Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Bị xử ép, Đinh La Thăng lôi Nguyễn Tấn Dũng vào vụ án

Bị xử ép, Đinh La Thăng lôi cả Nguyễn Tấn Dũng vào vụ án
Vietnam – Cali Today news – Trong phiên tòa sáng ngày 20/3, ông Đinh La Thăng đã lôi cả cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào trong vụ án như một người có liên quan gián tiếp. Theo những gì mà ông Thăng khai, việc rút vốn hay chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) đều phải do thủ tướng Chính phủ thời đó quyết định.
Image result for cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Đây là ngày thứ hai trong phiên xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước và quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tàn sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) lúc ông Đinh La Thăng còn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN.

Theo như cáo trạng, ông Đinh La Thăng cũng những người khác, như: Ninh Văn Quỳnh (kế toán trưởng), Nguyễn Xuân Sơn (phó tổng giám đốc)…đã gây thiệt hại cho PVN số tiền lên đến 800 tỷ đồng khi đầu tư vào Ngân hàng Đại Dương.

Theo Viện kiểm sát, ông Thăng đã ký thỏa thuận góp 20% vốn vào ngân hàng Đại Dương khi chưa thông qua Hội đồng quản trị PVN. Sau đó, thỏa thuận góp vốn cũng đã được Hội đồng quản trị thông qua. Tuy nhiên, việc làm này đã không được thủ tướng chính phủ thời điểm đó là ông Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận. Cùng với đó, đến đầu năm 2011, trước thời điểm được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Thăng cùng các thành viên khác ký Nghị quyết để PVN góp thêm 100 tỷ đồng vào ngân hàng Đại Dương. Từ những quyết định trên đã gây ra việc PVN thiệt hại 800 tỷ đồng.

Phản đối cáo buộc trên, ông Thăng lập luận rằng, việc ông ký thỏa thuận trước, rồi Hội đồng quản trị đồng ý sau là việc rất bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, để tiền được rót vào ngân hàng Đại Dương thì phải có phê chuẩn của thủ tướng Chính phủ thời điểm đó. Nếu không có phê chuẩn này thì Nghị quyết mà ông cùng với các thành viên khác đưa ra cũng không có giá trị. Việc PVN góp 100 tỷ vào đầu năm 2011 là thực hiện đúng chủ trương trước đó, nhằm giữ nguyên 20% cổ phần tại ngân hàng Đại Dương. Việc này cũng tùy thuộc vào sự chấp thuận của thủ tướng Chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Không có sự đồng ý của ông Nguyễn Tấn Dũng thì PVN cũng không được giảm tỷ lệ này. Ông Thăng cũng cho biết đã từng định bán cổ phẩn cho một doanh nghiệp nước ngoài nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng không đồng ý.

Cũng trong lập luận của mình, ông Đinh La Thăng cho biết rằng, đến năm 2011, lúc ông còn quản lý PVN thì ngân hàng Đại Dương vẫn có lãi và vẫn chia cổ tức. Việc Ngân hàng Đại Dương làm ăn thua lỗ, dẫn đến bị Ngân hàng Nhà nước mua với giá 0 đồng vào năm 2015 không thuộc trách nhiệm của ông, vì ông đã không còn quản lý PVN. Đó là trách nhiệm của những lãnh đạo PVN và Ngân hàng Đại Dương sau này. Tóm lại, việc thiệt hại 800 tỷ ở Ngân hàng Đại Dương ông không hề liên quan.

Căn cứ vào những lập luận của ông Đinh La Thăng tại phiên tòa thì cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dính vào tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước…” khi đã đồng ý cho PVN góp vốn vào ngân hàng Đại Dương nhưng lại không cho rút vốn để bán cho doanh nghiệp nước ngoài từ ngân hàng này.

Theo giới quan sát, bằng việc nêu cả cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra trước tòa và điều này lại còn được báo chí đăng tải phần nào cho thấy tấm lưới mà Nguyễn Phú Trọng tung ra ngày càng siết chặt lấy ông Dũng. Trong tất cả những vụ đại án gần đây, người ta đều thấy đích ngắm cuối cùng vẫn là chỉa vào Nguyễn Tấn Dũng.

(........ còn một đoạn nhạy cảm rất dài ..................)


Nguoi Quan Sat

http://www.viet-studies.net/kinhte/LaThangLoiTanDung_Calitoday.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét