Khi công lý chưa xỏ chân vào giày
Hoàng Hải Vân - Tại phiên tòa đang diễn ra, ông Đinh La Thăng và các bị cáo liên quan đang bị cơ quan công tố đề nghị hàng chục năm tù và bồi thường cho nhà nước 800 tỷ đồng trong khi không có một cơ quan nào xem xét quyết định của người đứng đầu chính phủ tiền nhiệm và Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng là có vi hiến hay không. Cho nên công lý vẫn đang ngủ, chưa thức dậy để xỏ chân vào giày. Người dân đành phải tin vào cái lò của cụ Tổng.
Do công lý chưa xỏ chân vào giày, nên người dân tin các nhà chính trị “thế thiên hành đạo” hơn là tin vào sự công bằng của luật pháp.
Luật pháp, dù được thực thi nghiêm minh và bình đẳng, cũng chỉ là một bước tiến tới công lý chứ chưa phải là công lý. Công lý là lẽ công bằng mang giá trị phổ quát của dân tộc và của nhân loại. Vì lẽ đó mà đa số người dân dù không hiểu nhiều về các đạo luật cùng cả rừng văn bản dưới luật, nhưng một bản án có công bằng hay không thì đa số đều nhận ra.
Cốt lõi giá trị phổ quát này chính là quyền tự nhiên (natural rights) của con người được các triết gia tự do thời Khai Sáng của phương Tây, tiêu biểu là John Locke, phát kiến. Theo Locke, quyền tự nhiên bao gồm quyền sống (life), quyền tự do (liberty) và quyền tài sản (property), là những quyền “bất khả xâm phạm” (inalienable), những quyền mà “chính quyền không thể ban phát hoặc thu hồi” (governments can neither grant nor revoke)
Lần đầu tiên trên thế giới, nội dung này được Thomas Jeffeson đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ với câu nổi tiếng “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây cũng là nền tảng của Hiến pháp Mỹ. Và lần đầu tiên ở châu Á, cụ Hồ đã dẫn lại lời bất hủ ấy để mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam 1946 cũng là bản Hiến pháp đầu tiên ở châu Á được soạn thảo dựa vào tư tưởng tự do của Hiến pháp Mỹ. (Nhân đây cũng lưu ý: các nhà chính trị Việt Nam nếu thành thật học tập tư tưởng Hồ Chí Minh thì nên nghiên cứu kỹ bản Hiến pháp Hoa Kỳ để hiểu được một trong những nguồn gốc tư tưởng của Cụ, nếu không muốn trở thành học giả … dối).
Các nhà lập quốc Hoa Kỳ vô cùng cẩn trọng đối với quyền tự nhiên. Do phải ngăn chặn một số nguy cơ lạm quyền của Nhà nước đối với một số quyền của người dân, Hiến pháp có nhắc đến các quyền ấy, nhưng để tránh bị hiểu nhầm, nên Tu chính án thứ 9 Hiến pháp Mỹ đã phải ghi: “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân”.
Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ, nhưng bản Hiến pháp của họ không đề cao dân chủ, nó còn ngăn chặn dân chủ không giới hạn, để bảo vệ quyền tự nhiên của từng cá nhân. Hiến pháp Mỹ có lẽ là nỗ lực cao nhất của trí tuệ con người trong đề cao công lý, nó được bảo vệ bằng một thiết chế hiệu lực nhất mà trí tuệ con người có thể nghĩ ra, đó là thiết chế Tối cao pháp viện. Bất cứ đạo luật nào của Quốc hội hoặc bất cứ sắc lệnh nào của Tổng thống mà vi hiến, tức là xâm phạm đến các quyền tự nhiên, đều có thể bị Tối cao pháp viện bác bỏ. Trong khi một đạo luật có thể bị bác bỏ thì những phán quyết của tòa tối cao lại có giá trị còn cao hơn luật (vì không ai có thể bác bỏ). Từ đây, nước Mỹ có thể áp dụng lẽ công bằng để bổ sung vào sự khiếm khuyết của luật pháp khi xét xử. Đó là những án lệ của tòa tối cao.
Luật pháp, dù được thực thi nghiêm minh và bình đẳng, cũng chỉ là một bước tiến tới công lý chứ chưa phải là công lý. Công lý là lẽ công bằng mang giá trị phổ quát của dân tộc và của nhân loại. Vì lẽ đó mà đa số người dân dù không hiểu nhiều về các đạo luật cùng cả rừng văn bản dưới luật, nhưng một bản án có công bằng hay không thì đa số đều nhận ra.
Cốt lõi giá trị phổ quát này chính là quyền tự nhiên (natural rights) của con người được các triết gia tự do thời Khai Sáng của phương Tây, tiêu biểu là John Locke, phát kiến. Theo Locke, quyền tự nhiên bao gồm quyền sống (life), quyền tự do (liberty) và quyền tài sản (property), là những quyền “bất khả xâm phạm” (inalienable), những quyền mà “chính quyền không thể ban phát hoặc thu hồi” (governments can neither grant nor revoke)
Lần đầu tiên trên thế giới, nội dung này được Thomas Jeffeson đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ với câu nổi tiếng “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây cũng là nền tảng của Hiến pháp Mỹ. Và lần đầu tiên ở châu Á, cụ Hồ đã dẫn lại lời bất hủ ấy để mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam 1946 cũng là bản Hiến pháp đầu tiên ở châu Á được soạn thảo dựa vào tư tưởng tự do của Hiến pháp Mỹ. (Nhân đây cũng lưu ý: các nhà chính trị Việt Nam nếu thành thật học tập tư tưởng Hồ Chí Minh thì nên nghiên cứu kỹ bản Hiến pháp Hoa Kỳ để hiểu được một trong những nguồn gốc tư tưởng của Cụ, nếu không muốn trở thành học giả … dối).
Các nhà lập quốc Hoa Kỳ vô cùng cẩn trọng đối với quyền tự nhiên. Do phải ngăn chặn một số nguy cơ lạm quyền của Nhà nước đối với một số quyền của người dân, Hiến pháp có nhắc đến các quyền ấy, nhưng để tránh bị hiểu nhầm, nên Tu chính án thứ 9 Hiến pháp Mỹ đã phải ghi: “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân”.
Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ, nhưng bản Hiến pháp của họ không đề cao dân chủ, nó còn ngăn chặn dân chủ không giới hạn, để bảo vệ quyền tự nhiên của từng cá nhân. Hiến pháp Mỹ có lẽ là nỗ lực cao nhất của trí tuệ con người trong đề cao công lý, nó được bảo vệ bằng một thiết chế hiệu lực nhất mà trí tuệ con người có thể nghĩ ra, đó là thiết chế Tối cao pháp viện. Bất cứ đạo luật nào của Quốc hội hoặc bất cứ sắc lệnh nào của Tổng thống mà vi hiến, tức là xâm phạm đến các quyền tự nhiên, đều có thể bị Tối cao pháp viện bác bỏ. Trong khi một đạo luật có thể bị bác bỏ thì những phán quyết của tòa tối cao lại có giá trị còn cao hơn luật (vì không ai có thể bác bỏ). Từ đây, nước Mỹ có thể áp dụng lẽ công bằng để bổ sung vào sự khiếm khuyết của luật pháp khi xét xử. Đó là những án lệ của tòa tối cao.
Án lệ là phán quyết dựa vào lẽ công bằng truyền thống, căn cứ trên những giá trị phổ quát được dân chúng thừa nhận từ đời này qua đời khác. Án lệ nằm trong thông luật (common law) được áp dụng rộng rãi từ lâu đời ở nước Anh, song song với luật thành văn (statutory law, civil law). Thông luật là luật pháp bất thành văn được dân chúng thừa nhận rộng rãi, thành truyền thống, thành tập quán. Ngay từ thế kỷ thứ 12, hoàng đế Anh Henry II đã cho các thẩm phán tòa án của hoàng gia đi khắp nơi trong nước đê xem xét các cách giải quyết tranh chấp của dân chúng, chọn lọc những cách hay nhất để áp dụng trong xét xử các vụ án, rồi tập hợp thành các án lệ. Ngày nay Anh quốc có hàng trăm ngàn án lệ và mỗi năm đều được bổ sung.
Theo tinh thần pháp trị, luật pháp được áp dụng bình đẳng và nghiêm minh cũng chưa đủ. Điều kiện tiên quyết của tinh thần pháp trị là các đạo luật được ban hành phải tiếp cận với công lý, tức là luật phải mang giá trị phổ quát phục vụ cho lợi ích chính đáng của dân chúng. Vì luật được đa số trong nghị viện (Quốc hội) thông qua, đa số đó rất có thể bị các nhóm lợi ích mặc cả hoặc mua chuộc, nên một đạo luật có thể không phục vụ lợi ích phổ quát của dân chúng mà chỉ phục vụ cho các nhóm lợi ích. Nền dân chủ hiện đại của bất cứ nước nào cũng đều có nhược điểm đó, kể cả nước Mỹ. Nước Mỹ khắc phục nhược điểm đó bằng bản Hiến pháp tự do trường tồn, nước Anh khắc phục nhược điểm đó bằng thông luật.
Theo tinh thần pháp trị, luật pháp được áp dụng bình đẳng và nghiêm minh cũng chưa đủ. Điều kiện tiên quyết của tinh thần pháp trị là các đạo luật được ban hành phải tiếp cận với công lý, tức là luật phải mang giá trị phổ quát phục vụ cho lợi ích chính đáng của dân chúng. Vì luật được đa số trong nghị viện (Quốc hội) thông qua, đa số đó rất có thể bị các nhóm lợi ích mặc cả hoặc mua chuộc, nên một đạo luật có thể không phục vụ lợi ích phổ quát của dân chúng mà chỉ phục vụ cho các nhóm lợi ích. Nền dân chủ hiện đại của bất cứ nước nào cũng đều có nhược điểm đó, kể cả nước Mỹ. Nước Mỹ khắc phục nhược điểm đó bằng bản Hiến pháp tự do trường tồn, nước Anh khắc phục nhược điểm đó bằng thông luật.
Triết gia tự do nổi tiếng thế giới F. A. Hayek còn đề xuất một giải pháp rất hay nhưng chưa thấy nước nào áp dụng: Mỗi đại biểu Quốc hội được bầu chỉ 1 nhiệm kỳ duy nhất kéo dài 15 năm ở độ tuổi đủ chín chắn (ông đề nghị tuổi 45), mỗi một cử tri cũng chỉ đi bầu 1 lần duy nhất trong đời ở độ tuổi tương ứng và bầu cho người mà mình biết rõ. Việc bầu cử diễn ra hàng năm, mỗi năm các đại biểu mới sẽ thay thế các đại biểu hết nhiệm kỳ. Làm được điều này sẽ ngăn chặn được tham vọng tái cử để bảo đảm cho đại biểu làm nhiệm vụ theo lương tâm. Tất nhiên, mỗi nước có cách làm riêng theo đặc điểm của mình.
Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, còn lâu công lý mới có thể ngự trị, nhưng trước mắt để một đạo luật được ban hành tiếp cận với tinh thần pháp trị, có lẽ cần có 2 rào chắn và 1 cửa mở. 2 rào chắn là Hiến pháp và các điều ước quốc tế. Một cửa mở là cho phép áp dụng án lệ và thông luật. Việc hội nhập sâu vào quốc tế, một cách tự nhiên đã có rào chắn thứ 2 khi hầu hết các đạo luật ban hành gần đây đều ghi “nếu các điều luật trong luật này trái với các điều ước quốc tế mà Việt nam cam kết thì áp dụng theo điều ước quốc tế”. Cửa mở cũng bắt đầu hé ra khi Bộ luật dân sự có quy định cho phép áp dụng “tập quán” (điều 5) và cho phép áp dụng “án lệ” và “lẽ công bằng” (điều 6).
Tuy nhiên, rào chắn căn bản nhất là Hiến pháp thì có vấn đề nghiêm trọng. Chưa nói đến việc hoàn thiện một bản hiến pháp trường tồn theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản Hiến pháp hiện hành chúng ta cũng không bảo vệ được. Đơn giản là chúng ta không có thiết chế bảo hiến. Lấy ví dụ Luật Đất đai, điều 62 của luật này cho phép chính quyền thu hồi đất đai của nông dân một cách “vô biên” để giao cho các đại gia làm dự án, rõ ràng đã xâm phạm trắng trợn quyền tài sản của người dân ghi trong Hiến pháp nhưng người dân không biết kiện đi đâu, vì tòa tối cao của chúng ta không có chức năng bảo hiến.
Và tại phiên tòa đang diễn ra, ông Đinh La Thăng và các bị cáo liên quan đang bị cơ quan công tố đề nghị hàng chục năm tù và bồi thường cho nhà nước 800 tỷ đồng trong khi không có một cơ quan nào xem xét quyết định của người đứng đầu chính phủ tiền nhiệm và Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng là có vi hiến hay không.
Cho nên công lý vẫn đang ngủ, chưa thức dậy để xỏ chân vào giày. Người dân đành phải tin vào cái lò của cụ Tổng, dù mục tiêu của cái lò đó là “diệt ác” để làm trong sạch Đảng và Nhà nước, là rất tốt, rất được người dân ủng hộ, nhưng phàm là “diệt ác” thì khó tránh khỏi tình trạng người thừa hành hăng hái “giết nhầm hơn bỏ sót”.
FB Hoàng Hải Vân
Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, còn lâu công lý mới có thể ngự trị, nhưng trước mắt để một đạo luật được ban hành tiếp cận với tinh thần pháp trị, có lẽ cần có 2 rào chắn và 1 cửa mở. 2 rào chắn là Hiến pháp và các điều ước quốc tế. Một cửa mở là cho phép áp dụng án lệ và thông luật. Việc hội nhập sâu vào quốc tế, một cách tự nhiên đã có rào chắn thứ 2 khi hầu hết các đạo luật ban hành gần đây đều ghi “nếu các điều luật trong luật này trái với các điều ước quốc tế mà Việt nam cam kết thì áp dụng theo điều ước quốc tế”. Cửa mở cũng bắt đầu hé ra khi Bộ luật dân sự có quy định cho phép áp dụng “tập quán” (điều 5) và cho phép áp dụng “án lệ” và “lẽ công bằng” (điều 6).
Tuy nhiên, rào chắn căn bản nhất là Hiến pháp thì có vấn đề nghiêm trọng. Chưa nói đến việc hoàn thiện một bản hiến pháp trường tồn theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản Hiến pháp hiện hành chúng ta cũng không bảo vệ được. Đơn giản là chúng ta không có thiết chế bảo hiến. Lấy ví dụ Luật Đất đai, điều 62 của luật này cho phép chính quyền thu hồi đất đai của nông dân một cách “vô biên” để giao cho các đại gia làm dự án, rõ ràng đã xâm phạm trắng trợn quyền tài sản của người dân ghi trong Hiến pháp nhưng người dân không biết kiện đi đâu, vì tòa tối cao của chúng ta không có chức năng bảo hiến.
Và tại phiên tòa đang diễn ra, ông Đinh La Thăng và các bị cáo liên quan đang bị cơ quan công tố đề nghị hàng chục năm tù và bồi thường cho nhà nước 800 tỷ đồng trong khi không có một cơ quan nào xem xét quyết định của người đứng đầu chính phủ tiền nhiệm và Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng là có vi hiến hay không.
Cho nên công lý vẫn đang ngủ, chưa thức dậy để xỏ chân vào giày. Người dân đành phải tin vào cái lò của cụ Tổng, dù mục tiêu của cái lò đó là “diệt ác” để làm trong sạch Đảng và Nhà nước, là rất tốt, rất được người dân ủng hộ, nhưng phàm là “diệt ác” thì khó tránh khỏi tình trạng người thừa hành hăng hái “giết nhầm hơn bỏ sót”.
FB Hoàng Hải Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét