Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Tràng An, Kong, Xuân Trường và nô lệ kiểu mới

Giới chủ nô hiện chưa rõ hình lắm, nhưng ông trùm chủ nô ở Tràng An thì ai cũng biết. Đó là đại gia Xuân Trường, vừa là chủ nô và buôn thần bán thánh, vừa ăn chay niệm phật. Tôi biết một số chuyện về Xuân Trường, nhưng nói ra cũng khó vì nhạy cảm và liên quan đến nhiều người, nhiều túi catap đầy ắp những tập tiền 500.000 đồng. Ở Ninh Bình, tầm ảnh hưởng của 2 tập đoàn doanh nghiệp Xuân Thành và Xuân Trường là rất lớn. Ngày 30/06/2011, Báo Nhân dân có đăng tin về vụ án kiện Bí thư tỉnh ủy ở Ninh Bình, trong bài viết có đoạn: "đất nước này là của Xuân Trường (doanh nghiệp Xuân Trường-PV), thành phố này là của Xuân Thành (doanh nghiệp Xuân Thành- PV). Xem ở đây.
Tràng An, Kong và nô lệ kiểu mới
Hầu hết nông dân Tràng An mất đất để sống, ngoài việc đi chèo đò thuê, nhiều người trong số họ chuyển sang giết mổ, mang thịt dê ra đường đứng bán cho khách du lịch. Các cô gái trẻ, các thiếu nữ đang độ tuổi ăn học thì bỏ học, vào làm việc trong các nhà nghỉ, tiệm massage, quán nhậu… Hình ảnh các cô gái mặc váy, đeo tất đen và ngồi chở hai, ba cô mắt xanh mỏ đỏ trên một chiếc xe giống như xe ôm nhưng ai cũng thừa biết đây là loại ma cô dắt gái dường như đầy rẫy đất Tràng An. “Bởi nó đầy rẫy, mà toàn là gái quê, các cháu chỉ mới biết việc vài năm thôi!”. Có thể nói rằng tại Tràng An, Ninh Bình, một kiểu nô lệ mới đã ra đời cùng du lịch tuy rằng giới chủ nô hiện chưa rõ hình lắm!

Khu di sản Tràng An, Ninh Bình
‘Tràng An, Kong và nô lệ kiểu mới’ đó là cách nói hài hước dở khóc dở cười của nhiều nông dân ở Tràng An, Ninh Bình sau khi phim bom tấn Kong quay tại đây và đất Hoa Lư. Kể từ khi Tràng An được UNESSCO công nhận là di sản thế giới, cộng thêm phim bom tấn Kong trình chiếu thì du lịch ở Tràng An, Ninh Bình đã phát triển một cách dữ dội, kéo theo không ít vấn đề bất cập và hệ lụy. 

Người nông dân Ninh Bình từ chỗ tuy khó khăn, vất vả nhưng có mảnh ruộng, mảnh vườn cũng như tình làng nghĩa xóm để sống, giờ họ bị trưng thu, đền bù đất ruộng với giá rẻ mạt và sau đó lại quay sang đi làm thuê với mức lương rất thấp cho những ông chủ, bà chủ từng tới mua ruộng của họ.
Thu hồi đền bù hay lừa đảo?


Có một vấn đề hết sức lạ đối với người nông dân nơi đây và kể cả chúng tôi, bởi theo luật đất đai năm 2013 cùng các thông tư, văn bản dưới luật của nó thì mức đền bù một sào ruộng ở miền Bắc không thể nào có giá 10 ngàn đồng trên một mét vuông. Bởi mức giá này chỉ mới đạt chưa được 10% yêu cầu. Nhưng đa số các diện tích đất vàng làm du lịch tại Tràng An đều là đất bị thu hồi đền bù với giá rẻ mạt.

Câu chuyện thâu tóm đất và ép người nông dân trở thành loại nô lệ kiểu mới tại Ninh Bình là một câu chuyện của một con bạch tuộc khổng lồ.
Ông Nguyễn Văn Hốc, nông dân bị thu hồi đất với giá 3,6 triệu đồng/sào, chia sẻ: “Lấy ruộng của chúng tôi ra mà có bao nhiêu, có ba triệu sáu, bốn triệu một sào. Có đền bù đó nhưng mà đền bù chưa thỏa đáng”.

Đồng cảm với những nông dân khó khăn, bị bắt chẹt trong câu chuyện thu hồi, đền bù tại Ninh Bình, nhiều cán bộ về hưu tỏ ra bức xúc nhưng họ không thể nói giúp gì được cho người nông dân. Bởi câu chuyện thâu tóm đất và ép người nông dân trở thành loại nô lệ kiểu mới tại Ninh Bình là một câu chuyện của một con bạch tuộc khổng lồ.

Ông Lý Tùng Binh, cựu công chức ngành địa chính Ninh Bình, chia sẻ: “Mức giá đền bù ba triệu rưỡi tới bốn triệu đồng một sào thì không gọi là đền bù được, bởi nó quá thấp!”.

Một sào đất ở miền Nam có tổng diện tích 1000 mét vuông, tại miền Trung, mỗi sào tương ứng với 500 mét vuông diện tích, tại miền Bắc, mỗi sào tương ứng 360 mét vuông diện tích. Điều đó chứng tỏ quĩ đất phía bắc rất hạn hẹp và giá trị trao đổi, mua bán hay thu hồi đền bù cũng cao hơn các vùng khác rất nhiều. Bởi mỗi sào đất ăn lúa, ăn ruộng của người nông dân là máu thịt gắn liền. Nó được chia từ những năm 1995 theo Khoán 10. Những đứa trẻ sinh sau 1995 đến nay không được chia đất nữa và cũng không có đợt chia đất nào nữa, chúng chỉ được thuê hoặc mua từ nhà nước với giá rất cao dưới hình thức “đầu tư nông nghiệp”.

Chính vì vậy, việc mất đi một sào ruộng đối với người nông dân miền Bắc là xem như mất đi phần sinh kế rất căn bản, thậm chí mất cả tương lai học hành. Và với giá đền bù 3,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng trên một sào đất, cũng tương đương với 9 hoặc 10 ngàn đồng trên một mét vuông. Số tiền này có thể mua được một gói mì ăn liền loại vừa, hoặc một ổ bánh mì thịt tạm bợ ở quán ven đường. Và khi nhận tiền đền bù xong, dường như người nông dân lâm vào bế tắc.

Nô lệ kiểu mới thời kinh tế du lịch phát triển?


Ông Nguyễn Văn Hốc chia sẻ thêm là với giá ba triệu sáu một sào, ông và bà con ở đây chẳng thể làm gì hết. Bởi nhà nông thì có đôi ba đồng, loay hoay đôi ba bữa không đủ để mua cho con mấy cái đồ chơi hiện đại. Ông khẳng định vị trí đất gia đình ông và hàng trăm gia đình khác bị thu hồi, đền bù với giá rẻ mạt chính là đất bến đò Tràng An, một vùng nóng nhất, sôi động nhất trong bản đồ du lịch Tràng An, Ninh Bình hiện nay.

Và mức lượng chèo đò ở Tràng An chưa có người nào có được 3 triệu đồng trên một tháng cho dù họ phải vừa chèo đò, khi rảnh thì quét rác, dọn vệ sinh…
Bà Nguyễn Thị Nêm, người chèo đò trên bến đò Tràng An, chia sẻ: “Giờ thì khách nước ngoài nó sang nhiều đấy, sang nhiều thì chuyến nó tăng nhiều hơn. Tháng nào họ sang nhiều thì mình kiếm được chục chuyến trở lên, còn ít thì chẳng bao nhiêu. Chủ yếu là đi chèo đò, đi làm thêm và mỗi tháng kiếm chừng hai triệu đồng…”.

Bà Nêm cho biết thêm là hầu hết nông dân mất đất, thất nghiệp và cũng chẳng còn biết làm gì hơn là đi chèo đò thuê, đàn ông đàn bà ở Tràng An đi chèo đò thuê cho công ty du lịch. Mỗi tháng, người nào làm được cao lắm thì hai triệu đến hai triệu rưỡi đồng, công việc chèo đò khá vất vả, mệt mỏi và người lao động được chi trả với mức tiền chiết khấu 10% trên mỗi tấm vé hoặc theo chuyến đi nhưng cách tính của giới chủ hoàn toàn không rõ ràng, người lao động chỉ ngậm bồ hòn nhận tiền, nếu lên tiếng thì bị đuổi việc.

Nhiều người lái đò mà chúng tôi tiếp xúc tại bến đò Tràng An vui vẻ kể cho chúng tôi nghe nỗi khổ của họ, kể từ chi tiết họ bị giới chủ ép quét rác cả một con đường dài lên bến đò như thế nào và họ được trả thù lao nhỏ tẹo. Và ai cũng phải quét, nếu từ chối quét thì ngày đó không có phiên đi chèo đò. Và mức lượng chèo đò ở Tràng An chưa có người nào có được 3 triệu đồng trên một tháng cho dù họ phải vừa chèo đò, khi rảnh thì quét rác, dọn vệ sinh… Nhưng khi chúng tôi có ý định quay phim, chụp hình thì họ xua tay, nói thôi đừng chụp, đừng ghi, như vậy mất công ăn việc làm của họ, và nguy hiểm cho họ.

Hầu hết nông dân nơi đây mất đất để sống, ngoài việc đi chèo đò thuê, nhiều người trong số họ chuyển sang giết mổ, mang thịt dê ra đường đứng bán cho khách du lịch. Các cô gái trẻ, các thiếu nữ đang độ tuổi ăn học thì bỏ học, vào làm việc trong các nhà nghỉ, tiệm massage, quán nhậu… Hình ảnh các cô gái mặc váy, đeo tất đen và ngồi chở hai, ba cô mắt xanh mỏ đỏ trên một chiếc xe giống như xe ôm nhưng ai cũng thừa biết đây là loại ma cô dắt gái dường như đầy rẫy đất Tràng An. Ngay cả những ông xe ôm ở đây cũng hay gợi ý rằng nếu muốn vui vẻ, ông sẽ chở đến cho một em chân dài… “Bởi nó đầy rẫy, mà toàn là gái quê, các cháu chỉ mới biết việc vài năm thôi!”.

Có thể nói rằng tại Tràng An, Ninh Bình, một kiểu nô lệ mới đã ra đời cùng du lịch tuy rằng giới chủ nô hiện chưa rõ hình lắm!

RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét