Góc nhìn 'những con số' vụ xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc
20/3/2018 - Chúng ta hãy cùng phân tích vụ va chạm theo một phép tính toán khoa học dưới đây. Trong vụ va chạm khủng khiếp giữa xe cứu hỏa và xe khách 45 chỗ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, một luật sư đang quy tài xế xe khách vào tội thiếu quan sát và không làm chủ tốc độ, thậm chí không nhường đường cho xe ưu tiên. Điều đó có công bằng không?Hãy xem xét vấn đề này theo những tính toán khoa học. Xem kỹ Clip thì rõ ràng tài xế xe khách dường như không có bất kỳ phản ứng nào khi thấy chiếc xe cứu hỏa chạy ngang đường. Tại sao lại như vậy?
Phản ứng đạp phanh để dừng xe khẩn cấp bao gồm ba giai đoạn:
1-Nhận ra mối nguy hiểm.
2-Phản ứng với mối nguy đó bằng đạp phanh.
3-Thời gian để hệ thống phanh tác động.
Theo tính toán của các nhà khoa học thì khoảng cách từ khi nhận ra nguy hiểm tới lúc đạp phanh được tính bằng công thức sau:
Công thức: d = (s * r) / 3.6
d = khoảng cách phản ứng tính bằng mét
s = tốc độ xe km/h
r = tốc độ phản ứng của lái xe tính bằng giây
3.6 = hệ số chuyển đổi từ km/h sang m/s
Vi dụ: Tài xế xe khách chạy trên cao tốc với tốc độ 80Km/h. Thời gian phản ứng là 1 giây thì khoảng cách để anh từ lúc nhìn thấy xe cứu hỏa đến lúc quyết định đạp phanh là
(80 * 1) / 3.6 = 27,7m
Yếu tố quan trọng thứ 2 là thời gian tác động của phanh từ lúc bắt đầu phanh cho đến khi xe dừng hẳn
Yếu tố này được quyết định bởi những điều kiện sau:
Tốc độ xe
Điều kiện mặt đường ( Đường ướt, bùn lầy hay khô ráo)
Chất lượng cơ khí của hệ thống phanh.
Chất lượng lốp xe
Giả sử, trong điều kiện lý tưởng: Đường đẹp và khô, hệ thống phanh và lốp xe hoàn hảo ta có công thức tính như sau:
d = s2 / (250 * f)
d = quãng đường từ lúc đạp phanh tới khi xe dừng hẳn
s = Tốc độ xe tính bằng km/h.
250 = Hằng số vật lý
f = Hệ số tác động của mặt đường: 0.8 cho đường khô ráo rải nhựa asphalt và 0.1 cho đường băng tuyết.
Giả sử chiếc xe khách chạy với tốc độ 80km/h thì quãng đường mà chiếc xe đó cần để dừng lại sau khi đạp phanh là: D=802 / (250 * 0.8) = 32m
Cộng hai khoảng cánh trên ta có con số là 27,7+ 32= 59,7m
Khi xem kỹ clip, bạn có thể nhận rõ tài xế xe khách 45 chỗ đã không thể đủ thời gian khi chiếc xe cứu hỏa đột ngột sang đường.
Mặt khác xe khách 45 chỗ còn chạy sau một chiếc xe khách khác. Chiếc xe này đã che tầm nhìn của tài xế. Thông thường, khi chạy trên cao tốc lái xe thường quan tâm chú ý đến xe chạy trước.
Khi chiếc xe chạy trước đó vừa đi qua thì tài xế mới nhận ra có chiếc xe cứu hỏa bên phải đường. Chắc chắc ngay cả trong mơ anh cũng không lường được chiếc xe cứu hỏa đó sang đường.
Lúc này khoảng cách giữa xe khách và xe cứu hỏa chỉ còn khoảng 30m căn cứ theo vạch kẻ đường. Với khoảng cách đó thì tài xế vừa rời chân ga là va chạm đã xảy ra.
Tài xế không có cơ hội nào để tránh tai nạn trong tình huống này và anh cũng không còn cơ hội nào để nhường đường cho xe cứu hỏa theo luật định.
Nguồn: Trí Thức Trẻ
http://tinnhanh24h.com/goc-nhin-nhung-con-so-vu-xe-khach-dam-xe-cuu-hoa-tren-cao-toc--9044.html
Bài phân tích rất hay. Báo nhà nước dưới sự chỉ đạo của ai đó đang hướng dư luận về cái sai do lái xe khách và bảo vệ lái xe cứu hỏa. Vì xe cúu hỏa là của công an. Mà công an bao giờ cũng đúng. Thật ngụy biện và bất công.
Trả lờiXóa