Khi người nông dân bỏ quê ra phố
2018-03-15 - Thời kinh tế thị trường, kinh tế phát triển, dường như tình tự quê hương cũng giảm đi rất nhiều, người ta ít quan tâm đến tình cảm của mình và của người mà chỉ quan tâm đến việc mình làm được mỗi năm bao nhiêu, có hơn người hay thua người.
Nỗi nhớ quê đôi khi chỉ quản quanh bên cái gàu tưới RFA
Người nông dân gắn với ruộng đồng, cỏ cây và thiên nhiên. Dường như đâu đó trong mênh mông cuộc đời và bề bộn kiếm sống, hoa gạo tháng ba đỏ một góc trời của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ hay hoa dành dành tháng năm len lén mùi hương nơi góc khuất bụi tre, gốc mít vẫn cứ là cảm thức quen thuộc. Và khi xa quê, điều làm người ta nhớ nhất đôi khi là những thứ vốn dĩ quá quen thuộc đến độ không cần quan tâm. Tình trạng người nông dân bỏ ruộng ra phố đang ngày càng phổ biến tại miền Bắc Việt Nam.
Gạt nước mắt mà đi
Bà Nguyễn Thị Xí, bỏ ruộng quê, ao chuôm ở Ân Thi, Hưng Yên, ra Hà Nội kiếm sống, chia sẻ: “Đi nhặt thế này hai ngày, ba ngày mới được ba chục ngàn, bốn chục ngàn, không có nhiều. Tôi đi từ Mồng Một đến giờ, thực ra là đi từ trong Tết đi từ hai mấy Tết đến mồng Một Tết cũng phải đi, khổ lắm!”
Bà Xí cho biết thêm, mặc dù sống giữa thành phố, mọi thứ đều đắt đỏ, chỗ ngủ cũng phải tốn tiền mà không bằng một góc nhỏ ở quê, nhưng bà phải ra phố kiếm sống. Bởi ở quê làm ruộng không nổi, mà kêu người ta làm thì tiền vốn nhiều hơn số lúa thu được, tự làm thì tuổi cao, sức yếu. Bà đành phải ra phố để lượm ve chai, đồng nát lây lất qua ngày. Bởi dù sao, người Hà Nội bây giờ cũng hết thời đói kém bao cấp, người ta có của ăn của để, và hơn hết là người Hà Nội sống tử tế, biết thương người nghèo. Nhờ vậy mà bà sống được.
Bà Nguyễn Thị Xí, bỏ ruộng quê, ao chuôm ở Ân Thi, Hưng Yên, ra Hà Nội kiếm sống, chia sẻ: “Đi nhặt thế này hai ngày, ba ngày mới được ba chục ngàn, bốn chục ngàn, không có nhiều. Tôi đi từ Mồng Một đến giờ, thực ra là đi từ trong Tết đi từ hai mấy Tết đến mồng Một Tết cũng phải đi, khổ lắm!”
Bà Xí cho biết thêm, mặc dù sống giữa thành phố, mọi thứ đều đắt đỏ, chỗ ngủ cũng phải tốn tiền mà không bằng một góc nhỏ ở quê, nhưng bà phải ra phố kiếm sống. Bởi ở quê làm ruộng không nổi, mà kêu người ta làm thì tiền vốn nhiều hơn số lúa thu được, tự làm thì tuổi cao, sức yếu. Bà đành phải ra phố để lượm ve chai, đồng nát lây lất qua ngày. Bởi dù sao, người Hà Nội bây giờ cũng hết thời đói kém bao cấp, người ta có của ăn của để, và hơn hết là người Hà Nội sống tử tế, biết thương người nghèo. Nhờ vậy mà bà sống được.
Mặc dù ra phố gặp nhiều khó khăn, đôi khi tủi thân, và bà có cảm giác nhiều lúc mình nhớ nhà như một đứa trẻ, nhớ cây gạo hoa đỏ, nhớ ao chuôm, nhớ mặt trước trong xanh mùa sắp đông. Nhưng bà đành phải ở lại phố vì về quê đôi khi buồn hơn, cô đơn hơn.
Cái khái niệm sống được của bà Xí cũng rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày đi dạo từ phố này sang phố nọ, thấy cái hộp carton người ta vứt ra hay cái bàn, cái ghế sắt người ta bỏ đi, bà nhặt mang về phòng trọ, cất dành hai ba hôm nhiều một chút thì mang đến tiệm thu mua phế liệu để bán.
Khi nghe chúng tôi hỏi tại sao bà không để con cái chăm sóc hoặc ở quê kiếm sống bằng cách trồng luống rau, cây cải mà đắp đổi qua ngày, bà cười buồn nói rằng chuyện đó tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào. Bà trước đây cũng có đất, có nhà, đất thì nhà nước thu hồi, đền bù cho bà một phần diện tích, phần diện tích còn lại bà vẫn được canh tác.
Thế nhưng khi có tiền đền bù đất, mối bất hòa giữa mẹ vợ và con rể ngày càng tăng khi anh con rể mượn tiền của bà để làm ăn nhưng không thể trả được. Cuối cùng, nản quá, bà viết giấy cho luôn căn nhà cho đứa con gái và gạt nước mắt ra phố kiếm sống. Mặc dù ra phố gặp nhiều khó khăn, đôi khi tủi thân, và bà có cảm giác nhiều lúc mình nhớ nhà như một đứa trẻ, nhớ cây gạo hoa đỏ, nhớ ao chuôm, nhớ mặt trước trong xanh mùa sắp đông. Nhưng bà đành phải ở lại phố vì về quê đôi khi buồn hơn, cô đơn hơn.
Sức già mượn phố mà thở
Cùng cảnh ngộ với bà Xí, có rất nhiều người già cũng lây lất trên thành phố để đắp đổi qua ngày. Ông Trần Duy Tất, một lão nông ở Hòa Bình, kiếm sống tại Hà Nội, chia sẻ:“Coi như bỏ đất đấy, vườn trại để không thôi, không làm gì cả. Giờ chỉ đi coi như có tiền đi chợ hằng ngày. Nói chung là nhà nước, người ta thầu, mình bán đất còn có một ít nhưng cũng để đó không làm đến.”
Ông Tất nói rằng hiện tại, nếu có đủ tuổi nhận tiền hỗ trợ người già của nhà nước để sống ở quê thì cũng chẳng thấm béo vào đâu, chỉ đủ trả tiền điện hằng tháng là may mắn lắm rồi. Ông đành phải ra phố, vì ở quê khó sống hơn thành phố.
Khi nghe chúng tôi hỏi rằng ở thành phố dễ sống ra sao đối với người già, thì ông cũng lắc đầu chua chát giống bà Xí, ông nói rằng thực ra, kiếm chén cơm giữa chốn đông người cũng có lúc rơi nước mắt và mỗi khi chiều về, bữa nào may mắn thì dư tiền, kiếm chén rượu ngồi nhâm nhi mà đỡ nhớ quê, nếu không có tiền thì tâm hồn trống trải không thể tả..
Bởi với một người già như ông, chiều chiều chạy sang nhà hàng xóm để trò chuyện với một người hàng xóm ngang tuổi, rồi mang vài cái trứng gà sang đúc chả nhâm nhi tí rượu gạo là một thú vui không thể tả. Nhưng nghiệt nỗi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.
Cái mà ông Tất gọi là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, khi ông giải thích, hóa ra là nỗi mặc cảm rất mới của người thôn quê. Thời kinh tế thị trường, kinh tế phát triển, dường như tình tự quê hương cũng giảm đi rất nhiều, người ta ít quan tâm đến tình cảm của mình và của người mà chỉ quan tâm đến việc mình làm được mỗi năm bao nhiêu, có hơn người hay thua người.
Các con của ông Tất không được học hành tới nơi tới chốn nên đứa đi làm phụ hồ, đứa đi làm thuê tít tận miền Nam, không biết làm gì. Đứa đi thì biền biệt, đứa ở nhà mặc cảm cái nghèo, không cho ông giao du với các hàng xóm khá giả hơn. Mà chung quanh ông ai cũng khá giả, vậy là ông tự thu mình vào cái vỏ ốc cô đơn, sống giữa xóm làng mà ông có cảm giác như sống trên một hoang đảo. Cuối cùng, tìm ra phố lây lất qua ngày, để quên đi nghèo khổ là một lựa chọn cuối của ông.
Và cũng theo ông Tất, ra thành phố dù khó khăn, lây lất nhưng không đến nỗi vất vả như ở quê, vì cầm cái cuốc mà lật từng thớ đất, sấp ngửa với nắng mưa là chuyện của thời trai trẻ, giờ già rồi, sức không còn theo người, nên ra phố lượm ve chai, đồng nát hoặc mua một mớ rau ra đường bán cũng là cách qua ngày đoạn tháng và có quyền hi vọng nếu mỗi tuần hi sinh một chút tiền để mua tờ vé số cầu may, biết đâu lại được đổi đời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét