Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lên tiếng về BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài
27/12/2018 - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể từng lên tiếng về trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đang bị người dân phản đối. ĐBQH từng chất vấn việc "làm đường một nơi, thu phí một nẻo" như BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Về trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể từng cho biết đã báo cáo Chính phủ. "Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có một văn bản chỉ đạo là tiếp tục thực hiện việc thu phí. Do đó, với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện đúng theo chỉ đạo", ông Thể nói. "Hiện nay nếu chúng ta di dời các trạm đó thì chúng ta phải tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội và phải có một khoản kinh phí để thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư BOT", ông Thể cho biết thêm.
Người dân túc trực tại trạm BOT Bắc Thăng Long
- Nội Bài gần chục ngày qua. (Ảnh: Di Linh)
Liên quan đến việc phản đối trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, tính hết hôm qua (26/12), người dân đã bám trụ tại đây 9 ngày. Đáng chú ý, trao đổi với chúng tôi, một số người dân cho biết sẽ tiếp tục phản đối trạm thu phí này cho đến khi dừng, di dời. Theo tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề "làm đường một nơi, thu phí một nẻo" từng được chất vấn Bộ trưởng GTVT trước Quốc hội. Cụ thể, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) đặt câu hỏi việc "làm một nơi, thu phí một nơi tuân theo quy hoạch nào của Bộ GTVT và ai là người chịu trách nhiệm".Ngoài ra, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho biết bức xúc về BOT giao thông hiện nay nằm ở 17 dự án đặt sai vị trí.
"Có 3 dự án dân không đi phải trả tiền. 6 dự án làm trên đường cao tốc và làm đường chính thì đặt ở đường chính và thu cả cao tốc, tức là không đi cao tốc cũng phải trả tiền. 6 dự án không đi đường tránh phải trả tiền", đại biểu Hàm nói.
Bộ trưởng GTVT nói gì về trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài?
Liên quan đến việc "làm đường một nơi, thu phí một nẻo", Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết có một số dự án do lịch sử để lại.
Cụ thể, có 3 trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án gồm Tào Xuyên (Thanh Hóa, đã dừng thu), Cầu Rác (Hà Tĩnh) và Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Về trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể từng cho biết đã báo cáo Chính phủ.
"Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có một văn bản chỉ đạo là tiếp tục thực hiện việc thu phí.
Do đó, với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện đúng theo chỉ đạo", ông Thể nói.
Theo Bộ trưởng GTVT, những dự án trước đây, khi lập đưa vào dự án và dự án được duyệt đều có sự tham gia của chính quyền địa phương của các bộ, ngành.
"Hiện nay nếu chúng ta di dời các trạm đó thì chúng ta phải tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội và phải có một khoản kinh phí để thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư BOT", ông Thể cho biết thêm.
Tuy nhiên, ông Thể cho biết hiện nay cũng khó có thể bố trí được nguồn vốn lớn để mua lại toàn bộ các dự án này.
"Chúng tôi cũng đã báo cáo với đại biểu Quốc hội, khi Quốc hội biểu quyết nếu có khả năng cân đối các nguồn vốn thì chúng tôi sẵn sàng mua lại toàn bộ các dự án này", Bộ trưởng Thể nói.
Trạm Tân Đệ sắp bị "khai tử" sau nhiều tháng bị người dân phản đối. (Ảnh: Di Linh)
BOT bất cập, Bộ GTVT chưa xử lý được
Mới đây, Thủ tướng đã có kết luận về xử lý vướng mắc với các dự án BOT giao thông. Kết luận nêu rõ việc chưa có giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để các bất cập tại trạm BOT, chưa có phương án giải quyết dứt điểm kiến nghị liên quan đến vị trí đặt trạm.
Cụ thể, nguyên tắc giải quyết là không đẩy nhà đầu tư vào tình trạng khó khăn cũng như không để kéo dài tình trạng bất hợp lí mà người dân phản ánh nhưng các Bộ, ngành, địa phương chậm xử lí.
Kết luận của Thủ tướng cũng nêu rõ việc chưa có phương án quản lí chặt hoạt động thu phí. Đơn cử là việc xác định lưu lượng xe chủ yếu dựa vào số liệu báo cáo của nhà đầu tư.
Thêm nữa, nhiều dự án BOT xuống cấp nhưng nhà đầu tư không duy tu, bảo dưỡng như tuyến tránh TP Vĩnh Yên đang được BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài "thu phí hộ".
Người dân không đi tuyến tránh TP Vĩnh Yên nhưng vẫn phải trả tiền. (Ảnh: Di Linh).
Theo tìm hiểu, hiện trên các tuyến quốc lộ có 88 trạm thu phí BOT. Trong đó, 20 trạm cách nhau dưới 60km.
Đáng chú ý là có 56 trạm thu phí đặt trên quốc lộ để hoàn vốn dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ, xây dựng mới.
Hiện có 6 trạm BOT đặt trên tuyến chính, thu hồi hốn cho dự án nâng cấp tuyến chính và xây dựng mới tuyến tránh (Nam Cầu Giẽ, Bến Thủy, Quán Hàu, Trảng Bom, TP Sóc Trăng và Cai Lậy).
Trong đó, trạm Cai Lậy vẫn đang tìm giải pháp trong khi đã chậm khoảng nửa năm so với chỉ đạo của Thủ tướng.
Ngoài ra, hiện có 6 trạm thu trên cả tuyến quốc lộ và cao tốc để thu hồi vốn đầu tư cao tốc.
Cụ thể là Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình; Quốc lộ 3 Thái Nguyên - Chợ Mới; cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Được biết, nếu bỏ trạm trên quốc lộ và chỉ thu cao tốc, ngân sách sẽ cấp bù khoảng 21.000 tỉ đồng.
https://vietnammoi.vn/bo-truong-gtvt-nguyen-van-the-len-tieng-ve-bot-bac-thang-long-noi-bai-165726.html?fbclid=IwAR3X2M-AW6OET_XhfbFdKYAsiDIMfACNSdAePUOb7cbfmbLPpcWqjnhPGvI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét