹ, hàng xóm chỉ chờ cơ hội để lợi dụng nhau, hoặc lấy đồ của nhau…
Nhiều người sẽ biện minh: Vẫn còn luật pháp để kiềm chế hành vi. Vâng, luật pháp nhất định sẽ có tác dụng. Nhưng luật pháp cũng do con người làm ra, và một khi con người đã vô đạo đức thì có thể soạn ra được luật pháp công minh hay không?
Đó là chưa kể luật được soạn ra là để… lách, như nhiều người “khôn lanh” vẫn thường nói.
Mà một xã hội luân thường đạo lý không còn giữ được, liệu có tránh khỏi diệt vong?
Vậy cái được khi không tin vào thần thánh đó là được những điều chắc chắn sẽ mất. Trong khi cái mất đó chính là sự diệt vong của toàn xã hội.
Tín thần hay không tín thần? Đó chính là lựa chọn liên quan đến sự tồn vong của nhân loại.
Ưu Đàm
(Đại Kỷ Nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét