Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Chuyện gì đang xảy ra tại BQL Đường sắt đô thị?

Hai tuyến metro Sài Gòn đội vốn 44.000 tỉ đồng còn rẻ chán so với Cát Linh - Hà Đông và các tuyến khác ở Hà Nội. Vụ này có mùi vị tiêu cực đây. Nhưng điều thú vị là ông Lê Nguyễn Minh Quang, trưởng ban BQLĐSĐT TP (đã nộp đơn xin thôi việc vì lý do cá nhân) là người ngoài Đảng, lại không phải công chức, nhưng lại đã được bổ nhiệm vào vị trí tương đương giám đốc sở và là đơn vị trực thuộc UBND TP. Ông Quang cũng là đại biểu HĐND TP khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021. Vậy thì cần truy cứu ai đã đưa một người ngoài Đảng lại không phải công chức vào vị trí dễ tham nhũng này ? Và bài học rút ra là: Từ này không cho bọn ngoài Đảng nắm các vị trí quan trọng ??? Nên học tập bác Cả, Trưởng ban phải ôm luôn chức Bí thư, chứ Trưởng ban là người ngoài Đảng, phó ban là Bí thư Đảng ủy lãnh đạo. Vậy thằng nào có quyền to nhất đây ?
Chuyện gì đang xảy ra tại BQL Đường sắt đô thị?
24/12/2018 Trưởng BQL Đường sắt đô thị TP HCM có đơn xin thôi việc, phó ban đi nước ngoài khi chưa được cho phép, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán xong hoạt động tại dự án metro số 1... Những ngày qua, các cơ quan chức năng của TP HCM đang xác minh, tìm hướng xử lý việc Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị (BQLĐSĐT) TP, Bí thư Đảng ủy Hoàng Như Cương đi Mỹ từ nửa đầu tháng 12 khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép theo quy định.

Dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang 
được triển khai thực hiện. Ảnh: GIA MINH
Đi nước ngoài vì việc riêng
Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, trước khi đi nước ngoài, ông Cương đã viết tay đơn xin nghỉ việc đột xuất không hưởng lương, gửi trưởng BQLĐSĐT TP. Thời gian xin nghỉ phép bắt đầu từ ngày 10 đến hết ngày 31-12-2018. Trong đơn, ông Cương trình bày đã nhiều lần làm đơn xin nghỉ việc, lần cuối là đơn xin đơn phương nghỉ việc, gửi ngày 16-11-2018 và trưởng BQLĐSĐT đã có văn bản báo cáo UBND TP. Lý do xin nghỉ việc không hưởng lương là để giải quyết việc gia đình. Trong đơn xin nghỉ việc đột xuất, ông Cương đề nghị trưởng BQLĐSĐT có văn bản báo cáo UBND TP về việc ông xin nghỉ việc để đi nước ngoài đột xuất mà không kịp chờ xin quyết định cho phép của UBND TP. Đồng thời, ông Cương cũng đề nghị tiếp tục giải quyết cho ông được nghỉ việc theo đơn nghỉ việc đơn phương đã gửi ngày 16-11-2018.



Trước đó, tại buổi làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP với các sở - ngành vào giữa tháng 10, ông Cương khẳng định với tình hình thiếu vốn như hiện nay, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) không thể hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2020 như dự kiến.

Cũng liên quan đến BQLĐSĐT TP, ông Lê Nguyễn Minh Quang, trưởng ban, đã nộp đơn xin thôi việc vì lý do cá nhân. Tuy nhiên, UBND TP chưa có quyết định chính thức về việc này nên ông Quang vẫn đang công tác bình thường. Ông Quang được UBND TP bổ nhiệm chức vụ Trưởng BQLĐSĐT TP tháng 6-2016. Đây là lần đầu tiên TP bổ nhiệm một người ngoài Đảng, lại không phải công chức vào vị trí quan trọng - tương đương giám đốc sở và là đơn vị trực thuộc UBND TP. Ông Quang cũng là đại biểu HĐND TP khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021.

Hai tuyến metro đội vốn 44.000 tỉ đồng

BQLĐSĐT TP được thành lập năm 2007, trực thuộc UBND TP, với chức năng và nhiệm vụ là chủ đầu tư của các dự án ĐSĐT (metro) tại TP. Theo quy hoạch, TP HCM có 8 tuyến metro, trong đó hiện BQLĐSĐT đang triển khai 3 tuyến, gồm số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), số 2 (giai đoạn 1, Bến Thành - Tham Lương) và số 5 (giai đoạn 1, ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn). Những tuyến khác chuẩn bị đầu tư gồm: 3a, 3b, 4, 4b và 6; 2 tuyến monorail số 2 và 3; tuyến tramway số 1 và nhà ga trung tâm Bến Thành.

Với những dự án đang triển khai, có tiến triển nhất là tuyến metro số 1 và 2. Tuyến metro số 1 (dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, TP HCM và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), được phê duyệt dự án vào năm 2007 với tổng mức đầu tư 17.388 tỉ đồng. Sau khi dự án được chuyển giao cho BQLĐSĐT làm chủ đầu tư, đơn vị này chọn thầu cho gói thầu tư vấn chung. Sau đó, cùng với việc làm rõ thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư của dự án cũng được cập nhật và tính toán lại vào thời điểm giữa năm 2009, nâng lên là 47.325 tỉ đồng.

Tháng 8-2011, sau khi lấy ý kiến các bộ - ngành, Thủ tướng cho phép UBND TP phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư mới là hơn 47.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, lúc này dự án lại thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư nên Thủ tướng cho phép TP tiếp tục thực hiện dự án vì có phát sinh tiêu chí công trình trọng điểm, vì vậy dự án bắt đầu khởi công vào tháng 8-2012.

Theo báo cáo của BQLĐSĐT, khối lượng tổng thể toàn dự án tuyến metro số 1 tính đến ngày 11-10-2018 đạt 57% nhưng liên tục "đói vốn" do vướng mắc các thủ tục. Trước tình hình này, TP HCM đã phải liên tục tạm ứng ngân sách để thanh toán cho nhà thầu thi công nhằm bảo đảm tuyến metro đầu tiên tại TP duy trì được tiến độ thi công, hoàn thành theo đúng kế hoạch vào năm 2020.

Với tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, dài khoảng 11 km), hiện cũng đang được xin điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 26.000 tỉ đồng (phê duyệt năm 2010) lên gần 48.000 tỉ đồng. Nguyên nhân bị "đội vốn" là do quá trình triển khai có điều chỉnh về thiết kế cơ sở, thời gian chuẩn bị kéo dài, chậm trễ trong quá trình triển khai, tăng khối lượng xây dựng, trượt giá…

Ngày 5-11-2018, BQLĐSĐT đã có công văn gửi UBND TP về điều chỉnh thời gian thực hiện dự án xây dựng tuyến metro số 2. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận gia hạn thời gian hoàn thành đến tháng 12-2020 tại Quyết định 1286/2017. Đến nay, các thủ tục gia hạn các hiệp định vay đến cuối năm 2020 cũng đã hoàn tất. Do đó để bảo đảm cơ sở pháp lý, BQLĐSĐT trình UBND TP chấp thuận phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến tháng 12-2020.


Phải báo cáo, giải trình nhiều nội dung

Theo nguồi tin của Báo Người Lao Động, trước khi ông Hoàng Như Cương đi Mỹ khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép theo quy định, cuối tháng 11-2018, Trưởng BQLĐSĐT TP Lê Nguyễn Minh Quang đã có văn bản yêu cầu ông Cương báo cáo lại toàn bộ công việc mà ông Cương được giao giúp trưởng ban chỉ đạo thực hiện.

Cụ thể, báo cáo kết quả công việc thực hiện các dự án do Ban Quản lý Dự án 2 và Ban Quản lý Dự án 5 được giao quản lý; chỉ đạo tổ công tác giải trình việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án tuyến metro số 1 và tuyến metro số 2; giải trình kết luận của Thanh tra TP đối với dự án tuyến metro số 1; giải trình dự thảo kết luận của Kiểm toán Nhà nước đối với dự án tuyến metro số 1…

Chờ kết luận của Kiểm toán Nhà nước

Theo Quyết định số 1819/QĐ-KTNN (do Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành ký ngày 5-9), mục tiêu của kiểm toán tại dự án metro số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên là xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính dự án; phát hiện những tồn tại, bất cập trong cơ chế, chính sách để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong quá trình thực hiện và xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật...

Phạm vi kiểm toán dự án được chốt là từ khi triển khai đến ngày 30-9-2018 và các thời kỳ trước, sau có liên quan; thời hạn kiểm toán là 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm toán.

Liên quan đến gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát Thành phố, khối lượng công việc đạt 49%) cũng đang chờ UBND TP HCM xem xét kết luận thanh tra.

Nhóm Phóng viên
https://nld.com.vn/thoi-su/chuyen-gi-dang-xay-ra-tai-bql-duong-sat-do-thi-2018122323080994.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét