Hội nghị Trung ương 9 kỷ luật đảng, bàn nhân sự tương lai
Hội nghị Trung ương cuối năm 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến xem xét kỷ luật đảng viên cao cấp, và lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, gồm cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII cũng sẽ xem xét nhân sự quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương khóa sau. Tin chưa chính thức nói hội nghị trung ương 9 sẽ diễn ra từ 25 đến 28/12.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu
hai tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng 13
Xem xét kỷ luật đảngTại hội nghị 8 gần đây nhất hồi tháng 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với cựu bộ trưởng thông tin - truyền thông đã nghỉ hưu, Nguyễn Bắc Son. Hội nghị này còn khai trừ khỏi Đảng với ông Trần Văn Minh, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Vào tháng 11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh có những vi phạm "rất nghiêm trọng…đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
Theo quy tắc Đảng, Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét kỷ luật ông Cang.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Tất Thành Cang 'vi phạm rất nghiêm trọng'
Lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị
Hội nghị 9 sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Bộ Chính trị và Ban Bí thư, gồm cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Việc này thực hiện dựa theo Quy định số 262-QĐ/TW ban hành tháng 10/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3, năm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng.
Hôm 24/11, tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời: "Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính."
Quốc hội Việt Nam mới đây đã lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Kết quả là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu về số phiếu 'tín nhiệm cao'.
Hội nghị 9 sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Bộ Chính trị và Ban Bí thư, gồm cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Việc này thực hiện dựa theo Quy định số 262-QĐ/TW ban hành tháng 10/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3, năm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng.
Hôm 24/11, tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời: "Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính."
Quốc hội Việt Nam mới đây đã lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Kết quả là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu về số phiếu 'tín nhiệm cao'.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng
Xem xét nhân sự khóa 13
Những ngày gần đây, nhiều tỉnh, thành, các cơ quan thuộc trung ương ở Việt Nam đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Ví dụ, tại Quảng Ninh, ngày 29/11, hội nghị chọn ra danh sách gồm hai Phó bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký và Ngô Hoàng Ngân.
Bộ Tư pháp giới thiệu Phó bí thư Hậu Giang Lê Tiến Châu, từng là thứ trưởng Tư pháp và được quy hoạch bộ trưởng và Thứ trưởng Tư pháp Trần Tiến Dũng.
Đây chỉ mới là các giới thiệu của cấp cơ sở. Theo quy định của Đảng, danh sách sẽ gửi lên Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu để rà soát.
Dự kiến các ủy viên trung ương đảng sẽ được cho xem và lấy ý kiến về danh sách tại hội nghị 9.
Tại hội nghị 8 mới đây, Đảng Cộng sản đã lập ra 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội 13.
Hai ban, Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban nhân sự do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng tiểu ban
Tiểu ban kinh tế xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu.
Tiểu ban điều lệ Đảng do Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính dẫn dắt.
Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm trưởng tiểu ban.
Hội nghị Trung ương 8 hồi tháng 10 đã thông qua Quy định "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".
Quy định này nói ủy viên trung ương trở lên phải cương quyết chống tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46667199
Những ngày gần đây, nhiều tỉnh, thành, các cơ quan thuộc trung ương ở Việt Nam đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Ví dụ, tại Quảng Ninh, ngày 29/11, hội nghị chọn ra danh sách gồm hai Phó bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký và Ngô Hoàng Ngân.
Bộ Tư pháp giới thiệu Phó bí thư Hậu Giang Lê Tiến Châu, từng là thứ trưởng Tư pháp và được quy hoạch bộ trưởng và Thứ trưởng Tư pháp Trần Tiến Dũng.
Đây chỉ mới là các giới thiệu của cấp cơ sở. Theo quy định của Đảng, danh sách sẽ gửi lên Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu để rà soát.
Dự kiến các ủy viên trung ương đảng sẽ được cho xem và lấy ý kiến về danh sách tại hội nghị 9.
Tại hội nghị 8 mới đây, Đảng Cộng sản đã lập ra 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội 13.
Hai ban, Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban nhân sự do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng tiểu ban
Tiểu ban kinh tế xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu.
Tiểu ban điều lệ Đảng do Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính dẫn dắt.
Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm trưởng tiểu ban.
Hội nghị Trung ương 8 hồi tháng 10 đã thông qua Quy định "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".
Quy định này nói ủy viên trung ương trở lên phải cương quyết chống tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46667199
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét