Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Năng suất thấp, VN chưa thành rồng đã kiệt sức

Đọc bài này mình có mấy nhận xét, trong đó có 2 điểm chính: 1) TS Cung quả quyết tiềm năng GDP của Việt Nam có thể đạt 8% hoặc cao hơn nữa. Tôi thì nghĩ VN hết hơi rồi, kiệt sức rồi. Trước đây thì đúng, nhưng bây giờ văn hóa xã hội suy đồi, tài nguyên bán và phá hết sạch, nợ nước ngoài và nợ công đầm đìa, thế giới xúm vào bóc lột, chủ quyền quốc gia không biết còn hay đã mất, đất chật người đông, người dân chỉ thích ăn chơi nhảy múa, chẳng muốn làm gì vì được giáo dục theo tinh thần tất cả đã có Đảng và Nhà nước lo... Do đó đừng bao giờ mơ tưởng tới thời tăng trưởng hoàng kim khi ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư và ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng nữa. 2) Các vị TS đều đặt ra điều kiện tiên quyết là lãnh đạo cấp cao nhất phải có ý chí vươn lên, phải thay đổi, phải có cách nhìn mới... Vậy thì hóa ra các vị bảo cụ Tổng Chủ, cụ Phúc hay cụ Ngân không  ý chí vươn lên, bảo thủ lạc hậu à, trong khi các vị này đi đâu cũng chê, yêu cầu cấp dưới phải  ý chí vươn lên, phải thay đổi, phải có cách nhìn mới... và phải thành đầu tầu, trung tâm... 3) Thời mới đi làm (1983-1989), mình hay ngồi nói chuyện với GS Viện sĩ nổi tiếng Đào Thế Tuấn (con nhà giáo, nhà từ điển nổi tiếng Đào Duy Anh, người được từ điển Larousse gọi là nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại), bác Tuấn buồn rầu về tình cảnh đất nước nên chán làm khoa học nông nghiệp, muốn tham gia làm chính sách vĩ mô vì theo bác trên có thay đổi thì dưới mới thay đổi. Hồi đó bọn mình làm ở Trung tâm phân tích hệ thống do GS toán học lừng danh Hoàng Tụy làm giám đốc. Bác Tuấn thấy vậy đã sáng lập bộ môn Hệ thống nông nghiệp (1989) để phối hợp với bọn mình. Tiếc rằng sau đó bọn mình lần lượt bỏ cơ quan đi học nước ngoài trong khi vì tính ngay thẳng nên bác Tuấn bị giới quan chức chính trị đẩy ra ngoài. Rồi cứ thế, các thập kỷ 1990, 2000 lặng lẽ trôi qua, thỉnh thoảng bác lại ghé cơ quan thăm mình với những tâm sự buồn. Năm 2011, nghe tin bác mất, mình mất mấy ngày nghĩ về bác. Cứ nghĩ cuộc đời mình sẽ khác bác, không ngờ lại cũng như nhau: Lúc trẻ đầy mơ ước và hăng hái; trung niên không biết nghiên cứu khoa học để làm gì, để cho ai vì chẳng ai quan tâm sử dụng cả; về già thì lang thang kiếm thêm tiền nuôi gia đình và làm được điều gì có ích cho xã hội thì làm. Phải chăng đây cũng là số phận của phần đông người Việt, những người không có quyền gì, không có giá trị gì trong 1 xã hội mà "tất cả đã có Đảng và Nhà nước lo".
Tăng năng suất của Việt Nam: "Vấn đề là có làm hay không"
Mặc dù có nhiều năm hợp tác kinh tế chặt chẽ, Việt Nam đã không áp dụng bất kỳ công cụ năng suất nào của Nhật Bản đầy đủ hoặc thậm chí một phần... Nhấn mạnh rằng để tăng GDP một cách bền vững thì phải tăng năng suất, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết là ông rất phân vân về hệ thống động lực để tạo ra chất lượng của nguồn cung. Ông Cung cũng nhấn mạnh rằng tiềm năng GDP của Việt Nam có thể đạt 8% hoặc cao hơn nữa. "Nhiều người bảo không làm được nhưng tôi nghĩ chúng ta làm được", ông Cung quả quyết. "Hàn Quốc, Nhật Bản làm được rồi, ta muốn bắt kịp thiên hạ, vươn lên hàng đầu thì không có cách nào phải tăng năng suất, nếu đặt mục tiêu như thế thì sẽ tìm kiếm lý do tại sao không làm được sau đó sẽ tính đến công cụ là gì và ai làm. Nếu có thông điệp mạnh mẽ từ lãnh đạo đến người lao động thì sẽ làm được, không có gì không làm được, tôi vẫn nghĩ thế, vấn đề là có làm hay không mà thôi", ông Cung nói tiếp.

Các chuyên gia trap đổi tại hội thảo khoa học "nâng cao năng 
lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua năng suất quốc gia".
NGUYÊN VŨ 21/12/2018 Muốn bắt kịp thiên hạ thì không có cách nào khác là phải tăng năng suất lao động, và Việt Nam chắc chắn làm được điều này, vấn đề là có làm hay không thôi, TS. Nguyễn Đình Cung nói tại hội thảo khoa học "nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua năng suất quốc gia". Hội thảo vừa được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VVCI) tổ chức chiều 20/12.

Trước phần thảo luận có sự tham gia của Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung, hội thảo đã nghe Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc giới thiệu tóm tắt về kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, một đề tài trong khuôn khổ chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 -2020.

Ông Lộc cho biết đề tài được thực hiện với sự hợp tác của nhiều viện nghiên cứu, trong đó có Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, một trong những quốc gia có năng suất cao nhất thế giới.

Hội thảo cũng nghe phần trình bày rất sâu của Giáo sư, TS.Kenichi Ohno, Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản về "Chính sách năng suất của Nhật Bản: Bài học cho Việt Nam".

Những thông tin chung cho thấy năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.

Tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% của Philippines. Và chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng.

Các tác giả của nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp, những lợi thế cạnh tranh truyền thống dựa trên giá lao động rẻ và chi phí nguyên liệu thấp đang dần biến mất thì vấn đề năng suất thấp sẽ là một cản trở lớn đối với việc thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế và sẽ khiến Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Do vậy, năng suất cần phải trở thành động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Giáo sư Kenichi Ohno nhấn mạnh, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và đạt thu nhập cao trong tương lai, Việt Nam nên hướng tới tăng trưởng năng suất lao động bền vững từ 7-8%.

Tuy nhiên, vị chuyên gia Nhật Bản cũng đưa ra thông tin như là một câu hỏi lớn cho vấn đề năng suất của Việt Nam.

Đó là, mặc dù có nhiều năm hợp tác kinh tế chặt chẽ, Việt Nam đã không áp dụng bất kỳ công cụ năng suất nào của Nhật Bản đầy đủ hoặc thậm chí một phần.

Theo vị chuyên gia Nhật Bản này thì phong trào năng suất quốc gia nên được thực hiện trong ít nhất vài năm với các mục tiêu rõ ràng. Đảng, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nên làm việc cùng nhau.

Nhấn mạnh rằng để tăng GDP một cách bền vững thì phải tăng năng suất, tức là phải cải thiện phần cung của nền kinh tế, song Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết là ông rất phân vân về hệ thống động lực để tạo ra chất lượng của nguồn cung.

Ông Cung cũng nhấn mạnh rằng tiềm năng GDP của Việt Nam có thể đạt 8% hoặc cao hơn nữa. "Nhiều người bảo không làm được nhưng tôi nghĩ chúng ta làm được", ông Cung quả quyết.

"Hàn Quốc, Nhật Bản làm được rồi, ta muốn bắt kịp thiên hạ, vươn lên hàng đầu thì không có cách nào phải tăng năng suất, nếu đặt mục tiêu như thế thì sẽ tìm kiếm lý do tại sao không làm được sau đó sẽ tính đến công cụ là gì và ai làm. Nếu có thông điệp mạnh mẽ từ lãnh đạo đến người lao động thì sẽ làm được, không có gì không làm được, tôi vẫn nghĩ thế, vấn đề là có làm hay không mà thôi", ông Cung nói tiếp.

Tuy nhiên, theo Viện trưởng CIEM thì ý chí vươn lên phải xuất phát từ những cơ quan lãnh đạo cao nhất, dù bây giờ đã muộn nhưng muộn còn hơn không.

"Đặt mục tiêu đủ cao để buộc phải tìm cách làm khác, tư duy khác", nhấn mạnh quan điểm này, vị Viện trưởng CIEM cũng bày tỏ hy vọng là kỳ Đại hội Đảng tới vấn đề nói trên cần được thảo luận thật sâu rộng để tìm cách vượt qua thách thức từ năng suất thấp.

Nếu lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo khu vực công mà thay đổi thì mới có cách nhìn mới cho năng suất quốc gia, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách đồng tình.

Ở Việt Nam thì những người làm ra giá trị thực đôi khi không được trân trọng, thử nhìn vào lực lượng trẻ xem có mấy ai say mê nghiên cứu cơ bản, hay chỉ thích làm việc trung gian, chỉ chỏ, những công việc có thể thu lợi rất nhanh, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn bình luận.

Vị này cũng nêu ra một khó khăn là muốn tăng năng suất thì nhiều nơi phải thuê chuyên gia, nhưng nhà nước lại khống chế mức thù lao rất thấp, mà tìm được những người thực sự giúp doanh nghiệp tăng năng suất lại rất khó.

Vẫn trở lại vấn đề có muốn làm hay không, TS Nguyễn Đình Cung cho biết là ông đã đi thực tế nhiều doanh nghiệp, qua đó kiến nghị cơ quan nhà nước nên đứng ra tổng kết trong phạm vi từ 2.000- 5000 doanh nghiệp xem tại sao trong bối cảnh hiện tại họ vẫn áp dụng công cụ tăng năng suất, cách tăng của họ là gì, từ đó nhân rộng ra thành chính sách chung. Thế nhưng kiến nghị của ông đã nêu ba, bốn năm rồi mà Bộ Khoa học và công nghệ cũng chẳng làm.


http://vneconomy.vn/tang-nang-suat-cua-viet-nam-van-de-la-co-lam-hay-khong-20181221092728315.htm

Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1931-2011); nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; là một trong 50 cán bộ đầu tiên được cử đi đào tạo về nông nghiệp và đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Liên Xô cũ. Ông là con trai cả của cụ Đào Duy Anh, một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.[1]

Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại Thành phố Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội); sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức nổi tiếng cả về trí tuệ và tinh thần yêu nước;

Mẹ là cụ bà Trần Như Mân một nhà giáo và hoạt động xã hội, Cha là cụ Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, nhà từ điển học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam được từ điển Larousse gọi là nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.[2]

Ông tham gia Việt Minh từ rất sớm, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 6 tháng 5 năm 1949 và chuyển chính thức ngày 9 tháng 10 năm 1949.

Năm 1953, học đại học tại Trường Đại học Nông nghiệp Tasken, Liên Xô. Cuối năm 1958 báo cáo tốt nghiệp của ông được trình bày thẳng để lấy bằng tiến sĩ nông học.

Từ năm 1958 đến năm 1995, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Nông Lâm; tiếp đến là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, được phân công làm Phó Viện trưởng rồi Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Tham gia và là Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ông là người sáng lập bộ môn Hệ thống nông nghiệp (1989). Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, nhiều bài viết được các báo, tạp chí trong và ngoài nước xuất bản.[3]

Ông qua đời lúc 11h 30 ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội.

DaoTheTuan.jpg

Thực trạng Nông dân Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Thu nhập còn quá thấp;
  2. Giá đất nông nghiệp thấp (tài sản duy nhất của nông dân định giá quá thấp và không được bảo vệ);
  3. Ít được hưởng phúc lợi xã hội nhất so với các tầng lớp khác, nhất là về giáo dục, y tế;
  4. Sống trong điều kiện môi trường càng ngày càng ô nhiễm;
  5. Đã nghèo lại luôn bị nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hoành hành;
  6. Thương mại không công bằng, người dân luôn bị ép giá;
  7. Thiếu các phương tiện, công cụ để giảm, thoát nghèo, như cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, khó tiếp cận vốn, lao động trẻ khỏe xa rời nông nghiệp.[4]

Quản lý nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Ruộng đất và lao động[sửa | sửa mã nguồn]

Tam nông[sửa | sửa mã nguồn]


Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Phong tặng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Công trạng nông nghiệp và Huân chương cành cọ Hàn lâm của Pháp (1991);
  • Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (1985);
  • Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003);
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Công trình "Công nghệ sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng";[6]
  • Anh hùng Lao động (9/2000);
  • Huân chương Bắc đẩu bội tinh (Tháng 7/2009, Chính phủ Pháp trao tặng);
  • Huân chương Hồ Chí Minh (2002).

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o_Th%E1%BA%BF_Tu%E1%BA%A5n

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét