Nga đã kiểm soát toàn bộ không phận Ukraine
Chính thức Nga đã giành quyền kiểm soát toàn bộ không phận Ukraine; nếu máy bay Ukraine dám cất cánh thì họ sẽ bị tiêu diệt. Sự kiện này khiến các máy bay chiến đấu còn lại của Kiev gần như không còn cơ hội hoạt động. Ngay cả khi đoàn xe quân sự tiếp viện của Moscow bị dồn ứ nhưng không có nguy cơ bị tấn công.Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022
Nga đã kiểm soát toàn bộ không phận Ukraine
Kế “tát nước bắt cá” của Putin ?
Kế “tát nước bắt cá” của Putin ?
Người dân thành phố Mariupol và các thành phố khác thuộc Ukraine đang sơ tán sang các vùng an toàn hơn. Hãng tin RIA dẫn lời chính quyền thành phố Mariupol của Ukraine cho biết người dân nơi đây sẽ được phép rời khỏi thành phố này từ 12h00-17h00 ngày 5/3 (giờ Moskva), tức 16h00-21h00 cùng ngày giờ Hà Nội.
Trước đó, Nga cho biết các binh sĩ nước này, hiện đang bao vây thành phố cảng Azov Sea, miền Nam Ukraine, sẽ ngừng bắn và cho phép dân thường sơ tán.
Đàm phán Nga-Ukraine; Địch thân Putin thông báo lịch đàm phán lần 3
Đàm phán Nga-Ukraine; Địch thân Putin thông báo lịch đàm phán lần 3
Có dư luận trên mạng cho rằng Nga và Ukraine cố tình kéo dài đàm phán nhiều vòng để giữ gìn thể diện và vị thế chính trị cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, để cho người dân Ukraine và thế giới phương Tây thấy Zelensky vẫn là anh hùng, vẫn là đại diện toàn quyền, hợp pháp cho ý chí và nguyện vọng nhân dân Ukraine trong mắt nhân dân Ukraine và nhân dân thế giới. Sau khi vở kịch đàm phán "căng thẳng" nhiều vòng ở nước thân Nga là Belarus diễn ra cùng với áp lực bao vây, phong tỏa của Nga đến làm người dân và tướng sĩ Ukraine đói ăn, hết đạn, thì hai bên đàm phán mới nhất trí kết quả đàm phán: Chính quyền Ukraine chấp nhận các yêu cầu quan trọng nhất của Nga. Dĩ nhiên đó là công khai ký kết trước sự chứng kiến của quốc tế, Ukraine vĩnh viễn trung lập, không gia nhập NATO, công nhận Crimea của Nga, Luhansk & Donetsk là quốc gia độc lập, sau đó tổ chức trưng cầu dân ý hoặc cho Quốc hội thông qua.
Tổng thống Ukraine chỉ trích NATO gay gắt
Thông tin đang nhiễu loạn. Nhưng chắc chắn phương Tây chỉ hà hơi tiếp sức cho Ukraine lúc đầu, sau khi tặng hết số vũ khí đạn được tồn kho, hết date cần thanh lý mà không biết vứt đi đâu, tiết kiệm được khối tiền xử lý số vũ khí phế thải, thì chúng sẽ bỏ mặc Ukraine cho Nga thịt, và khi đó thì Nga bảo gì Ukraine cũng phải nghe. Đây là bài học cho Ba Lan và một số nước cạnh Nga đang hung hăng chống Nga; họ sẽ phải cân nhắc lại chính sách bám đuôi Mỹ và NATO quá chặt hiện nay. Điều tôi lo ngại nhất là Trung quốc sẽ càng nhanh trở thành thế lực mạnh nhất thế giới.
Phát biểu trong một video chia sẻ trên mạng xã hội, ông Zelensky đã nhận định về cuộc họp của NATO là "yếu đuối", "lạc lối" - theo New York Times. Ông Zelensky cho rằng việc NATO không lập vùng cấm bay ở Ukraine sẽ "bật đèn xanh" cho các cuộc ném bom của Nga.
"Tất cả những người thiệt mạng kể từ ngày hôm nay là thiệt mạng một phần do các vị", ông Zelensky nói với các lãnh đạo NATO, "Do sự yếu đuối của các vị. Do sự chia rẽ của các vị".
Tổng thống Ukraine chỉ trích NATO gay gắt, nói NATO "yếu đuối" vì không lập vùng cấm bay
Phát ngôn được ông Zelensky đưa ra sau quyết định của NATO ở Brussels hôm 4/3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng chỉ trích NATO vì liên minh này không thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine - quyết định được NATO đưa ra trong cuộc họp ở Brussels ngày 4/3.Phát biểu trong một video chia sẻ trên mạng xã hội, ông Zelensky đã nhận định về cuộc họp của NATO là "yếu đuối", "lạc lối" - theo New York Times. Ông Zelensky cho rằng việc NATO không lập vùng cấm bay ở Ukraine sẽ "bật đèn xanh" cho các cuộc ném bom của Nga.
"Tất cả những người thiệt mạng kể từ ngày hôm nay là thiệt mạng một phần do các vị", ông Zelensky nói với các lãnh đạo NATO, "Do sự yếu đuối của các vị. Do sự chia rẽ của các vị".
CÒN NGÚNG NGUẨY ĐƯỢC BAO LÂU ?
Các nước phương Tây hùa nhau dùng cấm vận để bóp chết nền kinh tế của Nga. Nhưng họ quên mất sức mạnh của Nga trên thị trường dầu mỏ và khí đốt, và tài nguyên của Nga thì dường như vô tận. Trước mắt, có thể Nga sẽ gặp một số khó khăn kinh tế và xã hội, nhưng chắc chắn chưa là gì so với giai đoạn tổng thống bạc nhược Borit Ensin nắm quyền. Thêm nữa, với một lãnh thổ trải dài và rộng mênh mông như nước Nga và Ukraine mà các nước phương Tây muốn áp dụng biện pháp vùng cấm bay thì quá ngu xuẩn. Thế nên người Nga không sợ. Trái lại, nhiều nước phương Tây sẽ phải xanh mặt, buốt óc khi phải mua hàng giá cao của Mỹ và phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ và vài nước xuất khẩu dầu mỏ và tài nguyên khác. Cuộc khủng hoảng Nga - Phương Tây ở Ukraine mới diễn ra chưa được 10 ngày, nhưng đã thấy xuất hiện những quốc gia tỉnh táo, không bị cuốn vào cuộc chiến tranh địa chính trị giữa những người khổng lồ. Israel hay Thổ trong bài dưới đây là một ví dụ. Là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng người Do Thái rất thông minh và chắc chắn họ đã dự báo được kết cục của cuộc khủng hoảng này sẽ ra sao. Họ cũng biết tại sao có chế độ phát xít và chế độ đó đã từng diệt chủng những người Do Thái trong thế chiến thứ hai như thế nào..., nên họ không dại gì tích cực tham gia ủng hộ các chế độ phát xít mới. Họ chỉ miễn cưỡng làm một số việc có tính tượng trưng để phản đối Nga thôi. Bài dưới đây hay. Có lẽ Putin tính toán không cần tiêu diệt chính quyền hợp pháp của Ukraine, mà cũng không cần bắt sống, chỉ cần bao vây đưa chúng vào chỗ sống không bằng chết, để cuối cùng phải chấp nhận công khai ký kết trước sự chứng kiến của quốc tế, công nhận Crimea của Nga, Luhansk & Donetsk là quốc gia độc lập, sau đó tổ chức trưng cầu dân ý hoặc cho Quốc hội thông qua. Thế là xong.
THỨ NHẤT… Mỹ & phương Tây đã tung ra hết các đòn trừng phạt kinh tế Nga (trước đây nói các biện pháp đã cạn kiệt), nghĩa là giờ thì hết sạch các biện pháp. Việc tung ra hết đòn đánh đã khiến nội lực suy giảm, chân như muốn khụy xuống nhưng Nga ngố vẫn chưa thấy dấu hiệu gì khi bị trúng đòn.
CÒN NGÚNG NGUẨY ĐƯỢC BAO LÂU ?
Có 2 điều thú vị về vấn đề Ukraine hiện nay:THỨ NHẤT… Mỹ & phương Tây đã tung ra hết các đòn trừng phạt kinh tế Nga (trước đây nói các biện pháp đã cạn kiệt), nghĩa là giờ thì hết sạch các biện pháp. Việc tung ra hết đòn đánh đã khiến nội lực suy giảm, chân như muốn khụy xuống nhưng Nga ngố vẫn chưa thấy dấu hiệu gì khi bị trúng đòn.
Đặc biệt nguy hiểm và lo sợ là, Nga chưa phản đòn và không biết đòn mà Putin tung ra là đòn gì... Giờ đây Mỹ và phương Tây chỉ còn ngồi nhìn, ngồi chờ ăn đòn thôi chứ bản thân đã hết đòn đánh rồi. Họ chỉ còn biện pháp cuối cùng là sử dụng vũ lực, nhưng biện pháp này chỉ quen và phát huy tác dụng với các nước thứ 3 chứ với gấu Nga thì không thể, ngay cả trong suy nghĩ.
Trung Quốc sẽ giúp Nga trong cuộc chiến Nga - Ukraine ?
Trung Quốc sẽ giúp Nga trong cuộc chiến Nga - Ukraine ?
Lê Việt Đức cùng với Lê Việt Đức Trung - Có một số bạn inbox cho tôi hỏi có phải Trung Quốc bỏ phiếu trắng nên chính là kẻ ngậm miệng ăn tiền không ? Liệu Trung Quốc có khả năng tham gia trừng phạt Nga không ?Tôi đã đăng 1 bài trả lời phỏng vấn tờ Mirroir hôm 2/3 của giáo sư Andrew Wilson, chuyên nghiên cứu và giảng dạy về Ukraine tại Đại học College (London) và Bretton Gordon – cựu sĩ quan chỉ huy Trung đoàn Hạt nhân Anh. Giáo sư cho rằng “Trung Quốc và Nga không phải là một liên minh chiến lược. Nếu Trung Quốc bắt đầu nhận thấy những thiệt hại về kinh tế và đối ngoại do liên lụy, họ có thể quay lưng lại với Moscow”.
HỌ ĐANG CỐ DUY TRÌ CON RỐI UKRAINE
Đọc bài này tôi cho rằng tướng Ấn Độ tin tưởng Mỹ và phương Tây không muốn chiến tranh ở Ukraine sớm kết thúc vì càng kéo dài nước Nga càng kiệt sức. Đồng thời Nga cũng không muốn kết thúc chiến tranh nhanh mà cứ bao vây để từ từ tiêu diệt bằng hết lực lượng vũ trang của Ukraine. Nếu đúng như vậy thì khủng khiếp quá. Hai anh em một nhà tự giết nhau đến người cuối cùng để mua vui cho Mỹ và các nước phương Tây. Tôi cũng thấy ngạc nhiên vì không thấy ảnh những cảnh quân Nga vô tình ném bom hay bắn nhầm trúng điểm đông dân cư làm chết nhiều người. Nếu có thì chúng đã được lan truyền cực nhanh. Ngạc nhiên nữa là dường như sau khi chiếm được thành phố Khác Son, quân Nga cũng không trực tiếp quản lý thành phố mà yêu cầu toàn bộ quan chức chính quyền cũ tiếp tục làm việc như bình thường.

Ông là Gagan Deep Bakshi (*), Anh hùng Ấn Độ, vị tướng mà mọi người Ấn Độ đều kính trọng, người nhận 12 Huy chương của Nhà nước Ấn Độ cho biết về tình hình Ukraine.
Dưới đây là nguyên văn phát biểu của ông trên một kênh tin tức về tình hình Ukraine (https://youtu.be/BOkn3l7mddc):
HỌ ĐANG CỐ DUY TRÌ CON RỐI UKRAINE
TƯỚNG ẤN ĐỘ: "HỌ KHÔNG HỀ MUỐN KẾT THÚC CHIẾN TRANH. HỌ ĐANG CỐ BIẾN UKRAINE THÀNH CON RỐI VÀ DUY TRÌ CON RỐI ẤY". Ông nhấn mạnh: “Đừng nghe các báo cáo của CNN và BBC nói rằng Zelensky đang chiến thắng trong cuộc chiến. Quân đội Nga đã ở Kiev! Nếu xe tăng Ấn Độ đến được Islamabad, bạn có nghĩ rằng Pakistan đang chiến thắng?! Chúng ta cần phải thực tế hơn trong việc tìm hiểu tình hình quân sự.”Ông là Gagan Deep Bakshi (*), Anh hùng Ấn Độ, vị tướng mà mọi người Ấn Độ đều kính trọng, người nhận 12 Huy chương của Nhà nước Ấn Độ cho biết về tình hình Ukraine.
Dưới đây là nguyên văn phát biểu của ông trên một kênh tin tức về tình hình Ukraine (https://youtu.be/BOkn3l7mddc):
“PHI NGHĨA” hay “CHÍNH NGHĨA”: cuộc chiến Nga-Ucraina
Tôi ủng hộ Nga nếu Nga chỉ dùng vũ khí thông thường để tiêu diệt lực lượng quân sự Ukrane cố tình dùng vũ khí chống lại quân đội Nga. Thực tế Nga không bắn phá hủy diệt tràn lan bằng vũ khí hiện đại mà chỉ bao vây, đồng thời tiến hành đàm phán. Tôi không biết Putin tính toán gì mà thực hiện chiến dịch quân sự quá chậm. Có thể là Putin không muốn 2 bên đổ máu mà chỉ bao vây để buộc chính quyền phải đàm phán chấp nhận các yêu sách của Nga rồi rút quân. Theo tôi có lẽ Nga không muốn lật đổ chính phủ Ukraine thân phương Tây mà chỉ cần họ chấp nhận các yêu sách của Nga là đủ. Một số người inbox cho tôi mời tham gia các sự kiện ủng hộ Ukraine như ký thư ủng hộ, quyền tiền ủng hộ, đến Đại sứ quán Ukraine ủng hộ..., nhưng tôi không tham gia.
1. Vũ khí, suy cho cùng cũng là loại sản phẩm công nghiệp, khi đã là sản phẩm được sản xuất ra phải được tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Muốn vậy, Chính phủ Mỹ (đại diện cho giới tài phiệt, các tập đoàn sản xuất vũ khí…) cần phải có chiến tranh, có xung đột ở mọi nơi hoặc phải tạo nên “xung đột” giữa các phe phái, sắc tộc.
“PHI NGHĨA” hay “CHÍNH NGHĨA” về cuộc chiến Nga-Ucraina
Fb Bá viễn nguyễn - Tôi từng nhiều năm học tập nghiên cứu ở Kiev, Ucraina và Saint Peterburg, Nga. Cũng như các bạn, tôi luôn coi Украина и Россия là quê hương thứ hai của mình . Tôi luôn thấy những con người thân thiện, đặc biệt là các cô gái Украина kiều diễm dễ gần, những cô gái Nga xinh đẹp dễ mến, thân thiện...Tôi nghĩ rằng mọi cuộc chiến tranh đều không nên xảy ra , ...Thôi thì lịch sử để cho lịch sử phán xét! Dù là ai - ủng hộ hay không ủng hộ Nga, cũng cần suy ngẫm lại đôi điều:1. Vũ khí, suy cho cùng cũng là loại sản phẩm công nghiệp, khi đã là sản phẩm được sản xuất ra phải được tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Muốn vậy, Chính phủ Mỹ (đại diện cho giới tài phiệt, các tập đoàn sản xuất vũ khí…) cần phải có chiến tranh, có xung đột ở mọi nơi hoặc phải tạo nên “xung đột” giữa các phe phái, sắc tộc.
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022
Công nhân: giai cấp cùng khổ nhất của VN hiện nay
Giai cấp tiên phong của cách mạng - giai cấp cùng khổ nhất của Việt Nam hiện nay
Vũ Hùng Huy 2022.03.03 - Nếu bây giờ gả cưới con, hỏi nhà bên kia làm nghề gì mà được đáp “Làm công nhân”, tôi nghĩ tuyệt đại đa số gia đình sẽ ngại ngần. Tất nhiên trừ những gia đình cũng làm công nhân, hoặc buôn gánh bán bưng, có mức sống quá thấp ra.Rất xin lỗi những người công nhân, nhưng sự thực chính là như vậy. Làm công nhân bây giờ đồng nghĩa với công việc vất vả mà thu nhập thấp, tương lai mờ mịt, thậm chí thuộc tầng lớp nghèo khó nhất trong xã hội.
Mời nước Nga gia nhập NATO để châu Âu thanh bình
Khôi hài. Nga muốn vào NATO thì phải ngoan ngoãn làm theo đòi hỏi của cả 30 nước NATO, điều này hoàn toàn phi thực tế. Nga là một nước lớn chứ đâu phải trẻ con. Các nước lớn khác trên thế giới đâu cần vào NATO ngoài mấy nước châu Âu do lịch sử để lại và do họ cần núp dưới cái ô hạt nhân của Mỹ.
Báo Anh nêu sáng kiến: Mời nước Nga gia nhập NATO để châu Âu thanh bình
Châu Âu sẽ cần một khuôn khổ an ninh mới để vận hành. Nếu việc đưa ra lời đề nghị mời Nga gia nhập NATO ngay bây giờ có thể ngăn Putin, tại sao không thử tung xúc xắc?Ba mươi năm trước, một nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra một sáng kiến mới cho hòa bình. Ngày đó là tháng 12 năm 1991 và người viết là Boris Yeltsin, người từng là tổng thống đầu tiên của nước Nga mới độc lập. Bức thư của Yeltsin là gửi cho Nato, và ông ấy đang nói về triển vọng Nga trở thành thành viên NATO.
Đòi xét nghiệm liên miên, du khách có chịu đến VN?
Con trai tôi đang tính khả năng về nước thăm bố và du lịch ít ngày, nhưng đọc được yêu cầu của Bộ ông GSTS Long trong bài này thì chịu cứng rồi. Theo tôi, đã xác định sống chung với Covid thì không nên lỏng trong nước, chặt nhập cảnh. Du khách quốc tế trước khi đi du lịch đều đã tiêm đủ liều, trước khi bay còn thêm TEST PCR. Nếu ông Long chưa tin thì yêu cầu TEST thêm 1 lần nữa khi nhập cảnh là đủ rồi, cần gì phải bày vẽ thêm lắm loại TEST thế, có phải là để moi tiền du khách không. Nếu trong thời gian ở nước ta, du khách có thành F0 thì cũng đã có bảo hiểm của họ chi trả theo hợp đồng vì ai cũng buộc phải mua bảo hiểm trước khi đi du lịch.
Cụ thể, để đến Việt Nam, du khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh.
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhập cảnh, hành khách ở lại nơi lưu trú, xét nghiệm SARS-CoV-2, nếu âm tính thì tự theo dõi sức khỏe, dương tính sẽ cách ly, xử lý y tế theo quy định.
Đòi xét nghiệm liên miên, liệu du khách có chịu đến Việt Nam?
Đào Loan 2/03/2022 (KTSG Online) – Hôm 2-3, giới kinh doanh du lịch lại nháo nhào trước thông tin Bộ Y tế đề nghị(*) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch bổ sung một số quy định để kiểm soát dịch bệnh khi mở cửa, theo hướng là du khách quốc tế sẽ phải xét nghiệm nhiều hơn đề xuất của phía du lịch.Cụ thể, để đến Việt Nam, du khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh.
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhập cảnh, hành khách ở lại nơi lưu trú, xét nghiệm SARS-CoV-2, nếu âm tính thì tự theo dõi sức khỏe, dương tính sẽ cách ly, xử lý y tế theo quy định.
Giải mã quan điểm của VN về xung đột Nga-Ukraine
Giải mã quan điểm chính thức của Việt Nam về xung đột Nga-Ukraine
3 tháng 3 2022 - Cuộc xâm lược vũ trang của Nga vào Ukraine, mở màn ngày 24/2, đã tạo nên tranh luận gay gắt trong cộng đồng người Việt Nam trên mạng xã hội, cụ thể là Facebook. Nhưng quan điểm chính thức của lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam về cuộc khủng hoảng quốc tế này là như thế nào, vẫn là câu hỏi lớn cho nhiều người. Trong vài ngày qua, bắt đầu có những tín hiệu, thông tin rõ rệt hơn về lập trường của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam.
Các đại sứ và người đứng đầu các tổ chức nước ngoài đến đại sứ quán Ukraine tại Hà Nội để thể hiện sự ủng hộ với chính phủ và người dân nước này.
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022
Bài phát biểu về Ukraine khiến nước Đức dậy sóng
Sự kiện Nga tấn công Ukraine hôm nay làm chúng ta nhớ đến sự kiện Crimea cách đây 8 năm. Khi đó ông Gregor Gysi, Chủ tịch Khối nghị sỹ Đảng Cánh tả Đức, đã có một bài phát biểu khá hay. Mời bạn nào quan tâm thì đọc lại.
Bài phát biểu đáng chú ý của ông Gysi được đưa ra sau Tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel về tình hình Ukraine tại Phiên họp toàn thể của Nghị viện nước này ngày 13/3 và vài ngày trước khi cuộc Trưng cầu dân ý diễn ra ở Crimea. Trong phiên họp, bà Merkel lên án Nga thiệp quân sự vào Ukraine, vi phạm trật tự châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, đồng thời cảnh báo sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga.
Bài phát biểu về Ukraine khiến nước Đức dậy sóng
(Soha.vn) - "Tiếp theo đó lại có sự giành giật giữa EU và Nga về Ukraine. Cả hai đều suy nghĩ và hành động như nhau... Đây là một sai lầm đầy tai hoạ của cả hai bên". Ông Gregor Gysi, Chủ tịch Khối nghị sỹ Đảng Cánh tả Đức, đảng đối lập lớn nhất của Nghị viện Liên bang Đức trong nhiệm kỳ hiện tại, đã có một bài phát biểu bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về cách ứng xử của Nga, Đức, EU trong vấn đề này. Ông Gysi đã mạnh mẽ lên án sự can thiệp vào vấn đề ở Ukraine của cả Nga và Liên minh châu Âu.Bài phát biểu đáng chú ý của ông Gysi được đưa ra sau Tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel về tình hình Ukraine tại Phiên họp toàn thể của Nghị viện nước này ngày 13/3 và vài ngày trước khi cuộc Trưng cầu dân ý diễn ra ở Crimea. Trong phiên họp, bà Merkel lên án Nga thiệp quân sự vào Ukraine, vi phạm trật tự châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, đồng thời cảnh báo sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga.
6 câu hỏi về tình hình sắp tới ở Ukraine
6 câu hỏi về tình hình sắp tới ở Ukraine
Hiện nay rất nhiều người đang đặt ra các câu hỏi về những điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Ukraine, trong khi quân đội Nga liên tục mở các cuộc giao tranh lớn nhằm kiểm soát Kiev và thành phố Kharkiv của Ukraine. Hôm qua 2.3, tờ Mirror đã có bài phỏng vấn độc quyền với Andrew Wilson – giáo sư nghiên cứu Ukraine tại Đại học College (London) và Bretton Gordon – cựu sĩ quan chỉ huy Trung đoàn Hạt nhân Anh. Dưới đây là giải đáp cho sáu câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay về diễn biến giao tranh Nga – Ukraine.1. Liệu các cuộc đàm phán giữa Ukraine – Nga có mang đến giải pháp hòa bình?
“Có thể, nếu như phương Tây đe dọa áp đặt vùng cấm bay ở Ukraine và các bên nghiêm túc suy nghĩ về lệnh ngừng bắn. Nếu không chiếm ưu thế trên không, tôi không nghĩ quân đội Nga có thể kiểm soát Kiev”, ông Gordon nói.
Từ Phần Lan nhìn về Ukraine và bài học cho Việt Nam
Bài này được tác giả viết khi Nga công nhận sự độc lập của 2 vùng đất ly khai của Ukraine. Phần Lan chỉ là một nước nhỏ, có biên giới dài với Liên Xô. Trách nhiệm sống còn của của dân tộc, của đất nước phải tự thân. Không thể trông cậy vào các nước đồng minh. Nước xa không cứu được lửa gần. Cho dù là một thành viên của EU và từng được mời gia nhập khối NATO nhưng cho đến nay Phần Lan vẫn chỉ bảo lưu lời mời đó. Họ biết rằng nếu họ gia nhập NATO thì chắc chắn Nga không để cho họ được yên và họ hiểu rằng Phần Lan sẽ không bao giờ an toàn nếu Liên Xô cảm thấy không an toàn. 
TỪ PHẦN LAN
Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy được Phần Lan có phía Bắc giáp với Na uy, phía Tây giáp với Thuỵ Điển, phía Đông giáp với Nga. Cách vịnh Phần Lan có Estonia, Latvia, Luthuania, Belarus.
Từ Phần Lan nhìn về Ukraine và bài học cho Việt Nam
FB Nguyen Anh Vu 24/02/2022 - Chiến tranh là sự chết chóc, chia lìa và tốn kém tiền bạc. Trong chiến tranh mong mỏi duy nhất của người dân là hoà bình, đoàn tụ. Để tránh được chiến tranh chúng ta phải hiểu được nguyên do của từng cuộc chiến, từ đó có ứng xử thích hợp góp phần đẩy xa nguy cơ những cuộc chiến. Bài viết chỉ là sự phân tích logic với các sự kiện đang diễn ra. Những sự kiện về Phần Lan - Liên Xô tham khảo từ cuốn Sụp đổ của Jared Diamond.
TỪ PHẦN LAN
Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy được Phần Lan có phía Bắc giáp với Na uy, phía Tây giáp với Thuỵ Điển, phía Đông giáp với Nga. Cách vịnh Phần Lan có Estonia, Latvia, Luthuania, Belarus.
Một nước Đức mới
Căng thẳng địa chiến lược thế giới càng ngày càng căng như dây đàn, đến lúc căng nhất thì chắc chắn sẽ đứt. Hôm 24/2 đã điểm đứt đã nổ ra ở Nga. Khi Nga không còn khả năng chịu đựng được nữa thì phải vùng lên. Dĩ nhiên, như một trò chơi domino, từ Nga sẽ kéo theo phản ứng của hàng loạt nước khác. Hôm nay là Đức. Khi nước Đức chính thức chuyển từ trung lập sang tái vũ trang và cùng với Mỹ lãnh đạo thế giới phương tây thì cả thế giới sẽ bước vào thời đại chạy đua vũ trang mới. Trung Quốc, Ấn Độ. Pakistan, Iran và các nước lớn khác chắc chắn sẽ phải tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, chưa bao giờ tương lai thế giới trở nên bất ổn như bây giờ.
Một nước Đức mới
Trong vòng một tuần, Đức đã trải qua một bước chuyển mình mạnh mẽ, từ bỏ chính sách đối ngoại miễn cưỡng và ôn hòa, đồng thời cam kết tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Cú sốc trước chiến dịch quân sự của Nga đã thúc đẩy Berlin gửi hàng nghìn vũ khí chống tăng và phòng không tới Ukraine.Đức - một quốc gia bị các đồng minh chỉ trích vì làm quá ít, quá muộn đang tìm cách trở lại vị thế dẫn đầu để đảm nhận vai trò lãnh đạo an ninh châu Âu. Berlin hiện đang tìm cách cô lập và trừng phạt Nga, sau nhiều thập kỷ tìm cách xoa dịu và tạo điều kiện cho cường quốc phía đông. Hơn nữa, Đức sẽ cố gắng thoát khỏi tình trạng phụ thuộc năng lượng từ Nga bằng cách tạo ra các nguồn năng lượng mới trong nước.
Hoan hô VN bỏ phiếu trắng về cuộc khủng hoảng ở Ukraine
Hoan hô VN bỏ phiếu trắng cho Nghị quyết ngày 2/3 của LHQ về cuộc khủng hoảng ở Ukraine
Mấy hôm nay tôi bận việc chuyên môn và việc riêng nên không có nhiều thời gian vào mạng, nhưng những lúc rảnh rỗi tôi cũng vẫn tranh thủ lướt xem tình hình Ukraine. Hôm nay thì phải lái xe đưa gia đình và họ hàng đầu xuân đi viếng mộ các cụ. Bây giờ mới về, mở mạng ra xem thấy có đến 141 nước (trong tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc) bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết, đạt tỷ lệ đồng thuận tới 73%. Chỉ có Nga và 4 nước Bắc Hàn, Syria, Belarus và Eritrea bỏ phiếu chống. Phải thừa nhận là tôi rất thất vọng, vì tôi hy vọng Nghị quyết sẽ không vượt quá 100-120 phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, cũng có tin vui là trong số 10 nước có dân số lớn nhất thế giới thì có tới 7 nước phản đối (Nga) hoặc bỏ phiếu trắng (Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nam Phi, Pakistan, Bangladesh). Trong nhóm BRICS gồm 5 cường quốc mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) thì có tới 4 nước không ủng hộ Nghị quyết.
Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022
Giai đoạn chiến sự mới mở ra tại Ukraine
Giai đoạn chiến sự mới mở ra tại Ukraine
Trần Hoàng, 2/3/2022 Các quan chức phương Tây cho rằng những cuộc tấn công dồn dập ngày 1/3 sẽ khởi đầu cho giai đoạn mới của chiến sự, trong khi Nga tuyên bố sẽ đánh vào cơ quan tình báo Ukraine.
Tình hình cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày 1/3. Đồ họa: Washington Post.
Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Gomel, Belarus đã không có nhiều đột phá. Ngày 1/3, Nga đã tiến hành nhiều cuộc không kích vào Kharkiv và thủ đô Kyiv. Ukraine trong ngày ghi nhận nhiều mục tiêu dân sự bị trúng tên lửa, cũng như số người thiệt mạng và bị thương tiếp tục tăng.
Nga có thể trừng phạt quân sự nhằm vào Pháp ?
Nga không thể đương đầu với cả thế giới phương Tây do Mỹ lãnh đạo. Do đó những phát biểu quá cứng rắn của Putin hay Medvedev như trong bài này là không cần thiết, thậm chí là hoang tưởng. Tôi đã thực tập sinh, rồi là luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Pháp 7 năm và sau đó đi làm ở Pháp 3 năm, nên tôi cũng khá hiểu người Pháp. Đó là một dân tộc thực dân đúng nghĩa, tức là thích khoe khoang giầu có, sang trọng và quý tộc... nhưng bản chất lười lao động; tiềm lực kinh tế và quân sự yếu, dựa vào Mỹ để thống trị thế giới và làm giầu, nhưng bản chất hèn nhát. Khi Đức tấn công thì lập tức đầu hàng... Tôi khinh bỉ những quan chức như Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire trong bài này. Nếu không có Mỹ đứng sau và nước Pháp nằm cách Nga cả vạn km thì bố bảo nó cũng không dám to mồm thách thức Nga như vậy, vì có thể bị gấu Nga tát vỡ mồm. Nó chính là trường hợp "chó cậy gần nhà".
Nga có thể trừng phạt quân sự nhằm vào Pháp ?
Nga đáp trả sau khi Pháp tuyên bố "cuộc chiến kinh tế" với Moscow. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo cứng rắn, sau khi Pháp tuyên bố Liên minh châu Âu sẽ khởi động "cuộc chiến kinh tế và tài chính toàn diện" với Moscow.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Sputnik).
Sputnik đưa tin, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire "cẩn thận lời nói", sau khi ông Le Maire tuyên bố hôm 1/3 rằng, EU sẽ khởi động "cuộc chiến kinh tế và tài chính toàn diện" với Moscow liên quan tới những diễn biến trong tình hình Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Sputnik).
Sputnik đưa tin, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire "cẩn thận lời nói", sau khi ông Le Maire tuyên bố hôm 1/3 rằng, EU sẽ khởi động "cuộc chiến kinh tế và tài chính toàn diện" với Moscow liên quan tới những diễn biến trong tình hình Ukraine.
Ông Putin nêu 3 điều kiện để kết thúc giao tranh ở Ukraine
Tôi phản đối Putin khi ra lệnh lực lượng hạt nhân sẵn sàng hành động và sẵn sàng mở rộng các biện pháp quân sự để trừng trị các nước viện trợ vũ khí đạn dược cho Ukraine, vì như thế sẽ làm chiến tranh lan rộng, thành chiến tranh thế giới, và Nga không thể thắng trong cuộc chiến tranh thế giới mới này. Hơn nữa, chiến tranh càng mở rộng thì người dân chết càng nhiều. Vì thế tôi cho rằng đây là những phát biểu hoang tưởng của Putin. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn ủng hộ Putin khi đặt ra 3 điều kiện để dừng cuộc chiến.

Cả thế giới đang hồi hộp dõi theo từng động thái của Tổng thống Nga Putin giữa xung đột với Ukraine (ảnh: TASS)
Ông Putin nêu 3 điều kiện để kết thúc giao tranh ở Ukraine
01/03/2022 Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, hòa bình chỉ có thể đến với Ukraine nếu nước này chấp nhận 3 điều kiện tiên quyết mà phía Nga đưa ra. Tổng thống Nga nhấn mạnh, giải pháp hòa bình cho Ukraine chỉ khả thi khi “lợi ích an ninh hợp pháp của Nga được đảm bảo”, bao gồm 3 điều kiện sau: “Chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea được công nhận”, “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine” và “đảm bảo Ukraine ở trạng thái trung lập”.
Cả thế giới đang hồi hộp dõi theo từng động thái của Tổng thống Nga Putin giữa xung đột với Ukraine (ảnh: TASS)
Đoàn xe quân sự Nga bị “chôn chân” vì… hết nhiên liệu?
Hết sức lo ngại cho quân Nga:
Nga đã ném bom một tháp truyền hình ở thủ đô Ukraine hôm 1-3 và dội tên lửa vào TP Kharkiv khi Moscow tăng cường bắn phá các khu vực đô thị Ukraine trong chiến thuật mới sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt đã kéo dài 6 ngày.
Đoàn xe quân sự Nga bị “chôn chân” vì… hết nhiên liệu?
Một quan chức Mỹ cho biết hàng dài xe quân sự của Nga hướng đến thủ đô Kiev -Ukraine đã không có bất kỳ bước tiến nào trong 24 giờ qua, bị mắc kẹt tại chỗ do các vấn đề hậu cần, thiếu nhiên liệu, lương thực và có lẽ đang tạm dừng để đánh giá lại chiến thuật.Nga đã ném bom một tháp truyền hình ở thủ đô Ukraine hôm 1-3 và dội tên lửa vào TP Kharkiv khi Moscow tăng cường bắn phá các khu vực đô thị Ukraine trong chiến thuật mới sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt đã kéo dài 6 ngày.
Xung đột Ukraine có thể lan rộng khắp châu Âu?
Đây cũng là câu hỏi tôi thường nghĩ: "tại sao Nga chọn bây giờ để tấn công Ukraine, thay vì làm như vậy một năm trước hoặc hai năm trước, hoặc một năm sau ? Có phải có một yếu tố "kích hoạt" để làm cho nó xảy ra ngay bây giờ, chính lúc này ?". Tôi không biết Putin và các quan chức Nga có trong tay những bằng chứng gì cho thấy Ukraine đã thực sự là một nhân tố then chốt làm mất nước Nga để đến mức phải ra tay ngay thời điểm này. Tôi vẫn cho rằng nếu Ukraine tiếp tục đi theo con đường cùng NATO chống Nga như hiện nay thì việc Nga tấn công Ukraine chắc chắc phải xảy ra, nhưng thời điểm này thì có vẻ là đang quá sớm. Tôi đã từng tin tưởng chắc chắn chiến sự sẽ không thể lan rộng khắp châu Âu, nhưng với việc Putin tuyên bố đưa lực lượng hạt nhân vào tình trạng sẵn sàng xuất kích và Belarus dường như đã đem quân vào Ukraine, thì nguy cơ chiến sự lan rộng sang nhiều nước Đông Âu thuộc khối NATO vẫn có thể xảy ra. Không biết khi đó NATO sẽ có hành động như thế nào. Tôi nhắc lại là tôi phản đối Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, trừ khi Nga bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Khi tình hình trở nên căng thẳng, hai trong số các phóng viên của BBC trả lời các câu hỏi của độc giả liên quan đến tình hình chiến sự và đời sống người dân. Biên tập viên quốc tế Lyse Doucet của BBC đang ở Kyiv, thủ đô Ukraine - Mark Lowen ở biên giới Ba Lan-Ukraine
Xung đột Ukraine: Chiến sự có thể lan rộng khắp châu Âu?
1 tháng 3 2022 - Quân đội Nga đang cố gắng đánh chiếm hai thành phố lớn nhất của Ukraine là Kyiv và Kharkiv nhưng vấp phải sự phản kháng gay gắt. Trong khi đó, ước tính khoảng nửa triệu người tị nạn đã rời khỏi Ukraine, và ở Nga, các lệnh trừng phạt nặng nề đã bắt đầu có hiệu lực.
Khi tình hình trở nên căng thẳng, hai trong số các phóng viên của BBC trả lời các câu hỏi của độc giả liên quan đến tình hình chiến sự và đời sống người dân. Biên tập viên quốc tế Lyse Doucet của BBC đang ở Kyiv, thủ đô Ukraine - Mark Lowen ở biên giới Ba Lan-Ukraine
Các thành phố lớn bị bao vây, Ukraine nói sắp cạn kiệt vũ khí
Rất mong Nga sớm đạt được những mục tiêu then chốt để đảm bảo an ninh của mình và cuộc chiến sớm chấm dứt. Mấy hôm vừa qua tôi hay nghĩ đến công tác hậu cần của Nga, nhất là khi đọc tin nhiều đơn vị xe quân sự của Nga hết xăng phải dừng lại dọc đường. Trong bất kỳ chiến dịch nào, công tác hậu cần đều chiếm tới 40% khả năng thành công. Nhiều chiến dịch thất bại đơn giản chỉ vì để địch tấn công phá hủy các đoàn xe chở vũ khí và lương thực thực phẩm đi sau tiếp ứng. Đánh vào Ukraine với chiến trường trải rộng nhiều nghìn km các hướng khác hẳn khi vào bán đảo Crimea, nên công tác hậu đối với quân đội Nga càng quan trọng. Ảnh vệ tinh công bố ngày 1/3 cho thấy đoàn xe quân sự kéo dài hơn 64 km của Nga đã tới ngoại ô thủ đô Kiev; điều này có vẻ như Putin đang cải thiện được công tác hậu cần. Tin trong bài này cho thấy dường như Ukraine đang sắp cạn kiệt vũ khí; tình hình sẽ nguy ngập hơn nếu Ukraine để Nga kiểm soát bầu trời trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine và dội bom cắt đứt nguồn tiếp viện của phương Tây cho Ukraine.

Ukraine gặp khó khăn trong việc tiếp cận khí tài quân sự được phương Tây cung cấp (Ảnh minh họa: Reuters).
Các thành phố lớn bị bao vây, Ukraine nói sắp cạn kiệt vũ khí
Minh PhươngThứ tư, 02/03/2022 - (Dân trí) - Ukraine có thể cạn kiệt đạn dược và tên lửa phòng không trong vài ngày tới, giữa lúc lực lượng của Nga đang áp sát các thành phố lớn của nước này.
Ukraine gặp khó khăn trong việc tiếp cận khí tài quân sự được phương Tây cung cấp (Ảnh minh họa: Reuters).
Chuyên gia Việt Nam nói về lãi suất lên tới 20% của Nga
TS Bảy trong bài này phân tích đúng: chi phí chiến tranh bao giờ cũng rất cao. Mỗi quả tên lửa bắn đi là Nga mất hàng chục triệu đô la. Mọi chi phí chiến tranh đều do người dân gánh vác, nhưng vì chính phủ không thể tăng thuế và cắt giảm tiền lương nên buộc phải dùng các giải pháp thay thế là thuế lạm phát và tăng lãi suất. Lạm phát là thuế vô hình đánh vào người dân. Nó được gọi là vô hình vì ai cũng phải đóng nhưng lại không nhận được hóa đơn thuế của nhà nước.
Chuyên gia Việt Nam nói về lãi suất lên tới 20% của Nga
01/03/2022 TTO - Ngân hàng Trung ương Nga tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản, từ 9,5% lên 20%. Các chuyên gia Việt Nam phân tích hàm ý chính sách này của Nga và các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây khó cho Nga đến mức nào...Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga ở
thủ đô Matxcơva - Ảnh: GETTY IMAGES
Ngân hàng Trung ương Nga giải thích thẳng thắn rằng việc tăng lãi suất lên tới 20% nhằm bù đắp rủi ro mất giá đồng rúp (rouble) và lạm phát. Hiện nay (1-3) giá đồng rúp vẫn đang bị trượt xuống giá thấp kỷ lục so với đồng USD. Cụ thể tạm giảm xuống còn 105,51 rúp đổi 1 USD, âm gần 42% so với mức đóng cửa vào cuối tuần trước (25-2).
Covid: Mỹ khuyên nghị công dân ‘Ngừng đến’ VN
Buồn cho du lịch và nền kinh tế VN năm nay quá vì cùng lúc phải chịu đựng tới hai cú sốc lớn. Hôm qua 1/3, Việt Nam ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay với 98.762 ca. Riêng Hà Nội của tôi ghi nhận "kỷ lục" mới với 13.323 ca. Mỹ đã chính thức khuyên nghị công dân ‘ngừng đến’ VN. Trong khi đó chiến sự ở Ukraine vẫn đang căng thẳng và Nga đang bị phong tỏa toàn diện. Đồng rúp Nga tiếp tục mất giá so với đồng đô la Mỹ, hiện hơn 110 rúp mới đổi được 1 đô la. Nhiều doanh nghiệp VN, nhất là các doanh nghiệp du lịch đang lo mất thị trường Nga. Còn nhớ thời điểm năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng rúp mất giá khoảng 3 lần, từ 32 rúp ăn 1 đô la Mỹ vào đầu năm đến cuối năm phải 90 rúp mới đổi được 1 đô la. Khách du lịch Nga gần như biến mất. Nay lịch sử đó tiếp tục lặp lại nhưng chắc chắn là sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì cùng một lúc du lịch phải đối mặt với hai khủng hoảng lớn nhất là chiến tranh và dịch bệnh. Từ nhiều năm nay, du khách Nga luôn là đối tượng mong đợi hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam bởi họ có thời gian du lịch dài ngày và mức độ chi trả cao. Theo Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019, du khách Nga là những người chi tiêu cao nhất, cứ mỗi du khách mang đến cho Việt Nam hơn 1.830 đô la Mỹ, sau đó mới đến khách Anh, Mỹ, Úc và Pháp. Thời gian lưu trú của khách Nga cũng dài nhất, hơn 15 ngày. Phần lớn du khách Nga đến bằng các chuyến bay thuê bao. Việt Nam dự định sẽ nối lại toàn bộ mảng du lịch quốc tế từ ngày 15/3, tuy nhiên VN hy vọng mở cửa sớm để đón thời cơ nhưng chưa chắc đã có du khách quốc tế. Chắc chắn lại thêm một năm kinh tế đất nước khó khăn.

Hôm 28/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nâng mức báo động về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam lên mức báo động đỏ, cấp độ 4: “Rất cao”. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra cảnh báo công dân: “Ngừng đi đến” Việt Nam, cũng mức độ 4.
Mỹ nâng mức độ COVID-19 tại Việt Nam lên báo động đỏ: ‘Ngừng đến’
01/03/2022 - Do số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đang gia tăng gần mốc 100.000 ca/ngày, chính phủ Hoa Kỳ vừa đưa Việt Nam vào danh sách cảnh báo cao nhất và khuyên công dân của mình không nên đi đến Việt Nam.Hôm 28/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nâng mức báo động về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam lên mức báo động đỏ, cấp độ 4: “Rất cao”. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra cảnh báo công dân: “Ngừng đi đến” Việt Nam, cũng mức độ 4.
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022
ladimir Putin: Từ đại đế tới hoang tưởng ?
Vladimir Putin: Từ đại đế tới hoang tưởng ?
Trái với dự đoán, ông Vladimir Putin, tổng thống đầy quyền lực nhưng gần đây có một số phát ngôn hoang tưởng, dường như đang thất bại toàn diện trong cuộc chiến tranh với Ukraine.
Ngay từ ngày thứ 2 của cuộc chiến, tôi đã nghi ngờ các lực lượng Nga không đạt được mục tiêu đặt ra và điều này đang ngày càng rõ. Lực lượng của Putin cho đến nay vẫn không chiếm được một số thành phố và điểm trọng yếu của Ukraine. Đặc biệt việc không kiểm soát được không phận và thủ đô của Ukraine là một thất bại to lớn, có tính chiến lược, thậm chí dẫn tới thua trận phải tháo chạy. Mà đã thua chạy thì bao giờ cũng nhục.
Ngay từ ngày thứ 2 của cuộc chiến, tôi đã nghi ngờ các lực lượng Nga không đạt được mục tiêu đặt ra và điều này đang ngày càng rõ. Lực lượng của Putin cho đến nay vẫn không chiếm được một số thành phố và điểm trọng yếu của Ukraine. Đặc biệt việc không kiểm soát được không phận và thủ đô của Ukraine là một thất bại to lớn, có tính chiến lược, thậm chí dẫn tới thua trận phải tháo chạy. Mà đã thua chạy thì bao giờ cũng nhục.
Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022
Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga
Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga
Duy Anh - Bất chấp đe dọa tính mạng bản thân, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky quyết ở lại cùng thủ đô Kyiv khi vòng vây quân Nga ngày một siết chặt.
Các cuộc tấn công của Nga gây nhiều thiệt hại cho thường dân và các mục tiêu dân sự ở Ukraine.
Trừng phạt tài chính mới của phương Tây và thiệt của Nga
Trừng phạt tài chính mới của phương Tây và thiệt của Nga
Bên nào sẽ chịu thiệt hại hơn trước đòn trừng phạt tài chính mới của phương Tây? Mấy ngày nay Mỹ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Nga khi căng thẳng giữa nước này và Ukraine liên tục leo thang, trong đó bao gồm biện pháp hạn chế quyền tiếp cận hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT của các ngân hàng Nga.Câu hỏi ở đây là những lệnh trừng phạt đó sẽ tác động ra sao đến các ngân hàng và nhà đầu tư?
Những biện pháp trừng phạt từ phương Tây
Mỹ, Anh, Canada và một số nước thuộc EU hôm 26/2 đã cam kết loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, triển khai cái mà Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire trước đó gọi là "vũ khí hạt nhân tài chính" vì những thiệt hại mà nó sẽ gây ra cho Nga cũng như các đối tác thương mại của họ.
Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022
Giá xăng cao nhất lịch sử và những câu hỏi lớn
Giá xăng cao nhất lịch sử và những câu hỏi lớn
Nhiều dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng đang rục rịch tăng theo giá xăng. Trên khắp các diễn đàn, thông tin giá xăng dầu đạt đỉnh lịch sử gây sự chú ý hàng đầu. Vượt đỉnh năm 2014, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đang ở mức cao nhất lịch sử. Áp lực chi tiêu ngày càng lớn đặt lên vai hàng triệu người tiêu dùng.Lý do giá bán lẻ xăng dầu “bám” giá thế giới?
Chiều 21-2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố phương án giá bán lẻ xăng dầu trong nước áp dụng trong 10 ngày sau đó. Không trái dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp trước đó về 1 đợt tăng giá mạnh, giá xăng E5 RON92 đã tăng thêm 961 đồng/lít, nâng giá bán lẻ tối đa lên mức 25.532 đồng/lít. Đối với xăng RON95, Liên Bộ quyết định tăng thêm 965 đồng/lít, đưa giá mới lên vượt đỉnh tháng 6-2014, ở mức 26.287 đồng/lít.
Phương Tây sai lầm nhưng tai họa trút xuống đầu Ukraine
William Courtney, cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia và Kazakhstan thời chính quyền Bill Clinton cho biết: “Phương Tây không đánh giá thấp năng lực quân sự của Nga. Họ đã theo dõi chương trình hiện đại hóa quân sự của Nga kể từ cuộc chiến tranh Gruzia năm 2008 và chứng kiến những kết quả đáng kể trong cuộc can thiệp quân sự vào Syria vào năm 2015”, "Thế nhưng, phương Tây có thể đã đánh giá không đúng khả năng sẵn sàng sử dụng vũ lực của Điện Kremlin". Không biết đối với Trung Quốc, Phương Tây có đánh giá thấp năng lực quân sự của TQ không, có đánh giá không đúng khả năng sẵn sàng sử dụng vũ lực của TQ với các nước láng giềng như VN, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... không ?

Tòa nhà bị trúng pháo kích tại Kyiv hôm 26/2. Ảnh: AFP.
Mười lăm năm trước, nhà lãnh đạo từng là điệp viên KGB đã cho thấy sự chống đối với vai trò thống lĩnh của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu và coi trật tự an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh là mối đe dọa đối với đất nước của ông. Trong những năm sau đó, ông đã thể hiện rõ hơn quan điểm của mình qua những diễn biến ở Gruzia, Crimea và vùng Donbas.
Phương Tây sai lầm nhưng tai họa trút xuống đầu Ukraine
Phương Linh - Tổng thống Vladimir Putin đã dành nhiều năm chống lại trật tự thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh và gửi đi những tín hiệu về ý định mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nga. Các cường quốc phương Tây và đồng minh phản đối cuộc tấn công Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Họ không thể nói rằng cuộc tấn công này không có cảnh báo trước, theo Wall Street Journal.

Tòa nhà bị trúng pháo kích tại Kyiv hôm 26/2. Ảnh: AFP.
Mười lăm năm trước, nhà lãnh đạo từng là điệp viên KGB đã cho thấy sự chống đối với vai trò thống lĩnh của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu và coi trật tự an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh là mối đe dọa đối với đất nước của ông. Trong những năm sau đó, ông đã thể hiện rõ hơn quan điểm của mình qua những diễn biến ở Gruzia, Crimea và vùng Donbas.
Ẩn khuất sau cuộc chiến ở Ukraine
Tác giả bài này, ông VŨ ĐĂNG MINH, trình bày một loạt quan điểm ủng hộ Nga và phê phán Ukraine, sau đó nêu ra một số bài học, rồi kết luận "đó là quan điểm của Việt Nam và cũng là của các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới". Tra trên mạng không biết Minh ở Bộ Ngoại giao là ai, chẳng lẽ là bút danh hay bí danh ? Nhưng chắc chắn "Báo Thế giới và Việt Nam" (baoquocte.vn) là cơ quan của Bộ ngoại giao. Vậy ủng hộ Nga và phê phán Ukraine là quan điểm chính thức của Chính phủ và Bộ ngoại giao VN ? Quả thật tôi chưa thấy quan chức chính phủ nào, kể cả người phát ngôn Bộ ngoại giao, chính thức lên tiếng ủng hộ Nga và phê phán Ukraine như nêu trong bài này.

Chiến sự ở Ukraine để lại nhiều hệ lụy, không chỉ cho Ukraine, Nga, phương Tây mà cả thế giới. (Nguồn: AP)
Ẩn khuất sau cuộc chiến ở Ukraine
VŨ ĐĂNG MINH 27/02/2022 Baoquocte.vn. Chiến sự ở Ukraine mới chỉ vài ngày, nhưng đã động chạm đến những vấn đề lớn, quan điểm trái ngược và nhiều hệ lụy, không chỉ với Ukraine, Nga, phương Tây mà cả thế giới.
Chiến sự ở Ukraine để lại nhiều hệ lụy, không chỉ cho Ukraine, Nga, phương Tây mà cả thế giới. (Nguồn: AP)
Trump: Mỹ “ngốc nghếch” trước một Putin “thông minh”
Trump: NATO và Mỹ hành động “ngốc nghếch” trước một Putin “thông minh”
Cựu Tổng thống Mỹ cho rằng chiến dịch rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan năm 2021 là nguyên nhân khiến Nga không lo ngại Mỹ và quyết định tấn công Ukraine. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden và NATO đã hành động “ngốc nghếch” nếu so với Tổng thống Nga Vladimir Putin “thông minh”, đồng thời tuyên bố cuộc chiến của Nga ở Ukraine đáng lẽ sẽ không xảy ra nếu ông còn cầm quyền.SƠ LƯỢC CUỘC CHIẾN UKRAINE - NGA 2022
Đúng là "Nga cần một chính phủ Ukraine nằm trong quỹ đạo Nga”; nước lớn nào cũng làm như thế để đảm bảo an ninh cho mình. Nhưng tôi không tin "NATO chỉ là cái cớ. Lý do chính là Putin không chấp nhận một nước Ukraine dân chủ, thân Phương Tây" như trong bài dưới đây. NATO liên tục mở rộng sang phía Đông để làm gì nếu như không nhằm mục tiêu làm Nga tan rã để "khai thác thuộc địa Nga". Nga là vùng duy nhất trên thế giới còn vô số tài nguyên và đất đai, nên mục tiêu của Mỹ nhằm vào đây. Nếu Nga ngoan ngoãn theo Mỹ, thì Mỹ sẽ làm cho Nga tan rã, chia Nga thành nhiều nước nhỏ và thành nơi để các nhà chính phục miền Tây nước Mỹ chuyển đến chinh phục miền Đông nước Nga. Mặc dù ủng hộ Putin và Nga bất đắc dĩ phải liều mình chặn NATO qua ngả Ukraine, nhưng tôi cũng cho rằng Putin đã quá vội vàng khi tấn công Ukraine, tức là chưa cần và chưa nên thực hiện cuộc tấn công vào thời gian này. Bị chèn ép chưa đến mức giới hạn (NATO chưa quyết định việc gia nhập của Ukraine), việc chuẩn bị các điều kiện xã hội, dư luận, quân sự chưa đầy đủ..., mà vội vã tiến quân vì sự khiêu khích của Phương Tâ sẽ không thành công... Thậm chí nhiều khả năng sẽ làm nước Nga tan rã nhanh hơn. Sai một nước cờ sẽ thua cả trận. Tôi tin là trước mắt vị trí của Putin vẫn vững vàng, nhưng nước Nga sẽ sa lầy ở Ukraine và không lối thoát trong hàng chục năm tới. Chỉ thương cho những nước nhỏ nào ngu dại tự nguyện trở thành chiến trường cho các cuộc đấu tranh giữa các nước lớn với nhau. Ukraine đang là một nước như thế.
Cuộc chiến bất ngờ tại Ukraine có khả năng đem lại chiến thắng cho Putin?
Trong khi tôi viết những dòng này, đạn pháo vẫn rền vang tại thủ đô Kyiv của Ukraine và nhiều thành phố khác, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã sang ngày thứ 4.
Cảm ơn sự quan tâm, hỏi thăm của mọi người và xin viết vài dòng để các bạn tôi hiểu hơn về cuộc chiến phi nghĩa này.
SƠ LƯỢC CUỘC CHIẾN UKRAINE - NGA 2022
27/02/2022 (NCTG) “NATO chỉ là cái cớ. Lý do chính là Putin không chấp nhận một nước Ukraine dân chủ, thân Phương Tây. Nga cần một chính phủ Ukraine nằm trong quỹ đạo Nga” – tường trình từ thủ đô Kyiv của tác giả Hoàng Đàm về những ngày đầu của cuộc chiến Ukraine.Cuộc chiến bất ngờ tại Ukraine có khả năng đem lại chiến thắng cho Putin?
Trong khi tôi viết những dòng này, đạn pháo vẫn rền vang tại thủ đô Kyiv của Ukraine và nhiều thành phố khác, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã sang ngày thứ 4.
Cảm ơn sự quan tâm, hỏi thăm của mọi người và xin viết vài dòng để các bạn tôi hiểu hơn về cuộc chiến phi nghĩa này.
Nga bị loại khỏi SWIFT
Đọc tin này tôi ngạc nhiên là Nhật không tham gia vào việc loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT, trong khi danh sách tham gia trừng phạt Nga có đủ các nước lớn Mỹ, Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada. Tôi cho rằng chính sách này của phương Tây cũng chỉ có thêm tác dụng nhỏ, vì Nga đã bị xiết cổ quá chặt từ hàng chục năm rồi. Iran cũng đã bị loại khỏi hệ thống SWIFT, nhưng họ vẫn đứng vững và đang đàm phán bình đẳng với Mỹ. Đáng lo ngại nhất là khi bị dồn đến đường cùng thì Nga sẽ buộc phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Trung Quốc, làm cho Trung Quốc mạnh lên nhanh hơn.
Nga bị loại khỏi SWIFT
Các nước phương Tây nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT, sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Quyết định loại một số ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) nằm trong số loạt biện pháp trừng phạt tài chính bổ sung được công bố trong tuyên bố chung giữa Mỹ, Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada.Những ngân hàng Nga chịu ảnh hưởng từ biện pháp mới là các đơn vị "đã bị cộng đồng quốc tế cũng như các tổ chức khác trừng phạt", một phát ngôn viên chính phủ Đức ngày 26/2 cho biết. "Điều này nhằm cắt đứt các tổ chức nói trên khỏi dòng tài chính quốc tế và sẽ hạn chế hàng loạt hoạt động toàn cầu của họ".
Cựu TT Trump đã lên lên tiếng phê phán Putin
Cựu TT Trump đã lên lên tiếng phê phán Putin
"Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine thật kinh hoàng. Chúng tôi đang cầu nguyện cho những người dân Ukraine đáng tự hào. Chúa sẽ phù hộ cho tất cả", cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại hội nghị bảo thủ ở Florida.Trump bày tỏ đồng cảm với người dân Ukraine và ca ngợi Tổng thống Zelensky "dũng cảm" khi ở lại thủ đô Kiev. "Như mọi người đều hiểu, thảm họa kinh hoàng này sẽ không bao giờ xảy ra nếu cuộc bầu cử của chúng ta không có gian lận và nếu tôi là tổng thống. Tôi là tổng thống duy nhất của thế kỷ 21 mà dưới thời chính quyền tôi, Nga không tấn công nước khác".
Phát biểu mới nhất của ông đã đảo ngược phát biểu trước đó. Đầu tuần này, ngay khi Nga vừa công nhận sự độc lập của Donbass và đưa quân vào vùng đất này của Ukraine, ông Trump mô tả các hành động của Tổng thống Putin là "thiên tài" và "khá khôn khéo".
Giá xăng dầu "thấp hơn nhiều nước trong khu vực"?
Hoan hô cử tri huyện Phú Xuyên (TP.Hà Nội) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu điều chỉnh các loại thuế và phí cho phù hợp để giảm giá xăng dầu, góp phần giảm bớt khó khăn cho nhân dân.

Như BizLIVE đã đề cập, sau 5 lần giá xăng tăng liên tiếp, tới lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 21/02, giá xăng được điều chỉnh tăng thêm gần 1.000 đồng/lít, lên gần 26.300 đồng/lít (xăng RON 95), cán mốc kỷ lục cao nhất trong lịch sử.
Giá xăng dầu Việt Nam vẫn "thấp hơn nhiều nước trong khu vực" như thế nào?
TUẤN VIỆT 23/02/2022 BizLIVE - Giá xăng trung bình trên thế giới khoảng 29.000 đồng/lít. Giá xăng hiện tại của Việt Nam đang rẻ hơn mức này nhưng cũng không còn cách quá xa. Và nếu so với các nước trong khu vực, giá xăng tại Việt Nam thuộc nhóm... "lưng chừng".
Như BizLIVE đã đề cập, sau 5 lần giá xăng tăng liên tiếp, tới lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 21/02, giá xăng được điều chỉnh tăng thêm gần 1.000 đồng/lít, lên gần 26.300 đồng/lít (xăng RON 95), cán mốc kỷ lục cao nhất trong lịch sử.
Phó thủ tướng: Giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’
Xang dầu là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của nhà nước. Quản lý độc quyền không bao giờ tốt. Độc quyền luôn luôn làm chi phí kinh doanh cao ngất ngưởng đồng thời thuế cũng siêu cao. Cả hai nhân tố này đã đẩy giá xăng dầu ở nước ta lên những mức cao có lẽ là chưa từng thấy. Tôi đi dạy, trường cách nhà 15 km, lúc về ghé vào chợ mua hàng, thì mỗi tuần mất 8 lít xăng, tương đương 200 nghìn đồng, một tháng mất 800 nghìn. Nếu người lao động có thu nhập 4-5 triệu một tháng thì còn bao nhiêu tiền để sống ? Vậy nên cần phải hoan hô ngài Phó thủ tướng Lê Minh Khái cực kỳ dũng cảm khi công khai khẳng định giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’. Rất mong Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định như vậy cho dân tin là thật và yên tâm. Để dân thực sự yên tâm chấp nhận giá xăng hiện nay, ngài Phó thủ tướng còn tiết lộ thêm thông tin thuộc loại bí mật quốc gia là giá xăng ở nước ta "thấp hơn các nước trong khu vực" nên Đảng, Nhà nước và Nhân dân phải tăng cường cảnh giác chống "buôn lậu xăng dầu qua biên giới". Theo tôi nghĩ nếu có buôn lậu thì chắc chỉ có sang Campuchia. Thử vào mạng xem giá xăng ở Campuchia, thì thấy 1 lít xăng ở đây hôm 21/2 giá 1,156 USD, thấp hơn ở VN. Liệu thông tin này trên trang Bizlive có đáng tin cậy không nhỉ ? Nếu thông tin này là đúng thì thông tin giá xăng ở nước ta "thấp hơn các nước trong khu vực" của ngài PTT là sai, và do đó thông tin giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’ chắc cũng sai. Hoang mang quá. Bạn nào có thông tin khác không ? Bên Campuchia giá xăng rẻ và không ở đâu có trạm BOT..., quá là mơ ước của dân ta.

Phó thủ tướng: Giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’
Hoài Thu, 25/2/2022 So sánh với giá xăng dầu trên thế giới, Phó thủ tướng nhận định chính sách điều hành giá linh hoạt đã giúp giá xăng trong nước tăng thấp hơn khu vực và ở mức chịu đựng được.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.
Ngày 25/2, Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá để nghe báo cáo về kết quả công tác điều hành giá 2 tháng đầu năm và giải pháp trong những tháng còn lại.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)