Bà Võ Lệ Hồng – vợ Giáo sư Toán học Lê Văn Thiêm: Hoài nhớ khôn nguôi
21/03/2018 Giáo sư (GS) Toán học Laurent Schwartz - Cộng hòa Pháp - đánh giá:"Giới khoa học Việt Nam sẽ không bao giờ quên hai hình ảnh lớn về Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm". Song ít ai biết rằng, phía sau nhà khoa học tài danh của đất nước, là một người vợ âm thầm cáng đáng mọi công việc gia đình. Đó là bà Võ Lệ Hồng, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược Dân tộc học (TP Hồ Chí Minh).
Tôi gặp bà tại nhà riêng thuộc phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà đang mệt nhưng biết tôi từ Hà Nội vào, muốn hỏi chuyện về GS Lê Văn Thiêm (1918 - 1991), bà vẫn thu xếp dành thời gian tiếp chuyện. Cuộc trò chuyện dù không dài vì điều kiện sức khỏe của bà không cho phép nhưng qua nỗi hoài nhớ khôn nguôi trong từng mẩu chuyện, tôi càng hiểu thêm về hậu phương của một nhà bác học tài danh.
Từ Sở Y tế Nam Bộ tập kết ra miền Bắc, cô nữ hộ sinh Võ Lệ Hồng công tác tại bệnh viện Hồng Gai do ông cụ thân sinh làm giám đốc. Một hôm có đoàn giáo sư đại học, trong đó có ông Trần Văn Giàu về Bãi Cháy nghỉ hè.
Ông Trần Văn Giàu vừa là bạn vừa là đồng hương Tân An với bác sĩ Võ Tấn Ca, cha của Võ Lệ Hồng. Vợ bác sĩ Võ Tấn Ca và vợ ông Trần Văn Giàu cùng ở Vĩnh Long. Hai gia đình càng thêm gắn bó. Không có con nên vợ chồng ông bà Trần Văn Giàu coi Võ Lệ Hồng như con gái.
GS Trần Văn Giàu hỏi Lệ Hồng đã yêu ai chưa, tính chuyện chồng con như thế nào? Võ Lệ Hồng đâu biết rằng chú Sáu đang tính làm mai cho người chồng của mình sau này.
Nguyên do là cùng công tác ở ban lãnh đạo Đại học, một người là Bí thư Đảng ủy, còn một người là Giám đốc, thấy Lê Văn Thiêm đã lớn tuổi mà chưa lập gia đình, Trần Văn Giàu có ý tác thành với cô cháu gái đồng hương. Gặp Võ Lệ Hồng xong, GS Trần Văn Giàu về nói với GS Lê Văn Thiêm: "Tao tìm cho mày được một cô, mày gặp sẽ ưng liền".
Sau đó, ông Sáu Giàu dẫn GS Lê Văn Thiêm xuống Bãi Cháy gặp gia đình bác sĩ Võ Tấn Ca. Mục đích là để GS Thiêm xem mặt, liệu có ưng ý không? Sau khi hai bên đã biết mặt nhau, trở về, ông Sáu Giàu hỏi ông Thiêm rằng: "Mày thấy sao?". Lê Văn Thiêm đáp: "Được". Thế là cứ thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, Lê Văn Thiêm xuống khu Hồng Quảng để được gặp Võ Lệ Hồng.
Nhà khoa học nổi danh, bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Toán học quốc gia tại Pháp, tin về Việt Nam khiến GS Tạ Quang Bửu trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc (1948) phải cất lời khen: "Chàng thanh niên 30 tuổi này đã nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ bậc thầy của chúng ta"; vậy nhưng chuyện tình cảm thì ông lại rất vụng về.
Bà Võ Lệ Hồng kể lại rằng ông chẳng biết tán tỉnh gì hết. Gặp nhau, ông chỉ hỏi: "Chị có khỏe không?", "Công việc thế nào?"… Ngay cả bức thư viết cho người mình yêu, khi đến tay, bà Hồng đếm được có mấy chục chữ. "Tôi thấy ông ấy hiền lành chứ không biết tán tỉnh gì cả".
Thấy ông Thiêm không biết tán tỉnh nhưng rất chân thành, chất phác, giản dị, sau mấy tháng liền đeo đuổi, bà Hồng nhận lời yêu ông. Hai năm sau, năm 1958 lễ cưới của họ được tổ chức tại 18 Hàng Chuối. Khi lập gia đình, GS Lê Văn Thiêm đã 40 tuổi nhưng trông ông rất trẻ, xấp xỉ tuổi vợ. Chẳng ai nghĩ có sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người.
"Thấy anh Thiêm trẻ, tôi hỏi ông Trần Văn Giàu: Chú à, thế anh Thiêm bao nhiêu tuổi? Ông Trần Văn Giàu la: Cháu lộn xộn quá, biết thế thôi, cháu hỏi tuổi làm chi. Thế là tôi không hỏi nữa. Chứ lúc đó tôi biết tuổi chắc tôi không đồng ý rồi". Một nụ cười thoảng nhẹ trên gương mặt bà Võ Lệ Hồng khi kể về lễ thành hôn với nhà khoa học hơn mình tới 17 tuổi.
Kiến thức quý hơn tiền bạc
Một trong những thử thách với bà Võ Lệ Hồng là thiếu thốn về đời sống trong những năm bao cấp. Lương tháng của cả hai vợ chồng chỉ đủ chi tiêu trong 2 tuần, dù bảng lương của ông đã cao hết mức. Bà xoay xở mở phòng mạch tư, để có thêm thu nhập cải thiện trong gia đình, vừa đủ trang trải các chi phí, trong đó có hai người con đang tuổi ăn học.
Thấy GS Lê Văn Thiêm đi nước ngoài thường xuyên, nhiều người đoán già đoán non rằng gia đình ông hẳn sắm sửa đủ đầy. Nhưng với ông thì trái lại, trong những chuyến ra nước ngoài tham dự các hội thảo khoa học, chẳng bao giờ ông sắm sửa thứ gì, ông càng không biết những mẹo lận hàng như một số người khác.
Có lẽ món hàng lớn nhất ông mua sắm khi đi nước ngoài đó là chiếc xe nôi cho con trai Lê Hồng Phi mới sinh. Gửi thư từ Mátxcơva (Liên Xô) về cho vợ, GS Lê Văn Thiêm viết: "… Học thêm được kiến thức quý hơn tiền bạc nhiều".
Ông chẳng bao giờ xâm phạm vào của công dù là thứ bé mọn nhất. Bà Hồng nhớ khoảng năm 1972-1973, kiều bào ở Ca-na-đa ủng hộ cơ sở vật chất và cả tiền, nhờ đoàn công tác do GS Lê Văn Thiêm dẫn đầu chuyển về nước.
Tới Hà Nội, ông dặn bà đếm từng loại và làm biên bản nộp về Bộ Tài chính. Lần đầu tiên được nhìn thấy đồng đô la, bà Hồng muốn giữ lại 1 đô la để chơi, nhưng GS Lê Văn Thiêm không đồng ý, ông yêu cầu phải nộp toàn bộ cho Nhà nước.
“Đãng trí bác học”
GS Lê Văn Thiêm yêu thơ, bơi lội và đánh bóng bàn đều giỏi. Ông thuộc Truyện Kiều và thơ Tố Hữu. Ông ru con ngủ bằng thơ Tố Hữu. Chính vì vậy mà hai người con của ông, theo lời kể của bà Võ Lệ Hồng, thuộc thơ Tố Hữu là nhờ ảnh hưởng từ cha.
Toàn tâm toàn ý trong công việc, cả ngày ông chỉ ngồi nghiên cứu trong chuyên môn của mình. Suy nghĩ và viết lách thì thạo, còn trong sinh hoạt đời thường ông đúng là "đãng trí bác học".
Bạn thân của vợ đến nhà thường xuyên mà ông chẳng bao giờ nhớ tên, nhớ người, cứ như khách đến lần đầu. Có lần ông cắp cặp đi làm, một lúc sau quay lại. Vợ hỏi quay lại làm gì, ông trả lời là tìm cái mũ. "Thế anh đang cầm cái gì trên tay kia?". Nghe vợ hỏi vậy, ông nhìn lên tay, cười xòa, rồi quay ra đi tiếp.
Một lần, ông chở bà trên xe đạp tòng tọc đi xem phim ở Rạp Tháng Tám (Hà Nội). Đến rạp, ông cầm 2 tấm vé rồi đi thẳng vào bên trong. Ngồi mãi, thấy ghế bên cạnh còn để trống, ông mới sực nhớ ra là chưa đưa vé cho vợ. Ông hớt hải chạy ra.
Bà Hồng rất giận nhưng may là chưa quay về nhà. Ngồi xem phim mà đầu óc ông vẫn đang mê mải với những công trình toán học dở dang. Xem xong, ông Thiêm lại đạp xe thẳng một mạch về nhà. Nửa đường, không thấy vợ đâu, ông mới sực nhớ là bỏ quên vợ ở Rạp Tháng Tám.
Đóng góp xây dựng đất nước
Cuộc đời GS Lê Văn Thiêm không chỉ hào quang. Ông từng gặp những khó khăn nhất định trong công tác. PGS Hoàng Hữu Yên, một nhân chứng trong giai đoạn khó khăn, đã kể lại trong hồi ký của mình về sự kiện này.
Cuối những năm 1960, Phó Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp (Hà Nội) - GS Lê Văn Thiêm chủ trương: Trong công tác tuyển sinh, không tuyển những học sinh yếu kém vào trường đại học cơ bản, dù họ có xuất thân công nông, chỉ nên tuyển họ vào các trường chuyên nghiệp tuỳ khả năng của họ.
Chủ trương ấy là đúng. Thế mà ông bị buộc tội hữu khuynh, thiên tài chủ nghĩa, mất lập trường giai cấp. Trung ương cử đoàn cán bộ về triển khai cuộc đấu tranh chống hữu khuynh, chống xét lại.
Làm việc không biết mệt nhưng các cuộc họp khiến ông mệt mỏi hơn. Một tháng họp những 60 cuộc họp. Không than phiền hay trách móc gì ai, GS Lê Văn Thiêm cũng không nói gì với vợ.
Bà Hồng biết chuyện là do những cán bộ trong trường hỏi han, chia sẻ. Bà tỏ ra khó chịu thay, vậy mà ông cứ thản nhiên. Bà càng tin chồng vì biết ông làm việc rất đàng hoàng. Vậy mà sau khi tổ chức cử đi học chính trị trở về, nhà trường không bố trí công tác.
Giữa lúc đó, có một số ý kiến cho rằng ông Thiêm nên về xây dựng Viện Toán học. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng viết cho GS Lê Văn Thiêm một bức thư. Nội dung đại ý theo trí nhớ của bà Hồng là Thủ tướng khuyên suy nghĩ cho kỹ và tự quyết định. Ông đem suy nghĩ của mình chia sẻ với vợ.
"Người ta đã không thích anh ở trường Đại học rồi thì không nên về. Anh hãy tới xây dựng Viện Toán học", bà Võ Lệ Hồng chia sẻ suy nghĩ của mình với chồng. Rời trường Đại học Tổng hợp, GS Lê Văn Thiêm tới xây dựng Viện Toán học và trở thành Viện trưởng đầu tiên của cơ quan nghiên cứu này.
Sau những tháng ngày đầy biến động với khó khăn, sóng gió, vai trò của GS Lê Văn Thiêm đã được Nhà nước và nhân dân đánh giá đúng. Ông được truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Kỹ thuật, được đặt tên đường phố tại Thủ đô Hà Nội. Song bà Võ Lệ Hồng chỉ có một điều tiếc nuối là tài năng của nhà khoa học đã không được sử dụng hết để đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.
"Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần gặp ông Thiêm đã nói: Bây giờ ở trong nước không có điều kiện nghiên cứu, Trung ương định cho anh sang nước ngoài để làm công tác khoa học có lợi hơn. Ông Thiêm từ chối. Nửa đời ông ấy đã ở nước ngoài rồi, nay không muốn đi nữa, ông ở lại tham gia xây dựng đất nước, dù gặp nhiều khó khăn".
Vợ chồng GS Lê Văn Thiêm. (ảnh: Tư liệu gia đình)
Cuộc tình sắp đặtTôi gặp bà tại nhà riêng thuộc phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà đang mệt nhưng biết tôi từ Hà Nội vào, muốn hỏi chuyện về GS Lê Văn Thiêm (1918 - 1991), bà vẫn thu xếp dành thời gian tiếp chuyện. Cuộc trò chuyện dù không dài vì điều kiện sức khỏe của bà không cho phép nhưng qua nỗi hoài nhớ khôn nguôi trong từng mẩu chuyện, tôi càng hiểu thêm về hậu phương của một nhà bác học tài danh.
Từ Sở Y tế Nam Bộ tập kết ra miền Bắc, cô nữ hộ sinh Võ Lệ Hồng công tác tại bệnh viện Hồng Gai do ông cụ thân sinh làm giám đốc. Một hôm có đoàn giáo sư đại học, trong đó có ông Trần Văn Giàu về Bãi Cháy nghỉ hè.
Ông Trần Văn Giàu vừa là bạn vừa là đồng hương Tân An với bác sĩ Võ Tấn Ca, cha của Võ Lệ Hồng. Vợ bác sĩ Võ Tấn Ca và vợ ông Trần Văn Giàu cùng ở Vĩnh Long. Hai gia đình càng thêm gắn bó. Không có con nên vợ chồng ông bà Trần Văn Giàu coi Võ Lệ Hồng như con gái.
GS Trần Văn Giàu hỏi Lệ Hồng đã yêu ai chưa, tính chuyện chồng con như thế nào? Võ Lệ Hồng đâu biết rằng chú Sáu đang tính làm mai cho người chồng của mình sau này.
Nguyên do là cùng công tác ở ban lãnh đạo Đại học, một người là Bí thư Đảng ủy, còn một người là Giám đốc, thấy Lê Văn Thiêm đã lớn tuổi mà chưa lập gia đình, Trần Văn Giàu có ý tác thành với cô cháu gái đồng hương. Gặp Võ Lệ Hồng xong, GS Trần Văn Giàu về nói với GS Lê Văn Thiêm: "Tao tìm cho mày được một cô, mày gặp sẽ ưng liền".
Sau đó, ông Sáu Giàu dẫn GS Lê Văn Thiêm xuống Bãi Cháy gặp gia đình bác sĩ Võ Tấn Ca. Mục đích là để GS Thiêm xem mặt, liệu có ưng ý không? Sau khi hai bên đã biết mặt nhau, trở về, ông Sáu Giàu hỏi ông Thiêm rằng: "Mày thấy sao?". Lê Văn Thiêm đáp: "Được". Thế là cứ thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, Lê Văn Thiêm xuống khu Hồng Quảng để được gặp Võ Lệ Hồng.
Nhà khoa học nổi danh, bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Toán học quốc gia tại Pháp, tin về Việt Nam khiến GS Tạ Quang Bửu trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc (1948) phải cất lời khen: "Chàng thanh niên 30 tuổi này đã nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ bậc thầy của chúng ta"; vậy nhưng chuyện tình cảm thì ông lại rất vụng về.
Bà Võ Lệ Hồng kể lại rằng ông chẳng biết tán tỉnh gì hết. Gặp nhau, ông chỉ hỏi: "Chị có khỏe không?", "Công việc thế nào?"… Ngay cả bức thư viết cho người mình yêu, khi đến tay, bà Hồng đếm được có mấy chục chữ. "Tôi thấy ông ấy hiền lành chứ không biết tán tỉnh gì cả".
Thấy ông Thiêm không biết tán tỉnh nhưng rất chân thành, chất phác, giản dị, sau mấy tháng liền đeo đuổi, bà Hồng nhận lời yêu ông. Hai năm sau, năm 1958 lễ cưới của họ được tổ chức tại 18 Hàng Chuối. Khi lập gia đình, GS Lê Văn Thiêm đã 40 tuổi nhưng trông ông rất trẻ, xấp xỉ tuổi vợ. Chẳng ai nghĩ có sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người.
"Thấy anh Thiêm trẻ, tôi hỏi ông Trần Văn Giàu: Chú à, thế anh Thiêm bao nhiêu tuổi? Ông Trần Văn Giàu la: Cháu lộn xộn quá, biết thế thôi, cháu hỏi tuổi làm chi. Thế là tôi không hỏi nữa. Chứ lúc đó tôi biết tuổi chắc tôi không đồng ý rồi". Một nụ cười thoảng nhẹ trên gương mặt bà Võ Lệ Hồng khi kể về lễ thành hôn với nhà khoa học hơn mình tới 17 tuổi.
Kiến thức quý hơn tiền bạc
Một trong những thử thách với bà Võ Lệ Hồng là thiếu thốn về đời sống trong những năm bao cấp. Lương tháng của cả hai vợ chồng chỉ đủ chi tiêu trong 2 tuần, dù bảng lương của ông đã cao hết mức. Bà xoay xở mở phòng mạch tư, để có thêm thu nhập cải thiện trong gia đình, vừa đủ trang trải các chi phí, trong đó có hai người con đang tuổi ăn học.
Thấy GS Lê Văn Thiêm đi nước ngoài thường xuyên, nhiều người đoán già đoán non rằng gia đình ông hẳn sắm sửa đủ đầy. Nhưng với ông thì trái lại, trong những chuyến ra nước ngoài tham dự các hội thảo khoa học, chẳng bao giờ ông sắm sửa thứ gì, ông càng không biết những mẹo lận hàng như một số người khác.
Có lẽ món hàng lớn nhất ông mua sắm khi đi nước ngoài đó là chiếc xe nôi cho con trai Lê Hồng Phi mới sinh. Gửi thư từ Mátxcơva (Liên Xô) về cho vợ, GS Lê Văn Thiêm viết: "… Học thêm được kiến thức quý hơn tiền bạc nhiều".
Ông chẳng bao giờ xâm phạm vào của công dù là thứ bé mọn nhất. Bà Hồng nhớ khoảng năm 1972-1973, kiều bào ở Ca-na-đa ủng hộ cơ sở vật chất và cả tiền, nhờ đoàn công tác do GS Lê Văn Thiêm dẫn đầu chuyển về nước.
Tới Hà Nội, ông dặn bà đếm từng loại và làm biên bản nộp về Bộ Tài chính. Lần đầu tiên được nhìn thấy đồng đô la, bà Hồng muốn giữ lại 1 đô la để chơi, nhưng GS Lê Văn Thiêm không đồng ý, ông yêu cầu phải nộp toàn bộ cho Nhà nước.
“Đãng trí bác học”
GS Lê Văn Thiêm yêu thơ, bơi lội và đánh bóng bàn đều giỏi. Ông thuộc Truyện Kiều và thơ Tố Hữu. Ông ru con ngủ bằng thơ Tố Hữu. Chính vì vậy mà hai người con của ông, theo lời kể của bà Võ Lệ Hồng, thuộc thơ Tố Hữu là nhờ ảnh hưởng từ cha.
Toàn tâm toàn ý trong công việc, cả ngày ông chỉ ngồi nghiên cứu trong chuyên môn của mình. Suy nghĩ và viết lách thì thạo, còn trong sinh hoạt đời thường ông đúng là "đãng trí bác học".
Bà Võ Lệ Hồng. (ảnh NVCC)
Bạn thân của vợ đến nhà thường xuyên mà ông chẳng bao giờ nhớ tên, nhớ người, cứ như khách đến lần đầu. Có lần ông cắp cặp đi làm, một lúc sau quay lại. Vợ hỏi quay lại làm gì, ông trả lời là tìm cái mũ. "Thế anh đang cầm cái gì trên tay kia?". Nghe vợ hỏi vậy, ông nhìn lên tay, cười xòa, rồi quay ra đi tiếp.
Một lần, ông chở bà trên xe đạp tòng tọc đi xem phim ở Rạp Tháng Tám (Hà Nội). Đến rạp, ông cầm 2 tấm vé rồi đi thẳng vào bên trong. Ngồi mãi, thấy ghế bên cạnh còn để trống, ông mới sực nhớ ra là chưa đưa vé cho vợ. Ông hớt hải chạy ra.
Bà Hồng rất giận nhưng may là chưa quay về nhà. Ngồi xem phim mà đầu óc ông vẫn đang mê mải với những công trình toán học dở dang. Xem xong, ông Thiêm lại đạp xe thẳng một mạch về nhà. Nửa đường, không thấy vợ đâu, ông mới sực nhớ là bỏ quên vợ ở Rạp Tháng Tám.
Đóng góp xây dựng đất nước
Cuộc đời GS Lê Văn Thiêm không chỉ hào quang. Ông từng gặp những khó khăn nhất định trong công tác. PGS Hoàng Hữu Yên, một nhân chứng trong giai đoạn khó khăn, đã kể lại trong hồi ký của mình về sự kiện này.
Cuối những năm 1960, Phó Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp (Hà Nội) - GS Lê Văn Thiêm chủ trương: Trong công tác tuyển sinh, không tuyển những học sinh yếu kém vào trường đại học cơ bản, dù họ có xuất thân công nông, chỉ nên tuyển họ vào các trường chuyên nghiệp tuỳ khả năng của họ.
Chủ trương ấy là đúng. Thế mà ông bị buộc tội hữu khuynh, thiên tài chủ nghĩa, mất lập trường giai cấp. Trung ương cử đoàn cán bộ về triển khai cuộc đấu tranh chống hữu khuynh, chống xét lại.
Làm việc không biết mệt nhưng các cuộc họp khiến ông mệt mỏi hơn. Một tháng họp những 60 cuộc họp. Không than phiền hay trách móc gì ai, GS Lê Văn Thiêm cũng không nói gì với vợ.
Bà Hồng biết chuyện là do những cán bộ trong trường hỏi han, chia sẻ. Bà tỏ ra khó chịu thay, vậy mà ông cứ thản nhiên. Bà càng tin chồng vì biết ông làm việc rất đàng hoàng. Vậy mà sau khi tổ chức cử đi học chính trị trở về, nhà trường không bố trí công tác.
Giữa lúc đó, có một số ý kiến cho rằng ông Thiêm nên về xây dựng Viện Toán học. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng viết cho GS Lê Văn Thiêm một bức thư. Nội dung đại ý theo trí nhớ của bà Hồng là Thủ tướng khuyên suy nghĩ cho kỹ và tự quyết định. Ông đem suy nghĩ của mình chia sẻ với vợ.
"Người ta đã không thích anh ở trường Đại học rồi thì không nên về. Anh hãy tới xây dựng Viện Toán học", bà Võ Lệ Hồng chia sẻ suy nghĩ của mình với chồng. Rời trường Đại học Tổng hợp, GS Lê Văn Thiêm tới xây dựng Viện Toán học và trở thành Viện trưởng đầu tiên của cơ quan nghiên cứu này.
Sau những tháng ngày đầy biến động với khó khăn, sóng gió, vai trò của GS Lê Văn Thiêm đã được Nhà nước và nhân dân đánh giá đúng. Ông được truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Kỹ thuật, được đặt tên đường phố tại Thủ đô Hà Nội. Song bà Võ Lệ Hồng chỉ có một điều tiếc nuối là tài năng của nhà khoa học đã không được sử dụng hết để đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.
"Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần gặp ông Thiêm đã nói: Bây giờ ở trong nước không có điều kiện nghiên cứu, Trung ương định cho anh sang nước ngoài để làm công tác khoa học có lợi hơn. Ông Thiêm từ chối. Nửa đời ông ấy đã ở nước ngoài rồi, nay không muốn đi nữa, ông ở lại tham gia xây dựng đất nước, dù gặp nhiều khó khăn".
Với những công trình khoa học xuất sắc, Lê Văn Thiêm là người viết trang đầu tiên của lịch sử Toán học Việt Nam hiện đại. Ông cũng là một trong những người đầu tiên đặt nền móng xây dựng Toán học Việt Nam - (GS.TSKH Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam).
Kiều Mai Sơn
http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/26GITHANG__-Ba-Vo-Le-Hong-vo-Giao-su-Toan-hoc-Le-Van-Thiem-Hoai-nho-khon-nguoi-482434/
Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 và Huân chương Độc lập hạng nhất[1] về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.
Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.
Năm 1939, ông thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B (Lý - Hoá - Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường đại học sư phạm Paris (école Normale Supérieure).
Người ta đã phải mất rất nhiều công sức tìm hiểu mới có thể tìm tư liệu về GS Lê Văn Thiêm giai đoạn 1943-1946, nhưng lại không có nhiều thông tin về thời kỳ 1946-1949. Nhờ vào hai Giáo sư H. Esnault và E. Viehweg từ Đại học tổng hợp Essen, Đức, mới biết được thời gian GS Lê Văn Thiêm ở Đức.
Ông tốt nghiệp Thạc sĩ năm 1943 tại Paris, sau đó ông sang làm luận án Tiến sĩ tại Đại học Göttingen(Đức) với học bổng của Quỹ Alexander von Humboldt dưới sự hướng dẫn của nhà toán học Hans Wittich[2].
Luận án Tiến sĩ Toán học của ông về giải tích phức được bảo vệ thành công năm 1945 tại Đại học Göttingen với hồ sơ bảo vệ số Math.Nat.Prom. 0728. Tên của luận án là "Über die Bestimmung des Typus einfach zusammenhängender offener Riemannscher Flächen"[3], tạm dịch: "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên". Buổi bảo vệ được tổ chức vào ngày 4/4/1945, sau đó bằng tiến sĩ được trao vào ngày 8/4/1946 với điểm đánh giá trung bình: Giỏi[2]. Ông được xem là người Việt Nam đầu tiên có bằng Tiến sĩ Toán học[4].
Ông tiếp tục bảo vệ luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1949 tại Đại học Paris 11 với luận văn có nhan đề là "Sur le problème d'inversion dans la théorie de la distribution des valeurs des fonctions méromorphes"[5], tạm dịch: "Về bài toán ngược trong lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình".
Ông có một thời gian làm việc cùng với GS. Rolf Herman Nevanlinna tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ cho tới năm 1949.
Năm 1949, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, GS. Lê Văn Thiêm từ bỏ địa vị khoa học của mình ở Zurich để về nước tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Ông đã trở về nước qua đường bay Paris - Băng Cốc, rồi từ Băng Cốc bằng đường bộ qua Campuchia về rừng U Minh, khu 9 miền Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19 tháng 12 năm 1949.
Trong thời gian công tác ở khu 9, Lê Văn Thiêm đã được GS. Hoàng Xuân Nhị giới thiệu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Một Việt kiều, mới về nước có 4 tháng, đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản, đây là điều hiếm thấy.
Sau thắng lợi vang dội của chiến dịch Biên giới năm 1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẩn trương chuẩn bị lực lượng cán bộ khoa học cho việc kiến thiết đất nước sau ngày toàn thắng.
Tháng 7.1950, Đề án giáo dục được thông qua nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thời kỳ cách mạng mới.
Từ năm học 1950 - 1951, trong điều kiện khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng bước hình thành ba trung tâm đại học: trung tâm Việt Bắc gồm các trường: Đại học Y, Ban quân dược, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Mỹ thuật; trung tâm Thanh - Nghệ với hai phân hiệu Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên; Khu học xá Trung ương (đặt nhờ tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc) đào tạo cán bộ khoa học và giáo viên trung học.
Năm 1951, Lê Văn Thiêm được Chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt Bắc để nhận nhiệm vụ mới. Ông đã phải lội bộ 6 tháng theo đường rừng để ra đến Việt Bắc. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng Trường Khoa học Cơ bản và Trường Sư phạm Cao cấp, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này và giảng dạy môn Cơ học lý thuyết.[6] (khi đó có tên là Đại học Sư phạm Khoa học) và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội[7] (khi đó có tên là Đại học Khoa học Cơ bản) (1951-1954).
Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt Nam là tạp chí "Acta Mathematica Vietnamica" và "Vietnam Journal of Mathematics".
Ông giữ vị trí đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô(1956 – 1980).
Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện Toán học đã trở thành một trung tâm toán học của Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.
GS. Lê Văn Thiêm có đóng góp lớn trong việc thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học thế giới. Ông đã đưa Hội Toán học Việt Nam tham gia vào Hội Toán học quốc tế với tư cách là thành viên chính thức, đưa Viện Toán học tham gia vào Trung tâm Toán học quốc tế Banach (Ba Lan). Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của ông mà nhiều nhà toán học có tên tuổi trên thế giới như Laurent Schwartz, Grotendick (Pháp), Smale và Chomsky (Mỹ)... đã sang Việt Nam và nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác với các nhà toán học Việt Nam.
Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam như:
- Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964)
- Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966)
- Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967)
Ông đã ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốn sách chuyên khảo "The Theory of Groundwater Movement" (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Moskva năm 1977.
Ông đã cùng với các cộng sự ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng toán học để góp phần giải quyết các vấn đề như:
- Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn
- Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An
Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Các công trình Toán học[sửa | sửa mã nguồn]
Ông cùng với Phạm Tỉnh Quát được xem là những người Việt Nam đầu tiên có công bố quốc tế về Toán học hiện đại. Các công trình sắp theo thứ tự thời gian đó là
- Le-Van, Thiem Beitrag zum Typenproblem der Riemannschen Flächen. (German) Comment. Math. Helv. 20, (1947). 270–287.
- Thiem, Le Van Le degré de ramification d'une surface de Riemann et la croissance de la caractéristique de la fonction uniformisante. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 228,(1949). 1192–1195.
- Thiem, Le Van Un problème de type généralisé. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 228, (1949). 1270–1272.
- Thiem, Le-Van Über das Umkehrproblem der Wertverteilungslehre. (German) Comment. Math. Helv. 23, (1949). 26–49.
- Thiem, Le Van Sur un problème d'inversion dans la théorie des fonctions méromorphes. (French) Ann. Sci. École Norm. Sup. (3) 67, (1950). 51–98.
- Le Van Thʹem On the type of Riemann surfaces defined by the linear substitution group. (Russian) Sibirsk. Mat. Ž. 5 (1964) 853–857.
- Lê Van Thiêm Sur un problème d'infiltration à travers un sol à deux couches.(French) Acta Sci. Vietnam. 1 (1964) 3–9.
- Lê Van Thiêm Sur l'existence d'un potentiel automorphe borné. (French) Acta Sci. Vietnam. 2 (1965) 1–4.
- Lê Văn Thiêm; Hoàng Đình Dung; Ngô Văn Lu'ọ'c Les fonctions-analytiques et le mouvement des liquides visqueux à symétrie axiale. Acta Sci. Vietnam. 9/10 (1974), 24–33.
- Lê văn Thiêm; Hoàng Đình Dung Ecoulement plan des fluides visqueux en régime d'Oseen. (French) Acta Math. Vietnam. 2 (1977) 23-33.
- Lê Văn Thiêm; Hô Van Hoà Sur certaines relations entre les coefficients binômiaux. (French) Acta Math. Vietnam. 3 (1978), no. 2, 29–34.
- Lê Văn Thiêm; Hô Van Hoà Sur certaines sommes binomiales. (French) Acta Math. Vietnam. 5 (1980), no. 1, 178–179 (1981).
- Lê Văn Thiêm On an expression for the velocity component in the Oseen regime.(Vietnamese) Tạp chí Toán học 9 (1981), no. 2, 10–16.
- Lê Văn Thiêm Sur la vitesse d'écoulement plan en régime d'Oseen. (French) [Velocity of Oseen plane flow] Acta Math. Vietnam. 6 (1981), no. 1, 95–100 (1982).
Ông chủ biên nhiều sách về toán học. Trong đó có 2 cuốn sách chuyên khảo: Một số vấn đề toán học trong lý thuyết đàn hồi (1970) và Một số vấn đề toán học chất lỏng nhớt (1970).
Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]
- Giải thưởng Lê Văn Thiêm của Hội Toán học Việt Nam dành cho những người nghiên cứu, giảng dạy toán và học sinh giỏi toán xuất sắc ở Việt Nam được trao hàng năm.[8]
- Năm 2007, UBND thành phố Hà Nội có quyết định đặt tên phố Lê Văn Thiêm nối từ đường Lê Văn Lương cắt ngang qua phố Ngụy Như Kon Tum đến phố Nguyễn Huy Tưởng. Lê Văn Thiêm là nhà Toán học Việt Nam đương đại đầu tiên được đặt tên đường. Trước đây đã có hai đường mang tên Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là hai nhà Toán học từ thế kỷ XV ở Việt Nam được đặt ở Hà Nội. Hai tuyến đường mang tên hai nhà toán học trên nằm trên phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm và phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, rất gần với tuyến đường đặt tên ông ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.[9]
- Lê Văn Thiêm cũng là tên của trường Trung học cơ sở ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tiền thân là trường năng khiếu thị xã Hà Tĩnh. Ngôi trường luôn là lá cờ đầu trong công tác thi đua dạy và học khối THCS trong toàn tỉnh.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “GIẢI THƯỞNG LÊ VĂN THIÊM”.
- ^ a ă Tạp chí Tia Sáng trang 40
- ^ “Le Van Thiem: Über die Bestimmung des Typus einfach zusammenhängender offener Riemannscher Flächen (1945)”. WorldCat.
- ^ Tạp chí Tia Sáng trang 41
- ^ “Le Van Thiem: Sur le problème d'inversion dans la théorie de la distribution des valeurs des fonctions méromorphes (1949)”. WorldCat.
- ^ “Danh sách lãnh đạo Đại học Sư phạm Hà Nội qua từng thời kì”. http://hnue.edu.vn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Danh sách hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội”. http://hus.edu.vn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Giải thưởng Lê Văn Thiêm”. http://vms.org.vn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Lễ gắn biển phố Ngụy Như Kon Tum và phố Lê Văn Thiêm”. http://vnu.edu.vn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét