Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Cảnh sát PCCC "buồn vì bị người dân chỉ trích"

Công an và quan chức chính quyền luôn luôn đoàn kết đấu tranh với người dân. Chúng tự đặt ra luật lệ và khẳng định luôn là đúng. Sai lè lè nhưng trên dưới đều đồng thanh cãi dân. Dân chỉ trích, góp lý là tốt để sửa chữa, nhưng vì có quen thói coi dân như cỏ rác nên không thèm nghe. Nghe, đọc những phát ngôn của đám quan chức, thấy chúng càng ngày càng khốn nạn. Với loại quan hèn nhát, chối bỏ trách nhiệm, đổ lỗi cho dân, dân chỉ trích còn nhẹ. Đúng ra chúng xứng đáng bị dân nhổ vào mặt. Đúng là thương anh cảnh sát PCCC hy sinh. Tuy nhiên anh cũng rất đáng trách; hoặc là anh quá ngu hay quá tưởng mình là vua trên đường nên thích đi ngược chiều thì cứ xông vào làn chính; hoặc là sợ cấp trên nên khi có lệnh là phải xông vào. Nếu là trường hợp đầu, lỗi chính ở anh, anh không hy sinh hôm nay thì với tư duy lái xe thế này, sẽ hy sinh trong tương lai. Nếu là trường hợp sau, lỗi cũng ở anh. Nếu cấp trên lệnh cho anh xông vào, biết là sẽ chết nhưng vẫn nghe theo thì coi như tự nguyện hy sinh vì cấp trên. Ở vào địa vị anh, tôi sẽ bỏ nghề vì không thể chấp nhận hy sinh một cách vô nghĩa như vậy. Đề nghị Quốc hội sửa luật, thay các điều khoản hiện nay bằng điều khoản cấm tất cả các phương tiện giao thông đi ngược chiều trên đường cao tốc. Nhân đây xin nhắc lại là ở VN đúng ra là chưa có đường cao tốc đúng nghĩa. Cao tốc gì mà chất lượng chẳng ra sao, tối đa chỉ đi được 100-120 km/h; nếu đi nhanh hơn sẽ dễ dàng bị lật xe vì chất lượng đường quá kém. Đường cao tốc đúng nghĩa phải là đường các xe có thể chạy với tốc độ cao nhất theo thiết kế mà vẫn xe an toàn, mặc dù trong thực tế nhà nước vẫn có thể đặt tốc độ tối đa để đảm bảo an toàn cao, ví dụ 120-130km/h như ở phần lớn các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Đức, nhiều tuyến đường cao tốc không giới hạn tốc độ, lái xe tốc độ 200-250km/h, xe vẫn chạy rất êm.
Cảnh sát PCCC Hà Nội "buồn vì bị người dân chỉ trích"
Đình Việt  22/03/2018 (Dân Việt) Sau vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe cứu hỏa và xe khách 45 chỗ trên cao tốc, nhiều cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC đã lên tiếng đồng tình với cách xử lý của các đồng nghiệp.

Đại tá Nguyễn Trường Sơn – Trưởng phòng 
cảnh sát PCCC số 2 (Hà Nội). Ảnh: PV
Nhiều ngày qua, dư luận đang tranh cãi quyết liệt xung quanh vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe cứu hỏa đi ngược chiều và xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều 18.3. Nhiều cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC đã lên tiếng đồng tình với cách xử lý của các đồng nghiệp.

Trao đổi với PV, đại tá Nguyễn Trường Sơn – Trưởng phòng cảnh sát PCCC số 2 (Hà Nội) cho biết, luật Giao thông đường bộ cho phép một số loại xe được quyền ưu tiên đi trước các xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào mà trong đó, xe cứu hỏa là xe được ưu tiên số một.


Giới tài xế phân tích lỗi xe cứu hỏa đi ngược chiều trên cao tốc

Khi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe cứu hỏa, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Theo đại tá Sơn, lái xe cứu hỏa cũng giống như những lái xe khác nhưng họ không di chuyển nhiều như những tài xế bình thường, chỉ khi có vụ việc xảy ra mới được tham gia.

Cho nên lái xe cứu hỏa phải có những thiết bị cảnh báo an toàn như còi, đèn ưu tiên. Và để vận hành những phương tiện này, lái xe phải được huấn luyện trong các trung tâm đào tạo của lực lượng công an.


Xe cứu hỏa đi ngược chiều cao tốc: Người chứng kiến lên tiếng

Khi xảy ra sự việc, tâm lý của lái xe cứu hỏa phải bình tĩnh, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông cũng như chính bản thân mình. Như vậy mới có thể đến hiện trường nhanh và an toàn được.


Thượng sỹ Nguyễn Quốc Gia mong người dân thông cảm và có ý thức hơn khi thấy lực lượng PCCC đi làm nhiệm vụ. Ảnh: PV

Nói về vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đại tá Sơn nói, vụ việc phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, chiến sỹ trong phòng.

“Tôi chắc chắn rằng, các anh em ở phòng cảnh sát PCCC số 12 lúc đấy đi với tâm lý muốn đến hiện trường nhanh nhất để cứu người. Các anh em đã cố gắng tiếp cận vụ việc một cách nhanh nhất.


Quan điểm pháp lý khác nhau vụ xe cứu hỏa ngược chiều trên cao tốc

Khi quyết định đi ngược chiều, anh em đã dùng còi, đèn và phát loa để các phương tiện khác dừng lại nhưng xem clip thấy ý thức của người tham gia giao thông rất kém, không thể chấp nhận được”, đại tá Sơn nói.

Đại tá cảnh sát PCCC tâm sự, ông có 33 năm công tác trong ngành, kinh qua rất nhiều vị trí và tham gia rất nhiều vụ cháy lớn nhỏ. Từ những kinh nghiệm thực tiễn đó, vị đại tá rút ra một điều, đối với nghề cứu hỏa, niềm vui lớn là đến được hiện trường một cách nhanh nhất để kịp thời cứu người, cứu của cho người dân.

Còn thượng sỹ Nguyễn Quốc Gia – Phòng cảnh sát PCCC số 2 cho biết, sau khi vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ xảy ra anh và nhiều đồng đội khác ở phòng rất buồn. Buồn cho sự mất mát của gia đình đồng nghiệp và buồn khi bị người dân chỉ trích.

Thượng sỹ này tâm sự, đối với nghề cứu hỏa, sự sống và cái chết là ranh giới rất mong manh. Riêng nghề này, nguy hiểm luôn rình rập vì luôn phải di chuyển với tốc độ nhanh, gấp gáp. Trong khi đó, ý thức người tham gia giao thông lại kém. Các chiến sỹ chỉ thực sự an toàn khi hoàn thành nhiệm vụ và quay trở về đơn vị.


Vụ xe cứu hỏa đi ngược chiều cao tốc: Chủ xe khách nói gì?

“Đối với lính chữa cháy như chúng tôi ai cũng mong muốn đến hiện trường càng sớm càng tốt, nhưng vì ý thức tham giao giao thông của người dân kém nên trên đường di chuyển rất dễ xảy ra va chạm. Tôi cũng mong mọi người hiểu và thông cảm cho công việc của chúng tôi” - thượng sỹ Gia cho biết.

http://danviet.vn/ban-doc/canh-sat-pccc-ha-noi-buon-vi-bi-nguoi-dan-chi-trich-859164.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét