Bộ Tài chính: Tập đoàn Dầu khí đủ điều kiện đầu tư vào ngân hàng
21/03/2018 TPO - Tại các ngày làm việc trước, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định việc PVN đầu tư vào OJB được Thủ tướng đồng ý. Văn phòng Chính phủ cũng không cho PVN thoái vốn tại đây. Được triệu tập, đại diện Bộ Tài chính công bố công văn trả lời Thủ tướng năm 2008, nội dung khẳng định tập đoàn Dầu khí đủ điều kiện đầu tư vào ngân hàng Đại Dương. Ông Phạm Đức Hưng cũng công bố công văn 10400 của Bộ Tài chính ngày 16/9/2010 về việc tăng vốn của PVN tại OJB. Đây cũng là công văn trả lời Văn phòng Chính phủ, khẳng định PVN có đủ căn cứ tham gia góp vốn.Chiều 21/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án cố ý làm trái gây thất thoát 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank (OJB).
Tại tòa, các luật sư nêu câu hỏi với ông Phạm Đức Hưng – đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính quanh nội dung vụ án. Tuy nhiên, ông Hưng từ chối trả lời nhiều câu hỏi, cho rằng mình chỉ được ủy quyền tới tòa nhằm làm rõ 2 công văn liên quan việc góp - tăng vốn điều lệ của PVN vào OJB, những việc khác sẽ báo cáo cấp thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Ông này nói: “Tôi nhận được 6 trang câu hỏi, rất đồ sộ”.
Ông Hưng cho biết, năm 2008, Bộ Tài chính có công văn 12144 ngày 14/10/2008, trả lời công văn số 6553 của Văn phòng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của PVN tại công văn 7224. Cụ thể, việc đầu tư ra ngoài ngành nhất là đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng phải báo cáo Thủ tướng trước khi thực hiện.
Khi PVN có công văn xin được góp vốn vào OJB, Thủ tướng đã hỏi ý kiến các bộ ngành liên quan gồm Bộ Tài chính về việc này. Bộ Tài chính trả lời Thủ tướng qua công văn 12144, nội dung khẳng định PVN đủ điều kiện theo quy định hiện hành tham gia góp vốn, mua cổ phần của OJB theo các nội dung đã thỏa thuận.
Việc đầu tư vào OJB sẽ thỏa mãn những người góp vốn lập ngân hàng Hồng Việt (ngân hàng của ngành dầu khí nhưng không được hoạt động), chưa rút vốn và muốn đầu tư ngân hàng khác.
Tại các ngày làm việc trước, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định việc PVN đầu tư vào OJB được Thủ tướng đồng ý. Văn phòng Chính phủ cũng không cho PVN thoái vốn tại đây.
Qua công văn 12144, Bộ Tài chính cũng đề nghị PVN báo cáo rõ tình hình của OJB đặc biệt là các khoản cho vay, chứng khoán đầu tư sẵn sàng bán, trích lập dự phòng, giá trị thực cổ phiếu… và khẳng định PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả khoản đầu tư này.
Được hỏi về điều kiện để PVN đầu tư vào OJB, đại diện Bộ Tài chính cho biết, ý kiến PVN đủ điều kiện đầu tư của Bộ Tài chính chỉ căn cứ trên cơ sở quản lý vốn của PVN, lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính. Ngoài ra, để thực hiện đầu tư còn nhiều hệ thống pháp luật liên quan, ý kiến Thủ tướng…
Ông Phạm Đức Hưng cũng công bố công văn 10400 của Bộ Tài chính ngày 16/9/2010 về việc tăng vốn của PVN tại OJB. Đây cũng là công văn trả lời Văn phòng Chính phủ, khẳng định PVN có đủ căn cứ tham gia góp vốn.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhận thấy PVN là tập đoàn Nhà nước lớn, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí – lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn; có nhiều dự án PVN phải đề nghị vốn ưu đãi; các dự án trọng điểm phải được nhà nước cho phép dùng lãi dầu khí... Vì vậy, PVN cần cân đối vốn cho các dự án dầu khí trọng điểm nên phải đảm bảo hiệu quả khoản đầu tư vào OJB. Trường hợp không đủ vốn, PVN chuyển nhượng quyền góp vốn vào OJB.
Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, trước khi được mua 0 đồng, OJB là doanh nghiệp niêm yết nên giá trị thay đổi theo thị trường, cuối năm có thể đánh giá được nhưng qua năm có thể lên xuống, trồi sụt. Từ đó, tài khoản đầu tư vào OJB cũng có thể lên xuống.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 – 2011, bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng vào OJB qua 3 lần góp vốn để liên tục nắm giữ 20% vốn điều lệ của ngân hàng. Các quyết định đầu tư này vi phạm quy chế làm việc của PVN, Luật các tổ chức tín dụng… Khi OJB thua lỗ, phải để Ngân hàng Nhà nước mua lại, PVN đã “mất trắng” khoản tiền 800 tỷ đồng.
XUÂN ÂN
Được hỏi về điều kiện để PVN đầu tư vào OJB, đại diện Bộ Tài chính cho biết, ý kiến PVN đủ điều kiện đầu tư của Bộ Tài chính chỉ căn cứ trên cơ sở quản lý vốn của PVN, lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính. Ngoài ra, để thực hiện đầu tư còn nhiều hệ thống pháp luật liên quan, ý kiến Thủ tướng…
Ông Phạm Đức Hưng cũng công bố công văn 10400 của Bộ Tài chính ngày 16/9/2010 về việc tăng vốn của PVN tại OJB. Đây cũng là công văn trả lời Văn phòng Chính phủ, khẳng định PVN có đủ căn cứ tham gia góp vốn.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhận thấy PVN là tập đoàn Nhà nước lớn, hoạt động trong lĩnh vực dầu khí – lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn; có nhiều dự án PVN phải đề nghị vốn ưu đãi; các dự án trọng điểm phải được nhà nước cho phép dùng lãi dầu khí... Vì vậy, PVN cần cân đối vốn cho các dự án dầu khí trọng điểm nên phải đảm bảo hiệu quả khoản đầu tư vào OJB. Trường hợp không đủ vốn, PVN chuyển nhượng quyền góp vốn vào OJB.
Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, trước khi được mua 0 đồng, OJB là doanh nghiệp niêm yết nên giá trị thay đổi theo thị trường, cuối năm có thể đánh giá được nhưng qua năm có thể lên xuống, trồi sụt. Từ đó, tài khoản đầu tư vào OJB cũng có thể lên xuống.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 – 2011, bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng vào OJB qua 3 lần góp vốn để liên tục nắm giữ 20% vốn điều lệ của ngân hàng. Các quyết định đầu tư này vi phạm quy chế làm việc của PVN, Luật các tổ chức tín dụng… Khi OJB thua lỗ, phải để Ngân hàng Nhà nước mua lại, PVN đã “mất trắng” khoản tiền 800 tỷ đồng.
XUÂN ÂN
https://www.tienphong.vn/phap-luat/bo-tai-chinh-tap-doan-dau-khi-du-dieu-kien-dau-tu-vao-ngan-hang-1252652.tpo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét