Trung tướng Phan Văn Vĩnh: Chuyện của một người Anh hùng
Nguyễn Như Phong - Năm 1998, Phan Văn Vĩnh được đề bạt là Phó giám đốc Công an tỉnh Nam Định, nhưng lại phụ trách khối hậu cần. Tôi nghe tin này và ngao ngán thay cho anh. Một người đang tung hoành trên mặt trấn đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, đang được làm nhiệm vụ theo đúng sở trường của mình, nay lại phải công việc khác, mà tôi cam đoan là anh không thích thú chút nào. Trong lịch sử, không hiếm trường hợp chỉ vì bố trí cán bộ không đúng sở trường mà gây ra bao nhiêu hậu quả nghiêm trọng.
Phan Văn Vĩnh (trái) Ảnh: Bộ Công An
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân – Bộ Công an; Anh hùng lực lượng vũ trang (phong tặng năm 2000, khi anh đang là Phó Giám đốc CA tỉnh Nam Định). Anh được coi là người có “biệt tài” đánh án hình sự. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ.Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được cái buổi trưa ngày 13-3-1991.
Số là lần đó, tôi đi Hà Nam Ninh viết bài (ngày đó Nam Định — Ninh Bình — Hà Nam chưa tách tỉnh) và có mấy buổi làm việc với Phan Văn Vĩnh, Phó trưởng Công an TP Nam Định. Anh kể cho tôi nghe về một số vụ án hình sự mà anh cùng đồng đội đã điều tra thành công. Trước khi tôi về Hà Nội, anh mời tôi đi uống bia cùng mấy trinh sát hình sự. Đang độ vui chuyện, vui bia thì có một thanh niên ăn mặc theo "mốt" của dân giang hồ quần ga-ba-đin, chân đi dép đúc, đầu đội mũ cối Trung Quốc bạc phếch, đến thì thào chuyện gì đó vào tai Vĩnh.
Khi anh ta đi khỏi, Vĩnh bảo tôi: "Hay tối nay ông ở lại đây với mình. Có mấy thằng choai con bên Thái Bình sang chuẩn bị cướp hiệu vàng, bọn mình sẽ phục bắt quả tang! Bọn này ghê lắm, chúng có cả hàng nóng". Nghe anh nói, tôi hiểu chữ "hàng nóng" là súng, lựu đạn. Tôi rụt rè hỏi anh: "Sao không bắt ngay lúc chúng đang chuẩn bị có an toàn hơn không?". "Không được, bọn này nguy hiểm, chính vì thế mà Ban giám đốc và lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát cũng đồng ý cho phục kích bắt quả tang…".
Nhưng rồi lại có một anh cảnh sát cũng cứng tuổi thì thầm điều gì đó vào tai Vĩnh, khiến anh suy nghĩ đăm chiêu lắm. Lát sau, anh bảo tôi: "Thôi, anh cứ về đi… Cũng chưa chắc đã phá được án ngay đâu. Nếu có gì, tôi sẽ gọi".
Nghe anh nói vậy, tôi cũng chẳng nằn nèo thêm, vì chuyện đánh án, thường là rất bí mật. Có nhà báo đi theo, biết đâu chỉ tổ vướng chân.
Sáng hôm sau, trời còn mờ tối thì Thùy Dung, cán bộ Phòng Công tác Chính trị của Công an tỉnh Hà Nam Ninh gọi điện cho tôi và nói trong nước mắt: "Anh Vĩnh bị thương rồi. Nặng lắm. Có lẽ phải khoét bỏ một mắt!". Thế là tôi lại phóng xe xuống Nam Định và vào bệnh viện. Lúc này Vĩnh đã tỉnh thuốc mê sau khi bác sĩ đã lấy đi con mắt trái của anh. Chẳng biết nói gì với nhau, tôi nắm chặt bàn tay anh. Vĩnh cười nhăn nhó: "Ông phải cẩn thận đấy. Năm nay, chúng mình đều ba sáu tuổi".
Và sau này tôi mới biết là Vĩnh cảm thấy trận đánh đó nguy hiểm nên đã không cho tôi đi theo.
Tìm hiểu lại trận đánh đêm hôm đó, hóa ra thế này:
Cuối tháng 2-1991, qua công tác trinh sát, Phan Văn Vĩnh và các trinh sát hình sự của Công an TP Nam Định phát hiện có một nhóm lưu manh ở Thái Bình sang móc nối với bọn lưu manh ở Nam Định để cướp các hiệu vàng lớn ở Nam Định. Sau khi khẩn trương xác minh và thực tế là các anh đã gài được đặc tình vào nhóm này. Phan Văn Vĩnh cùng đồng đội chuẩn bị rất công phu và khi đưa duyệt ở Ban Giám đốc Công an tỉnh, ai cũng phải công nhận đó là kế hoạch hoàn hảo. Đồng chí Đỗ Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát là người có "kinh nghiệm đầy mình" trong đánh án hình sự cũng nhất trí với Phan Văn Vĩnh. Trong kế hoạch này, yêu cầu cao nhất đặt ra là phải đảm bảo an toàn cho anh em, vì vậy, Phan Văn Vĩnh quyết định chỉ tập trung đánh gục bắt tại chỗ một tên, còn bọn khác cho chúng chạy. Cảnh sát hình sự sẽ đón bắt chúng tại nhà. Như vậy sẽ tránh được tình trạng chúng nổ súng bừa bãi.
Sáng hôm sau, trời còn mờ tối thì Thùy Dung, cán bộ Phòng Công tác Chính trị của Công an tỉnh Hà Nam Ninh gọi điện cho tôi và nói trong nước mắt: "Anh Vĩnh bị thương rồi. Nặng lắm. Có lẽ phải khoét bỏ một mắt!". Thế là tôi lại phóng xe xuống Nam Định và vào bệnh viện. Lúc này Vĩnh đã tỉnh thuốc mê sau khi bác sĩ đã lấy đi con mắt trái của anh. Chẳng biết nói gì với nhau, tôi nắm chặt bàn tay anh. Vĩnh cười nhăn nhó: "Ông phải cẩn thận đấy. Năm nay, chúng mình đều ba sáu tuổi".
Và sau này tôi mới biết là Vĩnh cảm thấy trận đánh đó nguy hiểm nên đã không cho tôi đi theo.
Tìm hiểu lại trận đánh đêm hôm đó, hóa ra thế này:
Cuối tháng 2-1991, qua công tác trinh sát, Phan Văn Vĩnh và các trinh sát hình sự của Công an TP Nam Định phát hiện có một nhóm lưu manh ở Thái Bình sang móc nối với bọn lưu manh ở Nam Định để cướp các hiệu vàng lớn ở Nam Định. Sau khi khẩn trương xác minh và thực tế là các anh đã gài được đặc tình vào nhóm này. Phan Văn Vĩnh cùng đồng đội chuẩn bị rất công phu và khi đưa duyệt ở Ban Giám đốc Công an tỉnh, ai cũng phải công nhận đó là kế hoạch hoàn hảo. Đồng chí Đỗ Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát là người có "kinh nghiệm đầy mình" trong đánh án hình sự cũng nhất trí với Phan Văn Vĩnh. Trong kế hoạch này, yêu cầu cao nhất đặt ra là phải đảm bảo an toàn cho anh em, vì vậy, Phan Văn Vĩnh quyết định chỉ tập trung đánh gục bắt tại chỗ một tên, còn bọn khác cho chúng chạy. Cảnh sát hình sự sẽ đón bắt chúng tại nhà. Như vậy sẽ tránh được tình trạng chúng nổ súng bừa bãi.
Nhưng ở đời không mấy ai học hết chữ ngờ, và trong đấu tranh với tội phạm hình sự, bọn nguy hiểm thường có những hành động liều lĩnh vượt ngoài sự tưởng tượng của cán bộ công an.
22 giờ ngày 13-3-1991, 5 tên cướp đến hiệu vàng Thịnh Vượng. Cũng cần phải nói thêm là trước đó bọn chúng đã dùng súng cao su bắn vỡ hết bóng đèn đường xung quanh đó, đồng thời trong vai những người đi mua bán vàng, chúng đã "trinh sát" rất kỹ hiệu vàng và đã tính toán cực kỳ chi li cho việc rút chạy… Bọn chúng đến, 4 tên đứng hai bên, còn một tiến vào giữa cửa gọi chủ nhà để mua vàng. Khi trinh sát Đài đóng vai chủ nhà vừa mở cửa, chúng gí súng ngắn K54 ngay vào mặt. Nhanh như cắt, Đài đánh bật súng của tên cướp. Biết bị lộ, chúng ùa chạy. Phan Văn Vĩnh lao theo quật ngã được tên đã gí súng gọi cửa — đó là Phạm Thanh Quang.
Tên cướp Nguyễn Mạnh Cường thấy đồng bọn bị bắt, không chần chừ, hắn rút lựu đạn ném vào ngay chỗ tên Quang bị Vĩnh đè xuống, hòng giết luôn đồng bọn và cảnh sát truy đuổi. Lựu đạn nổ.
Vĩnh đang nằm phía trên tên Quang bị hàng chục mảnh găm vào chân, tay và một mảnh vào mắt. Anh buông tay ôm mặt, tên Quang vùng dậy chạy nhưng bị tiêu diệt ngay. Trong đêm đó, các trinh sát đã tóm gọn 4 tên còn lại khi chúng vừa về đến Thái Bình, thu thêm 4 quả lựu đạn.
Trong trận này, ngoài Phan Văn Vĩnh bị hỏng mắt, còn 4 đồng chí khác cũng bị thương.
Từ sau khi Phan Văn Vĩnh bị thương mất một con mắt, mỗi lần gặp nhau, tôi lại nhớ đến câu đối mà cụ Nguyễn Khuyến tặng cho ông Bảng Long, một viên quan võ bị chột mắt:
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
Thế rồi một thời gian dài sau đó, trên cương vị là Trưởng công an TP Nam Định, Phan Văn Vĩnh đã chỉ huy đơn vị tấn công quyết liệt vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó nổi tiếng là chuyên án 691C bắt 2 tên tham gia 6 vụ cướp của giết người; xóa sổ băng cướp dùng súng, hộp xịt hơi cay cướp hiệu vàng 31 phố Phan Bội Châu, TP Nam Định; vụ bắt nhóm tội phạm 25 tên chuyên trộm tài sản nhà nước…
22 giờ ngày 13-3-1991, 5 tên cướp đến hiệu vàng Thịnh Vượng. Cũng cần phải nói thêm là trước đó bọn chúng đã dùng súng cao su bắn vỡ hết bóng đèn đường xung quanh đó, đồng thời trong vai những người đi mua bán vàng, chúng đã "trinh sát" rất kỹ hiệu vàng và đã tính toán cực kỳ chi li cho việc rút chạy… Bọn chúng đến, 4 tên đứng hai bên, còn một tiến vào giữa cửa gọi chủ nhà để mua vàng. Khi trinh sát Đài đóng vai chủ nhà vừa mở cửa, chúng gí súng ngắn K54 ngay vào mặt. Nhanh như cắt, Đài đánh bật súng của tên cướp. Biết bị lộ, chúng ùa chạy. Phan Văn Vĩnh lao theo quật ngã được tên đã gí súng gọi cửa — đó là Phạm Thanh Quang.
Tên cướp Nguyễn Mạnh Cường thấy đồng bọn bị bắt, không chần chừ, hắn rút lựu đạn ném vào ngay chỗ tên Quang bị Vĩnh đè xuống, hòng giết luôn đồng bọn và cảnh sát truy đuổi. Lựu đạn nổ.
Vĩnh đang nằm phía trên tên Quang bị hàng chục mảnh găm vào chân, tay và một mảnh vào mắt. Anh buông tay ôm mặt, tên Quang vùng dậy chạy nhưng bị tiêu diệt ngay. Trong đêm đó, các trinh sát đã tóm gọn 4 tên còn lại khi chúng vừa về đến Thái Bình, thu thêm 4 quả lựu đạn.
Trong trận này, ngoài Phan Văn Vĩnh bị hỏng mắt, còn 4 đồng chí khác cũng bị thương.
Từ sau khi Phan Văn Vĩnh bị thương mất một con mắt, mỗi lần gặp nhau, tôi lại nhớ đến câu đối mà cụ Nguyễn Khuyến tặng cho ông Bảng Long, một viên quan võ bị chột mắt:
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
Thế rồi một thời gian dài sau đó, trên cương vị là Trưởng công an TP Nam Định, Phan Văn Vĩnh đã chỉ huy đơn vị tấn công quyết liệt vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó nổi tiếng là chuyên án 691C bắt 2 tên tham gia 6 vụ cướp của giết người; xóa sổ băng cướp dùng súng, hộp xịt hơi cay cướp hiệu vàng 31 phố Phan Bội Châu, TP Nam Định; vụ bắt nhóm tội phạm 25 tên chuyên trộm tài sản nhà nước…
Nhiều vụ án do Phan Văn Vĩnh chỉ huy bây giờ vẫn được anh em hình sự công an tỉnh nhắc đến với lòng khâm phục và pha lẫn chút tự hào vì được tham gia chiến đấu cùng người chỉ huy. Trong chuyên án xóa sổ băng cướp dùng súng, hộp xịt hơi cay để cướp hiệu vàng 31 Phan Bội Châu, Phan Văn Vĩnh trực tiếp chỉ huy một tổ cảnh sát hình sự đi vào Thanh Hóa để lùng bắt chúng. Trong vai những người đi buôn, dân chạy chợ, rồi cả cửu vạn, các anh lang thang ở Sầm Sơn và thị xã Thanh Hóa hơn chục ngày. Tiền công tác hết, Phan Văn Vĩnh bán cả đồng hồ, bán cả nhẫn cưới để nuôi quân. Khi phát hiện chúng chuẩn bị cướp két bạc ở Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Vĩnh đã khéo léo dùng biện pháp nghiệp "điều" tên cầm đầu về thị xã Thanh Hóa và bố trí bắt gọn hắn cùng vũ khí. Từ tên này, các anh bắt nốt bọn còn lại và thu hồi được một số tài sản cho hiệu vàng.
Những trận đánh quyết liệt của Phan Văn Vĩnh và đồng đội đã khiến đất Nam Định trở thành "đất dữ" đối với bọn lưu manh, trộm cướp. Có khi cả năm trời thành phố không xảy ra vụ trọng án nào. Một lần gặp nhau, tôi hỏi Phan Văn Vĩnh: "Anh làm thế nào mà bọn trộm cướp biến hết thế?". Vĩnh cười hì hì: "Đơn giản lắm. Tớ gọi những thằng cộm cán ra đường, cho mỗi đứa một trăm ngàn và bảo: "Chúng bây đi nơi khác mà sống. Bao giờ nhớ quê hương, muốn về thì nói với anh, anh đón". Kiểu nói ngất ngưởng ấy, người không hiểu thì dễ cho là đùa cợt không nghiêm túc, nhưng quả thật, nếu không phải là người đánh án hình sự bản lĩnh, quyết liệt và có trình độ nghiệp vụ giỏi và đặc biệt là tin vào khả năng của đồng đội thì không thể làm được như Phan Văn Vĩnh.
Năm 1998, Phan Văn Vĩnh được đề bạt là Phó giám đốc Công an tỉnh Nam Định, nhưng lại phụ trách khối hậu cần. Tôi nghe tin này và ngao ngán thay cho anh. Một người đang tung hoành trên mặt trấn đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, đang được làm nhiệm vụ theo đúng sở trường của mình, nay lại phải công việc khác, mà tôi cam đoan là anh không thích thú chút nào.
Những trận đánh quyết liệt của Phan Văn Vĩnh và đồng đội đã khiến đất Nam Định trở thành "đất dữ" đối với bọn lưu manh, trộm cướp. Có khi cả năm trời thành phố không xảy ra vụ trọng án nào. Một lần gặp nhau, tôi hỏi Phan Văn Vĩnh: "Anh làm thế nào mà bọn trộm cướp biến hết thế?". Vĩnh cười hì hì: "Đơn giản lắm. Tớ gọi những thằng cộm cán ra đường, cho mỗi đứa một trăm ngàn và bảo: "Chúng bây đi nơi khác mà sống. Bao giờ nhớ quê hương, muốn về thì nói với anh, anh đón". Kiểu nói ngất ngưởng ấy, người không hiểu thì dễ cho là đùa cợt không nghiêm túc, nhưng quả thật, nếu không phải là người đánh án hình sự bản lĩnh, quyết liệt và có trình độ nghiệp vụ giỏi và đặc biệt là tin vào khả năng của đồng đội thì không thể làm được như Phan Văn Vĩnh.
Năm 1998, Phan Văn Vĩnh được đề bạt là Phó giám đốc Công an tỉnh Nam Định, nhưng lại phụ trách khối hậu cần. Tôi nghe tin này và ngao ngán thay cho anh. Một người đang tung hoành trên mặt trấn đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, đang được làm nhiệm vụ theo đúng sở trường của mình, nay lại phải công việc khác, mà tôi cam đoan là anh không thích thú chút nào.
Trong lịch sử, không hiếm trường hợp chỉ vì bố trí cán bộ không đúng sở trường mà gây ra bao nhiêu hậu quả nghiêm trọng. Cách đây hơn chục năm, trường hợp Phạm Thanh Sơn, Phó giám đốc Công an An Giang tự sát cũng là một ví dụ điển hình. Phạm Thanh Sơn vốn xuất thân là cảnh sát hình sự và được coi là người có biệt tài về đấu tranh với bọn giang hồ, lưu manh ở An Giang vào những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước. 27 tuổi, Sơn đã là Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự và đã vực dậy một đơn vị được coi là yếu kém nhất tỉnh. Phạm Thanh Sơn cùng đồng đội triệt phá hàng chục băng cướp nổi tiếng, trong đó có tên cướp Bạch Hải Đường từng hai lần bị chính quyền Sài Gòn cũ kết án tử hình. Bằng khen, giấy khen cho Phạm Thanh Sơn đếm không xuể. Thế rồi Phạm Thanh Sơn được đề bạt làm Phó giám đốc và người ta cứ tưởng là đánh cướp giỏi thì làm gì cũng được. Tổ chức đưa anh sang phụ trách hậu cần.
Vào những năm từ 1985 đến 1990, trong trào lưu "nhà nhà đi buôn, người người đi buôn", công an nhiều tỉnh cũng tổ chức làm kinh tế với đủ mọi hình thức. Phạm Thanh Sơn được giao cho đi làm kinh tế và Công an tỉnh cũng lập ra một Công ty Dịch vụ Xuất nhập khẩu. Thế rồi chả hiểu buôn bán thế nào mà nợ cứ chồng lên nợ, tiền mất hàng trăm triệu mà không còn khả năng thanh toán. Cuối cùng Sơn bị chính Công an tỉnh khởi tố điều tra. Để thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp và có lẽ do quá ân hận, Phạm Thanh Sơn đã chọn lối thoát tiêu cực nhất: tự sát ngay tại phòng làm việc của mình.
Với sự lo lắng như vậy, tôi xuống Nam Định kể lại câu chuyện của Phạm Thanh Sơn cho Vĩnh nghe, nhưng lúc đó, anh lại đi giải quyết điểm nóng xã Mỹ Thắng.
Ký sự của Nguyễn Như Phong
Theo: ANTĐ
Vào những năm từ 1985 đến 1990, trong trào lưu "nhà nhà đi buôn, người người đi buôn", công an nhiều tỉnh cũng tổ chức làm kinh tế với đủ mọi hình thức. Phạm Thanh Sơn được giao cho đi làm kinh tế và Công an tỉnh cũng lập ra một Công ty Dịch vụ Xuất nhập khẩu. Thế rồi chả hiểu buôn bán thế nào mà nợ cứ chồng lên nợ, tiền mất hàng trăm triệu mà không còn khả năng thanh toán. Cuối cùng Sơn bị chính Công an tỉnh khởi tố điều tra. Để thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp và có lẽ do quá ân hận, Phạm Thanh Sơn đã chọn lối thoát tiêu cực nhất: tự sát ngay tại phòng làm việc của mình.
Với sự lo lắng như vậy, tôi xuống Nam Định kể lại câu chuyện của Phạm Thanh Sơn cho Vĩnh nghe, nhưng lúc đó, anh lại đi giải quyết điểm nóng xã Mỹ Thắng.
Ký sự của Nguyễn Như Phong
Theo: ANTĐ
https://vn.sputniknews.com/vietnam/201801124632486-trung-tuong-phan-van-vinh-chuyen-cua-mot-nguoi-anh-hung/
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóakí sư của cun!
Trả lờiXóa